Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Với diện tích 21600 km trãi dài từ Bắc đến Nam đầm phá Tam Giang- Cầu Hai có lợi thế rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Chính hệ đầm phá này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều hộ nông dân xung quanh vùng đầm phá và quan trọng hơn cả là góp phần xoá đói giảm nghèo mở ra nhiều cơ hội làm ăn mới cho bà con nông dân.Tuy nhiên bên cạnh việc tạo ra công ăn việc làm thì người dân quanh vùng đầm phá này vững chưa khai thác hết khả năng tiềm tàng mà vùng đầm phá này đem lại không những thế mà hiệu quả NTTS ngày càng giảm và ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái ở quanh hệ đầm phá này làm cho hoạt đông NTTS kém bền vững. Xã Điền Hải cũng là một trong những xã có thế mạnh về NTTS đặc biệt là mô hình nuôi cá nước ngọt. Với tổng diện tích NTTS chiếm 70.2 ha riêng nuôi cá nước ngọt chiếm trên 50 ha phần lớn diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn xã. Nhưng nhìn chung hiệu quả nuôi cá nước ngọt còn chưa được cao và nhiều người dân chưa xác định được hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt giữa hai hình thức nuôi cá lồng và nuôi cá ao hồ thì hình thức nào đem lại hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ thực tiễn đó để đóng góp một phần nhằm cải thiện tình hình ở đây tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở xã Điền Hải huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt các hộ dân ở xã Điền Hải - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế chung đó so sánh giữa hai hình thức nuôi cá lồng và nuôi cá ao hồ xem thử hình thức nào đem lại hiệu quả cao hơn - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt các hộ gia đình tại xã Điền Hải. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chuyên đề này tập trung chủ yếu nghiên cứu 30 hộ nuôi cá nước ngọt điển hình ở xã Điền Hải. Trong đó bao gồm 8 hộ nuôi cá ao hồ và 22 hộ nuôi cá lồng Những số liệu liên quan đến đề tài chủ yếu từ năm 2002 đến 2006. Đặc biệt là các số liệu điều tra thực tế trong chuyên đề được lấy đầu năm 2006. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra trực tiếp - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê và một số phương pháp phân tích khác Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề này tôi đã nỗ lực, cố gắng hết sức để hoàn thành tốt chuyên đề nhưng do kiến thức và trình độ bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý và hướng dẫn của quý thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.1. VỊ TRÍ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT trong những năm gần đây nhu cầu về tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản không ngừng gia tăng đặc biệt là các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và một số nước khác ở Châu Á đã tạo nên một thị trường khổng lồ về thuỷ sản trong đó cá nước ngọt là mặt hàng không kém phần quan trọng đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia, cải thiện phần nào đời sống người dân ở nông thôn. Theo thống kê thì Châu Á có khoảng 21 triệu dân ở nông thôn hoàn toàn sống phụ thuộc vào nghề cá còn Châu Phi có khoảng 35 triệu người là thu nhập chính từ nghề cá. Điều này cho thấy rằng ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá nước ngọt nói riêng có vị trí thật quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Và cụ thể hơn nuôi cá nước ngọt nó có vai trò sau: Thứ nhất, nuôi cá nước ngọt phần ổn định đời sống cho người dân ở nông thôn Trong những năm gần đây nuôi cá nước ngọt đã thu hút nhiều người dân lao động ở nông thôn chuyển đổi từ trồng trọt sang nuôi cá nước ngọt do thu nhập từ cá nước ngọt cao hơn nhiều so với trồng trọt góp phần nào nâng cao đời sống xã hội ở nông thôn rút ngắn bớt khoảng cách giàu nghèo giữa ông thôn và thành thị. Thứ hai, cá nước ngọt có lượng dinh dưỡng cao Lượng prôtêin từ cá nước ngọt rất lớn do đó cá nước ngọt là loại thực phẩm cao cấp và rẻ tiền nên được rất nhiều nước trên thế giới tiêu dùng. Riêng ở Việt Nam theo thống kê FAO đã có tới 50% dân số cá là nguồn thức ăn thường xuyên trong các bữa ăn. Ở Nhật Bản số lượng người dân ăn cá cũng cao do loại thuỷ sản này đem lại sức khoẻ nhiều hơn so vói các thực phẩm khác. Mặt khác do cá nước ngọt là loại thuỷ sản rất phù hợp với người già do hàm lượng chất béo rất ít vì vậy xu hướng trong những năm tới sản lượng thuỷ sản này đang có chiều hướng gia tăng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngưòi dân ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng tận dụng được thế mạnh của mình tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn. Thứ ba, nuôi cá nước ngọt cung cấp nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản. Hiện nay nhu cầu về xuất khẩu thuỷ sản đang có chiều hướng gia tăng và để đáp ứng trước nhu cầu đó thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến phải có đủ do đó việc đẩy mạnh công tác nuôi trồng thuỷ sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng là rất cần thiết do việc đánh bắt và khai thác thuỷ sản đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi truờng đang đến mức báo động không đủ đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu thuỷ sản. Thứ tư, nuôi cá nước ngọt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với xu hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp trong nông nghiệp thì giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt tăngn cường mở rộng khai thác nuôi trồng thuỷ sản thì việc tăng qui mô nuôi cá nước ngọt cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác hiện nay nuôi cá nước ngọt đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian sắp tới. I.2. Đặc điểm Để nâng cao hiệu quả nuôi cá nước ngọt ngoài việc đề ra những giải pháp sử dụng tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra thì việc nắm được đặc điểm sinh vật học nuôi cá nước ngọt giúp người nuôi đối phó với những bất ngờ xảy ra nhằm hạn chế bớt rủi ro Cá nước ngọt là loại thuỷ sản có kích thước vừa phải, thở bầng mang do đó nó có mối quan hệ mật thiết với môi trường nước và chịu tác động của những yếu tố sau: Nhiệt độ: Đối với loài cá nước ngọt nhiệt độ thích hợp nhất nằm trong khoảng từ 22 o đến 32 o C nhiệt độ cực thích từ 22 o -28 o C, nhiệt độ tới hạn từ 5 o đến 40 o C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao sẽ làm cho quá trình sinh trưởng của cá bị chậm lại. Ví dụ khi nhiệt độ lên đến 40 o -50 o hay hạ thấp xuống từ 10 o đến 11 o thì sẽ làm cho một ssó loài cá chết. Tuy nhiên trường hợp đặc biệt có một số loài cá sống trong môi trường nhiệt độ cao như cá trê lai từ 7 o đến 40 o C . Độ pH: là thông số chỉ thị về độ bazơ hay axit, chỉ cần kột biến động nhỏ về môi truờng cũng làm thay đổi pH. Đối với các loại cá nươcs ngọt độ pH thích hợp nhất từ 6-8 Oxi hoà tan: là yếu tố cũng không kém phần quan trọng có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá. Lượng oxi thích hợp cho các loài cá nước ngọt từ 4 đến 5mg/l. Nếu lượng oxi hoà tan quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ làm cho cá chết. Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác như độ sâu, độ trong, chất đáy . tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học của cá. Như vậy nắm được đặc điểm sinh vật học cá nước ngọt có thể nâng cao được hiệu quả nuôi cá, làm cho năng suất nuôi cá tăng bên cạnh đó cần chú ý đến các yêu cầu kỉ thuật nuôi cá như giống cá, cải tạo ao, thức ăn . thì mới đem lại hiệu quả cao và bền vững được. I.3. Các hình thức nuôi cá nước ngọt Nuôi cá quảng canh: Đây là hình thức nuôi mà nguồn cá giống và thức ăn dựa hoàn toàn chủ yếu vào tự nhiên. Ở hình thức nuôi này các khâu nuôi được người dân tiến hành một cách đơn giản. Chi phí đầu tư và công chăm sóc rất thấp do đó làm cho năng suất cá nuôi không được cao lắm vì năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và may mắn. Nuôi cá quảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi thả bổ sung giống và thức ăn. Ở hình thức nuôi này có tiến bộ hơn hình thức nuôi truớc ở chỗ có sự đầu tư ở một số khâu như cải tạo ao cho ăn và chủ động thả giống cá. Tuy nhiên mức độ đầu tư vẫn còn thấp nhưng năng suất cao hơn ở hình thức nuôi quảng canh. Nuôi bán thâm canh: Đây là hình thức nuôi nữa công nghiệp chú trọng thả tôm giốn cho ăn đầy đủ áp dụng các biện pháp kỉ thuật và quan tâm đến các khâu phòng và trị bệnh cho cá. HÌnh thức nuôi này cũng đem lại năng suất cao. Nuôi thâm canh: Hình thức nuôi cá theo kiểu này hoàn toàn chủ động ở khâu đầu tư đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ con giống cao. Các yêu cầu về kỷ thuật và môi trường nuôi hoàn hảo. Đây là hình thức nuôi tiên tiến nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Như vậy với bốn hình thức nuôi cá nước ngọt trên được áp dụng rất rộng rãi đối với những hộ nuôi trồng thuỷ sản nói chung và hộ nuôi cá nước ngọt nói riêng và tuỳ theo điều kiện, qui mô diện tích mà mỗi hộ chọn cho mình một hình thức nuôi thích hợp để đạt được hiệu quả cao. I.4. Một số lý luận về hiệu quả kinh tế I.4.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Khi nói đến hiệu quả kinh tế có nghĩa là làm sao với một cơ sở vật chất kỷ thuật, tài nguyên và lực lượng lao động nhất định có thể sản xuất được một khối lượng của cải vật chất, tinh thần nhiều nhất hay nói cách khác là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất trong khả nâng cho phép của mình. Với xu thế hội nhập như hiện nay thì hiệu quả kinh tế không chỉ là môi quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế chính là thước đo trình độ về cách thức tổ chức, quản lí của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải làm ăn có hiệu quả thì khi đó mới tính đến những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp Hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳn hạn theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng” hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Tác giả Hồ Vinh Đào cho rằng”hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được”. Nhưng theo quan niệm của các tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng khi nói đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỷ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt đuợc trên một đơn vị chi phía đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỷ thuật hay công nghếap dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bâo nhiêu đợn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán để phản ảnh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỷ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả hiệu quả kỷ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỷ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy theo trên thì có rất nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó.Người sản xuất muốn thu được hiệu quả thì phải bỏ ra những chi phía nhất định những chi phi đó có thể là nhan lực, vật lực, vốn .so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó thì sẽ có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cần phải thấy rằng kết quả đạt đuợc nó tồn tại trên nhiều mặt, có thể trên phương diện tài chính kinh tế có thể trên phương diện xã hội như giảm bớt sự giàu nghèo thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm. Do đó làm nảy sinh thêm về khái niệm hiệu quả kinh tế mới bao gồm hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế-xã hội. Hiệu quả xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra với kết ủa xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải tao môi trường sinh thái, cải thiện môi trường sống, giảm khoảng cách giàu nghèo. Hiệu quả kinh tế- xã hội: Là tương quan som sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được cả về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mói quan hệ mật thiết với nhau chúng là tiền đề của nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta phải hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội. Như vậy bản chất của hiệu quả kinh tế -xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa háo kết quả và tối thiểuhoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn. I.4.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra Trong hệ thống bảng cân đối MPS thì kết quả htu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm(c+v+m) hoặc tổng thu nhập(v+m) hoặc thu nhập thuần tuý m Trong hệ thống tài khoản quốc gia thì kết quả thu được có thể là giá trị gia tăng (VA) hoặc thu nhập hỗn hợp(MI) hoặc lãi(P) Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu .Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố. Sau khi đã xá định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế và có thể dùng những phương pháp sau: H= C Q H: hiệu quả kinh tế Q: kết quả C: chi phí Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh được hiệu quả ở các qui mô khác nhau. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cchs so sánh phàn tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H= C Q ∆ ∆ H: hiệu quả kinh tế Q ∆ : Phần tăng thêm của kết quả C ∆ : Phần tăng thêm của chi phí Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xá định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết quủa thu thêm. Tuy cả hai phương pháp trên đều không cho biết được qui mô của hiệu quả kinh tế nhưng đây cũng là vấn đề mà trong tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Vì vậy hiệu quả kinh tế còn được xá định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được một cách chính xác cụ thể hơn và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau. Như vậy theo như phân tích trên thì hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách tính khác nhau mỗi cách tính đều phản ảnh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. do đó tuỳ theo từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp để chọn cho mình một cách tính phù hợp. I.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi cá nước ngọt I.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất • Vốn đầu tư: Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người sản xuất và mức độ đầu tư, qui mô đầu tư. Vốn có rất nhiều loại khác nhau ở đây chỉ nói đến vốn vật chất là các thiết bị được sử dụng trong sản xuất. • Xây dựng ao hồ : là chỉ tiêu quan trọng ở bước đầu khi tiến hành nuôi các nước ngọt • giống nuôi: Là khâu quyết định đến chất lượng cá nuôi và năng suất cá. Do đó khi chọn phải chọn giống tốt không bệnh tật, mật độ thả giống thích hợp. • Thức ăn: Chỉ tiêu nayg nói lên cần tăng bao nhiêu kg thức ăn để đạt được 1 kg cá thịt. Tiêu chuẩn thức ăn phải đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt • Chăm sóc quản lý: Đây là chỉ tiêu phản ánh công chăm sóc như thế nào để đem lại năng suất cao • Xử lý ao hồ: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng liên quan trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá. Xử lý ao là phải cải tạo ao sau mỗi lần thu hoạch • Khấu hao: Đây là chỉ tiêu phản ánh nbững mất mát về giá trị do sử dụng máy móc trong sản xuất. . - Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt các hộ dân ở xã Điền Hải - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế chung đó so sánh giữa hai hình thức nuôi cá. thiện tình hình ở đây tôi quyết định chọn đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở xã Điền Hải huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế làm chuyên