Tính cho một năm 1000đ

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 37)

- Hiệu quả trồng rừng:

2. Tính cho một năm 1000đ

- Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 14737,50

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 12626,08

- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 11982,60

- Lợi nhuận (LN) 1000đ 9600,6

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2011).

Từ bảng 9 ta thấy rõ hiệu quả trồng keo lai bình quân trên hộ điều tra. Trong đó diện tích bình quân mỗi hộ trồng keo lai là 1,8 (ha)/hộ. Trung bình mỗi hộ điều tra trong suốt chu kì trồng keo lai bỏ ra 6.668.550 đồng chi phí trung gian, sau 6 năm sẽ thu được 88.425.000 nghìn đồng giá trị sản xuất. Lợi nhuận mà mỗi hộ thu được là 57.603.600 đồng.

Nếu chưa xét đến giá trị thời gian của tiền ta thấy với diện tích đất lâm nghiệp hiện có, giá trị sản xuất thu được bình quân/năm/hộ là 14737,50 nghìn đồng. Sau khi trừ đi chi phí trung gian thì giá trị gia tăng bình quân/năm/hộ là 12626,08 nghìn đồng. Điều này cho thấy trồng rừng là một trong những giải pháp giúp hộ có thu nhập cao và cuộc sống dần ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, với thực tế thiếu vốn đầu tư và sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào như giá cả phân bón trên thị trường đã ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của các hộ điều tra. Mặt khác, thời gian chờ đợi thu hoạch dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến các chủ rừng có thể khai thác rừng sớm do thiếu vốn hoặc không có nguồn thu để trang trải cho cuộc sống.

4.4.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả trồng rừng của các hộ điều tra theo phương pháp NPV.

Với giả thiết nghiên cứu là điều kiện đất đai của các hộ nghiên cứu là như nhau và thời tiết khí hậu không biến động lớn.

Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp là có chu kỳ sản xuất dài nên việc đánh giá kết quả của hoạt động trồng rừng theo phương pháp NPV nhằm đưa các giá trị về mặt bằng hiện tại là rất cần thiết. Do hoạt động sản xuất

lâm nghiệp đã diễn ra nên đề tài đã sử dụng công thức tương lai hoá dòng tiền để tính toán với giả định mức lãi suất đưa vào tính toán dựa trên mức lãi suất tiền gởi có kỳ hạn và không có kỳ hạn trên thị trường. Bên cạnh đó, qua điều tra chúng tôi thấy các hộ có sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để trồng rừng nên mức lãi suất cho vay ưu đãi cũng được sử dụng để tính NPV như một phương án sử dụng vốn. Mặt khác, để thấy rõ hiệu quả của hoạt động trồng rừng, đề tài phân tích kịch bản với trường hợp lãi suất tiền gởi ngân hàng tăng cao gấp đôi mức lãi suất hiện hành có nghĩa chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn tăng cao thì hiệu quả của việc sử dụng vốn cho trồng rừng như thế nào. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đã chọn các mức lãi suất 10%/năm để đưa vào tính toán.

Sơ đồ 1: Biểu diễn dòng tiền trong cách tính NFV trong hoạt động trồng rừng

của các hộ điều tra năm 2009.

* Trường hợp r = 10%: BFV = 49.125,00 nghìn đồng CFV = 22.863,99 nghìn đồng NPV = 26.261,01 nghìn đồng C6(1) = C1 (1+r)6-1 = 5.881,00 (1+0,1)5 = 9.471,40 C6(2) = C2 (1+r)6-2 = 4090 (1+0,1)4 = 5.988,17 C6(3) = C3 (1+r)6-3 = 2330 (1+0,1)3 = 3.101,23 C6(4) = C4 (1+r)6-4 = 2020 (1+0,1)2 = 2.444,2 C6(5) = C5(1+r)6-5 = 1690 (1+0,1)1 = 1.859 2010 2004 2005 2006 2008 2009 C2010 = C1(1+r)6-1 C2010 = C2(1+r)6-2 C2010 = C3(1+r)6-3 C2010 = C4(1+r)6-4 C2010 = C5(1+r)6-5 Dòngchi: C3 C2 C4 C1 C5 Dòng thu: BFV

Như vậy, nếu tính đến giá trị thời gian của tiền thì giá trị hiện tại lợi nhuận ròng thu được từ một chu kỳ trồng rừng của hộ khảo sát/ha bằng 26.261,01 nghìn đồng, giảm so với lợi nhuận ban đầu ở bảng 7 (3200,20 nghìn đồng). Trong điều kiện chi phí đầu vào và giá cả đầu ra không thay đổi nếu lãi suất càng cao thì giá trị NFV thu được từ 1 ha rừng trồng trong 1 chu kỳ càng thấp. Điều này cho thấy nếu tính đến giá trị thời gian của tiền thì lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến thu nhập ròng của hộ gia đình trồng rừng. Tuy nhiên, với tính chất tận dụng công lao động gia đình tự có thì có thể nói hoạt động trồng rừng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình.

4.4.3.5. Thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng ở xã Hương Phú - Huyện Nam Đông

- Thị trường đầu vào:

Các yếu tố đầu vào của hoạt động trồng rừng chủ yếu là phân bón NPK và một số loại công cụ dụng cụ khác như cuốc, rựa, cưa máy, các yếu tố này tại địa bàn xã là có thể mua được. Điều này cũng tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, trao đổi và tiếp nhận các thông tin từ huyện xuống địa phương mình. Nhưng xem xét lại thì ta thấy cái khó của yếu tố đầu vào phân bón là rất rõ rệt ở chỗ vài năm trở lại đây giá phân bón không ngừng tăng gây sốc trên thị trường và làm tăng thêm khó khăn cho bà con trồng rừng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng của hộ nông dân. Đó cũng là lý do làm các nông hộ phải giảm đầu tư phân bón cho cây rừng.

- Thị trường tiêu thụ:

Qua tìm hiểu và phỏng vấn tư thương mua gỗ và tìm hiểu tại địa phương thì ở huyện Nam Đông nói chung và ở xã Hương Phú nói riêng việc mua gỗ chủ yếu là do các tư lái đến tại chủ rừng để đặt vấn đề mua gỗ.

Giá thu mua phụ thuộc vào loại rừng, đối với loại rừng có trữ lượng thấp nhất là khoảng 15- 20 ster/ha tương đương 23 đến 25 tấn /ha, giá thu mua cho một ha loại này khoảng 20-23 triệu/ha. Nếu rừng có trữ lượng trung bình khoảng 50-70 tấn trên ha giá khoảng 40-50 triệu đồng. Còn loại tốt có trữ lượng 70-100 ster/ha tương đương với 100-130 tấn/ha giá thu mua có thể lên tới 76-80

triệu/ha. Giá thu mua tại nhà máy chế biến lâm sản cảng Chân Mây Lăng Cô tại thời điểm này là khoảng 700 ngàn đồng/tấn.

Hình thức mua bán diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi. Hầu hết các hộ gia đình chọn hình thức bán cho các tư thương tại địa phương, nhưng bên cạnh đó một số hộ có điều kiện về lao đông, phương tiện thì họ tự khai thác và vận chuyễn đến bán tại nhà máy. Chi phí vận chuyển khai thác tùy thuộc vào điều kiện giao thông từ nơi khai thác vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương tiện khai thác và vận chuyển hiện nay chủ yếu là máy cưa xăng, xe tải ben. Gỗ thu may tại địa phương chủ yếu được bán cho công ty cổ phần kinh doanh lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, ba nhà máy ở cảng Chân Mây – Phú Lộc (Công ty Chaiyo, nhà máy Pisico, nhà máy dăm Đài Loan).

4.4.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động trồng rừng sản xuất.

Để cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng, ngoài việc đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng rừng, đề tài còn tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng cũng như thuận lợi và khó khăn của chủ rừng trong quá trình trồng rừng. Kết quả được thể hiện ở bảng 9.

Bảng 10: Những khó khăn về trồng rừng của các chủ rừng.

Chỉ tiêu Ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Thiếu vốn sản xuất 13 43,3

2. Thiếu lao động 10 33,3

3. Thiếu kỹ thuật 15 50

4. Gía phân bón cao 18 60

5. Thời tiết, thiên tai bất ổn 7 23,3

6. Chính sách nhà nước chưa thuận lơi. 5 16,6

7. Bị ép giá 16 53,3

8. Chất lượng giống không tốt 14 46,6

Qua bảng số liệu ta thấy giá phân bón lên cao có thể được coi là một trong những yếu tố khó khăn nhất mà chủ rừng gặp phải hiện nay, khoảng 60% các hộ được hỏi cho rằng sự biến động lên nhanh của giá cả phân bón là yếu tố gây khó khăn rất lớn cho hoạt dộng đầu tư trồng rừng của hộ. Có 53,3% sản phẩm từ rừng bị tư thương ép giá nên thu nhập từ rừng trồng có thể thấp hơn so với giá cả thực tế trên thị trường. Thiếu vốn trồng rừng cũng là lo ngại của các hộ, 43,3% các hộ được điều tra cho rằng nếu được hỗ trợ tốt về vốn thì họ có khả năng mở rộng diện tích rừng trồng và đầu tư trồng rừng có hiệu quả hơn. Ngoài ra các yếu tố như lao động, kỹ thuật, thiên tai... cũng là điều lo ngại của các hộ.

4.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trồng rừng sản xuất.

4.4.1. Giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Chọn giống: Giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, giống được chọn phải có khả năng chống chịu sâu bệnh, dễ trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và có khả năng cải tạo đất. Nếu giống có chất lượng tốt thì khả năng sinh trưởng cao, không có sâu bệnh, thời gian kiến thiết rừng cơ bản được rút gắn. Thực tế cho thấy công tác chọn giống tại địa phương còn hạn chế, tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn thấp, gây thiệt hại kinh tế như tăng chi phí chăm sóc, làm lỡ thời vụ. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới bà con cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ tuật lâm nghiệp, nâng cao hơn nữa công tác sản xuất và chọn giống.

- Mật độ trồng: Năng suất phụ thuộc không ít vào mật độ trồng cây con. Vì thế mật độ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng từ đó ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm. Do đặc tính sinh học của mỗi loài cây khác nhau nên mật độ trồng hợp lý là biện pháp sử dụng có hiệu quả về đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng…

- Phân bón: Mục đích của việc bón phân là bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây, tăng độ phì cho đất, từ đó nâng cao năng suất cây trồng. Đối với cây keo lai trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân bón có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây như chiều cao,

đường kính thân cây… Tuy nhiên mức đầu tư của các hộ hiện nay còn chưa hợp lý về số lượng, thời điểm bón.Vì thế chất lượng cây trồng chưa cao, năng suất thấp. Các hộ cần khác phục sớm tình trạng này nhằm đảm bảo cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kỹ thuật canh tác đất: Do địa hình của xã phần lớn là đồi núi, đất dốc nên dễ bị xói mòn, rửa trôi, gây bạc màu và thoái hóa đất. Để chống xói mòn người dân chưa có biện pháp nào khác ngoài biện pháp đơn giản là vun gốc từ lớp thực bì sau khi xử lý. Do đó chính quyền địa phương cần phối hợp với các trung tâm nghiên cứu để phổ biến kỹ thuật canh tác trên đất dốc nhằm giúp bà con làm tốt công tác chống xói mòn, vừa tiết kiệm chi phí, vừa làm tăng độ phì cho đất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo sinh khối của cây và năng suất. Cụ thể là: phát dọn thực bì sạch sẽ, cuốc hố phải đảm bảo đúng kích cỡ, theo đúng quy trình, các hàng cần bố trí theo đường đồng mức. - Công tác chăm sóc và bảo vệ: Người dân chưa coi trọng việc tỉa thưa, phòng cháy chữa cháy rừng. Nên hiệu quả kinh tế rừng mang lại chưa cao. Vì vậy các hộ trồng rừng cần quan tâm tới công tác chăm sóc, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế các thiệt hại do cháy rừng gây ra.

4.5.2. Giải pháp về đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu là yếu tố đầu vào không thể thay trong sản xuất lâm nghiệp đồng thời còn là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Vì vậy chúng ta cần khai thác triệt để, sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài ngyên này, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phát triển và sử dụng đất lâu bền. các giải pháp về đất đai cụ thể là:

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w