Bên cạnh việc nâng cao phẩm giống những loài cá nuôi đã có, bảo vệ và phát triển các giống loài cá kinh tế, các loài cá bản địa quý hiếm, chúng ta đã nhập nội những loài cá mới cho năng
Trang 1là một yêu cầu cần thiết để phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững Bên cạnh việc nâng cao phẩm giống những loài cá nuôi đã có, bảo vệ và phát triển các giống loài cá kinh tế, các loài cá bản địa quý hiếm, chúng ta đã nhập nội những loài cá mới cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện nước ta Hơn nữa cần tập trung cho lĩnh vực công nghệ sinh học – một lĩnh vực còn mới mẻ với Việt Nam, để nhanh chóng hoàn thiện
được những quần đàn cá nuôi đáp ứng với những yêu cầu cần phát triển mới của nghề nuôi trồng thuỷ sản
Từ năm 2000 đến nay, Hợp phần 1, Dự án NORAD đã liên tục tiến hành nuôi thử nghiệm cá rô phi chọn giống nhằm đánh giá chất lượng di truyền của chúng Cá rô phi chọn giống đã được chuyển đến những nông hộ ở các tỉnh: Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình
Để kiểm chứng những kết quả của việc nuôi thử nghiệm cá rô phi dòng NOVIT
4, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 (Norwegian - Vietnamese Tilapia, 2004) ở các nông hộ nuôi thử nghiệm tại tỉnh Hải Dương và Nghệ An”
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4
Trang 2Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiệu quả kinh tế đem lại cho các gia đình nuôi thử nghiệm cá rô phi dòng NOVIT 4
- Đánh giá ảnh hưởng của việc đưa vào nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 đối với cấp nông hộ và các địa phương tham gia dự án
Trang 3chương I Tổng quan nghiên cứu
1.1 Đặc điểm sinh học cá rô phi
1.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi nên khả năng chịu lạnh kém hơn khả năng thích ứng với nhiệt độ cao Theo Chervinski (1982) cá rô phi có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 400C và chết nhiều ở nhiệt độ dưới 100C Khi nhiệt độ nước dưới 200C kéo dài thì cá tăng trưởng chậm, nhiệt độ thích ứng cho sự sinh trưởng
và phát triển của cá rô phi là 20 – 350C (Huet, 1994) {16} Chính vì những đặc điểm chịu nhiệt như vậy nên chỉ những vùng xích đạo, nhiệt đới và cận nhiệt đới mới có khả năng phát triển nuôi một cách kinh tế loài cá này và nước ta là một nước có khí hậu thuận lợi để phát triển loài cá này
1.1.2 Ôxy hoà tan
Cá rô phi có khả năng sống trong môi trường nước bẩn như ao tù, môi trường nước thải mà ở đó hàm lượng ôxy hoà tan thấp Magid và Babiker (1995) chỉ ra rằng
O niloticus và O mossambicus có thể chịu đựng được ở hàm lượng ôxy hoà tan trong
nước 0,1 mg/lít Trong điều kiện thí nghiệm cá rô phi có thể chịu đựng được nồng độ
ôxy hoà tan 0,5 mg/lít Song hàm lượng ôxy hoà tan trong nước thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá (Tilapia Culture, 1994) {22}
Trong nuôi thâm canh cá rô phi cần hết sức chú trọng đến hàm lượng ôxy hoà tan, đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng kiếm mồi, hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của cá rô phi
1.1.3 pH
Cá rô phi có khả năng thích nghi với khoảng pH rộng, song pH thích hợp cho sự phát triển là môi trưởng trung tính, hơi kiềm (pH = 6,5 – 8,5) và chết ở pH = 3,5 hay lớn hơn 12 sau 2 – 3 giờ (Philipart và Ruwet, 1982) {18}
Trang 41.1.4 Độ mặn
Cá rô phi là nhóm cá thích ứng với độ muối rộng, chúng có thể sống được cả ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn Cá rô phi có khả năng chịu được độ mặn tới 320/00(Nguyễn Duy Khoát, 1997) {3} Cá rô phi được nuôi trong nước lợ có chất lượng thịt thơm ngon hơn trong nước ngọt, điều này rất đáng chú ý trong việc tạo ra sản phẩm nước lợ xuất khẩu có giá trị
Có nhiều loài cá rô phi có thể sống và sinh sản trong nước biển có độ mặn cao Các loài
khác nhau có ngưỡng độ muối khác nhau Loài O zillii, O aureus và O spilurus là những loài rộng muối sau đó là O mossambicus, sau cùng là O niloticus (Philipart và
Ruwet, 1982) {18}
1.1.5 Tính ăn
Tính ăn của cá có liên quan chặt chẽ đến cấu tạo của cơ quan tiêu hoá Cơ quan tiêu hoá của cá rô phi có thực quản ngắn, dạ dày nhỏ, ruột dài và xoắn nhiều, rất phù hợp với tính ăn tạp của cá rô phi
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm: động vật phù du, giun, côn trùng trong nước, ấu trùng của các loài chân đốt sống trong nước như ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn , mùn bã hữu cơ Ngoài ra một số loài cá rô phi còn ăn cả thực vật như bèo tấm, rau muống Khi nuôi cá rô phi bằng hình thức thâm canh, nuôi lồng, bè người ta còn cho cá ăn bằng thức ăn nhân tạo Nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá rô phi gồm bột mì, cám gạo, bột cá và các phế phẩm nông nghiệp cùng các loại muối khoáng, muối vi lượng
Phổ thức ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển của cá Giai đoạn cá còn nhỏ thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du, sau khi nở 20 ngày chúng chuyển sang ăn thức ăn như cá trưởng thành (Khoa thuỷ sản, Trường Đại Học Cần Thơ, 1994) {2}
Hiện nay người nuôi cá rô phi với nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm các loại nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm như phụ phế thải của sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản
Trang 5Nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho cá gồm: bột cá, cám gạo, bột đậu tương, bột ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác
1.1.6 Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi mang đặc thù riêng của loài, các loài cá khác
nhau thì sự sinh trưởng và phát triển khác nhau Loài O niloticus có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh và kích thước lớn hơn hẳn O mossambicus (Khoa thuỷ sản, Trường
Đại Học Cần Thơ, 1994) {2}
Trong cùng một loài, các dòng cá khác nhau cũng có sự khác nhau về tốc độ
sinh trưởng Khater & Smitherman (1988) nghiên cứu sự sinh trưởng của 3 dòng O niloticus, đó là dòng Egypt, dòng Ivory Coast và dòng Ghana, cho thấy dòng Egypt có
sức tăng trưởng nhanh nhất, dòng Ghana có sức lớn chậm nhất trong cùng một điều
kiện nuôi ở Philippine đã tiến hành nghiên cứu so sánh tốc độ sinh trưởng cá O niloticus dòng Israel, dòng Singapore và dòng Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho thấy cá O niloticus dòng Israel có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, sau đó là dòng Singapore
và chậm nhất là dòng Đài Loan (Tayamen và Guerrero, 1988) {21}
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, mật độ cá thả trong ao Khi nhiệt độ nước 20 – 220C kéo dài thì cá tăng trưởng chậm và ngừng sinh sản (Behrends, 1990) {8} Cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước 20 – 350C (Marcel Huet, 1994) {16}
Nhiệt độ và độ sâu nước ao cũng có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cá rô phi Sayed và ctv (1996) đã tiến hành theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá rô phi ở 4 độ sâu khác nhau, có nhiệt độ nước dao động từ 5 – 330C sau 10 tháng nuôi Kết quả cho thấy, ở độ sâu 50 cm cá đạt 250 g/con, ở độ sâu 100 – 200 cm cá đạt 348 – 362 g/con ở nhiệt độ nước trên 210C Khi nhiệt độ nước dưới 100C thì cá ngừng ăn, kém hoạt động
và hay mắc bệnh
Do đặc điểm sinh học về sinh sản, cá cái O niloticus phải ấp trứng và nuôi cá
bột ở giai đoạn đầu trong miệng nên tốc độ tăng trưởng có sự sai khác giữa cá đực và cá cái Trong cùng một điều kiện nuôi, sau khi thành thục sinh dục cá đực thường có tốc
Trang 6độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái Kết quả nghiên cứu của Liu Jiazhao (1991) cho thấy trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, môi trường như nhau, cỡ cá thả ban đầu 12,6 g/con, sau 36 ngày nuôi, trọng lượng trung bình của con đực là 61,4 g, con cái là 43,6
g Cũng theo Liu Jiazhao (1991), tốc độ tăng trọng của cá rô phi còn phụ thuộc vào giai
đoạn phát triển của cá Cá bột có tốc độ tăng trọng tương đối nhanh nhất, sự tăng trọng tương đối tỷ lệ nghịch với trọng lượng và tuổi cá
1.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi có tuổi thành thục sớm, sinh sản lần đầu khi cỡ cá còn rất bé, mắn đẻ
và đẻ tự nhiên trong hệ thống nuôi Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục cá rô phi chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: tuổi cá, kích cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, ánh sáng và nồng độ muối ở Việt Nam do có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên cá rô phi có thể đẻ gần như quanh năm (trừ các tháng mùa đông ở miền bắc và dải miền trung) Thông thường cá rô phi đẻ khi nhiệt độ nước trên 200C Các loài cá rô phi khác
nhau có tuổi thành thục khác nhau Oreochromis niloticus tham gia sinh sản lần đầu khi 5 – 6 tháng tuổi, chu kỳ sinh sản là 30 – 35 ngày Còn O mossambicus bắt đầu đẻ
khi 3 – 4 tháng tuổi, chu kỳ sinh sản là 30 – 35 ngày (Liu Jiazhao, 1991) {13}
Tập tính sinh sản của cá rô phi có sự khác nhau giữa các giống Dựa vào đặc
điểm sinh sản của cá rô phi mà Trewavas (1983) đã chia cá rô phi ra làm 3 giống
1 Giống Tilapia: Cá làm tổ bằng cỏ rác, cá đẻ trứng bám vào giá thể, sau khi đẻ cá đực
và cá cái cùng tham gia bảo vệ tổ
2 Giống Sarotherodon: Cá đào tổ đẻ, cá đực hoặc cá cái cùng tham gia ấp trứng
trong miệng
3 Giống Oreochromis: Cá đực đào tổ đẻ, cá cái ấp trứng trong miệng
Để phân biệt đực cái ở cá rô phi có hai phương pháp, đó là:
- Dựa vào hình thái ngoài (khi cá 7 – 10 cm), bằng quan sát vùng lỗ huyệt, con
đực có hai lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (huyệt niệu sinh dục) Còn con cái có ba lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là lỗ niệu và giữa là lỗ sinh
Trang 7dục Khi trưởng thành cơ thể cá đực có màu sắc sặc sỡ hơn, vây bụng của cá đực có mầu hồng tím đến xanh đen Cá cái hầu như không có thay đổi về mầu sắc bên ngoài
- Dựa vào phương pháp giải phẫu tuyến sinh dục: khi cá đạt cỡ 2 – 4 cm, mổ cá lấy phần nhỏ của giải sinh dục đưa lên lam có sẵn thuốc nhuộm Aceto – carmine, dùng lam khác đặt lên ép nhẹ hai tấm lam lại Quan sát dưới kính hiển vi, thấy có những chấm nhỏ thì đó là cá đực, còn nếu những vòng tròn nhỏ xếp sít nhau thành từng khối thì đó là cá cái (Guerrero và Shelton, 1974) {10}
Nuôi cá Oreochromis trong ao đất, khi sinh sản cá đực thường làm tổ trên nền
đáy ao và chờ cá cái đến đẻ Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ để thụ tinh cho trứng Số lượng trứng tuỳ thuộc vào cỡ cá mẹ, thường dao động từ 500 – 2.000 trứng/cá mẹ/lần đẻ Sau khi đẻ xong, đồng thời trứng cũng đã được thụ tinh, cá mẹ thu trứng vào miệng, ấp trứng trong khoang miệng Trong suốt thời gian ấp trứng, cá mẹ hầu như không ăn, ở nhiệt độ nước 25 – 300C trứng nở sau 4 – 6 ngày, cá bột được mẹ ấp trong khoang miệng cho tới khi hết noãn hoàng chúng được nhả ra khỏi miệng cá mẹ khoảng 2 – 4 tuần cá mẹ lại có thể tham gia chu kỳ sinh sản tiếp theo (Little và Macintosh, 1995) {14}
Do đặc điểm sinh sản của cá rô phi như đã trình bày ở trên (thành thục sớm, đẻ nhiều lần trong ao và cá đẻ không đồng loạt ) nên dẫn đến tình trạng không kiểm soát nổi mật độ cá nuôi trong ao, cỡ cá nhỏ và không đề khi thu hoạch Vì vậy năng suất cá thường không cao, cá thương phẩm nhỏ
Để chủ động kiểm soát mật độ cá nuôi trong ao, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng do sinh sản, nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm cá rô phi trong thuỷ vực Người ta áp dụng các biện pháp khác nhau như: đánh tỉa bớt cá con trong ao theo
định kỳ hàng tháng, thả ghép cá dữ vào trong ao nuôi, nuôi cá đơn tính Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực như:
- Khi cá đạt cỡ 7 – 10 cm có trọng lượng ≥ 30g (Mc Andrew, 1993) {17} ta dựa vào sự khác biệt hình thái bên ngoài để tách nuôi riêng đực cái, cá cái, phương pháp này tuy đơn giản, nhưng tốn nhiều công lao động và dễ sai sót ngay cả với những người
Trang 8có kinh nghiệm (khoảng 10%) tuy vậy vẫn được ứng dụng kết hợp với một số phương pháp khác
- Tạo cá rô phi đơn tính kiểu hình bằng xử lý hóc môn, đã và đang được nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Philippine, Đài Loan, Brazil và Việt Nam ứng dụng Phương pháp này dễ làm, công nghệ có sẵn, song có những hạn chế nhất định Mặt khác cá đơn tính xử lý bằng hóc môn thường đắt hơn cá thường rất nhiều và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm bằng hóc môn của nước thải từ khu sản xuất cá chuyển đổi giới tính
- Tạo quần đàn đơn tính đực bằng lai giữa hai loài thuộc giống Oreochromis
Một số nước như Israel, Đài Loan đã và đang ứng dụng một số công thức lai cho quần
đàn đơn tính đực Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm cá đực ở thế hệ con lai F1 của một số công thức lai không ổn định, ngay cả cùng công thức lai tỷ lệ cá đực ở con lai thay đổi theo nguồn gốc địa lý của cá bố và mẹ Việc lai khác loài yêu cầu phải lưu giữ được dòng
bố, mẹ thuần một cách nghiêm ngặt
- Tạo cá đơn tính đực bằng cá siêu đực (YY) cho sinh sản với cá cái thường cho phép tạo được một lượng lớn cá giống trong cùng một thời gian Song tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của cá siêu đực ở một số dòng cá không thật ổn định và thời gian để tạo ra con siêu đực (YY) dài mất 3 – 4 năm và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp
1.2 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi Oreochromis niloticus thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes, là
loài cá ưa nhiệt có nguồn gốc từ Châu Phi Có khoảng 80 loài cá rô phi đã được phân
loại, thuộc 3 giống chính: Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis (Trewavas, 1983)
{23}
Cá rô phi được du nhập và nuôi rộng rãi trên 100 nước trên thế giới (Tilapia Culture, 1994) {22} Trong các thập kỷ 1950’s – 1970’s cá rô phi được coi là cá dành cho người nghèo ở các nước đang phát triển Từ những năm 1980 quan niệm về vai trò của cá rô phi trong nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều thay đổi, chúng vẫn là đối tượng
được nuôi rộng rãi, nhưng không thuần tuý nuôi phục vụ mục tiêu cải thiện dinh dưỡng
Trang 9cho người dân nghèo, cá đã trở thành đối tượng hàng hoá ngày càng có sức cạnh tranh cao ở ngay thị trường các nước phát triển Cá rô phi được coi là cá của thế kỷ 21, là đối thủ cạnh tranh của cá hồi (Bộ Thuỷ sản, 2002) {1} Tiềm năng nuôi cá rô phi trong ao rất lớn, bởi chúng có nhiều ưu điểm như tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khắc nghiệt Cá có khả năng sinh sản tự nhiên trong môi trường nuôi nên rất phù hợp với điều kiện nuôi riêng tại các nông hộ Hầu hết
các loài rô phi đang được nuôi phổ biến trên thế giới đều thuộc giống Oreochromis Cá Oreochromis được nhập vào Châu á từ rất sớm, chẳng hạn như O mossambicus được
nuôi ở Indonesia, Malaisia từ năm 1939, tiếp đó cá rô phi được nhập vào các nước khác như: Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, Philippine, Thái Lan
Trong tự nhiên cá rô phi được phân bố ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt như: ao, sông hồ, đầm phá nước mặn, nước lợ Trong số 80 loài cá rô phi có 10 loài là đối tượng nuôi quan trọng, được nuôi ở cá hình thức như nuôi trong ao đất, nuôi lồng, bè, nuôi nước chảy, nuôi ở hình thức công nghiệp (Macintosh và Little, 1995) {14}
Sản lượng cá rô phi nuôi của thế giới tăng nhanh, đạt 200.000 tấn năm 1980, 400.000 tấn năm 1991, 800.000 tấn năm 1996 và năm 2001 đạt 1,5 triệu tấn Trong khi
đó sản lượng cá rô phi khai thác từ tự nhiên khá ổn định, chỉ ở mức 500.000 tấn/năm Khu vực sản xuất cá rô phi chủ yếu là Châu á Những nước sản xuất nhiều cá rô phi nhất phải kể đến là: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines Châu Mỹ là vùng mới phát triển nuôi cá rô phi trong vòng 10 năm gần đây, hiện chưa phải là khu vực sản xuất với sản lượng lớn, nhưng đang được đầu tư phát triển mạnh Dự đoán năm 2010 sản lượng cá rô phi nuôi ở khu vực này sẽ đạt 500.000 tấn và năm 2020 đạt 1 triệu tấn cá rô phi (Bộ Thuỷ sản, 2002) {1} Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt ở thị trường Mỹ và Châu âu Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thị trường thế giới năm 1992 là 2.500 tấn, năm 1996 là 20.000 tấn và năm 1999 là 100.000 tấn Đứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là thị trường Nhật, Châu âu và các nước ả Rập Thị trường Nhật chuyên tiêu thụ các mặt hàng cá rô phi cao
Trang 10cấp, chủ yếu ở dạng filê, đặc biệt filê tươi cá rô phi hồng Thị trường Mỹ, Châu âu tiêu thụ cá đông lạnh nguyên con, filê tươi, filê đông lạnh và các sản phẩm chế biến
Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, đến năm 2000 nhập 40.000 tấn Năm 2001, thị trường Mỹ bùng nổ nhập khẩu cá rô phi, ước tính nhập khoảng 70.000 – 75.000 tấn, trị giá 106 – 108 triệu USD Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan hiện là những nước đứng
đầu về xuất khẩu cá rô phi Đài Loan xuất khẩu tới 36% sản lượng cá nuôi, năm 1999 xuất gần 40.000 tấn chiếm 80% thị trường Mỹ Song đến năm 2001 Đài Loan chỉ chiếm 43% thị trường Mỹ Trung Quốc là nước phát triển nuôi cá rô phi muộn hơn, nhưng sản lượng cá nuôi và sản lượng hàng hoá xuất khẩu đã tăng nhanh trong những năm gần
đây Xuất khẩu cá rô phi từ Trung Quốc vào Mỹ năm 2001 chiếm khoảng 33% thị trường nhập khẩu cá rô phi ở Mỹ
Cá rô phi ngày càng có nhu cầu cao trên thị trường Trong khi giá nhiều mặt hàng thuỷ sản khác luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá trị khá ổn định trong vòng 5 năm qua Về giá bán cá rô phi, năm 1995 – 1998 giá cá rô phi toàn con đông lạnh là: 1,43 – 1,76 USD/kg; filê đông lạnh là 5,5 USD/kg (loại 60 – 90 g/miếng) Giá bán thay đổi ít tạo môi trường kinh doanh ổn định cho người nuôi cá
và hệ thống phân phối tiêu thụ Trong tương lai, theo nhiều dự đoán, giá các sản phẩm
về cá rô phi sẽ ổn định hoặc giảm chút ít do xuất hiện thêm nhiều nước nuôi cá rô phi
và do tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng nâng cao năng suất và giảm giá thành
Cá rô phi, theo nhiều dự báo, sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên thế giới do chúng
có những ưu thế như: dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp, và là nguồn thực phẩm thay thế cho các loại cá thịt trắng Về mặt thị trường hiện tại chưa thật lớn nhưng đang trên đà mở rộng nhanh do nhiều loại sản phẩm gia súc, gia cầm đang phải đương đầu gay gắt với dịch bệnh Hơn nữa, cá rô phi
có giá thành bán ổn định lâu dài, dễ chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau,
được đa số người tiêu dùng chấp nhận (Bộ Thuỷ sản, 2002) {1}
Trang 111.3 Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
Cá rô phi là loài cá đang được nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ưa chuộng và đang được phát triển nuôi rộng rãi với những hình thức nuôi đa dạng như nuôi đơn trong ao đất, trong bể xi măng, trong lồng, nuôi ghép với các loài cá khác, nuôi kết hợp với các hệ thống canh tác nông nghiệp, nuôi luân canh lúa – cá, tôm – cá, nuôi trong hệ thống kết hợp VAC với các mức độ thâm canh khác nhau
Từ những năm 50, để nâng cao sản lượng cá nuôi, nước ta đã tiến hành nhập nội nhiều giống cá mới có khả năng cho năng suất cao như các giống cá chép Trung Quốc,
ấn Độ và gần đây là các giống cá có nguồn gốc từ Châu Phi Năm 1951, lần đầu tiên
cá rô phi O mossambicus được nhập vào Việt Nam Đây là loài cá ăn tạp, thịt thơm
ngon, nuôi được ở cả ao hồ nước ngọt và nước lợ Nhưng do thành thục sớm, sinh sản gần như quanh năm, kém chịu lạnh nên cá thường chậm lớn, cỡ cá nhỏ và hiệu quả kinh
tế thấp Đến năm 1973, cá rô phi Oreochromis niloticus được đưa vào miền nam Việt
Nam và sau đó được chuyển ra nuôi ở miền bắc sau khi đất nước thống nhất (Trần Mai Thiên và Trần Văn Vỹ, 1994) {4} Thời gian dầu cá lớn nhanh, đạt qui cỡ cá thương phẩm cao, được nhiều người ưa thích Nhưng do công tác quản lý giống không tốt nên hai loài cá trên đã bị tạp giao qua nhiều thế hệ Vì vậy, cá sinh trưởng chậm, cỡ nhỏ, chất lượng kém, dần dần không được người nuôi chú ý như ban đầu nữa
Khó khăn lớn nhất đối với nuôi cá rô phi ở Việt Nam là việc cung cấp con giống sớm và có chất lượng cao đến tận tay nông dân, đặc biệt là ở miền bắc nước ta Do miền bắc có mùa đông lạnh kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 11 – 2) nên khả năng sản xuất giống cá rô phi rất khó khăn Vì vậy để có cá giống rô phi sớm thường phải vận chuyển
từ miền nam hay từ các vùng có nguồn gốc nước ấm đến các vùng nuôi làm cho giá cá giống lên rất cao làm hạn chế sức nuôi của người dân
Được sự hỗ trợ của Bộ Thuỷ sản, chương trình chọn giống cá rô phi tiến hành theo phương pháp chọn lọc gia đình đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I tiến hành trên cơ sở 106 gia đình cá rô phi dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 5 từ ICLARM, Philippines Trong mỗi tổ hợp gia đình bao gồm 1 con đực và 2 con cái, tất
Trang 12cả đều được mang dấu điện tử Thế hệ con của các gia đình này được sử dụng làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống Dòng cá GIFT này và dòng cá Việt được sử dụng đồng thời để tăng sự khác biệt về mặt di truyền trong vật liệu chọn giống ban đầu
Từ năm 1999 đến năm 2001, hai thế hệ chọn giống cá rô phi đã chọn lọc xong Sinh trưởng của cá ở thế hệ chọn giống thứ 2 tăng 20% so với đàn cá gốc Kết quả này đã đạt mục tiêu đề ra của chương trình chọn giống chỉ sau 1 thế hệ chọn giống Theo kết quả
đánh giá nuôi thử nghiệm cá rô phi chọn giống tại 45 nông hộ tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên và Nghệ An, dòng cá GIFT chọn giống đã nâng được sức tăng trưởng lên 25,6% (năm 2000) và 29,1% (năm 2001) so với cá rô phi địa phương (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1, 2001) {6} Khả năng chịu lạnh và chịu mặn của cá đã được thí nghiệm ở mỗi thế hệ chọn giống Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về những tính trạng này
là rất hạn chế Hiện nay chương trình chọn giống cá rô phi đang được tiếp tục dưới sự
hỗ trợ của dự án Nâng cao Năng lực Nghiên cứu, Khuyến ngư và Đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 (NORAD) đã tiến hành được 7 thế hệ chọn giống Sản phẩm chọn giống này được gọi là cá rô phi chọn giống Năm 2004, hợp phần 1 – dự
án NORAD đã đổi tên từ cá rô phi dòng GIFT chọn giống thành cá rô phi dòng NOVIT
4 (Norwegian – Vietnamese Tilapia, 2004)
1.4 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế và lợi nhuận
1.4.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là khả năng thu được lợi nhuận và mức độ lợi nhuận trong một
hệ thống canh tác
Theo Phạm Xuân Thuỷ (2001) {5} :
1.4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến trình độ tổ chức và hiệu quả kinh tế của sử dụng đất đai
- Đặc tính tự nhiên của đất đai diện tích mặt nước: Địa hình, thổ nhưỡng,
điều kiện khí hậu, thời tiết
- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, trình độ thâm canh
Trang 13- Phương hướng sản xuất kinh doanh, trình độ lựa chọn bố trí sắp xếp các đối tượng nuôi trồng
1.4.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả tổ chức sử dụng đất đai diện tích mặt nước
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tính trên một nhân khẩu, một lao động
- Hệ số sử dụng đất đai diện tích mặt nước: Bằng tỷ lệ giữa diện tích mặt nước nuôi trồng hàng năm với tổng diện tích mặt nước của doanh nghiệp Thể hiện việc thực hiện tăng vụ và khả năng có thể tăng vụ của doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản
Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá về trình độ thâm canh như:
* Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế:
- Năng suất đất đai diện tích mặt nước: Giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hoá tính trên đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
- Năng suất các đối tượng nuôi trồng
- Lợi nhuận tính trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng
1.4.2 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất cộng với thuế của sản phẩm hàng hoá nuôi trồng thuỷ sản
L = D – (Ztb + T)
L: là lợi nhuận của doanh nghiệp D: là doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Ztb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm T: là thuế
Muốn đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Trang 14chương II Phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã: Cẩm Vũ – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải
Dương và Quỳnh Hưng – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An
2.2 Thời gian nghiên cứu
Tháng 12 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005
2.3 Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Chọn mẫu điều tra
Chúng tôi tiến hành chọn 2 tỉnh: Hải Dương và Nghệ An đại diện cho đồng bằng
bắc bộ và ven biển miền trung Nông hộ được chọn là một đơn vị độc lập để điều tra
Đối với số nông hộ nuôi thử nghiệm do không nhiều nên chúng tôi chọn tất cả những
nông hộ tham gia nuôi thử nghiệm tại 2 tỉnh trên để tiến hành điều tra phỏng vấn: Xã
Quỳnh Hưng; 30 nông hộ (trên 36 nông hộ tham gia dự án), xã Cẩm Vũ; 22 nông hộ
(trên 22 nông hộ tham gia dự án) Còn những nông hộ không nuôi thử nghiệm chúng
tôi lấy ngẫu nhiên, cụ thể: xã Cẩm Vũ; 20 nông hộ, xã Quỳnh Hưng; 20 nông hộ để tiến
hành điều tra phỏng vấn
Chúng tôi chia ra làm 2 nhóm nông dân: Nhóm tham gia dự án (nhóm 1) và
nhóm không tham gia dự án (nhóm 2) Quá trình điều tra phỏng vấn sẽ được tiến hành
trên 2 xã, tổng số nông hộ được điều tra là 92 nông hộ theo bộ câu hỏi điều tra
Bảng 1 Số mẫu điều tra tại các xã
Số nông hộ tham gia dự án Số mẫu điều tra Xã
Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 2
Trang 152.3.2 Thu thập số liệu
2.3.2.1 Các phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi cá rô phi nói riêng, các số liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội các địa phương được thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm:
- Các báo cáo khoa học, tạp chí, tài liệu đã được công bố
- Các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý địa phương
- Sử dụng danh mục các số liệu cần thu thập, trực tiếp phỏng vấn các đối tượng
có liên quan bao gồm nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và đại diện chính quyền các địa phương
* Thu thập số liệu sơ cấp (số liệu mới)
Số liệu về kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô nông hộ
được tiến hành thu thập thông qua điều tra cơ bản có sử dụng câu hỏi chuẩn hoá Các thông tin thu thập trong điều tra cơ bản liên quan đến các lĩnh vực:
- Đặc điểm nông hộ
- Các hoạt động sản xuất
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Hoạt động nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4
- Số liệu về thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.3.2.2 Thời gian số liệu điều tra
Do thời gian tham gia nuôi thử nghiệm cá rô phi dòng NOVIT 4 của các nông hộ nhóm 1 tại hai tỉnh là khác nhau: Tỉnh Hải Dương bắt đầu nuôi thử nghiệm từ năm
2002, tỉnh Nghệ An bắt đầu nuôi thử nghiệm từ năm 2000 Do vậy, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu của hai năm gần nhất là năm 2003 và năm 2004 của nhóm 1 và nhóm 2
để đánh giá
Trang 162.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá
- Phân tích hiệu quả kinh tế
- So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau khi tham gia dự án đối với nhóm 1
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm 1 và nhóm 2 ( Do trong quá trình điều tra phát hiện thấy những hộ nuôi cá thuộc nhóm 2 vùng Nghệ An cũng nuôi cá rô phi mới,
do vậy việc so sánh giữa nhóm 1 và nhóm 2 chỉ thực hiện với vùng Hải Dương)
Tính toán giá trị trung bình, sai số của giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất… để mô tả các đặc điểm của vùng nghiên cứu, mô tả các thông tin về nông hộ và chủ hộ, đặc điểm của hệ thống sản xuất thuỷ sản
2.4.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả từng phần
Chi phí bất biến (FC – Fixed Cost): Là những chi phí cố định về tài sản sở hữu
hoặc nguồn lợi, gồm cả chi phí tiền mặt và không tiền mặt
Chi phí khả biến (VC – Variable Cost): Là những chi phí mà người sản xuất có
thể chủ động được trong một khoảng thời gian Những chi phí này tăng lên khi sản phẩm tăng như thức ăn, giống, phân hoá học…
Trang 17Tổng chi phí (TC – Total Cost) gồm tổng chi phí bất biến (TFC) và tổng chi phí
khả biến (TVC)
TC = TFC + TVC
Tổng thu: Là tổng của các nguồn thu trong nông hộ, đ−ợc tính bằng các đơn vị vật
lý nh− kg hoặc tiền mặt (Kay và Edwards, 1999)
Tổng lãi: Lãi đ−ợc tính từ tổng thu nhập của nông hộ về tất cả các hoạt động sản
xuất theo công thức sau:
Tổng lãi = Tổng thu – TC
Lãi ròng: Dùng cho phân tích kinh tế để xác định lợi nhuận của các hoạt động sản
xuất nuôi trồng thuỷ sản, đ−ợc tính theo công thức sau:
Lãi ròng = Tổng thu – Tổng chi phí khả biến (Shang, 1990) {20}
2.4.2.3 So sánh hiệu quả sản xuất giữa các nhóm
Kiểm định t – Test sẽ đ−ợc sử dụng để kiểm định giả thiết thống kê so sánh cùng một chỉ tiêu tại các thời điểm khác nhau
Trang 18chương iii Kết quả nghiên cứu và thảO LUậN
3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ nông dân
3.1.1 Dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá và độ tuổi của người được phỏng vấn (%)
Trong 92 người được phỏng vấn có 86% đến 97% là nam giới thuộc các nông hộ nuôi cá nhóm 1 vùng Nghệ An và Hải Dương, 65% đến 90% thuộc nhóm 2 vùng Nghệ
An và Hải Dương (Phụ lục II, bảng 10) Trong vùng nghiên cứu, tư tưởng trọng nam khinh nữ không còn tồn tại, lao động nữ cũng tham gia vào công việc nuôi cá nhưng họ không có quyền quyết định nhiều, lao động nữ chủ yếu lo công việc đồng áng, công việc nội trợ trong gia đình và chăm sóc con cái Những người tham gia phỏng vấn là những người tham gia tập huấn NTTS và họ là những người quyết định công việc nuôi cá trong nông hộ Trong những người tham gia tập huấn và có quyền quyết định trong nuôi trồng thuỷ sản chỉ có từ 3% đến 35% là nữ, tỉ lệ này rất thấp so với nam giới
Tất cả những người tham gia phỏng vấn là người Kinh Có 53% đến 68% số người tham gia phỏng vấn có trình độ văn hoá phổ thông cơ sở, trình độ văn hoá trung học phổ thông chiếm 31% đến 43% và có 3% trình độ đại học thuộc nhóm 1 vùng Nghệ An, đây là điều kiện rất thuận lợi đối với bà con nông dân khi tiếp thu kiến thức nuôi trồng thuỷ sản từ những buổi tập huấn Nhóm 1 vùng Hải Dương, trình độ văn hoá phổ thông cơ sở của người tham gia phỏng vấn có trên 60% và trung học phổ thông trên 30% Những người tham gia phỏng vấn thuộc nhóm 2 vùng Hải Dương và Nghệ An đều
có 85% trình độ văn hoá phổ thông cơ sở (Phụ lục II, Bảng 8) Trình độ của những người tham gia phỏng vấn đủ để hiểu và làm theo những kỹ thuật được học Kết quả
đánh giá của chính những người tham gia phỏng vấn cho thấy những kỹ thuật tập huấn
được đánh giá là phù hợp với trình độ của họ, họ cũng làm theo những kỹ thuật học
được
Trang 19Bảng 2 Giới tính của người được phỏng vấn (%)
Giới tính Nhóm 1
(N = 22)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Nữ 14 35 3 10
Độ tuổi trung bình của những người tham gia phỏng vấn là 45 tuổi, người cao
tuổi nhất là 72 và người trẻ tuổi nhất là 29 (Phụ lục II, bảng 9) Tuổi của nông dân
thường ảnh hưởng đến những quyết định trong NTTS và sản xuất nông nghiệp, người
trẻ tuổi dễ tiếp thu những kỹ thuật mới hơn người già nhưng người già lại có kinh
nghệm trong sản xuất NTTS và nông nghiệp nhiều hơn người trẻ
3.1.2 Nghề nghiệp của những người tham gia phỏng vấn
Nghề nghiệp của những người tham gia phỏng vấn được chia ra thành 2 loại, đó
là nghề chính và nghề phụ dựa vào các tiêu chí: quỹ thời gian sử dụng, nguồn thu nhập
của ngành nghề đó đóng góp cho kinh tế nông hộ Hầu hết những người tham gia phỏng
vấn (85% đến 100%) nói rằng nghề chính của họ là làm ruộng Có thể nguồn thu tiền
mặt từ hoạt động sản xuất này không cao bằng các hoạt động sản xuất khác như nuôi
cá, chăn nuôi và kinh doanh nhưng đó là nguồn cung cấp lương thực chính cho toàn gia
đình Theo đánh giá của hầu hết những người tham gia phỏng vấn, NTTS, chăn nuôi và
kinh doanh chỉ được coi là nghề phụ, chỉ có 4% đến 15% trong số họ cho rằng nghề
NTTS là nghề chính của bản thân và gia đình Một số hoạt động khác của người tham
gia phỏng vấn như làm công ăn lương, cán bộ nghỉ hưu, thương bệnh binh hoặc viên
chức trong làng xã cũng được nghi nhận nhưng số lượng này không nhiều Nghề phụ
của người tham gia phỏng vấn (Phụ lục II, bảng 11)
Trang 20Bảng 3 Nghề chính của người tham gia phỏng vấn (%)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
3.1.3 Năm kinh nghiệm nuôi cá
Mặc dù NTTS không được nhiều người đánh giá là nghề chính trong gia đình
nhưng hầu hết mọi người đều có kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm Trung bình mỗi người
có tới trên 10 năm kinh nghiệm nuôi cá, người có ít năm kinh nghiệm nhất là 4 năm và
cao nhất là 32 năm (Phụ lục V, bảng 16) Với số năm kinh nghiệm nuôi cá này không
chỉ ra rằng họ có khả năng NTTS tốt và nuôi cá đạt năng suất cao, điều này có thể giúp
họ tốt hơn trong việc học tập, tiếp thu những kỹ thuật mới và đánh giá mức độ phù hợp
của từng kỹ thuật đối với ao nuôi cá gia đình
3.1.4 Nhân khẩu và lực lượng lao động
Trung bình mỗi nông hộ có 4 thành viên, số nhân khẩu ở nhóm 2 tại hai tỉnh Hải
Dương và Nghệ An đều cao hơn so với nhóm 1 một chút Một nửa số thành viên trong
nông hộ đang ở độ tuổi lao động, số thành viên tham gia vào NTTS đều tham gia vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên trẻ em và người già vẫn tham gia một phần
nhỏ vào các hoạt động sản xuất trong nông hộ
Bảng 4 Nhân khẩu – lao động trung bình trong nông hộ (người/hộ)
(N = 22)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Trang 213.1.5 Sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất trồng lúa của mỗi nông hộ dao động trong khoảng 480 – 5.000 m2
Trong 2 năm 2003 và 2004, diện tích đất canh tác nông nghiệp hầu như không có sự
thay đổi (Phụ lục III, Bảng 12)
Bảng 5 Năng suất lúa (tấn/ha)
2003 2004 2003 2004 Năng suất
lúa Nhóm 1
(N = 22)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 22)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2(N = 20)Trung bình 5,51 5,59 5,51 5,59 8 8,05 8 8,05
SE 0,02 0,02 0,02 0,02 0,00 0,03 0,00 0,03
Nhỏ nhất 5,21 5,36 5,21 5,36 8 8 8 8
Lớn nhất 5,59 5,83 5,59 5,83 8 8,33 8 8,33
Tại hai vùng của Hải Dương và Nghệ An đều có đặc điểm thuận lợi về nguồn
nước ngọt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Do vậy năng suất lúa tương đối cao, đạt
khoảng 5 tấn đến 8 tấn/ha (Phụ lục III, bảng 13) Sản phẩm nông nghiệp của nông hộ
hầu như không được bán mà chỉ để tiêu dùng trong nông hộ Kinh tế "Tự cung tự cấp"
thể hiện rất rõ nét tại hai vùng này Hầu như không ai phải mua thóc để phục vụ cho
chăn nuôi và NTTS Tính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập của nông hộ
tương đối thấp, chỉ là sản xuất ra sản phẩm thóc phục vụ cho tiêu dùng gia đình chứ
không phải bỏ tiền đi mua Trung bình mỗi nông hộ có khoảng trên 900.000 đồng đến
trên 1 triệu đồng thu từ nông nghiệp và giữa năm 2003 và năm 2004 không có sự chênh
lệch (Phụ lục III, bảng 14)
3.1.6 Chăn nuôi
Hầu hết các nông hộ đều nuôi một số đối tượng phổ biến như lợn, bò, gà, vịt,
trong đó lợn và vịt được coi là đối tượng nuôi chính và có sản phẩm bán, gà, bò là đối
tượng nuôi để tận dụng thức ăn dư thừa và thời gian Tại hai vùng Hải Dương và Nghệ
An, những nông hộ có nuôi bò đều sở hữu một mình để cày kéo và nuôi để lấy bò con
bán
Trang 22Đầu tư cho chăn nuôi không có sự chênh lệch cao giữa các nhóm, nhưng có sự chênh lệch khá cao giữa hai vùng Tại Hải Dương, nông hộ đầu tư cho chăn nuôi có phần lớn hơn so với nông hộ ở Nghệ An Kết quả trình bày cho thấy thu nhập từ chăn nuôi khá cao, trung bình mỗi nông hộ đạt khoảng 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/năm (Phụ lục IV, bảng 15)
3.1.7 Làm vườn
Hoạt động làm vườn hầu như không được nhấn mạnh đến trong kinh tế nông hộ,
mặc dù đây là một hoạt động không thể thiếu Trung bình diện tích vườn của mỗi nông
hộ có khoảng 30 m2 đến 200 m2 Vườn ở đây được cải tạo thường xuyên, nông hộ trồng
các loại rau màu như rau khoai lang, rau muống, cỏ là chủ yếu Các loại rau ăn và rau dùng cho chăn nuôi được trồng tự cung cấp cho sinh hoạt
3.1.8 Tổng thu nhập của nông hộ từ các nghề khác nhau
Hầu hết các nông hộ tại hai tỉnh nghiên cứu đều sản xuất nông nghiệp là chính Một số nông hộ khác còn có thu nhập từ các nghề khác như công chức, lương hưu, vác
đất thuê Trung bình mỗi nông hộ thu nhập 10.945.280 đồng đến 15.199.350 đồng/năm
từ tất cả các nghề Tổng thu nhập trong năm 2003 và năm 2004 không sai khác có ý nghĩa giữa các nhóm nông dân (P> 0,05)
Bảng 6 Tổng thu nhập của nông hộ từ các nghề khác nhau ('000đ/hộ)
Nhóm 1 (N = 17)
Nhóm 2 (N = 18)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 19)
Nhóm 1 (N = 29)
Nhóm 2 (N = 19) Trung
Trang 23thêm thu nhập kinh tế, trang trải cuộc sống, đầu tư cho con cái đi học Với nhóm 2 tại 2
vùng Hải Dương và Nghệ An có 40% đến 80% số người tham gia phỏng vấn cho rằng
lý do chính để nuôi cá là tăng thu nhập
Với lý do chính nuôi cá để nâng cao thu nhập gia đình, vì vậy họ rất quan tâm
đến những giống cá mới nhưng cũng không kém phần e ngại khi tham gia nuôi những
đối tượng giống cá mới vì sợ chúng không đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
3.2.2 Diện tích và đặc điểm của ao
Diện tích ao nuôi cá giữa hai năm của các nhóm hầu như không có sự thay đổi
Diện tích ao trung bình của nông hộ nhóm 2 lớn hơn diện tích ao của nông hộ nhóm 1
Trung bình mỗi nông hộ có khoảng 1000 m2 ao Diện tích ao lớn nhất một nông hộ sở
Nhóm 1 (N = 21)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20) Diện
tích
1132,32
±264,47 ±204,45 1690,8 1086,48 ±273,17 ±204,451690,8 ±113,02948,33 1084,21 ±119,02 ±113,02 948,33 1084,21 ±119,03
(* Chú thích: Mean ± SE.)
Với những kinh nghiệm và kiến thức về kỹ thuật NTTS được học thông qua
những chương trình tập huấn, xem ti vi, nghe đài, đọc báo, hầu hết các ao của nông hộ
đều được san phẳng đáy sau mỗi vụ thu hoạch cá
Trang 24Vùng Hải Dương và Nghệ An đều có nguồn nước ngọt chủ động đảm bảo quanh
năm Các hộ đều sử dụng 100% nguồn nước thuỷ lợi để nuôi cá Nước thuỷ lợi thường
xuyên có sẵn, do vậy có tới 100% số ao có nước quanh năm Nhìn chung, điều kiện
nuôi cá của các nông hộ gặp nhiều thuận lợi trong việc chủ động thay nước bổ sung
trong quá trình nuôi
3.2.3 Loại hình và chu kỳ nuôi cá
* Loại hình nuôi cá
Loại hình nuôi cá của các nông hộ 100% là nuôi cá thịt, trong đó tại vùng Hải
Dương có 64% là chỉ nuôi cá thịt trong ao và 36% là kết hợp nuôi cá thịt cùng với ương
cá giống trong cùng 1 ao Vùng Nghệ An có 80% số nông hộ chỉ nuôi cá thịt và 20%
kết hợp nuôi cá thịt và ương cá giống trong cùng 1 ao
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Trang 25* Chu kỳ nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 và cá khác
Hình 1 Chu kỳ nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 và cá khác (tháng/vụ nuôi)
Chu kỳ nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 trung bình từ 7,63 đến 8,64 tháng/vụ nuôi, thời gian nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 ngắn hơn so với cá khác (P < 0,05)
Kiểu nuôi cá phổ biến của nông hộ là thu hoạch một lần thả cá một lần Người nuôi cá thường chủ động thả cá đều về kích cỡ, đủ về số lượng trong vòng 1 tháng để tránh việc cá bị phân làm nhiều cỡ khi thu hoạch Mùa vụ thả cá thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5, tập chung vào tháng 3 và tháng 4 Trong quá trình nuôi, bà con nông dân thu cá 1 lần dứt điểm để cho gọn ao
Trang 26cá th ật độ trung bình là 1,57 con/m2, trong đó cá rô phi c c thả với mật
độ tr 2 con/m2 và cá k ác được thả với mật độ trung bình là 0,64 con/m2
* Mật độ các loài cá thả khi tham gia dự án (con/m 2 )
Mật độ thả trong nuôi ghép từ 1,5 – 2 con/m2 tuỳ theo điều kiện từng nơi (Kĩ
thuật nuôi và sinh sản cá rô phi chọn giống, 2004)
Vùng Hải Dương, người nuôi cá khi tham gia dự án thả cá với mật độ trung bình
1,50 con/m2 (năm 2003) và 1,86 con/m2 (năm 2004), trong đó cá rô phi dòng NOVIT 4
thả với mật độ trung bình 0,88 con/m2 (năm 2003) và 1,19 con/m2 (năm 2004) Mật độ
thả cá rô phi dòng NOVIT 4 vùng Hải Dương năm 2004 cao hơn so với năm 2003 (P <
0,05) Mật độ thả các loài cá khác trong năm 2003 và năm 2004 không sai khác có ý
nghĩa (P > 0,05) Do thả ghép với cá rô phi dòng NOVIT 4, mật độ cá thả chung khi
tham gia dự án cao hơn so với trước khi tham gia dự án (P < 0,05) (vùng Hải Dương)
Trang 27Vùng Nghệ An, sau khi tham gia dự án người nuôi cá đã loại bỏ hoàn toàn đối tượng cá
rô phi cũ và thay vào đó là t OVIT 4 Mật độ chung các loài cá thả
khi dự án trung bình 1,71 con/m2 (năm 2003) và 2,16 (năm 2004),
trong đó cá rô phi dòng NOVIT 4 đượ mật độ h 1,09 ăm
c thả với trung bìn con/m2 (n003) và 1,56 con/m2 (năm 2004).M
có ý nghĩa (P > 0,05) (Bảng rô phi dòng
) Và mật độ chung các loài
ớc kh)
ng 11 Mật c loài cá thả tham gia dự con/m 2 )
Loài cá
(N = 15) (N = 10) (N = 30) (N =29) Cá rô phi dòng NOVIT 4 (con/m2)
Trang 28Bảng 12 Mật độ chung các loài cá thả của nhóm 1 và nhóm 2 (con/m 2 )
Hải Dương
2003 2004
Chỉ tiêu
(N = 15) (N = 19) (N = 10) (N = 18) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2
Trung bình 1,50± 0,19 0,75 ± 0,07 1,86 ± 0,30 0,76 ± 0,07
(* Chú thích: Mean ± SE.)
3.2.5 Nguồn cá giống và nơi mua giống
Trong làng xã có một số nông hộ mua cá giống nhỏ từ trại cá của nhà nước hoặc
cá từ các trại sản xuất mang
đến tận xã để bán Một số hộ nuôi cá cũng mua cá giống nhỏ về ươ ủa nhà,
đến khi cá đạt cỡ giống lớn thì đem thị 00, n b n
khai nuôi thử cá rô phi chọn g tại Nghệ Dự án c á giống phí
cho bà c số hộ nuôi cá ô phi chọn ng đã giữ lại vài cặp cá để làm
á bố mẹ và cho sinh sản tự nhiên trong ao Người nuôi ơng đã nhận thấy
hiệu quả cao từ việc nuôi cá rô phi chọn giống, do vậy đến năm 2004 thì toàn bộ số
nông hộ tại địa phương đã tham gia nuôi cá rô phi Như vậy Dự án đã có tác động mạnh
về mặt thay đổi đối tượng nuôi cá rô phi cũ tại địa phương bằng cá rô phi chọn giống
ra nuôi cá t Năm 20 khi Dự á ắt đầu triể
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Trang 293.2.6 Cỡ cá thả
3.2.6.1 Cỡ cá thả của nhóm 1 vùng Hải Dương và Nghệ An khi tham gia dự án
(g/con)
Qua kết quả điều tra tại bảng 13 cho thấy, hầu hết nông hộ tại hai vùng đều thả
cá giống các loại khác với kích cỡ to, trung bình cỡ 46,46 g đến 47,63 g/con tại vùng
Nghệ An và 115,17 g đến 120,58 g/con tại vùng Hải Dương
Nhìn chung, nông hộ thường mua cá giống cỡ nhỏ về ương nuôi một thời gian
rồi mới chính thức thả ra ao nuôi cá thịt (vùng Hải Dương) Đây cũng là biện pháp
tránh tỷ lệ hao đầu con khi thu hoạch Tuy nhiên, một số người nuôi cá do không có ao
ương nhưng với kiến thức và kinh nghiệm NTTS, nên đã mua lại con giống có kích cỡ
lớn tại làng xã và những người làm dịch vụ cung cấp cá giống (vùng Nghệ An) Kích cỡ
cá rô phi dòng NOVIT 4 giống thường thả với cỡ trung bình từ 1,49 g đến 2,74 g/con
tại vùng Hải Dương và 2,05 g đến 2,66 g/con tại vùng Nghệ An
Bảng 14 Cỡ cá thả của nhóm 1 khi tham gia dự án (g/con)
Loài cá
2003 2004 2003 2004 Cá rô phi dòng NOVIT 4 (g/con)
N 22 17 30 29 Trung bình 1,49 ± 0,06 2,74 ± 0,36 2,05 ± 0,04 2,66 ± 0,13
Cá khác (g/con)
N 15 10 30 29 Trung bình 115,17 ± 15,59 120,58 ± 22,36 47,63 ± 3,07 46,46 ± 2,26
(* Chú thích: Mean ± SE.)
3.2.6.2 Cỡ chung các loại cá thả của nhóm 1 và nhóm 2 (g/con)
Kết quả phân tích cho thấy cỡ cá giống thả của nhóm 2 trong năm 2003 và năm
2004 đều to hơn so với kích cỡ cá giống của nhóm 1 (P < 0,05)
Trang 30Bảng 15 Cỡ chung các loại cá thả của nhóm 1 và nhóm 2 (g/con)
Hải Dương
2003 2004
Loài cá
Nhóm 1 (N = 22)
Nhóm 2 (N = 19)
Nhóm 1 (N = 17)
Nhóm 2 (N = 18) Trung bình 80,01 ± 15,71 150,76 ± 18,76 73,67 ± 19,61 166,52 ± 20,09
Một trong những việc quan trọng trong nuôi cá là chuẩn bị ao trước khi thả cá
Như kết quả được trình bày trong bảng 16, có 27% đến 50% số nông hộ tham gia
phỏng vấn cho biết có vét bùn ao (nhóm 1 vùng Hải Dương) và 96% nông hộ có vét bùn
(nhóm 1 vùng Nghệ An) Qua quá trình phỏng vấn điều tra được biết nông hộ thường 2
đến 3 năm mới vét bùn và sửa bờ 1 lần Đối với những công việc khác như phơi đáy ao,
tẩy vôi, các nông hộ đều thực hiện 100% cả ở nhóm 1 và nhóm 2 tại hai vùng Hải
Dương và Nghệ An Đây chính là một phần của hiệu quả tác động của chương trình tập
huấn kỹ thuật nuôi cá đến người nông dân Đa số người dân đã áp dụng kỹ thuật được
học qua các buổi tập huấn hay thông qua những người tham gia dự án vào trong ao nuôi
Trang 313.2.7.2 Cho ăn
* Các loại thức ăn
Thức ăn được dùng phổ biến nhất cho cá ở hai vùng Hải Dương và Nghệ An đó
là loại thức ăn tự nhiên như cỏ, bèo tấp, rau muống Ngoài ra các nông hộ còn bổ sung thêm phần nhỏ phân chuồng và chủ yếu là cho cá ăn cám gạo, cám ngô, thóc luộc, đặc biệt một số nông hộ tại vùng Hải Dương thuộc nhóm 1 và 2 đã sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi bổ sung cho cá ăn ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch Điều đó chứng
tỏ rằng người nuôi cá đã chịu khó học hỏi thông qua các chương trình khuyến ngư như
đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi và tham dự các lớp tập huấn về kĩ thuật nuôi cá
* Nguồn thức ăn
Thức ăn cho ao nuôi cá ở vùng Nghệ An sử dụng 100% thức ăn của nhà là cám gạo, các sản phẩm thừa từ chăn nuôi và thức ăn từ tự nhiên chủ yếu là cỏ, bèo tấm Vùng Hải Dương ngoài việc kết hợp cho cá ăn những sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp, chăn nuôi, có một số nông hộ quan tâm đầu tư hơn cho ao cá bằng cách mua thêm một số thức ăn cho ao cá như cám ngô, thức ăn công nghiệp viên nổi
* Lượng thức ăn cho ao cá
Hầu hết các nông hộ đều sử dụng thức ăn xanh cho ao cá, trung bình 22,41 đến 44,25 kg/lần Thức ăn xanh được cung cấp 1 đến 2 lần/ngày Cám gạo, cám ngô được cung cấp cho cá 1 đến 2 lần trên ngày, với liều lượng 1 đến 4 kg/lần Phân chuồng được một số nông hộ bổ sung vào ao cho cá 1 lần/tháng, bằng cách đóng vào bao tải rứa để ở những góc ao Ngoài ra một số hộ nuôi cá kết hợp chăn nuôi trên mặt ao, bằng cách làm sàn để cho ngan, vịt ở và tận dụng thức ăn dư thừa và phân ngan, vịt Ngoài ra, một
số nông hộ sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi, cho cá ăn trước khi thu hoạch từ 1
đến 2 tháng, với lượng khoảng 2 đến 5 kg/lần
Trang 32Bảng 17 Lượng thức ăn sử dụng cho cá trước và sau khi tham gia dự án, năm
Có tới 100% nông dân nhóm 1 ở vùng Nghệ An đã kết hợp giữa kinh nghiệm
nuôi cá và kiến thức từ những buổi tập huấn thay đổi phương pháp, cách thức và lượng
thức ăn cho ao cá, nhóm 2 có 65% do kinh nghiệm và những nông hộ tham gia dự án,
còn lại là do kinh nghiệm và học hỏi từ hàng xóm Vùng Hải Dương, việc thay đổi
phương pháp, cách thức và lượng thức ăn do kinh nghiệm và tập huấn là 59% ở nhóm 1,
nhóm 2 có 65% do kinh nghiệm và những nông hộ tham gia dự án (Bảng 18) Điều này
cho thấy Dự án đã có ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi cách thức và lượng thức ăn cho
cá, thông qua những buổi tập huấn và quan trọng nhất là ảnh hưởng của Dự án tới bà
con nông dân tại vùng đó Một số người dân nuôi cá do muốn nâng cao kiến thức về kĩ
thuật chăm sóc cá đã tham gia các buổi tập huấn do Dự án tổ chức tại địa phương, số
khác thì học hỏi qua những nông hộ tham gia dự án
Trang 33Bảng 18 Tỷ lệ nông hộ thay đổi phương pháp, lượng thức ăn cho cá (%)
Hải Dương Nghệ An
(N = 22)
Nhóm 2 (20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Kinh nghiệm + tập huấn 59 100
Kinh nghiệm + nông hộ tham gia dự án 65 65
3.2.7.3 Bệnh cá
Một trong những khó khăn trong NTTS miền bắc nước ta hiện nay là cá trắm cỏ
bị mắc bệnh trong ao nuôi Theo Bùi Quang Tề và ctv (1998), có 30 – 40% số ao nuôi
phòng bệnh cho cá: tẩy vôi, phơi đáy ao, lọc nước vào ao, thay nước bổ sung trong quá
trình nuôi nhưng tỷ lệ cá trắm cỏ bị mắc bệnh đốm đỏ ở các nông hộ vẫn xảy ra chiếm
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Trang 34Thông thường bệnh cá xảy ra vào tháng 4 và tháng 8 trong năm, ngoài ra bệnh
còn rải rác từ tháng 3 đến tháng 9 Trong năm có 2 vụ bệnh chính là tháng 4, 5 và 8, 9
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 22)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Nhóm 1 (N = 30)
Nhóm 2 (N = 20)
Trước khi tham gia dự án, cỡ cá thu hoạch vùng Hải Dương đạt trung bình 1,00
kg/con Vùng Nghệ An, cỡ cá rô phi cũ khi thu hoạch đạt trung bình 0,04 kg/con và cỡ
Trước khi tham gia dự án
(N = 15) Trước khi tham gia dự án (N = 30) Cá rô phi cũ (kg/con)
Trang 35* Cỡ cá thu của nhóm 1 vùng Hải Dương và Nghệ An khi tham gia dự án
(kg/con)
Vùng Hải Dương, khi tham gia dự án kích cỡ thu hoạch các loài cá khác đạt
trung bình 1,14 kg/con (năm 2003) và 1,12 kg/con (năm 2004) Kích cỡ các loài cá
khác khi thu hoạch khi tham gia dự án lớn hơn so với trước khi tham gia dự án (P <
0,05) Cỡ cá rô phi dòng NOVIT 4 thu hoạch trung bình đạt 0,36 kg/con (năm 2003),
0,36 kg/con (năm 2004) Trong 2 năm 2003 và năm 2004, cỡ cá rô phi dòng NOVIT 4
khi thu hoạch không sai khác có ý nghĩa (P > 0,05)
Vùng Nghệ An, cỡ cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu hoạch đạt 0,29 kg/con (năm
2003), 0,28 kg/con (năm 2004) Kích cỡ thu hoạch của cá rô phi dòng NOVIT 4 năm
2004 nhỏ hơn so với năm 2003 (P < 0,05) Kích cỡ cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu
hoạch lớn hơn so với cỡ thu hoạch của cá cá rô phi cũ được nuôi trước khi tham gia dự
án (P < 0,05) Kích cỡ thu hoạch của các loài cá khác khi tham gia dự án đều lớn hơn so
với kích cỡ thu hoạch trước khi tham gia dự án (P < 0,05)
Bảng 22 Cỡ cá thu của nhóm 1 khi tham gia dự án (kg/con)
Loài cá
2003 (N = 13)
2004 (N = 10)
2003 (N = 30)
2004 (N = 29) Cá rô phi dòng NOVIT 4 (kg/con)
Trang 36* Cỡ cá thu hoạch chung của nhóm 1 và nhóm 2 (kg/con)
Bảng 23 Kích cỡ cá khác khi thu hoạch của nhóm 1 và nhóm 2 (kg/con)
Hải Dương
2003 2004 Loài cá
Nhóm 1 (N = 13) (N = 19) Nhóm 2 (N = 10) Nhóm 1 (N = 18) Nhóm 2 Cá khác (kg/con)
Giá cá rô phi cũ khi thu hoạch bán được trung bình 6.220 đồng/kg, trong khi đó
giá cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu hoạch bán được với giá trung bình 13.030 đồng/kg
(năm 2003) và 13.170 đồng/kg (năm 2004) Giá cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu hoạch
bán được cao hơn giá cá rô phi cũ khi thu hoạch (P < 0,05) Đây chính là nguyên nhân
chính làm cho phong trào tham gia nuôi cá rô phi dòng NOVIT 4 diễn ra rất mạnh mẽ
Trang 37Vùng Hải Dương, giá cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu hoạch bán được trung bình 9.580 đồng/kg (năm 2003), 11.400 đồng/kg (năm 2004) Giá cá rô phi dòng NOVIT 4 năm 2004 cao hơn so với năm 2003 (P < 0,05) Giá cá rô phi dòng NOVIT 4
và giá cá khác không sai khác có ý nghĩa giữa các năm 2003 và năm 2004 (P > 0,05)
Vùng Nghệ An, giá cá rô phi dòng NOVIT 4 khi thu hoạch trong năm 2004 cũng cao hơn so với năm 2003 (P < 0,05) (Hình 2) Khi so sánh giữa giá bán khi thu hoạch của cá rô phi dòng NOVIT 4 và cá khác cũng không có sai khác ý nghĩa (P > 0,05)
Trang 38Mặc dù cá được coi là nguồn cung cấp protein động vật cao cho con người, các
nông hộ nuôi cá tại vùng Nghệ An và Hải Dương lại rất ít sử dụng cá làm thức ăn trong
bữa ăn hàng ngày, trung bình 1 năm họ chỉ sử dụng khoảng 8 đến 33 kg/hộ/năm Qua
quá trình điều tra phỏng vấn được biết hầu hết những người nuôi cá trả lời rằng họ nuôi
cá để nâng cao thu nhập cho gia đình Do vậy lượng cá tiêu dùng không đáng kể so với
tổng lượng cá thu được hàng năm Số lượng cá được sử dụng làm thức ăn trong gia đình
của nhóm 2 năm 2003 và năm 2004 đều cao hơn so với nhóm 1 (P < 0,05)
Nhóm 2 (N = 12)
Nhóm 1 (N = 14)
Nhóm 2 (N = 11)
Nhóm 1 (N = 29)
Nhóm 2 (N = 19)
Nhóm 1 (N = 29)
Nhóm 2 (N = 19)Trung bình 8,33
± 1,05 ± 3,0231,25 ± 1,408,93 ± 2,0333,64 ± 0,929,31 ± 1,34 15,79 ± 0,929,31 ± 1,6417,37 (* Chú thích: Mean ± SE.)
3.2.8 Năng suất cá nuôi
3.2.8.1 Năng suất cá nuôi trước và sau khi tham gia dự án của nhóm 1 vùng
Hải Dương và Nghệ An
* Năng suất cá nuôi của nhóm 1 trước khi tham gia dự án (tấn/ha)
Bảng 26 Năng suất cá nuôi của nhóm 1 trước khi tham gia dự án (tấn/ha)
Loài cá
Trước khi tham gia dự án
(N = 15) Trước khi tham gia dự án (N = 30) Cá rô phi cũ (tấn/ha)
Trang 39Vùng Hải Dương, trước khi tham gia dự án đối tượng cá rô phi cũ không được nuôi, năng suất cá ao trung bình đạt 6,61 tấn/ha, trong đó chủ yếu các đối tượng cá thả
là cá trắm cỏ, trôi ấn, mè trắng, mè hoa Vùng Nghệ An, năng suất cá ao trước khi tham gia dự án đạt 5,93 tấn/ha, trong đó năng suất cá rô phi cũ đạt trung bình 0,51 tấn/ha và năng năng suất cá khác đạt 5,42 tấn/ha (Bảng 26)
Hình 3 Năng suất cá nuôi nhóm 1 vùng Nghệ An trước khi tham gia dự án
Khi tham gia dự án, n ao vùng Hải Dương trung bình đạt được 8,54 tấn/ha (nă 2003) đến t ăm 4), trong đ
NOVIT 4 đạt trung bì n/ha (nă 3,53 tấn 004) v đạt
NOVIT 4 năm 2004 cao hơn so với năm (P < 0,05), n uất cá khác 2003
và n không sa có ý nghĩa (P > 0,05) Do nô hộ nuôi ghép rô phi
dự á so với năng suất cá ao trước khi tham gia dự án (P < 0,05)
ng NOVIT 4 cá khác tron nên năng suấ ng của các lo á khi tham gi
n cao hơn
Trang 40B i của nhóm 1 khi tham gia dự án (tấn/ha)
Vùng Nghệ An, khi tham gia dự án, năng suất cá nuôi trung bình đạt 8,79 tấn/ha
(năm 2003), 9,92 tấn/ha (năm 2004), trong đó năng suất cá rô phi dòng NOVIT 4 đạt
3,37 tấn/ha (năm 2003), 4,40 tấn/ha (năm 2004) và năng suất cá khác đạt 5,41 tấn/ha
(năm 2003), 5,51 tấn/ha (năm 2004) Năng suất cá rô phi dòng NOVIT 4 năm 2004 cao
hơn năm 2003 (P < 0,05) Năng suất cá khác năm 2003 và năm 2004 không sai khác có
ý nghĩa (P > 0,05) Năng suất các loài cá chung của nông hộ trước khi tham gia dự án
thấp hơn so với năng suất sau khi tham gia dự án (P < 0,05) Do khi thả ghép cá rô phi
dòng NOVIT 4 với các đối tượng cá khác nên năng suất cá ao của nông hộ khi tham gia
dự án đã cao hơn so với trước khi tham gia dự án Năng suất cá rô phi dòng NOVIT 4
cao hơn so với năng suất cá rô phi cũ (P < 0,05)