Kết quả bảng 14 còn cho thấy tỷ lệ hộ tham gia khai thác lá nón của hộ nghèo cao gấp 2 lần hộ trung bình và gấp 10 lần hộ khá, thu nhập trung bình năm 2010 của hộ nghèo có khai thác lá nón là 1880 nghìn đồng hộ trung bình là 1600 nghìn đồng và hộ khá là 800 nghìn đồng.
Vị trí khai thác LSNG là một chỉ tiêu khác nhằm phản ảnh mức độ cạn kiệt của các nguồn tài nguyên LSNG. Kết quả điều tra cho thấy đối với các sản phẩm có giá trị như mây, lá Nón, mật Ong hầu hết các ý kiến cho rằng vị trí khai thác nằm khá xa và nằm ở vị trí rừng già hoặc rừng cây non. Thời gian để đi đến
nơi khai thác thường mất từ 3-4 giờ, so với thời gian 10 năm về trước chỉ cần 1- 2 giờ. Đối với cây Đót thường khai thác ở vị trí vừa phải, điều này có nghĩa là chỉ mất khoảng thời gian 1-2 giờ đi bộ đã đến vị trí khai thác. Kết quả này phần nào phù hợp nhận định của người dân về trữ lượng các loại LSNG hiện nay đang có xu hướng cạn kiệt nhanh.
Qua kết quả điều tra cho thấy các loại LSNG như: mây, lá Nón, Đót, măng, Lồ Ơ thì cơng cụ khai thác chủ yếu là rựa và liềm. Các loại LSNG còn lại được thu hái bằng tay. Mặc dù công cụ khai thác không ảnh hưởng đến trữ lượng các loại LSNG. Nhưng phương thức thu mua lại ảnh hưởng đến trữ lượng khai thác. Ví dụ: cây Mây được thu mua theo đơn vị kg và khơng tính đến chiều dài sợi mây. Với phương thức thu mua này là động cơ làm cho người khai thác triệt để. Họ đã khai thác cả những cây mới chỉ 1 đốt hoặc cây nhỏ hơn. Việc khai thác này hoàn toàn trái với quy luật và kinh nghiệm của người dân đã tích lũy được. Trước đây, họ chọn những cây già, có nhiều đốt. Khi sản phẩm khan hiếm thì họ chỉ khai thác những cây có từ 2 đốt trở lên và những cây mới được 1 đốt giữ lại (Dương Viết Tình cs, 2006).