- Thu thập thông tin ở cơ quan địa chính và người dân về vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu của vùng.
- Xác định diện tích và tình hình sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm trong khu vực nghiên cứu.
- Theo dõi chất hữu cơ rơi rụng trên mặt đất tại khu vực có rừng Keo lưỡi liềm và khu vực không có Keo lưỡi liềm.
+ Lập ô tiêu chuẩn 4m2 (2m x 2m) và mỗi tháng lập 3 ô. + Cân vật rơi rụng ở mỗi ô mỗi tháng một lần.
- Tiến hành đào phẫu diện đất ở khu vực có rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống rồi ghi vào phiếu điều tra. Trong qua trình đào xác định mực nước ngầm (nếu có).
Bảng: Mô tả phẫu diện đất
Hạng mục Khu vực Thành phần cơ giới Độ dày tầng đất Màu sắc Sự chuyển màu
Đào phẫu diện:
+ Trước lúc đào phải chọn vị trí đại diện cho khu vực nghiên cứu
+ Mặt thành phẫu diện hướng về phía mặt trời. Đối diện là các bậc để lên xuống. Nếu đào ở chỗ đất dốc thì mặt thành phẫu diện cắt ngang hướng dốc.
+ Không được đứng dẫm lên vùng đất trên mặt quan sát của phẫu diện vì thế sẽ làm mất trạng thái tự nhiên của đất. Ở khu vực đó chúng ta phải quan sát thực bì.
+ Mặt quan sát phẳng: Dùng mai hoặc xẻng vạt, tránh miết đất làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Lấy mẫu đất xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy.
- Độ mùn: Xác định theo phương pháp phân tích mùn của Tiurin. - Độ pH: Xác định theo phương pháp so màu.
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí
+ Nhiệt độ không khí: Dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành đo ở hai vị trí trong rừng và ngoài đất trống, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
+ Ẩm độ không khí: Dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai vị trí trong và ngoài rừng, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
- Thực hiện việc điều tra thực tế tại địa phương. Tại rừng Keo lá liềm tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điều tra 1 lần có diện tích 1000 m2, tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành mô tả tình hình sinh thái và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng cho các cây lẻ, đo D1,3, Dt, Hvn... để đánh giá.