1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT

45 687 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

Ngày nay nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang là ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân và cũng là ngành kinh tế đóng góp lớn lượng ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần tạo nguồn thực phẩm cho nhân dân và nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì diện tích nuôi lợ, mặn chiếm chủ yếu còn nuôi nước ngọt thì ít hơn. Mặc dù vậy nhưng việc nuôi các đối tượng nước ngọt vẫn được người dân tiến hành rộng rãi. Với các ưu điểm như tận dụng được nguồn nước sẵn có của tự nhiên, dễ nuôi và yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân thường quen với việc nhà nông. Trong quá trình phát triển, các hình thức canh tác thường xuyên được đổi mới. Từ nuôi quảnh canh năng suất thấp cho đến ngày nay các quốc gia đang hướng đến việc công nghiệp hóa ngành nuôi thủy sản. Đại bộ phận các nước tiên tiến của khu vực và thế giới đã chuyển từ hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Do đó việc tìm kiếm các đối tượng nuôi và nguồn thức ăn phù hợp là vấn đề đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Đã có nhiều đối tượng đã được nghiên cứu để nuôi, trong đó với những tính năng vượt trội cá rô phi vằn dòng GIFT với đặc điểm có khả năng sử dụng loại thức ăn rẽ tiền dễ kiếm, nuôi trong nhiều hình thức khác nhau, nuôi với mật độ cao, ăn rất mạnh và tốc độ tăng trưởng nhanh, không bị dịch bệnh gây chết cá, thịt cá thơm ngon và dễ tiêu thụ là một đối tượng được người nuôi cá rất ưa chuộng. Mặc dù vậy hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá rô phi còn khá thấp. Một trong những nguyên nhân là do chi phí thức ăn ngày càng cao, đặc biệt khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Chính vì lý do làm tăng hiệu quả của nghề nuôi cá rô phi, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT (Oreochromis niloticus) nuôi tại Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang là ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân và cũng là ngành kinh tế đóng góp lớn lượng ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần tạo nguồn thực phẩm cho nhân dân và nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì diện tích nuôi lợ, mặn chiếm chủ yếu còn nuôi nước ngọt thì ít hơn. Mặc dù vậy nhưng việc nuôi các đối tượng nước ngọt vẫn được người dân tiến hành rộng rãi. Với các ưu điểm như tận dụng được nguồn nước sẵn có của tự nhiên, dễ nuôi và yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân thường quen với việc nhà nông. Trong quá trình phát triển, các hình thức canh tác thường xuyên được đổi mới. Từ nuôi quảnh canh năng suất thấp cho đến ngày nay các quốc gia đang hướng đến việc công nghiệp hóa ngành nuôi thủy sản. Đại bộ phận các nước tiên tiến của khu vực và thế giới đã chuyển từ hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Do đó việc tìm kiếm các đối tượng nuôi và nguồn thức ăn phù hợp là vấn đề đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Đã có nhiều đối tượng đã được nghiên cứu để nuôi, trong đó với những tính năng vượt trội cá rô phi vằn dòng GIFT với đặc điểm có khả năng sử dụng loại thức ăn rẽ tiền dễ kiếm, nuôi trong nhiều hình thức khác nhau, nuôi với mật độ cao, ăn rất mạnh và tốc độ tăng trưởng nhanh, không bị dịch bệnh gây chết cá, thịt cá thơm ngon và dễ tiêu thụ là một đối tượng được người nuôi cá rất ưa chuộng. Mặc dù vậy hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá rô phi còn khá thấp. Một trong những nguyên nhân là do chi phí thức ăn ngày càng cao, đặc biệt khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Chính vì lý do làm tăng hiệu quả của nghề nuôi cá rô phi, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề 1 tài: “Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT (Oreochromis niloticus) nuôi tại Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I, tỉnh Thừa Thiên Huế” Đề tài thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tăng trưởng cá cá rô phi vằn dòng GIFT từ đó hướng dẫn người dân nuôi với loại thức ăn có hiệu quả nhất. - Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. - Tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi đơn tính dòng GIFT 2.1.1. Đặc điểm phân loại Ngành phụ có hàm: Gnathostomata Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ cá vược: Perciformes Họ: Cichlidae Loài cá rô phi dòng GIFT: Oreochromis niloticus Tên tiếng anh: Tilapia 2.1.2 . Mô tả hình thái Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố chạy từ lưng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng rõ ràng hơn. 2.1.3. Đặc điểm sinh học và tập tính sống Cá rô phi vằn dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Egypt, Ghana, Kenya, 3 Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1993 cá rô phi vằn dòng GIFT được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập vào nuôi thử nghiệm từ Philippine trong chương trình dự án “Nâng cao phẩm giống di truyền cá rô phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các dòng cá khác nhau. Cá rô phi vằn dòng GIFT sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 15 o / oo . Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng Oxy hoà tan thấp hơn 1mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3-1mg/l. Giới hạn pH 5-11 và có khả năng chịu được hàm lượng khí NH 3 lên tới 2,4 mg/l. Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để cá rô phi phát triển là 25 o C-35 o C, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá là 11-12 o C. 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng Tính ăn của cá rô phi vằn dòng GIFT thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô phi vằn dòng GIFT là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, cá chủ yếu ăn động vật phù du (ÐVPD) và 1 ít thực vật phù du (TVPD). Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực vật phù du. Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hoá. Ðặc biệt chúng có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác.Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (18 - 35% Protein). 4 Cá rô phi vằn dòng GIFT có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Cá rô phi vằn dòng GIFT lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi và loài cá. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2-3g/con. Sau 2 tháng tuổi đạt 15-20g/con. Nuôi thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi cá có thể đạt 400- 500g/con. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản Trong điều kiện nhiệt độ nước trên 20 0 C, cá rô phi vằn dòng GIFT thành thục lần đầu sau 4-5 tháng tuổi và cỡ cá tương đương 100-150g. Cá rô phi vằn dòng GIFT có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng trong miệng. Thời gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do.Thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Theo Macintosh và Little (1995), ở nhiệt độ 20 0 C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt độ 28 0 C là 4-6 ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 34 0 C thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3-5 ngày. Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến khi cá con có thể tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1-4 ngày. Trong thời kỳ ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4 tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài khoảng 30-45 ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục lần kế tiếp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan và nhiệt độ Trong điều kiện khí hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10-12 lần/năm, nuôi ở miền Bắc chỉ đẻ 5-7 lần/năm. Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường mỗi lần cá đẻ 1.000-2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200-250 g/con [1] 5 2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới. Cá rô phi là những loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Nil thuộc châu Phi. Năm 1920 thí nghiệm về nuôi cá rô phi ở Indonesia, Malaysia một số nước khác ở châu Á [2]. Trong những năm thập niên tám mươi, nuôi cá rô phi đạt được sản lượng đáng kể giai đoạn này các nước Nam Mỹ như (Costaria, Colombia, Brazil…). Nghề nuôi cá bắt đầu đi vào theo hướng sản xuất công nghiệp. Cũng thời gian này ở một số nước châu Phi như (Nam Phi, Zimbabue, Kenya) đã phát triển nuôi đối tượng này và đạt được năng suất và sản lượng cao, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 nước đưa cá rô phi vào nuôi ở qui mô thương phẩm ở các hình thức khác nhau. Theo thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO,2002), sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990 đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu tấn và hiện nay khoảng 1,6 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm trên 70% sản lượng cá rô phi trên thế giới, và trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần 50% sản lượng (năm 1999 đạt sản lượng 526.000 tấn) với năng suất trung bình đạt 6 tấn/ha. Ai Cập là nước thứ hai (năm 1999 là 220.000 tấn), Thái Lan đạt 102.000 tấn/năm, Philippine, Indonesia là 70.000 tấn. Tuy vậy, Đài Loan lại là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất trên thế giới với năng suất nuôi trong ao đạt trung bình 12 tấn/ha. Nhu cầu nhập khẩu cá rô phi trên thị trường thế giới cũng tăng nhanh, đặc biệt dưới dạng philê [7] .Trong số sản lượng của các loài cá rô phi thì cá rô phi vằn chiếm gần 70%. 2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Từ năm 1973 cá rô phi vằn đã được nhập vào Việt Nam và sau đó được nhân rộng ra nuôi trong cả nước. Tuy nhiên, do việc quản lý con giống chưa chặt chẽ nên đã xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết nên chất lượng con giống bị thoái hóa, cá chậm lớn năng suất nuôi thấp. Từ năm 1993 đến nay 6 Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I đã thực hiện chương trình chọn giống dòng GIFT nhằm tăng sức sinh trưởng và có khả năng chịu lạnh. Đến năm 2000 đã chọn được dòng cá rô phi có sức sinh trưởng cao hơn so với cá dòng GIFT thường đến 16,6%. Kết quả này đã được công nhận và được các Bộ Nghành chủ quản cho phép nhân rộng ra nuôi trên toàn quốc [17]. Hiện nay, Việt Nam đang phát triển rộng rãi nuôi cá rô phi. Nhiều hình thức nuôi khác nhau đã được áp dụng như nuôi chuyên canh cá rô phi trong ao đất, nuôi kết hợp với các đối tượng khác trong ao nước tĩnh, nuôi cá rô phi kết hợp trong ao tôm nước lợ, nuôi lồng bè trên sông và trên hồ chứa… Nhìn chung đây là đối tượng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, nhu cầu dinh dưỡng đơn giản, thị trường tiêu thụ lớn và thích hợp với nhiều tầng lớp người dân trong xã hội. Do đặc điểm tự nhiên thuận lợi và có thị trường tiêu thụ lớn nên việc nuôi cá rô phi trong lồng bè rất được phát triển ở các sông và hồ chứa các tỉnh phía nam. Năng suất cá rô phi nuôi tại các lồng bè hiện nay từ 35 – 60 kg/m 3 lồng. Hiện nay có hai đối tượng cá rô phi đang được sử dụng trong nuôi lồng là cá rô phi vằn và cá điêu hồng. Trong một thời gian dài cá điêu hồng gần như chiếm ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên vừa qua do quản lý chất lượng đàn giống kém, nhiều cơ sở sản xuất giống đã để đàn cá bố mẹ lai tạp với những loài cá rô phi khác nên màu sắc cá thay đổi, chất lượng thịt kém, cá chậm lớn. Vì lý do này cá điêu hồng có giá bán giảm sút nhiều (từ 30.000 đ/kg - 40.000 đ/kg giảm còn 12.000-13.000 đ/kg). Do sự suy giảm nhu cầu của thị trường cá điêu hồng, đồng thời với những tính năng vượt trội của mình, cá rô phi dòng GIFT được người nuôi lựa chọn như là giải pháp có ý nghĩa chiến lược [10]. Ở Thừa Thiên Huế việc nuôi cá rô phi đơn tính mới được bắt đầu từ năm 1995 do một số hộ gia đình và trung tâm khuyến ngư thuộc sở thủy sản tỉnh thực hiện. Hiện nay việc nuôi cá rô phi đơn tính đã được phát triển ra diện rộng trên toàn tỉnh, nhất là các vùng ven đầm phá. 7 2.4. Một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng của cá rô phi ( Oreochromis niloticus) Cá rô phi là loài cá được nghiên cứu khá kỹ về dinh dưỡng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi đối với đạm và axit amin, năng lượng, các axit béo, vitamin và các chất khoáng [14] . Ý kiến khá thống nhất cho rằng nuôi trong điều kiện không có thức ăn tự nhiên, cá rô phi cỡ cá hương cần khoảng 50% đạm đã cân bằng axit amin, với cá rô phi cỡ trên 30g nhu cầu này chỉ là 30 – 35% với cá rô phi cỡ lớn hơn giảm xuống còn 25 – 35%. Nhu cầu đạm ở cá rô phi thay đổi theo cỡ cá, lượng thức ăn tụ nhiên có trong ao, bể nuôi và tùy thuộc vào chất lượng đạm, mức năng lượng của thức ăn [12] Cũng giống như các loài cá và động vật trên cạn khác, cá rô phi cần đến 10 axit amin không thay thế, đó là arginin, histidin, isoleusin, leusin, lysin, methionin, phenylalanin, treonin, trytophan và valin. Theo P.J Popma, 1982 (trích dẫn Chhorn Lin, 1990). Cá rô phi tiêu hóa tốt đạm của cá bột, bột thịt giống như cá trê. Khả năng tiêu hóa đạm trong hạt ngũ cốc và hạt của những cây có dầu cao hơn cá trê. P.J Popma và L.L Lovshin (1996) đã nghiên cứu tỉ lệ phần trăm tiêu hóa được của cá rô phi O.niloticus với đạm mỡ, hydratcacbon và năng lượng thô có trong bột cá, bột cá + ngô, thịt và bột xương, bột đậu tương, ngô trộn với bột cá, ngô (nấu chín), bột mỳ, cám mỳ… Trong khẩu phần ăn, cá rô phi có nhu cầu với các axit béo thuộc nhóm linoleic. Jauncey và ross, 1982; Takeuchi, satoh và Watanabe, 1983 (trích dẫn Chholin, 1990)… cho rằng một khẩu phần ăn có hàm lượng mỡ trên 12% sẽ kìm hãm tốc độ lớn của cá rô phi vì chúng không thích ứng với khẩu phần mỡ cao như cá hồi. Hiện nay vẫn còn ít thông tin về nhu cầu vitamin của cá rô phi vì phần lớn cá rô phi được nuôi trong ao nên cá được ăn một lượng lớn thức ăn tự nhiên, nhu cầu vitamin có lẽ phần nào được thỏa mãn. Ở điều kiện nuôi 8 cá rô phi thâm canh, nghĩa là hạn chế hoặc không có các sinh vật thức ăn tự nhiên khác, người ta phải trộn thêm vitamin vào thức ăn viên. Cũng giống như với vitamin, những thông tin về yêu cầu khoáng đối với cá rô phi còn rất thiếu, mặc dù điều dễ dàng thừa nhận là cá rô phi cũng giống như các loài cá có vảy khác cần đến một lượng đáng kể các chất khoáng, ví dụ như Caxi. Ngoài kết quả nghiên cứu của Wantabe và ctv, 1980 (theo trích dẫn của Chhorn Lin, 19990) cho rằng mức độ Phospho trong bột cá của cá rô phi là khoảng 60% các tác giả khác vẫn yêu cầu dùng khoáng trong thức ăn nuôi cá trê để tham khảo trong việc lập công thức thức ăn nuôi cá rô phi. Trong các nguyên liệu dùng làm nguồn đạm trong thức nuôi cá rô phi, theo Jackson, capper và Matty, 1982 (trích dẫn của Chhorn Lin, 1990), bột cá là nguồn đạm tốt hơn đạm của nguyên liệu khác như lạc, đậu tương, hạt hướng dương, cùi dừa, hạt cải và hạt bông. Cũng theo Chhorn Lin (1990, Wu và Jan, 1987) đã dùng đậu tương làm nguồn đạm để nuôi cá rô phi và có bổ sung thêm riêng lẻ từng loại trong 10 axit amin mà cá cần. Hướng dùng các phụ phẩm của nông nghiệp làm thức ăn nuôi cá rô phi là hướng phổ biến. Người ta chú ý đến dùng nguyên liệu là thực vật khi nuôi cá rô phi bán thâm canh và chú ý đến nguyên liệu lấy từ động vật hoặc bột cá khi nuôi thâm canh Ở điều kiện nuôi bán thâm canh, người ta thường cho cá ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như cám gạo, bã bia, thực vật ủ…(P. Edwards, Kmall M. & Wee K. L 1985) [16] Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao ở Isarel người ta thường dùng công thức thức ăn 25% Protein theo hai công thức 15% bột cá; 20% bột đậu tương; 20% lúa mỳ; 45% lúa miến hoặc 8% bột lành canh; 28,8% bột đậu tương (có 48% đạm); 59,4 hạt hoặc phụ phẩm của hạt; 2% chất kết dính, 1,5% dicanxium photphas; 0,25% hỗn hợp vitamin và 0,05% hỗn hợp khoáng. Khi nuôi cá nước chảy trong lồng, do cá chỉ dựa vào thức ăn nhân tạo làm nguồn 9 dinh dưỡng là chủ yếu nên công thức thức ăn phải có đầy đủ dinh dưỡng hơn, đạt 32% Protein với các thành phần nguyên liệu là 12% bột lành canh; 43% bột đậu tương; 38,8 hạt; 1,9% mỡ; 2% chất kết dính; 2% dicanxium photphas; 0,25% hỗn hợp vitamin và 0,25% hỗn hợp khoáng (Chhorn Lin, 1990; K.J.Rana & M.C.M. Beveridge (1992) [13] đã giới thiệu một số công thức thức ăn thích hợp để nuôi thâm canh có kết quả, trong đó dùng đến 2 – 3 nguồn đạm động vật. Những kết quả nuôi cá rô phi ở châu Phi đã cho phép rút ra những gợi ý tốt về nguyên liệu làm thức ăn nuôi loài cá này J. Lajrad, P. Morissen và P.Parel (1990) đã lưu ý đến vai trò của bột cá trong việc tăng năng suất cá nuôi. Các tác giả cho biết khi cho cá rô phi ăn thức ăn hỗn hợp có 69% cám gạo + 31% khô dầu bông, năng suất cá thu được là 11 tấn/ha/năm; còn nếu cho cá ăn thức ăn có 75% cám gạo+ 15% khô dầu bông+ 10% bột cá sẽ thu được năng suất trên 15 tấn/ha/năm. Mối tương quan của chúng với các mức năng suất cá rô phi thịt từ 5 – 16 tấn/ha/năm nuôi trong ao châu phi đã được J. Lajrad (1990) tổng kết, trong đó có kết luận rằng để năng suất đạt từ 7 đến 11 tấn/ha/năm thức ăn phải chứa 23% protein động vật. Nói chung trong việc lập ra những khẩu phần ăn cũng như việc lựa chọn các nguyên liệu làm thức ăn của cá rô phi các nhà khoa học đã có hướng sử dụng những loại thức ăn nào cho phép cá có tốc độ vừa phải, đảm bảo các chi phí về thức ăn ở mức độ cho phép, hướng đến những nguyên liệu có sẵn, giá cả thấp, dể bảo quản và không có các độc tố. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về dinh dưỡng của cá cho đến nay không nhiều, những kết quả thu được cũng chưa thật chắc chắn và ổn định. Một vài năm gần đây tình hình nghiên cứu có sáng sủa hơn do mở rộng thêm thực nghiệm với một số công thức thức ăn hỗn hợp và cũng do yêu cầu mở rộng của một số hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Theo nghiên 10 [...]... cá khoảng 0,3-1mg/l Hàm lượng DO như vậy là khá tốt cho sự phát triển sinh trưởng của cá 4.4 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT Để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính dòng GIFT, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính dòng GIFT với hai nghiệm thức: Nghiệm thức sử dụng thức. .. liệu Sau 75 ngày nuôi, kết quả thu được như sau 4.4.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá rô phi nuôi trong các giai thí nghiệm được trình bày trong bảng 10 33 Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức khác nhau Nghiệm thức Thức ăn viên nổi Thức ăn phối trộn Ban đầu (mm/con)... rô phi, trong đó các tác giả đi đến kết luận là có thể phối chế 30 – 40% cám gạo vào thức ăn nuôi cá rô phi để đạt hiệu quả kinh tế cao Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I vẫn thường ương nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) từ hương lên giống bằng các thức ăn có thành phần sau: bột cá 40%; đỗ tương 15%; ngô 25%; cám gạo 19%; vitamin 1% và nuôi cá rô phi thịt với các thức ăn : bột cá 10%; đỗ tương... đổi thức ăn FCR; FCR được tính bằng công thức: FCR = Lượng thức ăn cho vào (kg) số kg tăng trọng Trong đó: tổng số lượng thức ăn cá sử dụng trong một thời gian nhất định và tăng trọng chính là tăng trọng tuyệt đối được tính bằng hiệu của tổng trọng lượng trung bình của cá tại lần cân sau trừ tổng trọng lượng trung bình của cá tại lần cân trước 3.5.2.3 Hạch toán kinh tế 16 So sánh hiệu quả kinh tế. .. cứu của Trịnh Thị Thanh,1991 được tiến hành trên loài cá mè trắng và cá rô phi Khi nhiễm độc cá bị rối loạn nhịp thở, cá tiết màng nhầy bao phủ cơ thể, mất khả năng giữ cân bằng, mang, gan và ruột cá bị nhiễm độc đều có chứa thủy ngân, song ở gan có tỷ lệ độc cao hơn Riêng về cá rô phi, mới đây có công bố của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (1998) về nghiên cứu sử dụng cám gạo chế biến thức ăn nuôi cá rô phi, ... của cá ở hai lô thí nghiệm đã có sự sai khác một cách rõ rệt (p . đã thực hiện đề 1 tài: Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT (Oreochromis niloticus). cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tăng trưởng cá cá rô phi vằn dòng GIFT từ đó hướng dẫn người dân nuôi với loại thức ăn có hiệu quả nhất. - Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô. trưởng của cá rô phi đơn tính khi sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm: Nghiên cứu sinh trưởng của cá rô phi đơn tính khi sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm thông qua các chỉ tiêu sau:  Tăng

Ngày đăng: 29/07/2014, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[16] P. Edward, Kamal M. and Wee K.L – 1985 – Incorporation of composed and dried Water Hyacinth in Pelleted Feed for The Tilapia Oreochromis niloticus – “ Aquaculture and Fisheries Management”[17] http://tailieu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aquaculture and Fisheries Management
[1] Phạm Minh Anh, 1999. So sánh cá rô phi sản xuất bằng lai khác loài và siêu đực Oreochromis niloticus dòng Egypt-Swansea Khác
[2] Nguyễn Công Dân, 1964????????. Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn. Dự án UNDP/FAO/VIE/93/2001. Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thủy sản-Hà Nội) Khác
[3] Lê Văn Dân, 2001. Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Giáo trình, Trường Đại Học Nông Lâm - Huế. Bài giảng lưu hành nội bộ., 2001 Khác
[4] Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Thị Bích Hằng, Nguyễn Thanh Phương , 1998. – Nghiên cứu sử dụng cám gạo trong chế biến thức ăn nuôi cá rô phi – Hội thảo khoa học kỷỹ thuật toàn quốc về nuôi trồng thủy sản năm 1998 Khác
[5] Võ Thị Cúc Hoa, 1997. – Chế biến thức ăn tổng hợp cho cá và các thủy đặc sản khác – NXB nông nghiệp – 1997 Tp Hồ Chí Minh Khác
[6] Lưu Lan Hương, Nguyễn Quốc Khang, 1986. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ống tiêu hóa cá rô phi vằn. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp Khác
[7] Nguyễn Quang Linh, Tôn Thất Chất, Nguyễn Phi Nam, Lê Văn Dân,. 2008. Giáo trình nuôi trồng thủy sản đại cương. Nhà xuất bản Nnông nNghiệp Khác
[8] Lã Văn Kính, 2000. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Khác
[9] Nguyễn Thanh Phương, Mai Viết Thi, Bùi Thị Bích Hằng – 1998 – Thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thức ăn nuôi cá Ba sa giống – Hội thảo KHKT toàn quốc về nuôi trồng thủy sản 1998, Bắc Ninh Khác
[10] Hội người cá Việt Nam, 2003. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi. NXB - Nông nghiệp - Hà Nội Khác
[11] Trần Văn Vỹ, 1999. 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi. Nhà xuất bản Khác
[12] Chhor Lin,1990. - Practical Feeding - Tilapias : Nutrition and Feeding of Fish - 1990) Khác
[13] K.J Rana, Beveridge M.C.M , – 1992. – Tilapias and Their Culture Khác
[14] M.A.Al Owafein & I.E.H Balal, 1996 ; M.Rodrigues – sema, M.A Olivera – Novoa & carmona Osalde, 1996; Meyers, 1996 Khác
[15] Marca Huet ,– 1994. – Textbook of Fish Culture: Breeding and Cultivation of fish Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: sơ đồ bố trí thí nghiệm - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Sơ đồ 1 sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 13)
4.1.4. Sơ đồ Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I - Thừa Thiên Huế  Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí hệ thống sản xuất của Trung Tâm - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
4.1.4. Sơ đồ Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I - Thừa Thiên Huế Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí hệ thống sản xuất của Trung Tâm (Trang 20)
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm (Trang 21)
Bảng 2: Bộ máy tổ chức của trại giống - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 2 Bộ máy tổ chức của trại giống (Trang 21)
Bảng 3: Kết quả sản xuất cá bột qua các năm 1996-2000 - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 3 Kết quả sản xuất cá bột qua các năm 1996-2000 (Trang 23)
Bảng 5: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn viên nổi - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 5 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn viên nổi (Trang 26)
Bảng 7. Biến động của nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 7. Biến động của nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm (Trang 28)
Bảng 8: Chỉ số pH trong ao nuôi - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 8 Chỉ số pH trong ao nuôi (Trang 30)
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức khác  nhau - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức khác nhau (Trang 34)
Bảng 12. Tỷ lệ sống của cá trong q trình thí nghiệm Nghiệm thức Số cá thể ban - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 12. Tỷ lệ sống của cá trong q trình thí nghiệm Nghiệm thức Số cá thể ban (Trang 38)
Bảng 14: Hạch tốn kinh tế tính theo từng cơng thức thí nghiệm - Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT
Bảng 14 Hạch tốn kinh tế tính theo từng cơng thức thí nghiệm (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w