Nhằm tận dụng tất cả các nguồn lực, trong đó có đất đai, các hộ trồng rừng nên phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp.

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 40)

rừng nên phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp.

4.5.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và tăng cường công tác khuyến lâm.

Con người là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động, trong đó có sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung địa phương có thế mạnh và tiềm năng rất lớn để trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên một thực tế đang nổi cộm hiện nay là chất lượng nguồn lao động còn thấp: lao động phổ thông nhiều, lao động có trình độ chuyên môn ít. Từ việc nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa nguồn lao động về mặt số lượng lẫn chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất:

- Trước hết cần nâng cao trình độ học vấn cho người dân nhằm giúp họ dễ dàng tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ thực tế điều tra cho thấy phần lớn các hộ trồng rừng vẫn sản xuất theo kinh nghiệm là chính, ít đầu từ chăm sóc nên năng suất không cao, chất lượng gỗ thấp. Do vậy địa phương cần phối hợp với các cấp, các ngành trong việc triển khai, tăng cường mở các lớp tập huấn, đào tạo, giới thiệu các quy trình kỹ thuật tiến tiến và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Khuyến khích các hộ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế. Nếu có điều kiện nên tổ chức đi thăm quan, học tập các mô hình tiên tiến ở các địa phương khác.

- Về cán bộ: Tập trung đào tạo và nâng cao kiến thức về khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế cho cán bộ địa phương, đặc biệt tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về lâm nghiệp cho cán bộ khuyến lâm dưới nhiều hình thức

khác nhau như: phối hợp với các cơ sở đào tạo kỹ thuật lâm nghiệp để mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngay tại địa phương, cử người đi thăm, tập huấn ở các cơ sở.

- Chính quyền địa phương cần có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp, những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

4.4.4. Giải pháp về vốn.

Khác với các cây công nghiệp ngắn ngày, rừng trồng phải đòi hỏi đầu tư nhiều vốn trong thời gian dài, khả năng thu hồi vốn chậm, tính an toàn về vốn thấp và là vấn đề đáng lo ngại đối với người dân, nhất là các hộ nghèo, ít có khả năng trả nợ. Mặc dù nhu cầu vốn của người dân khá lớn nhưng hiện nay nguồn vốn đến với họ còn hạn chế, thời gian cho vay ngắn, thủ tục rườm rà. Nhà nước và địa phương cần khắc phục những hạn chế này bằng cách khuyến khích các đơn vị tổ chức tín dụng cho vay với lải suất thấp hơn, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và thời gian dài. Từ đó thúc đẩy nhân dân mạnh dạn vay vốn đầu tư, thâm canh cây trồng, mua sắm thiết bị máy móc (máy cưa, máy bơm nước..), mở rộng quy mô sản xuất theo hướng trang trại. Bên cạnh đó Nhà nước cần tư vấn cho người dân biết nên trồng cây gì và trồng như thế nào để giúp họ đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích vào trồng rừng, an toàn về vốn, có lợi nhuận trong đầu tư sản xuất.

4.4.5. Giải pháp về thị trường.

- Đối với thị trường đầu vào.

Một thực tế mà người dân đang phải đối mặt đó là giá cả đầu vào tăng mạnh. Đây là thách thức không nhỏ đối với những người trồng rừng trong việc giải quyết bài toán tiết kiệm chi phí đầu vào. Nhằm giúp người dân vừa tiết kiệm chi phí về phân bón vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng các hộ nên kết hợp sử dụng phân hóa học vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng, các hộ nên kết hợp sử dụng phân hóa học và phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh. Ngoài ra có thể trồng xen các cây họ đậu nhằm tăng cường khả năng chống xói mòn, cải tạo đất. Mặt khác Nhà nước cần có chính sách kiểm soát giá

cả phân bón trên thị trường, ngăn chặn và xử lý triệt để nạn đầu cơ và tích trữ, buôn lâu phân bón.

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn xã hương lộc - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 40)