1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế

43 848 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 426 KB

Nội dung

Với đặc điểm trên, sản xuất lâm nghiệp có mức đầu tư lớn, thời gian thuhồi vốn chậm, việc bố trí các loại cây trồng phải phù hợp giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùn

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâmcủa nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ vềgiao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sửdụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Những năm qua Đảng, Nhànước và nhân dân ta đã nổ lực khôi phục, cải tạo nhằm duy trì và phát triển rừng.Năm 1990, độ che phủ rừng toàn quốc chỉ còn 27,7% nhưng đến năm 2007 đãtăng lên 34% và định hướng đến năm 2015 tăng 16 triệu ha (gần 50%) Năm

2008, cả nước đã khoán bảo vệ 2,31 triệu ha rừng, đạt 149,3% so với kế hoạch;nhiều địa phương đã huy động thêm vốn để tăng diện tích giao khoán rừng Vềkhoanh nuôi súc tiến tái sinh, đã thực hiện được 634,834 ha rừng/585.600 ha kếhoạch, đạt 108% so với kế hoạch Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng khoảnghơn 1 triệu m3/năm, góp phần làm sức ép vào rừng tự nhiên (Nguồn: Tổng cụcthống kê) Bộ NN-PTNT đã phê duyệt “đề án trồng rừng nguyên liệu chủ lựcphục vụ chương trình chế biến nguyên liệu giấy và chế biến lâm sản 2001-2010” với 1200 cơ sở chế biến, hàng năm tiêu thụ khoảng 2 triệu m3 [3]

Bên cạnh những loài cây bản địa được gây trồng tập trung thành công như

mỡ, bồ đề, tre luống, sen đen… Các loài cây nhập nội mọc nhanh như thông,keo, bạch đàn với nhiều xuất xứ khác nhau cũng đã đưa vào cơ cấu trồng rừngchính Mục tiêu gây trồng hiện nay chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các ngànhcông nghiệp giấy, ván MDF, ván dăm, đồ mộc, gỗ xây dựng và bao bì Hiện naynước ta ở khu vực miền núi đã có nhiều hộ gia đình và tổ chức kinh tế tham giatrồng các loại cây keo, bạch đàn… đã mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần xoáđói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân miền núi [8]

Nam Đông là một huyện miền núi thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềmnăng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâmnghiệp nói chung (chiếm 75,06% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện - Nguồn

Trang 2

niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2010) Vì vậy, các xã nói chung trênđịa bàn huyện cũng có tiềm năng để phát triển rừng trồng trong đó có xã HươngLộc - là một xã trồng các loại cây để phát triển rừng sản xuất trên Cây cho hiệuquả kinh tế cao đó là cây keo Diện tích tự nhiên là 6.620 ha, trong đó diện tíchđất lâm nghiệp 3.568 ha, chiếm 53,89% Trong những năm gần đây cây keođang là cây sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã Cây keo đã và đang mang lạihiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trồng keo Keo là loại cây lâm nghiệp dàingày, mọc nhanh, mang lại giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt Có thểnói cây keo đang góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã và gópphần xoá đói giảm nghèo Từ thực tế trên, nghiên cứu hiệu quả trồng rừng keo,

đề xuất với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả là một nhu cầu cấp bách củasản xuất, nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự nhiên [8]

Đó cũng chính là những lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã Hương Lộc - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm chuyên đề tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Tìm hiểu chung về tình hình trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã Hương

Lộc - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình ở

xã Hương Lộc - Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận.

2.1.1 Khái niệm bản chất của hiệu quả kinh tế [7]

Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thựchiện và mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả

đó trong những điều kiện nhất định Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thểnhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí

bỏ ra bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu

Hiệu quả được biểu hiện nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành nhiềukhái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xãhội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối

Từ trước đến nay cá nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau vềhiệu quả kinh tế (hay hiệu quả sản xuất kinh doanh) Hiệu quả kinh tế là phạmtrù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức

và quản lí kinh doanh của doanh nghiệp

GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhấtcủa mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

có sự quản lý của nhà nước [1]

TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quanphản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích xác định”

Về khái quát có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế biểuhiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khaithác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sảnxuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra”

Nền kinh tế của mỗi nước được phát triển theo hai chiều: phát triển kinh

tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn, bổsung lao động và kĩ thuật, mở mang thêm nhiều nghành nghề, xây dựng nhiều xínghiệp tạo ra nhiều mặt hàng mới Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh cách

Trang 4

mạng khoa học và công nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hóa, tăng cườngchuyên môn hóa, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chấtlượng sản phẩm dịch vụ

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao lao động xã hội và tiết kiệm laođộng xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả gắnvới hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất laođộng và quy luật tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất địnhvới chi phí tối thiểu Chi phí ở đây hiệu theo nghĩa rộng bao gồm các chi phí đểtạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội

Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăngtrưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung Một mặt tậndụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có Mặt khác thúc đẩy tiến bộ khoa học vàcông nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế vớitốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động

2.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Sự dụng các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, diện tích, năngsuất, sản lượng… để phân tích tình hình sản xuất, xu thế biến động, quy mô hoạtđộng, xu hướng phát triển của một hoạt động sản xuất cụ thể Tuy nhiên do phứctạp và đa dạng trong hệ thống chỉ tiêu, nên mỗi chỉ tiêu dù là chỉ tiêu cơ bảncũng chỉ đánh giá được một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu Các chỉ tiêu sẽ

bổ trợ cho nhau giúp cho việc đánh giá các vấn đề nghiên cứu được đầy đủ vàtoàn diện hơn

- Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế

Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: theonguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu Phân tíchhiệu quả của một phương án luôn dựa trên phân tích mục tiêu Phương án cóhiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu đề ravới chi phí thấp nhất

Trang 5

Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này, một phươngpháp được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích;

Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả kinh tếcủa phương án cần dựa trên hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được vàkhông lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả bằngphân tích định tính khi phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác,chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phi mà chủ thể quantâm

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả được xácđịnh tính chính xác, tránh chủ quan tùy tiện

Nguyên tắc về đơn giản và thực tế: Theo nguyên tắc này những phương

án tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở số liệu thôngtin thực, đơn giản và dễ hiểu Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên

cơ sở xác định các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra

2.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng nói riêng [6].

2.1.3.1 Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài, đối tượng sản xuất là những

cơ thể sống

Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là một quần thể sinh vật rấtphong phú và phức tạp, đó là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và pháttriển riêng phụ thuộc vào đặc tính sinh học của chúng Có những cây phát dụcnhanh nên năng suất sinh khối lớn, nhưng có cây phát dục và sinh trưởng chậmnên năng suất sinh khối kém hơn Tuy nhiên, dù cây rừng có khác nhau nhưngnhìn chung chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối dài từ hàngchục đến hàng trăm năm

Với đặc điểm trên, sản xuất lâm nghiệp có mức đầu tư lớn, thời gian thuhồi vốn chậm, việc bố trí các loại cây trồng phải phù hợp giữa các điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng với các đặc tính sinh học của từng loạicây rừng Tuy nhiên, do chu kỳ sản xuất của lâm nghiệp dài cho nên mức độ dao

Trang 6

động về thời gian lớn hơn sản xuất nông nghiệp Vì vậy, người ta có thể lựachọn thời điểm thích hợp để thu hoạch sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.

2.1.3.2 Trong sản xuất lâm nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất

tự nhiên xen kẽ với nhau, trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên là chủ yếu và

có tác dụng quyết định.

Rừng có khả năng tái sinh và tăng trưởng Đó là khả năng cây rừng

tự thay thế đời cây này bằng đời cây khác, rừng cây này bằng rừng cây khác Đócũng chính là khả năng cây rừng tự lớn lên theo thời gian kể cả khi không cầntác động biện pháp kỹ thuật của con người Đây chính là quá trình tái sản xuất tựnhiên tạo tiền đề quyết định cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp.Nếu chỉ chú ý đến quá trình sản xuất tự nhiên mà không chú ý đến tái sản xuấtkinh tế thì hiệu quả sẽ thấp, nhưng cứ để tái sản xuất tự nhiên, sử dụng giống cũthoái hóa năng suất sẽ thấp, không đáp ứng được nhu cầu của con người Tuynhiên, ngược lại nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh tế chọn cây trồng có năngsuất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất đai, khí hậu cũng nhưqui luật sinh trưởng và phát triển của cây con trong rừng thì có thể đem lại năngsuất thấp và thậm chí không cho sản phẩm

2.1.3.3 Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.

Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, mỗi loại cây trồng cóquy luật sinh trưởng và phát triển riêng, chúng chịu sự tác động của điều kiệnngoại cảnh riêng Những điều kiện này biểu hiện khác nhau theo từng vùng ởcùng thời điểm và trong cùng một vùng ở những thời điểm và các điều kiện khácnhau Mọi sự tác động kỹ thuật vào cây trồng đều phải phù hợp với đặc điểmcủa cây và mối quan hệ của nó với môi trường, khí hậu, đất đai Cùng một loạicây trồng nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu khác nhau thì có mùa vụ vàthời vụ sản xuất khác nhau Ngược lại, trong cùng một vùng nào đó, một loạicây trồng chỉ có thời vụ và thời điểm sản xuất nhất định

Ở mỗi loại cây trồng, có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần có sựtác động khác nhau của con người Từ đây nảy sinh ra tình trạng trong chu kỳ

Trang 7

sản xuất của cây trồng, có những lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, cóthời gian ít căng thẳng, thậm chí không cần lao động tác động Việc sử dụng laođộng và các tư liệu sản xuất không đều trong chu kỳ sản xuất là một trong nhữngbiểu hiện của tính thời vụ.

2.1.3.4 Sản xuất lâm nghiệp vừa có tính chất nông nghiệp vừa có tính chất công nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp giống sản xuất nông nghiệp ở chỗ: Đối tượng sản xuấtcây rừng, con rừng và cây con trong nông nghiệp đều là sinh vật, là những cơthể sống có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh trưởng và pháttriển tuân theo những quy luật nhất định

Sản xuất lâm nghiệp mang tính chất công nghiệp thể hiện ở quá trình khaithác, vận chuyển và chế biến lâm sản, đối tượng sản xuất của quá trình nàykhông phải là cây rừng còn sống mà là cây gỗ đã chặt hạ

2.1.3.5 Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai thác rừng.

Tái sinh rừng là điều kiện để khai thác rừng, khai thác rừng là một trongcác mục đích của tái sinh rừng Tuy nhiên, tái sinh rừng và khai thác rừng

có sự ràng buộc lẫn nhau hết sức chặt chẽ, chịu sự tác động của những yếu tốmâu thuẫn lẫn nhau như: Khai thác rừng lớn do nhu cầu của các sản phẩm từrừng của dân cư và nền kinh tế ngày càng tăng, trong khi sự tăng trưởng tựnhiên của rừng phụ thuộc vào quy mô rừng, điều kiện thời tiết, khí hậu và chủngloại cây rừng Mức tăng trưởng của rừng thường thấp hơn nhu cầu khai thácrừng, do chu kỳ tái sản xuất tài nguyên rừng rất chậm và diễn ra trong thời giandài

Phương thức tái sinh rừng và nói chung là kỹ thuật trồng rừng phụ thuộcvào phương thức khai thác Nếu như áp dụng phương pháp khai thác chọn thìviệc khai thác gỗ có liên quan đến việc trồng rừng một cách chặt chẽ đến nỗikhó có thể xách định được ở đâu là nơi kết thúc trồng rừng và ở đâu là nơi bắt

Trang 8

đầu khai thác gỗ Từ đây đặt ra vấn đề, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và táisinh rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng luôn tồn tại và phát triển.

2.1.3.6 Sản xuất lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt.

Quá trình sản xuất lâm nghiệp tạo ra rừng Rừng đến tuổi thành thục côngnghệ có tác dụng cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.Rừng đang ở giai đoại sinh trưởng và phát triển như: Rừng non, rừng khép tán

có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, chốnggió bão, duy trì và điều tiết nguồn nước chống xói mòn đất, giữ gìn và cải thiệnlâm phần Ngoài ra, có những khu rừng được sử dụng những mục đích phi tàichính như: Nghiên cứu khoa học, cảnh quan du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạngsinh học…

2.1.3.7 Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, có kết cấu hạ

tầng thấp và nhân dân sống xen kẽ ở trong vùng.

Theo quy hoạch, diện tích rừng và đất rừng do lâm nghiệp quản lý là 16triệu ha, trên diện tích này có khoảng 22 triệu người dân sinh sống thuộc 54thành phần dân tộc ở những trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khácnhau Đời sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, họ vừa là nhân tố tác động tiêucực đến rừng nhưng cũng là nhân tố trung tâm cải tạo rừng nếu có chính sáchthích hợp Mặt khác, vì phân bố trên địa bàn rộng lớn cho nên cơ sở sản xuấtlâm nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng ít cố định, giao thông đi lại khó khăn.Lực lượng lao động sản xuất ngành lâm nghiệp không ổn định và yên tâm làmnghề rừng, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh.Mặt khác, vì sản xuất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu ở vùng trung du và miềnnúi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ văn hóa, kỹ thuậtcủa người dân thấp đã gây ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ và pháttriển sản xuất

2.1.3.8 Sản xuất lâm nghiệp Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có chế độ gió mùa rõ rệt.

Trang 9

Chế độ nắng mưa nhiệt đới ẩm vừa tạo nên quần thể sinh vật phong phú,vừa tạo ra sức tăng trưởng nhanh của các loại cây rừng, tăng năng suất sinh khối

do sử dụng không gian nhiều tầng của rừng Điều đó cho phép lựa chọn tập đoàncây rừng trong quá trình gây trồng và tái sinh rừng, tạo điều kiện rút ngắn chu

kỳ sản xuất của lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về cácsản phẩm từ rừng Tuy nhiên, do sự phong phú của tập đoàn cây rừng, đòi hỏitrong sản xuất lâm nghiệp phải phù hợp với mục đích đa dạng của rừng, với cácđiều kiện khí hậu, đất đai cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng Tuy nhiên, chế độ mưa nhiệt đới ẩm gió mùa gây nên những hậu quảnghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: Cháy rừng, hạn hán,

là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cũng có thể là yếu tố đầu vào cho các ngànhsản xuất khác Trong đó gỗ là sản phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp,nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình Ngàynay hầu như tất cả các ngành đều phải dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu phổbiến, dễ gia công chế biến và nhiều tính năng ưu việt nên được nhiều người ưachuộng

2.1.4.2 Tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người trồng rừng.

Rừng cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho Ngân sách Trungương và địa phương, góp phần vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân.Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của chư dân sống ven rừng Lâm nghiệp

Trang 10

thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địaphương, đã thu hút cư dân tham gia vào các hoạt động trồng rừng, nuôi dưỡng,chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạocông ăn việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay củavùng trung du và miền núi.

Rừng là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào các dân tộc miền núi, là

cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, tạo công ăn việclàm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho toàn xã hội

2.1.4.3 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan văn hóa xã hội.

Ngoài ra rừng trồng ảnh hưởng đến hình thái khí hậu của nhiều vùng địa lýriêng biệt, giữ gìn cảnh quan tự nhiên và đất nông nghiệp, các cách rừng phòng

hộ đang bảo vệ đồng ruộng khỏi gió bảo và cho mùa màng ổn định Rừng trồng

là chướng ngại vật cơ giới trên đường di chuyển của gió, rừng làm thay đổi vậntốc gió, hướng gió Rừng trồng có khả năng làm sạch không khí duy trì O2 vàCO2 Rừng có khả năng chống nhiểm bẩn môi trường vật lý gây ra do bụi và lànhà máy lọc bụi khổng lồ…

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng trồng.

2.1.5.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện đất đai:

Rừng trồng có thể phát triển nhiều loại khác nhau, chúng không yêu cầu về

độ phì nhiêu nhưng lại yêu cầu rất cao về tính lý hóa của các yếu tố trong đất

Về mặt hóa tính của rừng có thể chịu được độ PH từ 5,6 - 9 nhưng thích hợpnhất là từ 5,6 - 6 Trồng mặt đất xốp dài, chân đất nhẹ, thoáng, có khả năng rừnggiữ nước tốt đồng thời cũng dễ dàng thoát nước

- Điều kiện thời tiết khí hậu

Rừng trồng ở đây chủ yếu là cây Keo có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nênchế độ nhiệt, chế độ mưa của rừng trồng phải lưu ý Lượng mưa tối thiểu phảiđạt là 100 mm/tháng, độ ẩm cần cho rừng trồng phát triển tốt vào khoảng 60 -70% Lượng mưa mà cây trồng cần cho mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau

Trang 11

Nếu vào lúc rừng mới trồng cây còn nhỏ, mưa quá nhiều thì cây trong rừng bịthoái hóa rễ lớn chậm dẫn đến chu kỳ khai thác của rừng dài.

2.1.5.2 Nhân tố đầu vào.

- Vốn: Là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện đầu tư vào sản xuất

Nó biểu hiện quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh và quyết định kết quả, hiệuquả sản xuất kinh doanh Do đó việc huy động vốn đúng lúc, đúng thời điểm làđiều rất quan trọng Ngoài ra sự chủ động về vốn khiến cho người trồng rừngkhông bị ép giá trong mua bán và tiêu thụ gỗ từ rừng trồng Do đó vốn là yếu tốquan trọng, đầu tiên của họ trong việc lựa chon quy mô, phương thức sản xuất

- Lao động: Thể hiện ở trình độ, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm của hộnông dân Lao động là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh vìkhông có một ngành nào mà không cần đến lao động Trong lĩnh vực lâm nghiệpcũng vậy Rừng trồng thường là những cây dài ngày, có thời gian sinh trưởng vàphát triển dài, việc chăm sóc, thu hoạch mang tính thời vụ cao, đòi hỏi lượng laođộng lớn Vì thế việc đáp ứng nhu cầu có ý nghĩa lớn trong việc trồng rừng

- Giống: Là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của rừng trồng.giống phải có khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt, chống chịu sâubệnh và khả năng thích nghi cao

2.1.5.3 Nhân tố đầu ra.

- Thị trường tiêu thụ: Là nơi gặp nhau của người bán và người mua Xácđịnh đúng thị trường luôn là vấn đề quan tâm của các nhà kinh tế vì công táckhai thác thị trường sẻ giải đáp các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thếnào? Và sản xuất cho ai?

- Đi kèm với yếu tố thị trường là yếu tố giá cả, đây là điều mà mọi ngườinông dân thật sự quan tâm Giá cả của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có

ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc trồng rừng Thực tế cho thấy giá cả củasản phẩm lâm nghiệp thường bấp bênh và chịu tác động của thị trường thế giới.Trong khi đó giá cả của các yếu tố đầu vào thường ổn định và tăng lên hàng

Trang 12

năm Ngoài ra người nông dân thường thiếu thông tin về thị trường nên hay bị

ép giá, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người trồng rừng

.1.5.4 Nhân tố kinh tế chính trị.

Những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đếnchính sách lâm nghiệp Mỗi chính sách tương ứng với từng thời kỳ và điều kiệnkinh tế xã hội nhất định Vì thế các chính sách phải thường xuyên thay đổi đểphù hợp với từng loại cây trồng, từng vùng, từng thời điểm

Ngoài ra các nhân tố nêu trên thì quá trình trồng rừng còn chịu nhiều ảnhhưởng của sâu bệnh, các chất dinh dưỡng khoáng, tập quán canh tác của ngườidân…Vì thế đối với người nông dân cần có ý thức học hỏi nâng cao kiến thức,

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Về phía xã hội cần có nhiềuchính sách phù hợp với từng địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất cho hộnông dân

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hiện trạng trồng rừng ở Việt Nam [2]

- Đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc Xây dựng vốn rừng

theo hướng phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc là nhiệm

vụ hàng đầu Hiện nay cả nước còn 7 triệu ha đất trống đồi núi trọc cần phảiđược phủ xanh Trong kế hoạch 1998 - 2010, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng làmột trong những chương trình trọng điểm của Nhà nước, thực hiện có kết quả

dự án này sẻ góp phần quan trọng đưa được độ che phủ của rừng từ 33,2% hiệnnay lên 43% vào năm 2010

- Ngoài việc thực hiện trồng rừng tập trung như trên chúng ta còn tiếnhành trồng cây phân tán hàng năm Hơn 30 năm qua cả nước đả trồng được 6 tỷcây phân tán Cần duy trì và phát triển trồng cây phân tán trên đất xung quanhnhà ở, trường học, ven đường giao thông, bờ vùng… ở mức 350 đến 400 triệucây trên năm/năm để sau 8 đến 10 năm còn lại khoảng 2 tỷ cây tương đương với800.000 ha trên phạm vi cả nước Hàng năm có thể cung cấp 2 triêu m3 gỗ và 5

Trang 13

triệu m3 củi Đối với rừng nghèo cần thực hiện “ khoanh núi nuôi rừng” hoặclàm giàu rừng theo đám hoặc băng.

- Thực hiện kế hoạch tu bổ, làm giàu rừng Tu bổ rừng có nghĩa là nhữngkhu rừng tự nhiên được con người tác động vào làm cho nó có điều kiện pháttriển với năng suất sinh học cao hơn Có hai cách hoạt động trong hoạt động tubổ: Tác động trước khi khai thác và tác động sau khi khai thác Dù rằng ở cácthời điểm khác nhau, nhưng các hoạt động rừng đều đạt mục đích duy nhất làlàm cho rừng giàu lên

- Đẩy mạnh việc kinh doanh và nuôi trồng đặc sản rừng, động vật rừng.Đây là một trong những nội dung quan trọng đối với ngành lâm nghiệp, cầnđược quan tâm cả về nuôi trồng, phát triển theo hướng bền vững đồng thờikhông thể coi nhẹ việc quản lý, bảo vệ các loài đặc sản rừng và động vật rừng

- Ngày 4/5/2009 Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 1267/QĐ-BNN-KLcông bố hiện trạng rừng cho đến ngày 31/12/2008 trên toàn quốc theo công bốdiện tích có rừng là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha vàrừng trồng là 2.770.182 ha, mới trồng là 342.720 ha, độ che phủ là 38,7%

- Tính đến cuối tháng 6/2009, diện tích rừng trồng tập trung trên cả nước

đã đạt 74 nghìn ha, đạt 32,6% kế hoạch, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, một số loài rừng có mức tăng nhanh như: diện tích trồng rừng phòng

hộ, đặc dụng đạt 17,6 nghìn ha, vượt 8,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt29,4% kế hoạch, rừng sản xuất trồng được 56,4 nghìn ha, tăng 6.8% so với cùng

kỳ năm trước và đạt 33,7% so với kế hoạch, chăm sóc rừng trồng đạt 143,1nghìn ha, bằng 95,6% kế hoạch

Kết quả 6 tháng đầu năm khẳng định những nổ lực không ngừng củangành lâm nghiệp trong bối cảnh khó khăn như hiện nay Ngành lâm nghiệpđang tích cực triển khai nhiều biện pháp để hoàn thành kế hoạch đả đề ra trongnăm 2011, trong đó sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, tăng cường kiểmtra, kiểm soát lâm sản và công tác bảo vệ rừng

2.2.2 Hiện trạng trồng rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế [9].

Trang 14

Rừng và đất rừng ở Thừa Thiên Huế có diện tích 331.782 ha, chiếm gần70% diện tích đất tự nhiên, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ,chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước Chỉ tính riên năm

2008, Thừa Thiên Huế đã trồng được 4.500 ha rừng tập trung, nâng diện tíchrừng trồng trong ba năm gần đây lên 13.179 ha, che phủ rừng chiếm 54,4% trêntoàn bộ diện tích

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, tiếnhành giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý để góp phần nâng cao ý thức tựgiác của người dân trong việc bảo vệ và làm giàu vốn rừng Đến nay, Tỉnh đãgiao được 59.100 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 167 đơn vị và 12.003 hộ nhânchăm sóc và quản lý Có 10 xã thuộc bốn huyện Nam Đông, A lưới, Phú Lộc,Phong Điền nhận xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc 4000 ha rừng tự nhiêntheo cộng đồng thôn bản và nhóm hộ, với phương châm “lấy rừng nuôi rừng, lấyrừng nuôi dân”, người dân được hưởng lợi từ khai thác gỗ rừng theo quy địnhcủa UBND tỉnh, thay vì đầu tư kinh phí từ ngân sách như trước đây, nên đượcnhân dân đồng tình ủng hộ cao, rừng ngày càng xanh tốt

Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn như 327, 661, JBIC, WB… tỉnhThừa Thiên Huế đã trồng được 21.887.7 ha rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc,nâng độ che phủ rừng tự nhiên toàn Tỉnh từ 40% năm 2007 lên hiện nay46.73%

Giai đoạn từ nay đến năm 2011, Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư,phấn đấu trồng 23.500 ha rừng tập trung Trong đó có 50% là rừng kinh tế Nhưvậy bình quân mỗi năm Thừa Thiên Huế sẽ trồng được 4.700 ha rừng ToànTỉnh đã giao 59.100 ha đất lâm nghiệp cho 167 đơn vị và 12.000 hộ nhận chămsóc, quản lý Các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền tổ chức giaođất cho cộng đồng thôn bản và nhóm hộ tại 10 xã quản lý bảo vệ trên 4.000 harừng tự nhiên Do tình hình tổ chức thực hiện tốt nên rừng ở đây ngày càng xanhtốt

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu [7]

Trang 15

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm mà hộ tạo ra trongmột một thời kỳ nhất định thường là một năm.

GO = Qi x Pi

Trong đó: - GO là giá trị sản xuất

- Qi là sản lượng lâm sản khai thác

- Pi là là giá lâm sản

- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản chi phí vật chất vàdịch vụ bằng tiền mặt mà hộ bỏ ra trong từng hoạt động sản xuất Chi phí trunggian không bao gồm công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí tự có

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ cáckhoản chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng trừ đi cáckhoản chi phí lao động thuê ngoài và khấu hao tài sản cố định

- GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

- VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng gái trị gia tăng

- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trongnăm sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

Trang 16

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU3.1 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hương Lộc - HuyệnNam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Về thời gian: Thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu trong năm 2010

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Là các hộ nông dân trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã Hương Lộc Huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế

-3.3 Nội dung nghiên cứu:

- Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu;

- Tình hình chung về hoạt động sản trồng rừng sản xuất ở xã Hương Lộc;

- Tình hình cơ bản và năng lực sản xuất của các hộ khảo sát;

- Kết quả và hiệu quả trồng keo của các hộ khảo sát

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào các tiêu chí: là xã miền núi và người dân có nhiều hoạt độngliên quan đến trồng rừng

3.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu

- Tiêu chí chọn hộ: Chọn hộ gia đình có tham gia hoạt động trồng rừng và

đã cho thu hoạch vào năm 2010 tại xã Hương Lộc

- Dung lượng mẫu điều tra: 30 hộ

- Cách chọn mẫu (hộ): Chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách các hộ trong thôn theo tiêu chí chọn hộ ở trên

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp:

Trang 17

Số liệu thứ cấp thứ thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống

kê của các cấp, các báo cáo tình hình sản xuất đã được công bố trong nước, cácbáo cáo tình hình sản xuất lâm nghiệp của địa bàn nghiên cứu như của xã, củahợp tác xã, phòng nông nghiệp huyện và hạt kiểm lâm Ngoài ra còn thu thập từcác báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu đã công bố trên sách báo tạp chí

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp thảo luận nhóm:

Số lượng tham gia: 10 người đến từ 10 hộ nông dân trong xã

Thành phần: là những hộ nông dân có trồng rừng sản xuất

Nội dung chính của cuộc thảo luận so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tếcủa việc trồng rừng sản xuất với các nghề khác

Cuộc thảo luận nhóm nhằm thúc đẩy người dân tự xác định những vấn đềkhó khăn cũng như mặt thuận lợi trong sản xuất rừng trồng Đồng thời đề ra cácgiải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất rừng trồng

+ Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 30 hộ bằng bảng hỏi đã được xây dựng sẵn

3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu:

Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý trên phần mềm excel

Trang 18

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hương Lộc là xã thuộc huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế,cách thành phố Huế 60 km về phía nam Tổng diện tích tự nhiên là 6.620 ha,chiếm 11.2% diện tích toàn huyện Với tổng dân số là 1.959 người

+ Phía Đông Nam giáp huyện Phú Lộc và thành phố Đà Nẵng

+ Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre

+ Phía Nam giáp xã Thượng Lộ

+ Phía Bắc giáp xã Hương Phú

4.1.1.2 Khí hậu

Nam Đông là một huyện miền núi của Tỉnh Thừa Thiên Huế, có khí hậutương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm phân thành hai mùa rõ rệt Mùa khôbắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 cho đến tháng 2năm sau Nhiệt độ trung bình từ 200C - 250C, về mùa hè nhiệt độ có thể lên tới

37 - 38oC, còn mùa đông ở vùng núi cao nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 10oC

4.1.1.3 Địa hình và thổ nhưỡng

- Địa hình: Hương Lộc là một xã miền núi đất đai khá rộng lớn, phần lớn

đất dành cho sản xuất lâm nghiệp Toàn xã có 3 thôn, bao gồm cac người kinh

và dân tộc, nhưng phần lớn là người kinh Địa hình khá phức tạp, gò đồi, cồndốc thường xuyên nên đất đai dễ bị xói mòn và rữa trôi Tuy nhiên cũng cónhững phần đất trũng thường xuyên được bồi đắp nên khá màu mỡ Hương Lộctrong nhưng năm gần đây chủ yếu phát triển rừng trồng keo lại mang lại hiệuquả kinh tế và thu nhập cho người dân địa phương

- Thổ nhưỡng: Trên địa bàn xã có nhiều loại đất như đất phù sa được bồiđắp, phù sa không được bồi, và chủ yếu là đất sét, đất vàng đỏ trên đá sét biết

Trang 19

chất, đất vàng nhạt trên đá cát… do đó rất thuận lợi cho việc trồng rừng, đặc biệt

là rừng trồng keo lai và cao su, cây ăn quả…

4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã Hương Lộc.

4.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã:

Kết quả điều tra hiện trạng các loại đất của xã Hương Lộc tính đến tháng

12 năm 2009 được thể hiện ở bảng 1

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Hương Lộc.

Chỉ tiêu

Tổng cộng (Ha)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Thống kê của UBND xã Hương Lộc)

Từ kết quả trên ta thấy diện tích đất sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn,hơn 84,34% tổng diện tích đất nông nghiệp Điều này chứng tỏ rằng xã HươngLộc có tiềm năng lớn về diện tích đất lâm nghiệp và quan trọng là tiềm năng lớn

để phát triển rừng trồng Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá thấp chỉ chiếmkhoảng 15,65% tổng diện tích đất nông nghiệp - chủ yếu người dân trồng ngô vàmột số loại cây rau màu khác phục vụ cho sinh hoạt của gia đình

4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động:

Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn xã có 1.959 khẩu, gồm 440 hộ, bình quân mỗi hộ gia đình có 4,45 khẩu

Trang 20

Bảng 2: Tình hình dân số xã Hương Lộc qua hai năm 2009 - 2010

5 Bình quân lao động/hộ Lao động/hộ 2,25 2,26 100,44

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Hương Lộc)

Qua bảng trên ta thấy số hộ gia đình của xã Hương Lộc năm 2010 là 440

hộ, tăng 12 hộ so với năm 2009 đạt tỷ lệ 2,8% Số nhân khẩu năm 2010 là1.959 khẩu, tăng 30 khẩu so với năm 2009 đạt tỷ lệ 1,55%, số khẩu tăng nhưng

tỷ lệ trung bình với tỷ lệ tăng dân số hàng năm Tổng số lao động năm 2010 là

996 lao động, tăng 32 lao động so với năm 2009 đạt tỷ lệ 3,31% Tỷ lệ tăngphù hợp với số khẩu tăng hàng năm của toàn xã, số bình quân khẩu/hộ của năm

2010 là 4,45 tăng 0,5 so với năm 2009 Bình quân lao động trên hộ năm 2010

là 2,26, đạt tỷ lệ 100,44% có tăng nhưng không đáng kể Với quy mô 2,26 laođộng/hộ, đảm bảo đủ lao động trong một gia đình nông dân trên địa bàn xã Đểđưa nền kinh tế phát triển đồng đều và có hiệu quả trong hộ, đặc biệt là tronglĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng thì đòi hỏi phải có một lưc lượng lao động dồidào, đủ sức để tham gia phát triển sản xuất và biết phát huy những sáng kiến,

áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất cũng nhưkinh nghiệm đúc rút được trong quá trình sản xuất Tích cực tìm tòi, học hỏi và

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất, biết pháthuy và vận dụng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương Thâmcanh tăng năng suất giá trị cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên mộtđơn vị diện tích

4.2 Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp tại của xã Hương Lộc.

4.2.1 Nông nghiệp.

Trang 21

Sản xuất nông lâm ngư nghiệp có những bước tiến vững chắc về cả sốlượng, chất lượng và hiệu quả Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nhất là đốivới lâm nghiệp, được chú trọng đầu tư và nâng cấp hệ thống giao thông nôngthôn, các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và các biệ pháp thâmcanh có những tiến bộ vượt bậc Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôiđược chú trọng, đặc biệt là đối với rừng trồng keo các loại Hiệu quả trên đơn vịcanh tác ngày càng được nâng lên Đời sống vật chất và tinh thần ngày của nhândân ngày càng được cải thiện nhờ sản xuất lâm nghiệp.

4.2.2 Lâm nghiệp.

Số liệu bảng 1 cho thấy tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của xã là

3568 ha chiếm hơn 53,89% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó diện tích đấtrừng sản xuất là 2529,8 ha chiếm 70,90% đất sản xuất lâm nghiệp, còn lại hơn29,10% diện tích đất rừng tự nhiên và trồng các loại cây hoa quả, công nghiệpkhác

Nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồng chiếm hơn80%, còn lại là từ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp

4.3 Tình hình chung về trồng rừng sản xuất ở xã Hương Lộc.

Số liệu bảng 3 cho thấy diện tích rừng sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao gần56,20% so với tổng diện tích rừng toàn xã, trong đó rừng trồng chiếm tỷ lệ81,90% Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp thì rừng trồng chiếm tỷ lệ cao hơnrừng tự nhiên, như vậy hoạt động trồng rừng trên địa bàn xã tương đối pháttriển, điều này góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao thu nhậpcho người dân thông qua hoạt động trồng rừng kinh tế Rừng trồng chủ yếu ởđây là keo lai dùng để làm nguyên liệu giấy, gỗ Tỷ lệ rừng tự nhiên cũng khácao chứng tỏ việc bảo vệ rừng trồng, chăm sóc, quản lý cũng được thực hiện tốt

Bảng 3: Hiện trạng tài nguyên rừng ở xã Hương Lộc đến năm 2009.

(ĐVT: Ha)

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6: Cơ cấu chi phí đầu tư bình quân/ha. - hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 6 Cơ cấu chi phí đầu tư bình quân/ha (Trang 25)
Bảng 7: Chi phí đầu tư trồng rừng/ha theo thời gian của các hộ điều tra. - hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Chi phí đầu tư trồng rừng/ha theo thời gian của các hộ điều tra (Trang 27)
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả trồng rừng bình quân/diện tích thu hoạch - hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Kết quả và hiệu quả trồng rừng bình quân/diện tích thu hoạch (Trang 31)
Sơ đồ 1: Biểu diễn dòng tiền trong cách tính NFV trong hoạt động trồng rừng - hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 1 Biểu diễn dòng tiền trong cách tính NFV trong hoạt động trồng rừng (Trang 33)
Hình thức mua bán diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi. Hầu hết các hộ gia  đình chọn hình thức bán cho các tư thương tại địa phương, nhưng bên cạnh đó  một số hộ có điều kiện về lao đông, phương tiện thì họ tự khai thác và vận  chuyễn đến bán tại nhà máy - hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế
Hình th ức mua bán diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi. Hầu hết các hộ gia đình chọn hình thức bán cho các tư thương tại địa phương, nhưng bên cạnh đó một số hộ có điều kiện về lao đông, phương tiện thì họ tự khai thác và vận chuyễn đến bán tại nhà máy (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w