Khái quát tình hình sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 41)

nghiên cứu

Rừng Keo lưỡi liềm tai khu vực nghiên cứu là đai rừng phòng hộ, được trồng năm 2001 với diện tích 20 ha. Sau 12 năm sinh trưởng, rừng đã phát triển khép tán. Kết quả điều tra về rừng Keo lưỡi liềm tại đây như sau:

- Mật độ trung bình: 1650 cây

- Chiều cao trung bình: 11,55 (m) - Đường kính trung bình: 12,75 (cm) - Đường kính tán bình quân: = 4,5 (m)

(Nguồn: Phân tích, 2013)

Qua bảng kết quả ta có thể thấy mặc dù rừng Keo lưỡi liềm ở đây đã 12 năm, nhưng chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm ở đây tương đối thấp, với đường kính bình quân tại vị trí 1,3 m là 12,75 cm, chiều cao vút ngọn bình quân là 11,55 m và đường kính tán bình quân là 4,5 m.

Phạm vi biến động của các chỉ tiêu lớn, chứng tỏ sinh trưởng của Keo lưỡi liềm ở khu vực này không đồng đều. Cụ thể là phạm vi biến động của đường kính tại vị trí 1,3 m là 23,2 cm, chiều cao vút ngọn là 10,0 m và đường kính tán là 5,0 m. Có những cây sinh trưởng tốt thì đã thể hiện ưu thế vượt trội về kích thước, ngược lại nhiều cây khác sinh trưởng kém hơn đã bị chèn ép vì vậy kích thước nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu được nhìn nhận ở đây là do đất ở đây là đất cồn cát ven biển, cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Keo trồng với mục đích là đê phòng hộ nên được trồng với mật độ dày, không chặt tỉa thưa và điều quan trọng nữa là ở giai đoạn hiện tại sức sinh trưởng và phát triển của Keo đang ở mức cao nên đã xảy ra sự cạnh tranh về ánh sáng, cũng như chất dinh dưỡng vì vậy tạo nên sự phân hoá như trên.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 41)