Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT (Trang 35 - 37)

2. Cá trê lai Con 1.400

4.4.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT.

trọng lượng của cá cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT.

Bảng 11:Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá ở các nghiệm thức khác nhau Nghiệm thức Thời gian Thức ăn viên nổi Thức ăn phối trộn

Ban đầu (g/con) 8,36±0,01 8,33±0,05

Sau 30 ngày (g/con) 34,9±1,1a 26,8±0,4b

Sau 45 ngày (g/con) 43,3±1,6a 33,9±0,4b

Sau 60 ngày (g/con) 60,2±1,7a 50±1,8b

Sau 75 ngày (g/con) 78,7±2,8a 57,3±1,3b

(Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn)

Qua bảng 11 và hình 5 cho thấy: Trọng lượng của cá ở cá hai lô thí nghiệm đều có sự tăng trưởng theo thời gian. Vào thời điểm bắt đầu thả giống cá đạt trọng lượng trung bình là 8,36 g/con và 8,33 g/con. Đến khi kết thúc thí nghiệm chiều dài trung bình là 78,8 g/con đối với lô cho ăn bằng thức ăn viên nổi và 57,7g/con đối với lô cho ăn bằng thức ăn phối trộn.

- Quan sát trên đường cong sinh trưởng về trọng lượng của cá cho thấy. Trong những ngày đầu cá có tốc độ tăng trưởng về trọng lượng chậm hơn so với những lần kiểm tra sau. Như vậy cá có kích thước càng lớn, thì mức tăng trọng càng nhanh và sự phát triển về chiều dài chậm lại. Theo chúng tôi khi có thời gian nuôi càng dài, cá đạt kích thước khá lớn sẽ có quá trình tích lũy chất dinh dưỡng nhiều hơn, tương ứng với thời kỳ phát dục của cá.

Hình 5: Đồ thị tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá

- So sánh giữa hai lô thí nghiệm sử dụng thức ăn viên nổi và thức ăn tự phối chế theo công thức của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I chúng tôi thấy ở lần kiểm tra thứ nhất (sau 15 ngày nuôi) trọng lượng của cá ở hai lô thí nghiệm không có sự khác nhau về mặt thống kê (p>0,05) (phụ lục 6).

Tuy nhiên, cũng tương tự như tăng trưởng về chiều dài của cá nuôi thí nghiệm, bắt đầu từ lần kiểm tra ở ngày nuôi thứ 30 trở đi khốitrọng lượng trung bình của cá ở hai lô thí nghiệm đã có sự sai khác một cách rõ rệt (p<0,05) (phụ lục 7,8,9,10).

Đặc biệt ở giai đoạn cuối chênh lệch về chiều dài của cá ở lô nuôi bằng thức ăn viên nổi Proconco lớn hơn so với lô nuôi bằng thức ăn phối trộn là 21,4 g/con. Điều này chứng tỏ cá thích nghi tốt với cả hai loại thức ăn này. Trong đó thức ăn viên nổi cho kết quả tốt hơn so với thức ăn phối trộn. Nguyên nhân là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn viên nổi đầy đủ hơn và hàm lượng đạm cao hơn. Nên khả năng sinh trưởng của cá tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w