1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

60 2,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Một trong những yêu cầu bức bách hiện nay là trồng rừng phòng hộ để vừa chống xói mòn, vừa ngăn chặn nạn cát bay, cát chuồi, đồng thời cải thiện môi trường, ổn định sản xuất nông nghiệp,… nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Để giải quyết các yêu cầu đó, trong những năm gần đây loài Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) đã được chọn đưa trồng rộng rãi trên nhiều diện tích đất cát nội đồng và trên đất cát ven biển của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên hiệu quả của rừng Keo lưỡi liềm thì chưa được đánh giá một cách đầy đủ.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LHQ Liên hợp quốc MT Môi trường ATSC Trung tâm giống cây Lâm nghiệp Úc COGREDA Nghiên cứu và phát triển Keo khu vực Đông Nam Á AusAID Tổ chức Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc ACIAR Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc GS.TS Giáo sư tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ TS Tiến sĩ Th.S Thạc sĩ CN Công nguyên KH&CN Khoa học và Công nghệ CIFOR Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế GEF Quỹ môi trường toàn cầu TR Trong rừng ĐT Ngoài rừng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác trên đầu người Việt Nam Bảng 4.1. Bảng số liệu diện tích Keo lưỡi liềm của xã Bảng 4.2: Tình hình sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.3. Lượng vật rơi rụng khu vực rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Bảng 4.4: Phẫu diện đất trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Bảng 4.5. Độ ẩm tuyệt đối khu vực trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Bảng 4.6: Bảng nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài rừng Bảng 4.7. Kết quả phân tích độ pH của đất trong rừng và ngoài đất trống Bảng 4.8. Kết quả phân tích mùn của mẫu đất trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 4.1. Biểu đồ biến động diện tích trồng Keo lưỡi liềm Biểu đồ 4.2. Biều đồ lượng nước trong vật rơi rụng Biểu đồ 4.3. Biểu đồ so sánh độ ẩm trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Biểu đồ 4.4. Biểu đồ so sánh pH của đất trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Biểu đồ 4.5. Biểu đồ so sánh mùn của khu vực trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Điền Môn Hình 4.2: Các lớp nước trong đất MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8 2.2.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam 14 PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 23 3.1.1. Mục tiêu chung 23 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Công tác chuẩn bị 24 3.3.2. Công tác ngoại nghiệp 24 3.3.3. Công tác nội nghiệp 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Khái quát tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu 29 4.1.1. Vị trí địa lý 29 4.1.2. Địa hình 29 4.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, địa chất công trình 29 4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 31 4.1.5. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động 33 4.1.6. Đánh giá về lợi thế và hạn chế của khu vực 34 4.2. Khái quát tình hình sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu 35 4.3. Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm 36 4.3.1. Đánh giá lượng vật rơi rụng tại khu vực nghiên cứu 36 4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của rừng Keo lưỡi liềm đến tính chất vật lý của đất tại khu vực Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 39 4.3.3. Ảnh hưởng của rừng Keo lưỡi liềm đến tính chất hóa học của đất cát ven biển 44 4.4. Giải pháp nâng cao khả năng cải tạo đất cát ven biển 48 4.4.1. Giải pháp về kinh tế - hội 48 4.4.2. Giải pháp về tài chính 48 4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ quyết định đến năng suất mà còn quyết định cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Tài nguyên đất đai được con người khai thác và sử dụng từ rất sớm gắn liền với nền sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Mỗi loại đất khác nhau sẽ có các kiểu sử dụng khác nhau nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất trong quá trình khai thác và sử dụng đất. Theo NIAPP (2003) nhóm đất cát biển nước ta có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Ðất cát biển phân bố chủ yếu ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận Diện tích đất cát vùng Bắc Trung Bộ chiếm một diện tích rất lớn là 334.740 ha, chiếm 12% tổng diện tích đất lâm nghiệp của cả vùng, trong đó 36,7% diện tích còn bỏ hoang. Một trong những bất cập lớn nhất là chưa xác định được loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp. Ngoài ra còn một số diện tích phân bố các cửa sông lớn hoặc trên những vùng đất được hình thành từ nền đá mẹ sa thạch hay Granit. Đặc điểm tự nhiên các vùng đất cát ven biển nước ta vô cùng khắc nghiệt, trong khi đó những vùng này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này trong vài thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Bão lụt hàng năm thường xuyên đe dọa đời sống của cư dân địa phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống trong mấy năm gần đây như đào hố nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; cộng với việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất trống, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún 6 sụt địa tầng… do hậu quả của khai khoáng và đào hố nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát gây ra, đã và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ. Một trong những yêu cầu bức bách hiện nay là trồng rừng phòng hộ để vừa chống xói mòn, vừa ngăn chặn nạn cát bay, cát chuồi, đồng thời cải thiện môi trường, ổn định sản xuất nông nghiệp,… nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Để giải quyết các yêu cầu đó, trong những năm gần đây loài Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) đã được chọn đưa trồng rộng rãi trên nhiều diện tích đất cát nội đồng và trên đất cát ven biển của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên hiệu quả của rừng Keo lưỡi liềm thì chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Xuất phát từ những vấn đề đó mà tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) vùng đất cát ven biển Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm phân tích những thay đổi về lý tính và hoá tính của đất cát ven biển khu vực này từ khi có Keo lưỡi liềm. 7 PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Trong lịch sử hình thành, quá trình tiến hoá và phát triển của con người đã nhận thấy được mối quan hệ khăng khít giữa thực vật đối với đất. Từ đó con người đã biết quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị sử dụng của đất, một trong những tài nguyên vô giá của nhân loại. Đặc biệt mối quan hệ đó được các nhà lâm học nghiên cứu, họ đã cho thấy được ý nghĩa lớn lao trong các vấn đề: nuôi dưỡng, cải thiện rừng, nâng cao sản lượng rừng… Mối quan hệ giữa thực vật và đất càng được con người chú trọng khi họ biết phân biệt đất nào thích hợp với cây trồng nào. Như vậy thì thực vật có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của chúng ta, trong đó hệ sinh thái rừng có vai trò lớn nhất. Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980). Khái niệm về hệ sinh thái rừng cho ta thấy rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình trong 1 năm, 1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí. Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng còn tác động lên đất rừng nhiều phương diện khác nhau. Các cây rừng, quần thể, quần thực vật rừng có ảnh hưởng đến đất rừng về cả không gian và 8 thời gian với các mức độ khác nhau. Các đặc điểm của rừng như: cấu trúc rừng, tuổi rừng, tầng thứ, độ khép tán…ảnh hưởng đến tiểu khí hậu rừng (chế độ nhiệt, thành phần không khí, lượng hơi nước…), đến số lượng và chất lượng nước rơi xuống mặt đất, đến biến thiên nhiệt độ đất và độ ẩm đất rừng như: + Nhiệt độ đất rừng rất ổn định các độ sâu khác nhau do có tầng thảm tươi và tầng thảm mục. + Trong rừng do có tầng tán lá cây và tầng thảm mục, cũng như tác dụng giữ nước của cây nên đất rừng hấp thụ được nhiều nước. Bên cạnh đó nhiệt độ trong rừng thấp hơn nên hạn chế sự bốc hơi nước, vì vậy độ ẩm đất rừng thường cao hơn so với đất bên ngoài rừng. Ngoài ra còn có những tác động vật lý, hóa học và sinh lý của hệ rễ cây rừng như: hệ rễ cây rừng làm cho đất tơi xốp hơn, thoáng khí hơn và giữ nước tốt hơn… Bên cạnh đó rừng còn đem lại một khối lượng lớn vật rơi rụng cho đất, tạo ra lớp thảm mục phủ trên bề mặt đất rừng. Thảm mục rừng là sản phẩm đặc trưng và là một trong những thành phần của hệ sinh thái rừng, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng. Thảm mục là nguồn nguyên liệu cơ bản để hình thành mùn và là kho dinh dưỡng vô cùng lớn của cây rừng thông qua quá trình mùn hóa và khoáng hóa, chính vì thế mà thảm mục cũng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Độ dày và thành phần của tầng thảm mục ảnh hưởng đến quá trình điều tiết và duy trì nguồn nước trong đất, ngăn cản dòng chảy chống xói mòn, điều hòa nhiệt độ đất rừng. Thảm mục được tích luỹ dần dần cùng với quá trình hình thành rừng và tăng thêm của lớp thảm khô, nhưng đồng thời song song với quá trình tích lũy còn có quá trình phân giải của vi sinh vật đất. Quá trình phân giải kị khí thảm khô và thảm mục dẫn đến sự phân hủy của xenlulozơ và linhin. Kết quả của quá trình phân giải và mùn hóa là hình thành nên lớp đất bề mặt gọi là mùn, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến các phản ứng hóa sinh của các vi sinh vật từ đó thay đổi nhiều tính chất của đất như: tỷ lệ axit humic và axit fulvic… Đất là một hệ thống động trong đó dung dịch đất là môi trường của các quá trình vật lý, hoá học và sinh học trong đất. Dung dịch đất tồn tại trạng thái cân bằng động với các chất vô cơ, chất hữu cơ, vi sinh vật và không khí đất. Vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá và vận chuyển các phân tử và các ion cần thiết cũng như các phân tử và ion có hại trong một hệ sinh thái. Còn hoá học đất bao gồm các phản ứng và quá trình hoá học của đất gắn liền với sinh trưởng của thực vật, động vật và môi trường phát triển của con người. Các quá 9 trình hoá học đất là nền tảng cho sự tiến hoá của địa quyển, sinh quyển và môi trường sống của con người. Vì vậy hoá học đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sự bền vững của hệ sinh thái. Việc nắm vững bản chất của các phản ứng và các quá trình hoá học đất ở mức độ nguyên tử, phân tử và vi mô là rất cần thiết nhằm khai thác và quản lý có hiệu quả đất cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và điều chỉnh các hoạt động của hệ sinh thái trên mặt đất trong phạm vi vùng và toàn cầu. Đất được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có đất lâm nghiệp, nó được xác định là đấtrừngđất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Đất các khu vực khác nhau sẽ khác nhau về thành phần và tính chất của đất. Theo Cục Kiểm lâm, tổng diện tích đấtrừng Việt Nam hiện nay là hơn 13,5 triệu ha, chiếm 40,8% tổng diện tích đất của cả nước. Chúng ta biết rằng đất rừng khác với đất nông nghiệp và các loại đất khác điểm nó có khả năng tích lũy chất hữu cơ từ vật rơi rụng (cành cây khô, lá rụng, thân cây, hoa, quả rơi rụng…) xuống đất. Thông qua quá trình chuyển hóa, mùn hóa và khoáng hóa tạo ra chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất khoáng và đạm cung cấp cho quá trình sống của động, thực vật. Qua phân tích thấy trong cây có 74 nguyên tố hóa học, trong đó có 16 nguyên tố cần thiết nhất là C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, Si, Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Bo, Cl. Ngoại trừ 3 nguyên tố đầu là C, H, O và một phần N được lấy từ khí trời thì N và 12 nguyên tố còn lại đều được cung cấp từ đất và được coi là dinh dưỡng cho cây. Nhưng hiện nay tài nguyên đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Nhiều diện tích đang dần bị sa mạc hóa, làm cho diện tích đất hoang hoá và đất cát cằn cỗi tăng lên. Đặc biệt là nhóm đất cát biển (Arenosols), nó phân bố rộng rãi nhiều nơi và có xu hướng tăng nhanh về diện tích. Điều kiện hình thành của nhóm đất này nước ta là do phạm vi phân bố của nhóm đất cát biển trải dài từ Bắc Trung Bộ cho tới Nam Trung Bộ cho nên các yếu tố hình thành đất đây như các điều kiện khí hậu, thảm thực vật cũng có sự thay đổi nhất định theo từng vùng. phía Bắc có lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và càng đi vào Nam càng muộn dần. Lượng mưa trung bình trên 2000 mm/năm. Ðặc biệt dải đất từ Ninh Thuận đến Bình Thuận có điều kiện khí hậu khá đặc thù với nhiệt độ trung bình/ngày cả năm cao (26-27 o C) và lượng mưa thấp hơn nhiều so với lượng bốc hơi (lượng 10 [...]... NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm vùng đất cát ven biển của Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực ven biển Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá khả năng cải tạo đất của Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu - Đề... đối của một số mẫu đất tại khu vực nghiên cứu * Đánh giá khả năng cải tạo đất của Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu 28 - So sánh các chỉ tiêu về lý hóa tính tại khu vực trồng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi * Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng cải tạo đất cát ven biển - Giải pháp nâng cao khả năng phòng hộ của rừng Keo - Giải pháp cải tạo. .. số giải pháp để nâng cao khả năng cải tạo đất cát ven biển 3.2 Nội dung nghiên cứu * Phân tích đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực ven biển Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, hội của khu vực nghiên cứu - Tìm hiểu thông tin về cơ cấu sử dụng đất, hiện trạng, diện tích và sự phân bố các loại đất tại khu vực nghiên cứu - Phân tích hàm lượng... trồng rừng phòng hộ ven biển với mục đích chống gió hạn, chặn cát bay, ngăn sự xâm nhập của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển Ngoài ra các loài cây sử dụng để trồng rừng phòng hộ ven biển còn phải có khả năng cải tạo đất Như vậy với những nghiên cứu về những tính chất của đất, thành phần và số lượng vật rơi rụng hai khu vực trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất cát. .. hình, đất đai, khí hậu của vùng - Xác định diện tích và tình hình sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm trong khu vực nghiên cứu - Theo dõi chất hữu cơ rơi rụng trên mặt đất tại khu vực có rừng Keo lưỡi liềm và khu vực không có Keo lưỡi liềm + Lập ô tiêu chuẩn 4m2 (2m x 2m) và mỗi tháng lập 3 ô + Cân vật rơi rụng mỗi ô mỗi tháng một lần - Tiến hành đào phẫu diện đất khu vực có rừng Keo lưỡi liềm và... như việc nghiên cứu về những đặc điểm đặc trưng của cây Keo lưỡi liềm trong đề tài sẽ là những thông tin quan trọng và có giá trị Tôi hi vọng sẽ làm được những điều đó, qua đó góp phần đánh giá được khả năng cải tạo đấttính thích hợp của loài Keo lưỡi liềm vùng đất cát ven biển của khu vực nghiên cứu và có thể áp dụng sang các khu vực khác 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế... hộ ven biển Nó ngăn chặn tình trạng biển xâm thực, cát bay cát chảy vào khu dân cư, lại bảo vệ được môi trường sinh thái những miền quê nắng nóng khốc liệt Còn với nghiên cứu khoa học “Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển bắc trung bộ” của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chỉ ra rằng: do địa hình phức tạp, đất cát ven biển tồn tại dạng đụn cát, cồn cát và bãi cát với địa mạo khác nhau; đất cát. .. đối) của đường hồi quy theo công thức: Tính hệ số chính xác: 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu 4.1.1 Vị trí địa lý Điền Môn nằm phía bắc huyện Phong Điền, địa giới hành chính của như sau: - Phía Bắc giáp Biển Đông - Phía Tây giáp Điền Hương - Phía Đông giáp Điền Lộc - Phía Nam giáp Phong Chương 4.1.2 Địa hình 34 Địa hình của. .. miền trung như: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế Đã xác định được loài Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa)khả năng thích nghi rộng nhất, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trên điều kiện đất cát Đồng thời cũng đã xác định được một số đặc điểm cơ bản của loài cây này và giá trị củaKeo lưỡi liềm (còn gọi là Keoliềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia crassicarpa, thuộc họ... quốc gia trên thế giới vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và cho năng suất cao Một trong những loài Keo có nguồn gốc mọc tự nhiên Úc đang rất được nhiều nước khu vực châu Á nghiên cứu và đưa vào trồng trên vùng đất cát ven biển là loài Keoliềm (A crassicarpa) Theo những nghiên cứu chính thức của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp Úc (ATSC) từ năm 1980 đến . lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế . Nhằm phân tích những thay. của đất tại khu vực xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 39 4.3.3. Ảnh hưởng của rừng Keo lưỡi liềm đến tính chất hóa học của đất cát ven biển 44 4.4. Giải pháp nâng cao khả năng. nghiên cứu 35 4.3. Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm 36 4.3.1. Đánh giá lượng vật rơi rụng tại khu vực nghiên cứu 36 4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của rừng Keo lưỡi liềm đến

Ngày đăng: 25/03/2014, 00:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bài giảng trồng rừng phòng hộ, NXB Nông Nghiệp, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng trồng rừng phòng hộ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
[2]. Cẩm nang lâm nghiệp, Chương 15 Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang lâm nghiệp
[4]. Giáo trình Hóa học đất, NXB Nông Nghiệp, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hóa học đất
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
[5]. Nguyễn Mười, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, NXB Nông Nghiệp, 1979 [6]. PGS.TS Lê Văn Thăng , Giáo trình khoa học môi trường đại cương - Đại Học Huế, 2007.Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực tập thổ nhưỡng", NXB Nông Nghiệp, 1979[6]. PGS.TS Lê Văn Thăng , "Giáo trình khoa học môi trường đại cương
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
[3]. Dương Viết Tình, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Huế, 2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.1. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (Trang 20)
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Điền Môn 4.1.4.1. Tài nguyên đất - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Điền Môn 4.1.4.1. Tài nguyên đất (Trang 37)
Bảng 4.1. Bảng số liệu diện tích Keo lưỡi liềm của xã - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.1. Bảng số liệu diện tích Keo lưỡi liềm của xã (Trang 38)
Bảng 4.3. Lượng vật rơi rụng ở khu vực rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.3. Lượng vật rơi rụng ở khu vực rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống (Trang 42)
Bảng 4.4: Phẫu diện đất trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.4 Phẫu diện đất trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống (Trang 44)
Hình 4.2: Các lớp nước trong đất - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.2 Các lớp nước trong đất (Trang 45)
Bảng 4.5. Độ ẩm tuyệt đối khu vực trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.5. Độ ẩm tuyệt đối khu vực trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống (Trang 46)
Bảng 4.7. Kết quả phân tích độ pH của đất trong rừng và ngoài đất trống - “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.7. Kết quả phân tích độ pH của đất trong rừng và ngoài đất trống (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w