Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 60)

- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai giữa các ngành, giữa vùng phòng hộ xung yếu và vùng phòng hộ kết hợp kinh tế; trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất, từng bước ổn định đời sống.

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển vườn rừng. Giao đất, giao rừng kinh tế kết hợp yêu cầu phòng hộ cho các hộ gia đình và xây dựng rừng phòng hộ ổn định lâu dài dưới sự quản lý của địa phương.

- Thông qua các chương trình, dự án đầu tư diện tích và chất lượng được nâng lên, góp phần đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, cải tạo môi trường, tạo được cảnh quan du lịch theo dọc bờ biển của hai xã. Bên cạnh đó đã giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, cải thiện một phần nguồn thu từ sản xuất nghề rừng cho một bộ phận dân cư sống trên địa bàn dự án, góp phần ổn định cuộc sống. Chuyển dịch được cơ cấu sản xuất nghề rừng từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp cộng đồng, đặc biệt là xây dựng được mô hình giao

khoán đến hộ gia đình, cá nhân làm tăng hiệu lực về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn dự án.

4.4.2. Giải pháp tài chính

Để đạt mục tiêu trên phải thực hiện các giải pháp kinh tế - xã hội đồng bộ, vì vậy cần huy động nhiều nguồn vốn để dầu tư. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước hoặc vốn viện trợ của nước ngoài chủ yếu dành để đầu tư trồng rừng, hỗ trợ ổn định đời sống dân cư tại địa phương và nâng cao thu nhập từ rừng của người dân tai địa phương. Bàng việc huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án trồng rừng, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống hay phân bón… Như nguồn vốn từ dự án 661, vốn của trung tâm Hợp tác Quốc tế và xúc tiến lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO) hay tổ chức phần lan…

4.4.3. Giải pháp kỹ thuật

- Tận dụng tối đa diện tích đất, nhất là diện tích đất cồn cát, để trồng các loài cây lâm nghiệp có khả năng thích ngi tốt và từng bước cải thiện đất ở khu vực.

- Thiết kế xây dựng rừng có cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm phòng hộ ở từng vùng, phát huy lâu dài mục tiêu phòng hộ; tạo mọi điều kiện kết hợp tăng thu nhập trên các khu phòng hộ đảm bảo ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Đất cát hoang hóa được phủ xanh theo nguyên lý vùng sinh thái khép kín “rừng nuôi đất, đất nuôi cây, cây nuôi người, người nuôi rừng”.

- Xây dựng các dải rừng phòng hộ xung yếu chống cát bay trên đất cát mới bồi nằm sát bờ biển, các dải rừng phong hộ này cần trồng song song với bờ biển, trồng với mật độ cao và liên tục.

- Xây dựng rừng phòng hộ để cố định cồn cát di động và bán di động, trên các cồn cát này cần phải trồng phủ kín toàn bộ diện tích.Sẽ hạn chế được hiện tượng cát bay, cát chảy, từ đó có thể phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm trên đất cát ven biển này.

- Trồng xen nhiều loại cây nhằm nâng cao khả năng phòng hộ, môi trường và hiệu quả kinh tế.

- Tập huấn kỹ thuật trồng rừng, đặc biệt là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Keo lưỡi liềm hiện nay.

- Xây dựng được nguồn giống cây ổn định và đảm bảo chất lượng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Khu vực nghiên cứu xã Điền môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã ven biển. Xã có vị trí địa lý và nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển. Nhưng cũng còn rất nhiều mặt hạn chế và khó khăn. Xã Điền Môn phía đông có giáp biển đông, có quốc lộ chạy dọc theo chiều dài của xã thuận lợi cho giao thông vận tải và phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh đó địa hình lại bị chia cắt khá nhiều lạch nước, khe nước và khí hậu khá khắc nghiệt nên cũng gây ra khá nhiều trở ngại. Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển thuỷ sản là khá dồi dào, tuy nhiên diện tích đất cồn cát khô cằn tương đối lớn. Mặc dù công tác chăm sóc và bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm, nhưng vẫn chưa phủ xanh được hết khu vực này. Về mặt kinh tế - xã hội thì xã có nguồn lao động rất dồi dào, đa số người dân ở khu vực này rất cần cù chịu khó và sống dựa vào nghề nông là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây xuất hiện nhiều khó khăn như: thiếu nhân lực khỏe mạnh, hạn chế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ… Do nguồn nhân lực là lao động thanh niên đang có xu hướng ra thành phố hoặc đi ngoại tỉnh làm ăn và trình độ tay nghề lao động nông thôn còn thấp, chưa qua đào tạo.

Trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở xã Điền Môn tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã mang lại một số hiệu quả trong việc cải tạo và bảo vệ đất. Những rừng Keo lưỡi liềm đã trả lại lượng vật rơi rụng lớn giúp che phủ đất và trả lại chất hữu cơ cho đất. Hàng năm trong khi lượng vật rơi rụng tích lũy trong rừng Keo lưỡi liềm lên đến trên 300 tấn/ha/năm thì tại khu vực ngoài đất trống chỉ khoảng 2-3 tấn/ha/năm chứng tỏ rừng Keo lưỡi liềm trả lại cho đất một lượng vật rơi rụng rất lớn. Lượng vật rơi rụng này chứa một lượng nước lớn, lượng nước này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho đất và không khí trong rừng. Cùng với chức năng quang hợp của cây xanh, từ đó tính chất đất và tiểu khí hậu rừng sẽ được cải thiện đáng kể, nhiệt độ của đất và không khí trong rừng luôn thấp hơn và ổn định hơn. Cụ thể, với nhiệt độ không khí thì khu vực trong rừng luôn có nhiệt độ bình quân thấp hơn ngoài đất trống khoảng 3,20C, được duy trì ổn định ở ngưỡng 25,8 – 35,30C. Đối với độ ẩm thì lượng nước chứa trong vật rơi rụng trong rừng Keo lưỡi liềm nhiều hơn gấp 8 lần ngoài đất trống, độ ẩm trong đất thì ở khu vực trong rừng thay đổi với khoảng từ 4,19 – 8,0 %, trong khi ở khu vực đất trống thì thay đổi khá nhiều khoảng dao động lớn là khoảng 6,36%. Độ ẩm không khí trung bình trong rừng luôn cao hơn ẩm độ không khí ngoài đất trống và luôn được duy trì ở mức 55,5 - 87,9%. Khoảng chênh lêch độ ẩm tương đối trung bình giữa trong rừng Keo lưỡi liềm và ngoài đất trống là 5,2%. Như vậy sự che phủ của tán cây, vật rơi rụng cùng với sự phát triển của bộ rễ Keo lưỡi liềm thì đất được cố định, hạn chế tình trạng cát bay, cát chạy và tăng lượng nước ngầm trong đất. Như vậy, ta thấy việc trồng rừng Keo lưỡi liềm sẽ giúp cải thiện môi truờng sinh thái của khu vực rất rõ rệt.

Trồng rừng Keo lưỡi liềm thì đất cát cằn cỗi cũng trở nên màu mỡ hơn, do rừng Keo lưỡi liềm trả lại cho đất một lượng mùn khá lớn. Đất cát ven biển từ đất nghèo và hơi nghèo sang đất giàu mùn và rất giàu mùn. Từ đó việc canh tác trên các vùng đất cát này sẽ được thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Nhưng bên cạnh đó việc trồng cây làm đất trở nên chua hơn, nhưng đây không phải đơn thuần là do Keo lưỡi liềm mà ở đây chủ yếu là do tính chất của đất cát và quá trình canh tác của con người. Mặc dù vậy sau thời gian canh tác lâu năm, rừng Keo lưỡi liềm sẽ cố định được đất, tăng hàm lượng mùn thì pH của đất sẽ được cải thiện và đi vào ổn định.

- Việc nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng phòng hộ là rất quan trọng, đối với các vùng đất cát khô cằn thì nó càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Như vậy cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu vấn đề này.

- Do hạn chế về mặt thời gian nên phạm vi nghiên cứu chỉ nằm trong phạm vi một xã và với loài Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa), như vậy cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn huyện, toàn tỉnh và cả nước, cũng như nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau.

- Trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phân tích mẫu như: máy GPS, thước Blumleis, máy đo pH, độ ẩm… còn thiếu hoặc hiệu quả hoạt động không ổn định nên hiệu quả công tác điều tra, nghiên cứu chưa cao và còn gây ra một ít sai số. Tôi hi vọng là sẽ có nhiều đầu tư trang thiết bị để công tác nghiên cứu được tiến hành nhiều hơn và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình:

[1]. Bài giảng trồng rừng phòng hộ, NXB Nông Nghiệp, 1995.

[2]. Cẩm nang lâm nghiệp, Chương 15 Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, 1999.

[3]. Dương Viết Tình, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Huế, 2000. [4]. Giáo trình Hóa học đất, NXB Nông Nghiệp, 2007.

[5]. Nguyễn Mười, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, NXB Nông Nghiệp, 1979 [6]. PGS.TS Lê Văn Thăng , Giáo trình khoa học môi trường đại cương - Đại Học Huế, 2007. Trang Web: [7]. http://www.dlu.edu.vn/FileUpload/20106117148125.pdf [8].http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-hien-trang-tai-nguyen-dat-tren-the-gioi- viet-nam-va-huong-su-dung-ben-vung-.211750.html [9]. http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/21.tbkhxhnv3/07.dia.r.hang- nguyenthi.pdf

[10].http://www.doko.vn/luan-van/nghien-cuu-dac-trung-tham-giu-nuoc-cua- dat-rung-va-vat-roi-rung-tai-vung-phong-ho-luu-vuc-song-cau-xa-cao-ky- huyen-cho-moi-tinh-ba-327378 [11].http://www.baoquangtri.vn/default.aspx? TabID=87&modid=390&ItemID=67641 [12]. http://www.nomafsi.com.vn/newsdetail.aspx?cate1=51&msgId=185 [13].http://www.doko.vn/luan-van/nghien-cuu-dac-trung-tham-giu-nuoc-cua- dat-rung-va-vat-roi-rung-tai-vung-phong-ho-luu-vuc-song-cau-xa-cao-ky- huyen-cho-moi-tinh-ba-327378 [14].http://www.hue.vnn.vn/vi/38/1714/Tin-tieu-diem/Hoi-thao-quoc-te- %E2%80%9CLam-nghiep-cong-dong-o-Viet-Nam%E2%80%9D.html# .UXsknKI5k6E [15].http://agro.gov.vn/images/2007/04/Quan%20ly%20rung%20phong%20 ho %20dau%20nguon%20va%20rung%20PH%20ven%20bien23657.pdf [16]. http://kiemtailieu.com/khoa-hoc-tu-nhien/tai-lieu/nhom-dat-cat-bien.html [17].http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id =16226&code=SPNUC16226 [18].http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nghien-cuu-khoa-hoc-phan-vung-phong-ho- vung-cat-ven-bien-bac-trung-bo-.1096815.html [19].http://www.cauduong.vn/Data/Upload/file/Giao%20tr%C3%ACnh/ Giaotrinh/Cohocdat.pdf [20]. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9n [21]. http://www.zun.vn/tai-lieu/bao-cao-moi-truong-dat-dat-cat-1661/

PHỤ LỤC ẢNH

Hiện trạng khu vực nghiên cứu

Thảm thực bì trong rừng Keo lưỡi liềm

Thảm thực vật ngoài đất trống (vùng trũng)

Đào phẫu diện đất

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát ven biển xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 60)