Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đến nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong những nhân tố chính tạo nên những thành tựu đó. Việc đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản là một vấn đề hết sức cần thiết. Để đem lại năng suất cao trong nuôi trồng đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư, người quản lý tốt, nắm bắt được điều kiện thực tế địa hình, khí hậu tự nhiên của mỗi vùng, đặc điểm sinh học của từng đối tượng nuôi để từ đó đưa ra các mô hình, đối tượng nuôi phù hợp với từng nơi, từng địa điểm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong từng vùng. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thủy sản. Trong đó tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng chủ lực trong nuôi trồng. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn và có giá trị kinh tế cao.
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài “ theo dõi tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của tôm thẻ chân trắng nuôi ở các mật độ khác nhau tại trại Ty-Phụng tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến quý báu
của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Thủysản cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bịcho tôi nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tạitrường
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến thầy Thạc sĩ Nguyễn PhiNam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Văn Ty kỹ sư và các
chú, các bác công nhân tại trại Ty-Phụng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình cũng như học hỏi một số kinhnghiệm trong công việc
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, quan tâm,giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Tiến
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Điều kiện môi trường thích hợp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng 3
Bảng 1.2 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm biển 5
Bảng 1.3 Sản lượng tôm nuôi tại châu Á và châu Mỹ Latinh từ 2007-2011 11
Bảng1.4 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm 14
Bảng 2.1 Đặc điểm của ao thí nghiệm 18
Bảng 3.1 Biến động DO, pH trong quá trình nuôi (TB ±σ) 25
Bảng 3.2 Biến động S‰, NH3, nhiệt độ , kiềm trong quá trình nuôi (TB ±σ) 26
Bảng 3.3 Khối lượng trung bình của tôm tại các thời điểm 34
Bảng 3.4 Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/con/ngày) 35
Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo phần trăm (%) 37
Bảng 3.6 Chiều dài trung bình của tôm 38
Bảng 3.7 Bảng tốc độ tăng trưởng chiều dài(cm/con/ngày) 40
Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng theo phần trăm về chiều dài (%) 41
Bảng 3.9 Tỷ lệ sống của tôm qua quá trình nuôi 42
Bảng 3.11 Hoạch toán kinh tế của vụ nuôi tôm 44
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (P vannamei) 4
Hình 1.2 Vòng đời của tôm 5
Hình 1.3 Biểu đồ sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới 12
Sơ đồ 1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
Sơ đồ 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21
Hình 3.1 Biến động pH trong quá trình nuôi 27
Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng oxy buổi sáng 28
Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng oxy buổi chiều 28
Hình 3.4 Sự biến động độ mặn (s‰) 30
Hình 3.5 Trung bình nhiệt độ trong các ngày ( 0 C) 30
Hình 3.6 Biến động của NH3 trong nước của các ao nuôi tôm 32
Hình 3.7 Biến động kiềm trong quá trình nuôi 32
Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn khối lượng trung bình của tôm 34
Hình 3.9 Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm nuôi 36
Hình 3.10 Đồ thị mô tả TĐT khối lượng theo phần trăm (%/con/ngày) 37
Hình 3.11 Biểu đồ mô tả chiều dài trung bình (cm) 39
Hình 3.12 Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con/ngày) 40
Hình 3.13 Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng theo phần trăm về chiều dài(%) 41
Hình 3.14 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống 42
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei, Boone 1931) 2
2.1.1 Hệ thống phân loại của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) 2
2.1.2 Phân bố, tập tính sinh sống 2
2.1.3 Hình thái và cấu tạo 3
2.1.4 Chu kỳ sống 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 6
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng 7
2.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm nuôi 8
2.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) 8
2.2.2 pH, độ kiềm 8
2.2.3 Hàm lượng amonia 8
2.2.4 Nitrite và nitrate 8
2.2.5 Độ mặn 9
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 9
2.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 12
2.3.3 Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế 15
PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Thời gian, địa điểm, vật liệu và đối tượng nghiên cứu 18
3.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu 18
3.1.3.1 Ao thực nghiệm 18
31.3.2 Tôm giống 18
3.1.3.3 Thức ăn sử dụng 19
3.1.3.4 Các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất 19
3.1.3.5 Thuốc và các loại hoá chất 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
Trang 53.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.2.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 21
3.3.2.2 Phương pháp xác định tỷ lệ sống 22
3.3.2.3 Phương pháp xác định sự tăng trưởng của tôm 22
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 24
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Diễn biến của một số yếu tố môi trường ao nuôi 25
4.1.1 pH 27
4.1.2 Sự biến động của hàm lượng Oxy hoà tan (DO) 28
4.1.3 Độ mặn 29
4.1.4 Nhiệt độ 30
4.1.5 Hàm lượng ammoniac trong nước ở các ao nuôi 31
4.1.6 Kiềm 32
4.2 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng 33
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi tại các mật độ khác nhau 33
4.2.1.1 Khối lượng trung bình của tôm (g/con) 33
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/con/ngày) 35
4.2.1.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo phần trăm (%) 37
4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng chiều dài thân của tôm 38
4.2.2.1 Chiều dài trung bình của tôm (cm/con) 38
4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con/ngày) 39
4.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng theo phần trăm về chiều dài (%) 41
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi khác nhau đến tỷ lệ sống tôm chân trắng 42
4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 43
4.5 Hoạch toán kinh tế kết quả vụ nuôi tôm 44
PHẦN 5 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Kiến nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 6Để đem lại năng suất cao trong nuôi trồng đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư, ngườiquản lý tốt, nắm bắt được điều kiện thực tế địa hình, khí hậu tự nhiên của mỗivùng, đặc điểm sinh học của từng đối tượng nuôi để từ đó đưa ra các mô hình,đối tượng nuôi phù hợp với từng nơi, từng địa điểm nhằm đem lại hiệu quả caonhất trong từng vùng.
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ,góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Trong đó tômthẻ chân trắng là một trong những đối tượng chủ lực trong nuôi trồng Tôm thẻchân trắng là đối tượng tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn và có giá trị kinh
tế cao
Để nuôi tôm thẻ thành công, bên cạnh việc chọn giống có chất lượng,quản lý tốt các yếu tố môi trường, chọn hình thức nuôi thì việc chọn mật độ nuôiphù hợp cũng đóng vai trò rất quan trọng
Xuất phát từ thực tiễn và các lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “ theo dõi tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của tôm thẻ chân trắng
nuôi ở các mật độ khác nhau tại trại Ty-Phụng tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhaulên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng Trên cơ sở đó khuyến cáovới người nuôi tôm nên áp dụng những mật độ nuôi phù hợp theo hướng bền vững,
an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 7PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei, Boone 1931)
2.1.1 Hệ thống phân loại của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Ngành chân khớp: Athropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda Phân bộ chân bơi: Nantatia Liên họ tôm he: Penaeoidea
Họ tôm he: Penacidae
Giống tôm he: Penaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: White leg shrimp
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm Chân trắng, tôm Thẻ chân trắng,tôm Bạc Thái Bình Dương
2.1.2 Phân bố, tập tính sinh sống
Tôm thẻ chân trắng (TTCT) là loài tôm biển, có nguồn gốc vùng biển xíchđạo Đông Thái Bình Dương, từ Mexico đến Peru Là loại tôm quý, có nhu cầutiêu thụ cao trên thị trường, được nuôi phổ biến ở khu vực châu Mỹ La Tinh.Phân bố trong các thủy vực từ 40 độ Bắc đến 40 độ Nam
Ấu trùng và tôm con của loài tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở cửasông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thủy triều Tômtrưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn Banngày tôm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn
Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất tốt đối với sự thay đổi đột ngộtcủa môi trường sống Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết Các thửnghiệm cho thấy:
Tôm thẻ chân trắng thích nghi tốt với ngưỡng oxy thấp: Gói tôm con cỡ2÷7cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 270C), để sau 24 giờ vẫn
Trang 8sống 100%, sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l Tôm càng lớnsức chịu đựng oxy thấp càng kém: Với cỡ 2÷4cm là 2,0 mg/l, cỡ dưới 2cm là1,05 mg/l
Bảng 1.1 Điều kiện môi trường thích hợp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng
Thích nghi với nhiệt độ nước: Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước
ổn định từ 25÷320C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn Đang sống ở
bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào ao, bể có nhiệt độ 12÷ 280C chúng vẫnsống 100%, dưới 90C thì tôm chết dần Tăng dần lên 410C, cỡ tôm dưới 4cm vàtrên 4cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết Nuôi trong phòng thínghiệm rất ít thấy chúng ăn thịt lẫn nhau Có thể nuôi với mật độ rất dày nhưng
tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau rất thấp
2.1.3 Hình thái và cấu tạo
Cũng giống như một số loài tôm he khác, cấu tạo của tôm thẻ chân trắnggồm các bộ phận sau:
Trang 9
Hình 1.1 Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (P vannamei)
Chủy có 2÷4 (đôi khi có 5÷6) răng cưa ở phía bụng Vỏ giáp có gai gân
và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, không
có rãnh tim mang Có 6 đốt bụng, 3 đôi mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặckhông có, gai đuôi không phân nhánh Râu không có gai phụ và chiều dài râungắn hơn nhiều so với vỏ giáp Con đực khi thành thục có bộ phận giao phối đựccân đối, nửa mở, không có màng che Không có hiện tượng phóng tinh, có gânbụng ngắn Túi chứa tinh hoàn chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh dịch và có cấutrúc gắn kết riêng biệt với sự sinh sản cũng như với các chất kết dính
Trang 10Hình 1.2 Vòng đời của tôm
Bảng 1.2 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm biển
Trang 112.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường
độ bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phùhợp từ mùn bã hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh
Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của tôm Khả năngchuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bìnhthường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn ướt) Nhu cầuprotein trong khẩu phần thức ăn cho tôm chân trắng khoảng 30 – 35%, thấp hơn
so với các loài tôm nuôi cùng họ khác (36 – 42%)
Ngoài ra thức ăn cho tôm nuôi cũng cần các thành phần như: glucid, lipid,vitamin và các khoáng chất…Nếu các thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc khôngcân đối đều ảnh hưởng sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm
Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động bằng cácđôi phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng Thức ăn mà ấu trùng sử dụngtrong thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema, Cheatoceros ), luân
trùng (Brachionus plicatilis), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật
(Microplankton và Microdetritus) Ngoài ra trong sản xuất giống nhân tạo còn sửdụng các loại thức ăn khác như ấu trùng Artemia, thịt tôm, thịt cá, mực, lòng đỏtrứng gà, thức ăn công nghiệp,
Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thủy vực tự nhiên tôm tiền trưởngthành sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda, Copepoda,Mysidacca), các loài nhuyễn thể (mollusca) và giun nhiều tơ (Polychaeta) Khiương tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ nhiều nguồn nguyên liệukhác nhau Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ thay đổi tuỳ theo giai đoạnphát triển của tôm Lượng đạm thô cần cho tôm giống từ 30÷35% và tôm thịt từ25÷30%
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức ănnhư giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều
tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy,
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố tự nhiên, quanh năm đều bắtđược tôm mẹ mang trứng Mùa sinh sản có sự chênh lệch theo từng vùng khácnhau, thường là tháng 3 - 8 nhưng đẻ rộ nhất từ tháng 4 – 5
Trang 12Quá trình sinh sản của tôm he chân trắng cũng giống như các loài tôm biển
khác, gồm các giai đoạn: Giao vĩ, thành thục và đẻ trứng
Đến giai đoạn trưởng thành, tôm thành thục sinh dục và tiến hành giao vĩ
Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàngnâu hoặc xanh nâu Trong những ngày đẻ trứng tôm đực có nhiệm vụ đưa các túitinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ
Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và cóliên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng Sự phân cắt của trứng diễn ra chủ yếu
ở thời gian đẻ Quá trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơinhanh của con cái Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút
Tôm mẹ thành thục lần đầu từ năm thứ hai trở đi Trọng lượng 30÷40g/con
Số lượng trứng tuỳ thuộc kích cỡ tôm mẹ Nếu tôm có khối lượng 30÷35g/conlượng trứng sẽ là 100.000÷250.000 hạt, trứng có đường kính khoảng 0,22 mm.Mùa đẻ rộ vào tháng 4÷5 ở Ecuador và tháng 12 đến tháng 4 ở Peru Tôm đẻ nhiềunhất tới trên 10 lần/năm Thường sau khi đẻ 3÷4 lần liền thì có một lần lột vỏ Tinhcon đực cũng được tái sinh nhiều lần
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tôm sú, nhưng nó phát triển nhanh hơn ở 60ngày đầu, 90-100 ngày đạt 15÷20g/con
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tôm mangtính giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng.Tôm muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và quá trình này thường tùythuộc vào dinh dưỡng, môi trường nước và cả giai đoạn phát triển của cá thể.Tôm còn nhỏ khi thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1÷2 ngày, lớn hơn cần 6÷7ngày, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong
60 ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi
Với tính ăn tạp và khả năng chuyển hóa thức ăn cao nên hệ số chuyển đổithức ăn (FCR) thường thấp, dao động từ 1,1 - 1,3 Đây là một trong những ưuđiểm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi
Tôm chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 - 3tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xáctăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 - 20g), trung bình 2,5 tuần tômlột xác 1 lần Tôm chân trắng bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên trong quần đàn chúng cókhả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn
Trang 132.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm nuôi
2.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Oxy là yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của tôm nhưng nó cũng là yếu
tố thường xuyên thay đổi Các nghiên cứu cho thấy tôm có thể sinh sống bìnhthường ở nồng độ oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l Khi hàm lượng DO dao động 2÷3mg/l tôm lớn chậm và nhỏ hơn 2 mg/l tôm bắt đầu có hiện tượng ngạt hoặc chết
Tổng kiềm biểu hiện khả năng đệm của nước, hạn chế sự biến đổi quá lớncủa pH Đối với nước nuôi tôm giá trị tổng kiềm được xác định lớn 100 mgCaCO3/l sẽ đảm bảo cho môi trường nước ít biến đổi lớn trong ngày Độ kiềmthích hợp cho tôm phát triển là từ 90÷150 mg CaCO3/l
2.2.3 Hàm lượng amonia
NH3 là dạng khí độc cho tôm cá, nó được hình thành từ quá trình phânhuỷ các hợp chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, phân bón, xác phiêu sinh độngthực vật, chất bài tiết của tôm, … tăng lên trong ao nuôi ngày càng cao vào cuối
vụ, tạo điều kiện cho khí độc hành thành và phát sinh
Trong các ao nuôi tôm có tới 85% lượng Nitrogen trong phân tôm chuyểnsang dạng Amoni Đối với tôm sú ngưỡng thích hợp là nhỏ hơn 0,03mg/l vàhàm lượng lớn hơn 0,1mg/l có thể gây chết
2.2.4 Nitrite và nitrate
Nitrite: là chất rất độc đối với cá nhưng ít độc hơn đối với tôm Nitrite gâyđộc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tếbào Những hiểu biết về ảnh hưởng của NO2- đến sự phát triển của tôm khôngđược nhiều Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ngưỡng an toàn được ápdụng là 0,1 mg/l Các kết quả thử nghiệm của Chen 1988 thấy rằng, LC50 (96giờ) đối với ấu trùng tôm sú là 13,6 mg/l và tôm sú khối lượng 5 g là 171 mg/l.Ngưỡng được ghi nhận an toàn đối với tôm sú là nhỏ hơn 1 mg/l
Trang 14Như vậy, mặc dù con tôm có môi trường sinh thái khá rộng tuy nhiên nócũng đòi hỏi có môi trường nuôi sạch, các biến động môi trường nuôi đều có thểtác động tiêu cực đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của con tôm đặc biệttôm nuôi với mật độ dầy trong các ao nuôi tôm công nghiệp.
2.2.5 Độ mặn
Các loài tôm sú và tôm chân trắng là loài rộng muối có thể thích nghi với
độ muối từ 5÷45‰ Giới hạn cực thuận độ mặn của tôm trong khoảng 20÷25‰.Trong môi trường nuôi có độ muối thấp tôm thường phát triển nhanh, sức đềkháng giảm Ngược lại trong môi trường nuôi có độ muối cao tôm chậm lớnnhưng cơ thể chắc và sức đề kháng tăng
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Lịch sử nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ lâu đời Ban đầu, tôm nuôichủ yếu là các loài tôm sẵn có tại địa phương Đã có hơn 20 loài tôm được nuôitrên toàn thế giới ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt
Nghề nuôi tôm nước lợ trên thế giới đặc biệt là các quốc gia châu Á pháttriển mạnh và đạt đến trình độ kỹ thuật cao trong những năm gần đây Thái Lan,Đài Loan, Philippin là những quốc gia nổi tiếng về công nghệ này Từ mô hìnhnuôi theo lối cổ truyền năng xuất vài trăm kg/ha/năm đã lên 10-15 tấn/ha/năm ở
mô hình nuôi thâm canh và ở mô hình siêu thâm canh là 30 tấn/ha/năm
Trong đó tôm sú và tôm chân trắng là hai đối tượng nuôi chính Năm
2003, hai loài này chiếm 77% tổng sản lượng tôm nuôi và 50- 60% tổng sảnlượng tôm thương mại trên thị trường thế giới Những năm gần đây, tôm chântrắng phát triển mạnh ở châu Á do hiệu quả nuôi lớn hơn tôm sú, khả năngkháng bệnh cao và khu vực này trở thành nơi sản xuất chính tôm chân trắngtrong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu
Tôm chân trắng được nuôi nhiều nhất ở Châu Mỹ, chiếm hơn 70% sảnlượng của các loài tôm he như Ecuado, Mehico, Panama, Peru Họ đã phát triểnnghề nuôi tôm chân trắng từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX Trong đó,Ecuado là quốc gia đứng đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn ỞĐông Nam Á thì ngành nuôi tôm chân trắng đang rất phát triển trong đó TháiLan là nước đi đầu trong khu vực về nuôi tôm chân trắng, sảnlượng hiện lên tới khoảng 500.000 tấn mỗi năm Nước này cũng đi đầu của khu
Trang 15vực trong nghiên cứu tự sản xuất giống tôm chân trắng sạch bệnh,kháng bệnh và cải thiện tốc độ tăng trưởng.
Xuất xứ của tôm thẻ chân trắng là từ vùng Nam Mỹ chạy suốt từ Peru chođến Mexico Vào những năm 1970, tôm thẻ chân trắng được đưa vào các vùng đảoThái Bình Dương, tới đầu năm 1980, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở các vùngnước Mỹ và quanh khu vực Suốt thời gian dài 20÷25 năm tôm thẻ chân trắng làloại tôm chủ lực nuôi trong khu vực này Việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắngđược đánh dấu bằng việc cho sinh sản nhân tạo thành công lần đầu tiên vào năm 1973 ở Florida Từ nguồn tôm bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên ở Panama (Trung Mỹ) đã dẫn tới quá trình phát triển nhanh chóng nghề nuôi loài tôm này ở Trung, Nam Mỹ và Hawaii từ năm 1976
Trên thế giới, sản lượng tôm thẻ chân trắng lúc đầu đứng hàng thứ hai sau tôm
sú, nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn(1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999.Ecuador coi nuôi tôm thẻ chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôichiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn Năm
1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảmcòn 1/3, sau 2÷3 năm khôi phục lại đã đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999),rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000)
Ở một số nước như Mexico, Panama, Peru, Colombia, … cũng có tìnhhình phát triển tương tự Ecuador Sau khi được nhiều nước châu Mỹ nuôi thànhcông và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang Hawaii Từ đâytôm thẻ chân trắng lan sang châu Á, Đông Nam Á Nhiều nước Đông Nam Á đãnhập tôm thẻ chân trắng để nuôi như: Trung Quốc, Philippin, Indonesia,Malaixia, Thái Lan, Việt Nam, với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tômxuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú như hiệnnay Tôm thẻ chân trắng được du nhập vào châu Á vì người ta nhận thấy một sốloại tôm bản địa chủ yếu đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăngtrưởng chậm và có khả năng mang bệnh Việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chântrắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống có chọn lọc và thuần hóa đãđưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng được quan tâm lớn của ngành nuôitôm thời kỳ hiện nay Trên phạm vi toàn cầu, tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới
Trang 16Bảng 1.3 Sản lượng tôm nuôi tại châu Á và châu Mỹ Latinh từ 2007-2011
Trung Quốc 1,265,636 1,286,074 1,181,130 899,600 962,000 Thái Lan 504,856 507,500 541,994 548,800 553,200 Việt Nam 376,700 381,300 302,400 357,700 403,600 Indonesia 330,155 408,346 299,050 333,860 390,631
Trang 17Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm henuôi có nhiều ưu điểm, có thể nuôi theo nhiều hình thức như bán thâm canh,thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ.
Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh ở khu vực châu Á(chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới), đứng đầu là Trung Quốc
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng sản xuất khoảng 300.000 tấn năm 2003, từ
đó tới năm nay con số này đã tăng lên nhiều Sản lượng của Thái Lan được120.000 tấn, Việt Nam và Indonesia mỗi nước chỉ có 30.000 tấn Trung Quốc lànước châu Á quan tâm tôm thẻ chân trắng sớm nhất
Hình 1.3 Biểu đồ sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới
(Nguồn: www.shrimpnews.com)
2.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á
du nhập giống tôm thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuôi loài nàychậm hơn so với nhiều nước trong khu vực Từ năm 1996÷1997, một việt kiều
Mỹ là ông Trần Kia đã lập dự án xin nhập giống tôm thẻ chân trắng về nuôi tạiBạc Liêu, nhưng mãi đến năm 2001÷2002 Bộ Thủy sản mới cho 3 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công tyViệt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) được nhập congiống SPF để nuôi thử nghiệm
Từ năm 2002, do bị thiệt hại trong nuôi tôm sú, nhiều địa phương ởphía Bắc và miền Trung đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và thu được
Trang 18kết quả tốt Nhưng phải đến đầu năm 2008, với Chỉ thị số 228 của Bộ trưởng
Bộ NN & PTNT ngày 25/1/2008, đối tượng này mới được phép đưa vào nuôi ở các tỉnh phía Nam trong các vùng quy hoạch và theo những điềukiện nhất định
Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, từ cuối năm 2000,tỉnh Ninh Thuận đã thành công với mô hình nuôi tôm trên cát Với vài ha lúc đầu,chỉ sau 2 năm diện tích nuôi tôm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về diện tíchnuôi Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên hải miền Trungđều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên cát Trong đó nổi lên là
dự án đầu tư hơn 2.200 ha để nuôi tôm trên cát của công ty Việt Mỹ tại Quảng Trị
và dự án 2.000 ha nuôi tôm trên cát tại Lệ Thủy (Quảng Bình)
Cũng trong thời gian đó, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN & PTNT) đã khuyếncáo người dân không nên phát triển rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vì lo
sợ sự phát triển thiếu bền vững, phần khác do nhiều doanh nghiệp chế biến thủysản xuất khẩu chưa quan tâm đến mặt hàng này
Từ năm 2006, Bộ Thủy sản (trước đây) đã cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng bổsung tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấmnuôi đối tượng này ở các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vì
lo không kiểm soát được dịch bệnh, để lây lan sang các đối tượng nuôi khác Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều biến động, xuthế tiêu dùng các nước chuyển sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của Thái Lan,Trung Quốc, sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh trên thịtrường thế giới Ở trong nước diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh ngày càngnhiều, hiệu quả sản xuất thấp Do vậy, ngày 25/1/2008, Bộ NN & PTNT đã banhành Chỉ thị số 228/CT - BNN & PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng tạivùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuấtkhẩu, giảm bớt áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nướctrong khu vực và trên thế giới Từ một số mô hình nuôi thành công, hiện tôm thẻchân trắng đang ngày càng được các hộ nuôi thủy sản quan tâm và phát triển
Ở Việt Nam, tôm giống bố mẹ CPF-Turbo đã được nhập từ CharoenPokphand Foods (CPF) để sản xuất ở các trại giống C.P ở Ninh Thuận, BìnhThuận, Bình Định, Nghệ An và Bến Tre từ tháng 8/2008 Các kết quả thu nhậnđược từ trại nuôi tôm thương phẩm ở Ninh Lộc (Ninh Hòa, Khánh Hòa) của đợtthả nuôi tôm thẻ chân trắng CPF-Turbo đầu tiên tại Việt Nam trên 3 ao nuôi chophép khẳng định được ở Việt Nam đã có thể nuôi tôm thẻ chân trắng đạt kích cỡ
Trang 1940 con/kg trong thời gian chưa đến 4 tháng và giống tôm thẻ chân trắng Turbo rất thích nghi với điều kiện nuôi ở Việt Nam
CPF-Mặc dù mới được phép nuôi trên địa bàn cả nước trong 3 năm, sản phẩm tôm thẻ chân trắng đã đóng góp ngày càng quan trọng cho xuất khẩu thủy sảnViệt Nam Giá trị xuất khẩu của riêng tôm thẻ chân trắng năm 2010 đã đạt414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009, bằng 20% giá trị xuất khẩutôm nói chung và bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu tất cả các sản phẩm thủy sảntrong năm Thị phần của một loài như vậy là không hề nhỏ Ở đây chưa nói đếnmột sản lượng đáng kể tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiểungạch Sự tăng trưởng liên tục cả diện tích nuôi, sản lượng và giá trị xuất khẩuchứng tỏ tôm thẻ chân trắng đã có chỗ đứng vững chắc trong cơ cấu giống thủysản nuôi ở Việt Nam
Bảng1.4 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các
Trang 20hình dịch bệnh như hiện nay Một nguyên nhân không thể không nhắc đến làngười nuôi không chủ động được nguồn nước “chuẩn” để nuôi tôm thẻ chântrắng Khi ao nuôi bị bệnh người nuôi xả thẳng ra môi trường mà không qua xử
lý, khi cấp nước lại lấy nguồn nước nơi đã thải ra đưa vào ao nuôi Chính điềunày đã làm cho dịch bệnh lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi
2.3.3 Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải miền Trung, có bờ biển dài 126 km
có hệ thống đầm phá ven biển rộng lớn (gần 22.000 ha) được xếp vào loại lớncủa thế giới Hệ thồng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầmphá nước lợ với hệ sinh thái sông biển phong phú và đặc sắc là điều kiện tựnhiên rất thuận lợi cho nhiều loại thủy sinh phát triển, một lợi thế cho nhiềungành nghề nông lâm, ngư nghiệp, mà đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản cóthế mạnh từ con tôm Các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế tập trung
ở vùng cát ven biển, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [Địa chí ThừaThiên Huế, 2005], gồm cồn cát trắng vàng và đất cát biển, phân bố ở các xãthuộc huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà Địahình tương đối bằng phẳng hơi dốc về phía biển, thuận lợi cho việc thoát nướcthải ra biển Nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, độ mặn cao (29-32‰), nguồnnước ngọt phong phú, chủ yếu là nước ngầm Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao, đảmbảo cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2003, diện tích nuôi tôm vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế tăng nhanh.Năm 2000 diện tích nuôi tôm là 2.021ha, chiếm khoảng 66,77% diện tích nuôitrồng thủy sản Năm 2003 các trị số tương ứng là 3.875ha, chiếm khoảng80,45%; tăng 207,46% so với năm 2000
Năm 2012, tỉnh đã tiến hành giải tỏa 300 ha ao nuôi hạ triều vùng đầm phá
ở vùng Rú Chá, huyện Hương Trà, phá Tam Giang của hai huyện Quảng Điền,đầm Sam Chuồn - Thủy Tú, huyện Phú Vang và đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc
Đã quy hoạch 30 ha tại vùng cát ven biển huyện Phong Điền để xây dựng nhómtrại sản xuất và dịch vụ cung ứng tôm giống cho vùng nuôi trên cát, củng cố hệthống trại sản xuất và dịch vụ giống tôm sú tại huyện Phú Vang và huyện PhúLộc, phát triển mạng lưới ương (gièo) giống tại các xã nuôi trồng thủy sản trọngđiểm.Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) vừa đưa Trung tâm thực hành,thực tập nuôi trồng thủy sản với nguồn vốn đầu tư hơn 33 tỷ đồng vào hoạtđộng, phục vụ đào tạo, nghiên cứu, sản xuất Dự kiến trong năm nay (2014),toàn tỉnh sẽ thả nuôi 5.900 ha; trong đó, nuôi nước lợ, nước mặn 3.800 ha
Trang 21Trong quý 1, một số huyện có diện tích nuôi trồng nhiều như: Phú Lộc đưa vàocải tạo 412 ha, Phú Vang 498 ha chuẩn Theo đó, tổng diện tích đã đưa vào nuôithả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha
Tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển mạnh vùng nuôi tôm trên cát tại huyệnPhong Điền, xây dựng nhóm trại sản xuất và dịch vụ cung ứng giống cho vùngnuôi trên cát Theo quy hoạch, vùng nuôi tôm trên cát tại Phong Điền sẽ mởrộng gần 2.000 ha, trong đó 6 dự án của doanh nghiệp chiếm 1.000 ha, còn lạithuộc về người dân Hiện ở đây đang thả nuôi tôm với diện tích trên 144 ha, sảnlượng tôm thu hoạch hàng năm khoảng 1.440 tấn, năng suất bình quân 10 tấn/ha.Phong Điền đang hướng dẫn các hộ nuôi đảm bảo quy trình kỹ thuật nuôi tômcông nghiệp tập trung; nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức sản xuất theo hướngthành lập các HTX, tổ tự quản; lập phương án, kế hoạch điều chỉnh, thu hồi lạidiện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để trồng phục hồi lại rừng; đề xuấtcác giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi tôm côngnghiệp tập trung nhằm đảm bảo quy trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường Tỉnh chuyển toàn bộ diện tích nuôi tôm từ 2 vụ sang nuôi một vụ ăn chắc, ổnđịnh diện tích gần 3.500 ha; trong đó có 1.064 ha diện tích nuôi tôm chân trắngthâm canh công nghiệp trên vùng cát ven biển; 1.091 ha nuôi chuyên tôm sú bánthâm canh vùng cao triều ven đầm phá; còn lại là diện tích nuôi tôm xen ghépquảng canh cải tiến vùng hạ triều đầm phá
Các huyện Phú Vang, Phú Lộc phát triển nuôi tôm nhanh hơn các huyệnkhác Vùng đầm phá huyện Phú Lộc tăng diện tích bình quân hàng năm41,192%/năm và sản lượng tăng 109,84%/năm trong thời gian trên Phong Điềnkhông mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng lại đầu tư thâm canh
Dịch bệnh luôn là vấn đề lo ngại của nghề nuôi tôm Năm 2010 Thừa ThiênHuế, có gần 1.000 ha tôm bị bệnh trên tổng số 3.600 ha nuôi tôm (WebsiteChính Phủ VN, 23/08/2011), chủ yếu là bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, còi,bệnh do môi trường…Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh ThừaThiên Huế, đến ngày 26/5/2011, toàn tỉnh có hơn 33ha tôm nuôi bị chết; trong
đó, có 4,1ha ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, 28,9ha ao nuôi tôm bị bệnh về môitrường, đầu vàng, còi… tập trung ở các huyện Phú Lộc 14ha; Phú Vang 16ha;Hương Trà và Quảng Điền 3ha Huyện Phong Điền là địa bàn có nhiều tiềmnăng phát triển nuôi tôm, đặc biệt nuôi thâm canh có tính chất công nghiệp Từ24/02/2011, huyện chủ trương không đào hồ nuôi tôm khi không có quy hoạchchi tiết khu nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và chứng chỉ đào tạo nghề nuôi tôm trên cát Những hộ đã đào hồ nuôi
Trang 22tôm, phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải theo đúng quy trình kỹthuật Từ 1/6/2011, không thả nuôi nếu không hoàn chỉnh hệ thống xử lý nướcthải theo quy định Những khu nuôi chuẩn đã hình thành và mới xây dựng, thựchiện nghiêm việc quản lý quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản
Để thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên - Huế datập trung thực hiện một số giải pháp: Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý quyhoạch nuôi trồng thủy sản và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung, xây dựngcác đề án về chính sách hỗ trợ sản xuất và cung ứng giống tốt, sạch bệnh Tỉnhđào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thú y thủy sản cho lực lượng thú yviên, xây dựng hệ thống cảnh báo quan trắc môi trường và phòng chống dịchbệnh thủy sản
Trang 23PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian, địa điểm, vật liệu và đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014
- Địa điểm nghiên cứu: trại Ty-Phụng ở Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei).
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu
3.1.3.1 Ao thực nghiệm
Ao thí nghiệm: 6 ao với các thông số mỗi ao như sau:
Bảng 2.1 Đặc điểm của ao thí nghiệm
Trang 243.1.3.4 Các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất
- Cân đĩa: Cân thức ăn, hoá chất
- Cân tiểu ly: Cân khối lượng tôm, mẫu thức ăn và các hóa chất có trọnglượng bé
- Chài: Dùng để chài tôm để kiểm tra sức khoẻ, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệsống và chài mẫu khi thu hoạch
- Sàng ăn: Kích thước 0.8 x 0.8 x 0.1 dùng để kiểm tra lượng thức ăn tôm
sử dụng và sức khoẻ tôm
3.1.3.5 Thuốc và các loại hoá chất
- Các chất xử lý môi trường nước, xử lý đáy ao
- Men tiêu hoá, men vi sinh, thuốc phòng và trị bệnh
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng
- Theo dõi biến động của một số chỉ tiêu về môi trường sống của tôm thẻ
Trang 25Sơ đồ 1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên 6 ao nằm ở vị trí gần nhau, có cùng nguồn giốngchất lượng như nhau, sử dụng cùng một nguồn thức ăn, chế độ chăm sóc giốngnhau, Thí nghiệm được thực hiện với hai nghiệm thức (NT) nuôi khác nhau, mỗinghiệm thức lặp lại 3 lần
Tìm hiểu quy trình nuôi
thương phẩm tôm thẻ chân trắng
Xác định tốc độ tăngtrưởng
Theo dõi diễn biến các yếu
tố môi trường
Xác định
tỷ lệ sống
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Trang 26Sơ đồ 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tôm thẻ chân trắng (PL12)
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Oxy hòa tan (DO): Đo bằng máy đo oxy (độ chính xác đến 0,1mg/l)ngày 2 lần sáng từ 6÷7h và chiều từ 13÷14h
- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân (độ chính xác đến 0,50C) ngày 2lần sáng từ 6÷7h và chiều từ 13÷14h
- Độ mặn: Đo bằng tỷ trọng kế (độ chính xác 1%) ngày 1 lần vào buổisáng 6÷7h
- pH: Đo bằng phương pháp so màu (pH test kit) ngày 2 lần sáng từ6÷7h và chiều từ 13÷14h
Mật độ nuôi 110con/m 2 Mật độ nuôi 80con/m 2
- Diễn biến các yếu tố môi
trường
- Theo dõi tỷ lệ sống
- Theo dõi tốc độ sinh trưởng
- Hiệu quả kinh tế
Kết luận
và kiến nghị