KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ ở xã hương phú - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)

- Khai thác mật ong:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nghèo có số nhân khẩu và lao động thấp hơn so với hộ trung bình và khá. Hộ nghèo ít sở hữu các cơng cụ khai thác gỗ và trang bị tư liệu sản xuất hơn so với các nhóm hộ cịn lại. Hộ nghèo có ít đất canh tác so với hộ không nghèo do đặc điểm mới tách hộ và neo đơn. Việc tiếp cận vốn vay của hộ nghèo là thấp hơn đối với hai nhóm hộ cịn lại do khơng có nguồn thế chấp.

Trong tổng số hộ điều tra, hộ nghèo có tỷ trọng nguồn thu từ lâm nghiệp và hoạt động làm thuê lâm nghiệp cao hơn so với hộ trung bình và hộ giàu. Ngược lại, hộ trung bình và khá lại có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động trồng rừng cao su. Hoạt động trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nhập của hộ. Với những phân tích ở trên ta có thể kết luận là hoạt động lâm nghiệp bao gồm khai thác sản phẩm ở rừng tự nhiên, làm thuê lâm nghiệp và trồng rừng nguyên liệu và rừng cao su có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ sau khi thu hoạch mủ cao su thì sử dụng tiền vào mục đích mua sắm trang thiết bị đồ dùng trong nhà như ti vi, đầu máy, xe máy…

Bên cạnh đó, tiềm năng đất rừng và cao su chưa khai thác của các hộ là cịn rất lớn, đây chính là cơ hội để giúp hộ tăng thu nhập và cải thiện đời sống trong tương lai.

Về ảnh hưởng của các chương trình chính sách phát triển rừng đến kinh tế hộ thì có hai điểm thể hiện rất rõ nét đó là các hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên vẫn chưa thật sự có thu nhập từ rừng trong phạm vi quyền hạn cho phép và số lượng hộ nghèo được tham gia lại thấp hơn so với hộ khá và hộ trung bình. Tác động tích cực của chính sách giao đất giao rừng thể hiện ở chỗ gần 100% số hộ được phỏng vấn là có thẻ đỏ đối với đất rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, thời gian nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khác nhau giữa các nhóm hộ.

loại gỗ có giá trị kinh tế và có tính năng sử dụng đa mục đích (Lim, Kiền Kiền, Gõ); và một số loại lâm sản ngồi gỗ có giá trị (mây, lá Nón, mật Ong và măng) đang suy giảm mạnh về trữ lượng so với 10 năm về trước. Một số loại động vật đã có sự suy giảm về số lượng ở mức cao (gấu, nai, rùa Vàng, lợn Rừng, Mang, nhím, Trút và dê).

4.2. Kiến nghị

Kết quả phân tích cho thấy khai thác và phát triển rừng có ảnh hưởng lớn đến các nhóm hộ tùy thuộc vào từng hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy về lâu dài nếu khai thác Lâm sản RTN không hợp lý sẽ dẫn đến cạn kiệt và như vậy người nghèo sẽ bị mất một nguồn thu đáng kể. Ngược lại, đối với những hộ trung bình và nghèo qua điều tra cho thấy có một số diện tích rừng khơng khai thác được do khơng có đường vận chuyển cũng như hiệu quả trồng rừng ngun liệu cịn thấp vì đầu tư khơng hợp lý. Để có thể góp phần nâng cao thu nhập của các nhóm hộ trong thời gian tới về phía Chính quyền địa phương cần:

- Cần xây dựng chính sách về khoanh ni bảo vệ các diện tích rừng cây gỗ tái sinh. Mục đích chính nhằm bảo vệ và phát triển một sô loại cây gỗ quý.

- Hỗ trợ cho người dân xây dựng các mơ hình phát triển LSNG theo phương pháp tiếp cận kỹ thuật có sự tham gia của người dân. Nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn và phát triền các loại LSNG đang có xu hướng cạn kiệt. Ví dụ: Xây dựng mơ hình trồng cây Mây, Lồ Ơ trên diện tích đất rẫy. Xây dựng mơ hình ni Ong lấy mật cho các hộ đồng bào dân tộc sống gần rừng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác rừng có thể bằng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với tỷ lệ vốn góp thích hợp.

- Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình;

và lốc xốy gây rủi ro lớn trong hoạt động trồng rừng và cao su, vì vậy cơng tác dự báo kịp thời những diễn biến có thể xảy ra bão lũ để người dân có thể phịng tránh là hết sức cần thiết.

Về phía bản thân hộ gia đình cần phải chấp hành tốt các chủ trương của chính quyền, triệt để thực hiện các kiến thức kỹ thuật đã được tập huấn, tích cực tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của nhau và thực hiện liên kết chặt chẽ trong quá trình tiêu thụ sản phẩn gỗ rừng. Cần khai thác Lâm sản RTN một cách hợp lý nhằm đảm bảo khả năng tái sinh và phục hồi của rừng, tránh dẫn đến tình trạng suy thối rừng trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ ở xã hương phú - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w