0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VIÊN CÔNG NGHIỆP VÀ THỨC ĂN CHẾ BIẾN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁ RÔ PHI VẰN ĐƠN TÍNH DÒNG GIFT (Trang 33 -35 )

2. Cá trê lai Con 1.400

4.4.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT

phi vằn đơn tính dòng GIFT

Để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính dòng GIFT, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính dòng GIFT với hai nghiệm thức: Nghiệm thức sử dụng thức ăn viên nổi của công ty Proconco sản xuất và nghiệm thức sử dụng thức ăn phối trộn của viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (cám gạo 60% + bột bắp 20% + bột cá 20 % ). Mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, cá được thả nuôi trong giai có thể tích 8m3. Các giai được bố trí trong cùng một ao. Định kỳ 15 ngày tiến hành cân và đo trọng lượng của cá một lần, bắt ngẫu nhiên 30 cá thể trong mỗi giai để cân đo lấy số liệu. Sau 75 ngày nuôi, kết quả thu được như sau.

4.4.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT

Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá rô phi nuôi trong các giai thí nghiệm được trình bày trong bảng 10.

Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức khác nhau Nghiệm thức Thời gian Thức ăn viên nổi Thức ăn phối trộn

Ban đầu (mm/con) 63,2±0,5 62,9±0,6

Sau 15 ngày (mm/con) 98,4±3,3a 95,1±2,9a

Sau 30 ngày (mm/con) 125,9±1,6a 112,4±2,1b

Sau 45 ngày (mm/con) 134,8±1,7a 123,5±0,2b

Sau 60 ngày (mm/con) 145,4±1,7a 137±1,4b

Sau 75 ngày (mm/con) 158,7±2,2a 144,9±0,5b

(Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn)

(Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn)

Qua hình 4 và bảng 10 cho chúng tôi một số nhận xét như sau:

- Chiều dài của cá ở cá hai lô thí nghiệm đều có sự tăng trưởng theo thời gian. Vào thời điểm bắt đầu thả giống cá đạt chiều dài trung bình là 63,2 mm và 62,9 mm. Đến khi kết thúc thí nghiệm chiều dài trung bình là 158,7 mm (lô thức ăn viên nổi) và 144,9 mm (lô thức ăn phối trộn)

- Quan sát trên đường cong sinh trưởng về chiều dài của cá cho thấy. Trong 30 ngày đầu cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những lần kiểm tra sau. Điều này phù hợp với qui luật chung của các loài động vật thủy sinh trong việc thích ứng với khả năng tìm kiếm thức ăn và trốn tránh kẻ thù.

- So sánh giữa hai lô thí nghiệm sử dụng thức ăn viên nổi và thức ăn tự phối chế theo công thức của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I chúng tôi thấy ở lần kiểm tra thứ nhất (sau 15 ngày nuôi) chiều dài của cá ở hai lô thí nghiệm không có sự khác nhau về mặt thống kê (p>0,05) (phụ lục 1).

Tuy nhiên, bắt đầu từ lần kiểm tra ở ngày nuôi thứ 30 trở đi chiều dài trung bình của cá ở hai lô thí nghiệm đã có sự sai khác một cách rõ rệt (p<0,05), và sự sai khác này càng rõ rệt hơn trong những lần kiểm tra sau (phụ lục 2,3,4,5).

Đặc biệt ở giai đoạn cuối chênh lệch về chiều dài của cá ở lô nuôi bằng thức ăn viên nổi Proconco lớn hơn so với lô nuôi bằng thức ăn phối trộn là 13,8 mm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VIÊN CÔNG NGHIỆP VÀ THỨC ĂN CHẾ BIẾN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁ RÔ PHI VẰN ĐƠN TÍNH DÒNG GIFT (Trang 33 -35 )

×