1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang

17 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 404,91 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất-khối ngành KT đại học Văn Lang Lê Thị Hạnh Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn Thạc sĩ

Trang 1

Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ

nhất-khối ngành KT đại học Văn Lang

Lê Thị Hạnh

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Mã số:

Người hướng dẫn: TS Hoàng Thị Xuân Hoa

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận về các vấn đề cần nghiên cứu: Trình bày phương

pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy tiếng Anh; Động lực học tập nói chung và động lực học tiếng Anh; Mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập của người học Giới thiệu mô hình lý thuyết Trình bày phương pháp, quy

trình nghiên cứu Đưa ra một số kết quả nghiên cứu

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Giáo dục đại học; Tiếng Anh; Động lực học

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo Báo Thanh Niên (2006): “Cộng đồng sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu đã lên đến con số gần 2 tỷ người Các kho tài liệu, thư viện, báo cáo khoa học, phát minh… được viết hoặc dịch sang tiếng Anh để phổ biến rộng rãi Tiếng Anh trở thành một giải pháp hữu hiệu để làm giàu kiến thức, học tập suốt đời, mở rộng cơ hội giao lưu quốc tế, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay Chính vì vậy, việc giảng dạy và học tập tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia

Tuy nhiên, chất lượng học tập và giảng dạy tiếng Anh ở nước ta còn nhiều vấn đề Mặc dù, giảng dạy tiếng Anh hiện nay rất được các trường đại học xem trọng và có mặt trong tất cả các chương trình đào tạo, khả năng tiếng Anh của sinh viên sau khi ra trường nhìn chung vẫn chưa tốt Một trong những nguyên nhân góp phần vào tình trạng này là động lực học tập của người học chưa cao

Slavin (2008) khẳng định “một trong những thành phần có tính then chốt nhất trong việc học là động lực học tập…mọi sinh viên đều có động lực học tập” Nếu người học có động lực, chất lượng học tập sẽ vượt trội Một trong những yếu tố làm tăng động lực của người học là phương pháp giảng dạy của giáo viên

Trong khi giáo dục có thể tạo nên điều kỳ diệu đối với kết quả đào tạo nguồn nhân lực thì phương pháp giảng dạy lại có thể tạo nên đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục Keller (1984) cho rằng giáo viên không thể khiến sinh viên chịu học nhưng họ có thể phát triển những chiến lược tạo môi trường thúc đẩy sinh viên học tập Slavin (2008) cung cấp những

Trang 2

thông tin khẳng định giáo viên có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn ở động lực học tập người học

Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy đặc biệt có những tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập, nhất là đối với đặc điểm sinh viên Việt Nam “có những phẩm chất gây trở ngại cho việc học ngôn ngữ như nhút nhát, thụ động, không thích cộng tác với bạn bè, tính tự giác học tập và năng động chưa cao…(Nguyễn Thị Thuý Hồng, 2009) Phương pháp giảng dạy nói chung, phương pháp dạy tiếng Anh nói riêng, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy động lực học tập, từ đó làm thay đổi hiệu quả học tập tiếng Anh của người học

Trong bối cảnh chung, việc giảng dạy tiếng Anh tại Văn Lang cũng còn nhiều vấn đề chủ quan cũng như khách quan như từ cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc điểm của sinh viên…Chất lượng giảng dạy tiếng Anh chưa đồng đều, có giáo viên dạy hay nhiệt tình nhưng cũng có giáo viên dạy chưa tốt và thụ động Nhiều sinh viên rụt rè, nhút nhát không tích cực tham gia vào việc học Các vấn đề này đã khiến cho Văn Lang không ngừng nổ lực cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh tại trường

Trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu nhưng thường thiên về tìm hiểu thực trạng, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh Tại Văn Lang, nghiên cứu

về lĩnh vực này hoàn toàn không có

Xuất phát từ nhu cầu, tính thiếu yếu của vấn đề trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm nhất- khối ngành kinh tế tại trường đại học Văn Lang

3 Ý nghĩa của nghiên cứu

 Cung cấp thông tin về hoạt động giảng dạy và học tập tiếng Anh của sinh viên năm nhất tại đại học Văn Lang, góp phần cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh nói chung và tại trường Văn Lang nói riêng

 Gợi mở những hướng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này

4 Định nghĩa phương pháp giảng dạy và động lực học tập

Trong nghiên cứu này, phương pháp giảng dạy được định nghĩa là các hoạt động trong và ngoài lớp học mà giáo viên sử dụng nhằm truyền đạt kiến thức cho sinh viên và đạt được mục tiêu môn học Động lực học tiếng Anh của sinh viên được định nghĩa như là một quá trình thúc đẩy sinh viên thực hiện, duy trì hành vi học tập và thái độ học tập liên tục

5 Câu hỏi nghiên cứu

Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến động lực học tập tiếng Anh của

Trang 3

5.2 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học?

5.3 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập tiếng Anh của sinh viên

năm nhất-khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang

6.1 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên tại lớp

6.2 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học

6.3 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên

7 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Văn Lang, chỉ phát cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế, hỏi về phương pháp giảng dạy tiếng Anh của các giáo viên nữ và động lực học môn anh văn mà sinh viên học từ ngày 1/3/2010 đến 30/5/2010, thuộc HK2, năm học 2009-2010 Phương pháp giảng dạy rất đa dạng phong phú và gồm nhiều thành phần nhưng trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số khía cạnh các hoạt động, nhiệm vụ, kỹ năng và hình thức kiểm tra-đánh giá giáo viên yêu cầu, loại phản hồi giáo viên thực hiện Về

sự động lực học tiếng Anh của sinh viên, nghiên cứu chỉ tập trung vào một số hành vi, thái độ,

sự tham gia vào bài học của sinh viên trong quá trình học tiếng Anh thông qua khảo sát ý kiến người học

8 Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

8.1 Khách thể nghiên cứu

 6 giáo viên nữ dạy môn tiếng Anh dành cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế ở cơ sở 2 tại trường đại học Văn Lang

 Và sinh viên năm nhất (khoá K15) học khối ngành kinh tế tại trường đại học Văn Lang

8.2 Đối tƣợng nghiên cứu

 Mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên và động lực học tiếng Anh của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế-đại học Văn Lang

9 Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Văn Lang ở thành phố Hồ Chí Minh Khối ngành kinh tế tại cơ sở 2 của đại học Văn Lang gồm 5 khoa: Du lịch, Thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán với số lượng sinh viên khoảng 1.500

Việc cải tổ Bộ môn Anh văn là một trong những mối quan tâm hàng đầu Bên cạnh những thành quả nhất định, việc tổ chức giảng dạy Anh văn như vậy cũng bộc lộ những thiếu sót cần được quan tâm khắc phục Số lượng giáo viên cơ hữu có thể đảm nhiệm 100% khối

Trang 4

lượng giảng dạy tiếng Anh cho toàn trường Từ năm học 2008-2009, bộ môn Anh văn đã ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá ở tất cả các khoa

10 Động lực học tập và động cơ học tập

Động lực học tập là nguồn lực thúc đẩy sinh viên thực hiện, duy trì học tập liên tục

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam đưa ra khái niệm động cơ như sau: “động cơ là nguyên nhân bên trong thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhu cầu nào đó Khái niệm động lực và động cơ có thể na ná giống nhau trong tiếng Việt vì đều là lý do đằng sau khiến người khác nổ lực, cố gắng hành động Những nguyên nhân, mục tiêu xuất phát từ chính suy nghĩ, mong muốn của chủ thể có thể được xem là động cơ Những người khác hoặc sự vật, hiện tượng bên ngoài không nằm trong dự định, suy nghĩ của chủ thể có thể khiến chủ thể nổ lực hành động thì không thể nào xem đó là động cơ được Động cơ có thể làm cho chủ thể hành động hoặc không nhưng khi chủ thể có động lực thì họ sẽ cố gắng hết mình để thực hiện Động lực là từ thể hiện sự chủ động, tràn trề năng lượng và khả năng thực hiện hành vi cao hơn

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Phương giáp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy tiếng Anh

Tác giả Đặng Thành Hưng (2001) trong tài liệu tổng thuật về “Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới” có đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu và phát triển phương pháp giảng dạy Ông trình bày bốn hướng nghiên cứu đã tồn tại và đang phát triển từ trước đến nay:

Nghiên cứu lý thuyết khái quát

Kỹ thuật truyền thống trong quá trình sáng tạo các phương pháp giảng dạy tích cực

Kỹ thuật hiện đại hoá trong quá trình sáng tạo các phương pháp giảng dạy mới

Một xu hướng nổi bật xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, giữa thế kỷ XX cần phải được đề cập đến Các lý thuyết, mô hình giảng dạy hướng vào người học được nghiên cứu và phát triển Nó không tạo ra phương pháp giảng dạy mới nào nhưng lại đưa các phương pháp truyền thống vào những cấu trúc mới

Riêng tại Việt Nam, nghiên cứu về lý luận phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế, chỉ dừng ở việc phân loại, định nghĩa, sắp xếp và giải thích những dấu hiệu chung chung

Kỹ thuật giảng dạy sử dụng máy vi tính, công nghệ thông tin gần như mới được tìm hiểu

Một số các nghiên cứu: Cynthia Benzing (1997) đã khảo sát các giáo viên ngành kinh tế về phương pháp giảng dạy họ sử dụng Mark Young, Eve Rapp và James Murphy

(2010) khảo sát về mô hình Nghiên cứu hành động (Action research)

Ở Việt Nam có các nghiên cứu về thực trạng và cải tiến phương pháp giảng dạy, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy Trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, còn có rất ít nghiên cứu Nguyễn Thị Thuý Hồng (2009) nêu lên “một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh” Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2006) nghiên cứu một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở khoa tiếng Anh của đại học Đà Nẵng

1.2 Động lực học tập nói chung và động lực học tiếng Anh

Vấn đề động lực học tập người học đã được nghiên cứu rất nhiều, hình thành nên một hệ thống lý thuyết vững chắc và ứng dụng vào giảng dạy từ lâu trên thế giới Tuy nhiên tại Việt Nam, cho đến nay, số lượng bài nghiên cứu về chủ đề này chưa được nhiều và bao quát hết các khía cạnh của nó Một số nghiên cứu: trong một tài liệu có chủ đề Game, động lực và học tập bàn về sự phổ biến của Game, Donald Clark (2007) gợi mở những triển vọng giáo viên có thể tăng động lực học tập nếu họ sử dụng Game trong giảng dạy Junko Matsuzaki Carreira (2006) nghiên cứu về mối quan hệ giữa động cơ học tiếng Anh và sự hồi hộp đối với ngoại ngữ trong sinh viên Nhật Bản Trong nghiên cứu về động lực học tiếng Anh

và sự khác biệt tuổi tác-trường hợp của người nhập cư Trung Quốc đại lục vào Hồng Kông, Ruth M H Wong (2008) tìm hiểu mối quan hệ giữa tuổi và động lực học tiếng Anh sẽ mang lại những đề xuất khoa học cải tiến giảng dạy và học tập tiếng Anh, tăng cường động lực học cho những học sinh mới hoà nhập vào môi trường mới

1.3 Mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập người học

Trang 6

Mô hình ARCS về thiết kế động lực của Keller cho thấy những hành vi, hoạt động nằm trong phương pháp giảng dạy của giáo viên có thể làm tăng cường và duy trì động lực học tập của người học Slavin (2008) bàn về tạo động lực cho sinh viên học tập trong tài liệu Tâm lý giáo dục- lý thuyết và thực hành (Educational Psychology: Theory and Practice).Tài liệu đưa ra những đề xuất về hành vi, kỹ thuật mà giáo viên nên sử dụng nhằm tăng động lực cho học sinh dựa trên những lý thuyết đã được chứng minh và áp dụng rộng rãi Trong tài liệu trình bày về Động cơ và học tập trong lớp học (Motivation and Classroom Learning), Gary D Borich (2006) một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy của giáo viên và động cơ học tập của người học Tác giả xem động lực học tập như một điều gì đó bị tác động bởi giáo viên, bởi môi trường và có thể kiểm soát được

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên, nhất là đối với sinh viên năm nhất, ngành kinh tế

Trang 7

Chương 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT

Khi áp dụng vào nghiên cứu này, mô hình ARCS về thiết kế động lực (ARCS Model

of Motivational Design) của Keller sẽ cung cấp cơ sở cho tôi kỳ vọng vào phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên

Mô hình ARCS về thiết kế động lực:

Theo mô hình ARCS về thiết kế động lực, Keller (1984) chỉ ra 4 yếu tố mà giáo viên có thể sử dụng nhằm đẩy mạnh và duy trì động lực của người học trong quá trình học tập Đó là chú ý (Attention), liên hệ (Relevance), tự tin (Confidence) và thoả mãn (Satisfaction)

Chú ý

Giáo viên có thể gây sự chú ý và duy trì sự chú ý của người học

GV có thể sử dụng chiến lược:

 Gây sự chú ý và duy trì sự chú ý bằng cách sử dụng những điều bất ngờ, mới lạ gây thú vị trong giảng dạy

Khấy động nhu cầu tìm hiểu, kích thích hành vi tìm hiểu thông tin, khiến người học tự đưa ra câu hỏi hoặc thử thách cần giải quyết

Duy trì hứng thú của người học bằng cách thay đổi các yếu tố trong giảng dạy

Sự liên hệ

Sau khi người học tập trung chú ý, họ có thể tự hỏi rằng tài liệu học tập có liên quan gì đến mục tiêu và sở thích của họ Nếu nội dung giúp họ thực hiện được mục tiêu nào đó, họ sẽ

có động lực học tập

GV có thể sử dụng chiến lược:

 Sử dụng ngôn ngữ, ví dụ, khái niệm có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức đã có của người học

 Nói những câu nói hoặc đưa ví dụ thể hiện mục tiêu của giảng dạy hoặc để cho người học tìm ra mục tiêu của bài học

 Sử dụng các chiến lược giảng dạy phù hợp với động cơ của người học

Tự tin

Giáo viên nên giúp người học hiểu khả năng thành công của mình Nếu họ cảm thấy mình không thể đạt được mục tiêu hoặc cái giá phải trả quá cao, động lực của họ sẽ giảm Họ phải cảm thấy mình tự tin trong học tập Các thử thách, bài tập không được quá khó

GV có thể sử dụng chiến lược:

 Giúp người học ước lược khả năng thành công bằng việc đưa ra những yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá

 Cung cấp mức độ thử thách cho phép người học thành công một cách có ý nghĩa

 Cung cấp phản hồi, cơ hội kiểm soát nhằm hỗ trợ cho người học thành công

Hài lòng

Nếu nổ lực của người học mang lại kết quả phù hợp với kỳ vọng của mình, động lực của

họ sẽ được duy trì Học tập phải được đền đáp hoặc thoả mãn cho dù đó là cảm giác đạt được điều gì đó, sự khen ngợi tiến bộ, hoặc chỉ là để giải trí Khi người học đánh giá cao kết quả họ đạt được, họ sẽ có động lực để học

GV có thể sử dụng chiến lược:

 Cung cấp cơ hội cho người học sử dụng kiến thức, kỹ năng mới học trong bối cảnh thực

 Cung cấp phản hồi và hoạt động củng cố bài học

 Duy trì tiêu chuẩn đánh giá đối với nhiệm vụ người học cần hoàn thành

Trang 8

Mô hình này cho thấy những hành vi, hoạt động nằm trong phương pháp giảng dạy của giáo viên có thể gây sự chú ý, sự thích thú, sự tự tin, sự thoả mãn của người học Đó là những yếu

tố mà Keller khẳng định sẽ làm tăng cường và duy trì động lực học tập của người học Vì vậy,

mô hình của Keller cung cấp cơ sở cho giả thuyết của nghiên cứu này: Phương pháp giảng

dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập của người học

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

3.1.1 Tổng thể

Dân số của nghiên cứu này là số lượng sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế tham gia học tiếng Anh trong một học kỳ

3.1.2 Kích thước mẫu và các thức chọn mẫu

Đới với giảng viên:

Tôi phát bảng hỏi khảo sát về phương pháp giảng dạy (ngày 19/7/2010) đối với giáo viên đã giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang Kết quả khảo sát sơ khởi giúp tôi tập hợp các giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm nhất ở khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang thành hai nhóm với hai phương pháp giảng dạy khác nhau

 Nhóm GV 1 sử dụng phương pháp giảng dạy có các đặc điểm tổ chức rất ít hoạt động cho người học, giáo viên thuyết trình nhiều là chủ yếu, đánh giá ít kỹ năng liên quan đến học tiếng Anh như nghe, nói, viết, ngữ pháp, cung cấp ít phản hồi cho sinh viên hoặc không có

 Nhóm GV 2 sử dụng phương pháp giảng dạy có các yếu tố tạo nhiều hoạt động sôi nổi, đánh giá nhiều kỹ năng, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên

Trong nghiên cứu này, tôi gọi phương pháp giảng dạy mà nhóm GV 2 sử dụng là phương pháp tích cực, phương pháp giảng dạy mà nhóm GV 1 sử dụng là phương pháp thụ động Trong phần phân tích tiếp theo của nghiên cứu tôi sẽ sử dụng tên gọi phương pháp tích cực và phương pháp thụ động để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc so sánh, nghiên cứu

Để bảo đảm cho hai nhóm sinh viên được giảng dạy trong cùng điều kiện giống nhau đến mức cao nhất ở nhiều khía cạnh và chỉ khác nhau về phương pháp giảng dạy nhằm so sánh động lực học tập của hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên giảng dạy với hai phương pháp khác nhau, giáo viên được chọn vào nghiên cứu này nếu họ đạt các tiêu chuẩn sau: giới tính là nữ; thâm niên giảng dạy tiếng Anh tại đại học Văn Lang từ 1-2 năm; tuổi từ 23-24; giảng dạy cho sinh viên năm nhất, học kỳ 2, năm học 2009-2010, khối ngành kinh tế ở

cơ sở 2 tại trường Văn Lang

Tổng số lượng giảng viên có dạy tiếng Anh cho sinh viên khối ngành kinh tế là 8 (6

nữ, 2 nam) nhưng chỉ có 6 giáo viên nữ được chọn để tham gia nghiên cứu vì 6 giáo viên nữ

có nhiều điểm chung về tuổi, thâm niên giảng dạy, phương pháp giảng dạy trong khi 2 giảng

Trang 9

Với mức sai số là 5%, số lượng sinh viên trong mẫu cần thiết là từ 300 đến 350 trong dân số trên 1300 Vì vậy, tôi chọn cỡ mẫu của nghiên cứu này là 350 sinh viên năm nhất tham gia học tiếng Anh học kỳ 2, năm học 2009-2010, ngành kinh tế đại học Văn Lang Tôi chọn mẫu bằng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên (stratified random sample) dựa trên các tầng trong mẫu là trình độ lớp và hai phương pháp giảng dạy được giáo viên sử dụng

Để bảo đảm tỉ lệ các tầng trong dân số tương đương với trong mẫu (350), số lượng sinh viên trong mẫu được chọn ở nhóm GV 1 giảng dạy tương ứng là 115, số lượng sinh viên được nhóm GV 2 giảng dạy là 235, số lượng sinh viên có trình độ cơ bản là 63, trình độ trung bình là 56, trình độ nâng cao là 231

Bảng 3.3: Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu

TRÌNH

ĐỘ

TỈ

LỆ

SL

SV của mẫu

TỈ

LỆ

SL

SV của mẫu

TỈ

LỆ

SL SV của mẫu TỔNG 100% 350 100% 115 100% 235 Nâng

Trung

Cơ bản 66% 231 31% 36 83% 195

Sau đó, trong các danh sách sinh viên ở các lớp có trình độ khác nhau ở hai nhóm, tôi chọn ngẫu nhiên ra số lượng sinh viên cần thiết cho từng tầng bằng phần mềm R Ở nhóm 1, tôi chọn 51 sinh viên trong danh sách 193 sinh viên lớp nâng cao, 28 sinh viên trong 107 sinh viên lớp trung bình, 36 sinh viên trong 134 sinh viên lớp cơ bản Tương tự, ở nhóm 2, tôi chọn 12 sinh viên trong danh sách 49 sinh viên ở lớp nâng cao, 28 sinh viên trong 104 sinh viên ở lớp trung bình, 195 sinh viên trong 742 sinh viên ở lớp cơ bản Sinh viên được vào mẫu nếu thoả các điều kiên: sinh viên học năm nhất, khối ngành kinh tế ở cơ sở 2 tại trường Văn Lang và thuộc các lớp do 6 giáo viên trên giảng dạy tiếng Anh

3.1.3 Mô tả mẫu

Sau khi phát ra 350 phiếu khảo sát, số lượng thu về là 271 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau: Độ tuổi trung bình của các sinh viên này là 19 (M=19, Me=19, Mo=19) Nam chiếm tỉ lệ 29%, nữ chiếm 71% 97% các sinh viên này là dân tộc Kinh 55.1% số lượng sinh viên tự nhận mình là sinh ra và lớn lên thuộc vùng thành thị, 44.9% cho rằng mình thuộc về nông thôn Trình độ tiếng Anh của họ được xác định qua một bài kiểm tra trên máy tính lúc nhập học và được xếp vào các lớp cơ bản (67%), trung bình (17%), nâng cao (16%) trong cả năm nhất Họ cùng học một loại giáo trình là New Interchange Số lượng sinh viên trong các lớp học từ 24 đến 57

3.1.4 Phân tích dữ liệu

Kiểm nghiệm t (t-test, 2-tailed) với độ tin cậy 95% được sử dụng để khảo sát mối

quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tập tiếng Anh

Trang 10

3.1.5 Công cụ thu thập dữ diệu

Đối với giảng viên:

Công cụ thu thập dữ liệu về phương pháp giảng dạy của giảng viên là bảng hỏi khảo sát ý kiến gồm hai phần, phần một hỏi về thông tin cá nhân, phần hai hỏi về vấn đề phương pháp giảng dạy gồm 5 câu hỏi lớn, trong đó có 48 câu hỏi nhỏ hơn Các câu hỏi này đều là câu hỏi đóng sử dụng thang đo Likert 4 hoặc 5 giá trị hỏi về mức độ thường xuyên giáo viên thực hiện các hành vi giảng dạy tiếng Anh, học kỳ 2, năm học 2009-2010 từ hoàn toàn không thực hiện cho đến rất thường xuyên

Đối với sinh viên:

Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi khảo sát ý kiến sinh viên gồm hai phần, phần một hỏi về thông tin cá nhân, phần hai hỏi về vấn đề nghiên cứu gồm 21 câu Trong đó có 20 câu hỏi đóng sử dụng thang đo Likert 7 giá trị hỏi về mức độ sinh viên thực hiện các hành vi

và thái độ học tập cả trong và ngoài lớp học đối với bộ môn Anh văn học kỳ 2, năm học

2009-2010 từ hoàn toàn không thực hiện cho đến rất thường xuyên Câu 21 là câu hỏi mở giúp cho sinh viên có thể đưa thêm ý kiến nhận xét đối với vấn đề nghiên cứu

3.2 Quy trình nghiên cứu

Trước khi thực hiện nghiên cứu, tôi thực hiện một khảo sát sơ khởi nhỏ trên giảng viên và hai cuộc phỏng vấn nhóm đối với sinh viên nhằm tìm hiểu sơ bộ về: giáo viên đã sử dụng các phương pháp giảng dạy nào khi họ giảng dạy tiếng Anh Khảo sát sơ khởi này cho biết liệu có tồn tại hai nhóm giảng viên với hai phương pháp giảng dạy khác nhau, những dữ liệu sơ khởi giúp thiết kế nghiên cứu định lượng tiếp theo trên 350 sinh viên về mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh

Tất cả giáo viên dạy tiếng Anh cho khối ngành kinh tế (8 GV) đều được khảo sát vào ngày 19/7/2010 về các khía cạnh của phương pháp giảng dạy họ đã sử dụng trong học kỳ 2-năm học 2009-2010 Kết quả phân tích bảng hỏi khảo sát trên cho thấy có thể xếp các giảng viên tham gia nghiên cứu thành hai nhóm với hai phong cách giảng dạy khác nhau

Phỏng vấn hai nhóm sinh viên ở các lớp của hai nhóm giáo viên này giảng dạy, kết quả phân tích hai cuộc phỏng vấn nhóm sinh viên cho thấy: giảng viên và sinh viên có sự tương đồng trong việc mô tả phương pháp giảng dạy mà giáo viên đã sử dụng ở lớp học tiếng Anh

Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu sơ khởi, tôi thực hiện một khảo sát lớn hơn đối với sinh viên bằng cách phát bảng hỏi với thang do Likert 7 giá trị về động lực học tập (từ hoàn toàn không thực hiện (mức 1) đến rất thường xuyên (mức 7)

Kế tiếp, tôi sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 11.5 để phân tích mối quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh của sinh viên bằng cách so sánh

sự khác biệt về động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên giảng dạy

với hai phương pháp khác nhau bằng kiểm nghiệm t trong khoảng tin cậy 95%

Nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tương đồng chỉ có phương pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiều đặc điểm tương đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động tự học tập ở hai nhóm sinh viên được giảng

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3: Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 3.3 Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu (Trang 9)
Bảng 3.3: Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 3.3 Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu (Trang 9)
Bảng 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.1 So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV (Trang 11)
Bảng 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.1 So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV (Trang 11)
Bảng 4.3: So sánh thái độ học TA giữa 2 nhóm SV - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.3 So sánh thái độ học TA giữa 2 nhóm SV (Trang 12)
PP TÍCH CỰC  - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
PP TÍCH CỰC (Trang 12)
Bảng 4.3: So sánh thái độ học TA giữa 2 nhóm SV - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.3 So sánh thái độ học TA giữa 2 nhóm SV (Trang 12)
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả nghiên cứu - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 13)
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả nghiên cứu - Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành KT đại học văn lang
Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w