Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay lạc đang được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Theo FAO trong các loài cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm trên thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau đậu tương, Việt Nam là nước trồng lạc đứng thứ 5 ở châu Á sau: Ấn Độ, Idonesia, Trung Quốc và Myanma. Lạc có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu hết các địa phương trong cả nước. Lạc là cây lấy dầu có giá trị, trong hạt lạc chứa lượng dầu cao từ 4057 %, ngoài ra chứa protein khá cao từ 2037,5 % và các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B1, B6, vitamin PP, có thể sử dụng trực tiếp làm thực phẩm. Lạc là cây có khả năng cải tạo đất do ở rễ lạc có các vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, là nguồn thực phẩm cho con người, nguồn thức ăn cho gia súc và là cây cải tạo đất lý tưởng. Sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng phát triển, từ năm 1995 đến năm 2000 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt khoảng 1,4 tấnha. Nhưng đến năm 2009 diện tích trồng lạc trong cả nước đạt 249,2 nghìn ha và năng suất đạt 2,1 tấnha, cao hơn nhiều so với các năm trước. Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lạc ở Việt Nam là chúng ta đã chọn tạo, nhập nội được một số giống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nhưng năng suất lạc ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu: nông dân còn xem cây lạc là cây trồng phụ, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, đa số diện tích trồng lạc phụ thuộc vào nước trời nhưng chưa có giải pháp khắc phục... Ngoài những nguyên nhân trên, phân bón cũng là một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của lạc. Vì vậy việc sử dụng phân bón hợp lý làm tăng năng suất và chất lượng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay sản xuất lạc nói riêng và các cây trồng khác ở Thừa Thiên Huế nói chung hiện chưa sử dụng phân bón Mg. Trong khi đó Mg là nguyên tố đa lượng có nhiều vai trò sinh lý quan trọng đối với cây trồng, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lạc. Vì vậy để xác định được vai trò, hiệu quả của việc bón bổ sung Mg cho lạc, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai tương tự. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế”.
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay lạc đang được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Theo FAO trong các loài cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm trên thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau đậu tương, Việt Nam là nước trồng lạc đứng thứ 5 ở châu Á sau: Ấn Độ, Idonesia, Trung Quốc và Myanma. Lạc có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu hết các địa phương trong cả nước. Lạc là cây lấy dầu có giá trị, trong hạt lạc chứa lượng dầu cao từ 40-57 %, ngoài ra chứa protein khá cao từ 20-37,5 % và các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B 1 , B 6 , vitamin PP, có thể sử dụng trực tiếp làm thực phẩm. Lạc là cây có khả năng cải tạo đất do ở rễ lạc có các vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, là nguồn thực phẩm cho con người, nguồn thức ăn cho gia súc và là cây cải tạo đất lý tưởng. Sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng phát triển, từ năm 1995 đến năm 2000 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt khoảng 1,4 tấn/ha. Nhưng đến năm 2009 diện tích trồng lạc trong cả nước đạt 249,2 nghìn ha và năng suất đạt 2,1 tấn/ha, cao hơn nhiều so với các năm trước. Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lạc ở Việt Nam là chúng ta đã chọn tạo, nhập nội được một số giống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nhưng năng suất lạc ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu: nông dân còn xem cây lạc là cây trồng phụ, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, đa số diện tích trồng lạc phụ thuộc vào nước trời nhưng chưa có giải pháp khắc phục Ngoài những nguyên nhân trên, phân bón cũng là một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của lạc. Vì vậy việc sử dụng phân bón hợp 1 lý làm tăng năng suất và chất lượng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay sản xuất lạc nói riêng và các cây trồng khác ở Thừa Thiên Huế nói chung hiện chưa sử dụng phân bón Mg. Trong khi đó Mg là nguyên tố đa lượng có nhiều vai trò sinh lý quan trọng đối với cây trồng, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lạc. Vì vậy để xác định được vai trò, hiệu quả của việc bón bổ sung Mg cho lạc, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai tương tự. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của MgSO 4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của MgSO 4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trong vụ Xuân năm 2011 tại Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. - Xác định được vai trò cũng như liều lượng MgSO 4 phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao nhất ở Thừa Thiên Huế và các vùng có điều kiện đất đai tương tự. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu mới về vai trò của Mg đối với cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các liều lượng bón MgSO 4 tối ưu cho cây lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng khác có điều kiện tương tự. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây lạc cho năng suất cao. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Giống lạc : L14 - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2011 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về cây lạc 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc Cây lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới (Varnell và mocloud, 1975) [15, 11]. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh trên nước ta mà còn được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ngày nay, cây lạc được trồng rất phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ độ bắc đến 40 vĩ độ nam [12, 11]. Trên thế giới hiện có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng lạc với diện tích khoảng 23 triệu ha. Căn cứ các tài liệu về khảo cổ học, nhiều nhà khoa học đã xác định cây lạc được trồng cách đây 3200 - 3500 năm. Cây lạc được ghi vào sử sách từ thế kỷ thứ XVI [9, 7] Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Được trồng ở lưu vực ven sông Amazon thuộc Peru. Năm 1877, Skie đã tìm thấy quả lạc trong ngôi mộ thời Ancon ( tại thủ đô của Pêru). Ngoài ra, người ta còn thấy lạc được trồng rất sớm ở Mexico, ở Braxin, ở bolivia. Theo krapovikat ( 1986) qua chuyến đi thu nhập giống lạc khắp Nam Mỹ đã viết rằng: " có thể chắc chắn là Arachis hypogaea bắt nguồn từ Bovilia tại các vùng đồi thấp và chân núi của dãy Anđơ ". Giả thiết của krapovikat cho tới nay vẫn là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả [17], [11], [8] Cây lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng ở khắp các châu lục trên thế giới. Ở châu Phi, tại vùng phía Tây vào thế kỷ XIV do người Bồ Đào Nha đưa tới. Thời điểm này người Tây Ban Nha đưa lạc từ Mexico đến Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ có thể từ Srilanca hoặc Malayxia tới Madagatxca. Ở châu Âu lạc được đưa vào thế kỷ XVI [8] Ở châu Á: lạc từ bờ biển Peru theo các đoàn thuyền buôn tới Manila và châu Á vào cuối thế kỷ XVI. Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam hiện nay chưa được xác minh rõ ràng [6, 6]. Sự du nhập của cây lạc vào nước ta có thể từ Indonesia, Trung Quốc, các nước phương Tây từ thế kỷ XVI qua quá trình phát triển mạnh về thương mại và tôn giáo. 3 2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, trong hạt lạc có nhiều chất dinh dưỡng như dầu 40,2 – 60,7 %, dầu lạc là một hỗn hợp glixerit bao gồm gần 80 % axit béo không no và 20 % axit béo no. Thành phần axit béo trong hạt lạc thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. Các glixerit trong dầu lạc chứa 3 axit béo chính là axit oleic (43- 65 %), axit linoleic (20 - 37 %) và axit panmitic (14 - 20 %). Ở nhiệt độ bình thường, dầu lạc là một chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt thấp, có hương thơm và mùi vị như hạt dẻ [6, 7]. Protein 20,0 – 37,2 %, protein hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (arachin, conarachin) hợp thành (chiếm 95 %). Trong protein hạt lạc có 2/3 arachin và 1/3 là conarachin [6, 8], gluxit, vitamin, các nguyên tố khoáng (đa lượng, trung lượng, vi lượng, siêu vi lượng ). Chính vì vậy mà hạt lạc cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người. Trong protein của hạt lạc chứa các axit amin quan trọng và cần thiết cho con người gồm: các axit olêic, ninoleic, lauric, arginin, lơxin, metonin, serin, triptophan, valin, carbonhydrate. Trong thực tế lạc được sử dụng để bổ sung cả về số lượng và chất lượng các protit của một khẩu phần lấy các hạt cốc làm nền. Hỗn hợp “ hạt cốc – lạc” đã được chứng minh là tốt. Các hạt cốc phần nhiều thiếu lizin lạc lại thiếu metionin, hai loại protit này thường bổ sung cho nhau [9, 111]. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được thể hiện ở bảng Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của hạt một số loại cây có dầu. Đơn vị: % Hạt Dầu Protein Gluxit Khoáng Lạc 40,0 – 60,7 20,0 – 37,2 6,0 – 22,0 1,8 – 4,6 Vừng 46,2 – 61,0 17,6 – 27,0 6,7 – 19,6 3,7 – 7,0 Đậu Tương 10,0 – 28,0 35,0 – 52,0 28,0 4,6 – 6,0 Hướng Dương 40,0 – 67,0 21,0 – 60,0 2,0 – 6,5 3,2 – 5,4 (Nguồn:http//en.wikipedia.org) [19] 4 Qua bảng trên có thể thấy rõ ưu thế của hạt lạc trong vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người với sự cân đối dầu, protein, gluxit và khoáng. Hàm lượng dầu trong hạt lạc từ 40,2 - 60,7 % tương đương với vừng và hướng dương cao hơn đậu tương. Tỷ lệ protein 20,0 - 37,2 % cao sau đậu tương, nhưng cao hơn vừng và hướng dương. Chất khoáng trong hạt lạc thấp hơn so với đậu tương. Lạc là một loại thực phẩm có giá trị cao cung cấp cả về mặt cung cấp năng lượng (calo), cả về mặt cung cấp protein. Theo tài liệu của Ưng Định và Đặng Phú thành phần các chất dinh dưỡng của hạt lạc như sau: Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc. Thứ tự Thành phần Tổng số (%) 1 Acid béo 40 – 57 Trong đó: - Acid oleic 43 – 45 - Acid linoleic 20 – 37 - Acid panmitic 14 – 20 2 Protein 25 – 34 Trong đó: - Arachin 60 – 65 - Conarachin 30 – 35 3 Các Vitamin: Trong đó: - Thiamin (B 1 ) 0,44 - Acid nicotinic (PP) 0,16 - Riboflavin (B 2 ) 0,12 - Caroten 0,02 ( Nguồn: Ưng Định, Đặng Phú ) [5] Ngoài ra, các sản phẩm phụ khác như: Khô dầu lạc là nguồn bổ sung chất đạm, chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn gia súc tổng hợp [10, 6]. Khô dầu lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10 % nước, 45 % protein, 8 % lipid, 4,8 % xenlulo, 25 % gluxit và 6,6 % các loại muối khoáng 14, 15]. Thân lá lạc sau 5 khi thu hoạch có thể làm thức ăn cho trâu bò hoặc có thể dùng làm phân bón bằng cách ủ mục với các loại phân khác hoặc cày vùi luôn xuống ruộng. 2.1.2. Giá trị kinh tế Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại kim ngạch xuất khẩu cao của nhiều nước. Ở Xenegan, giá trị lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80 % giá trị xuất khẩu, còn Nigieria lạc chiếm 60 % giá trị xuất khẩu [8] Ở nước ta, sản lượng lạc sản xuất ra hàng năm phần lớn dành cho việc xuất khẩu, có năm đã xuất đến 70 % sản lượng. Mấy năm gần đây chúng ta đã xuất 70 – 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Ý, Đức cho nên lạc đối với chúng ta cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [ 14, 21]. Theo FAO, xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đóng góp 15,11 % cho nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu lạc vẫn chưa cao và không ổn định nên vẫn chưa đạt yêu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt khác, cần đa dạng mặt hàng xuất khẩu, ngoài lạc nhân chúng ta nên xuất khẩu dầu, bánh kẹo, bơ, Các sản phẩm phụ còn dùng trong chăn nuôi, dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp như làm dầu nhờn xoa máy, trục xe, xà phòng. 2.1.3.Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất Lạc là một loại cây họ đậu, có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất. Do nó có khả năng cố định nitơ đó là một quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong không khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của vi khuẩn nốt sần cộng sinh trên rễ của lạc. Theo tổ chức FAO ước tính thì khả năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần và cây lạc cùng một số cây họ đậu khác trên đồng ruộng thể hiện như sau đối với cây lạc là 72 – 124 kg/ha/năm, đậu tương 60- 168 kg/ha/năm, đậu hà lan 52- 77 kg/ha/năm. Trong thân lá lạc có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua kém gì phân chuồng vì thế nó là một nguồn bổ sung phân bón hữu cơ rất quan trọng trong trồng trọt. Thể hiện qua bảng sau: 6 Bảng 2.3: Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng Đơn vị % Chỉ tiêu Thân lá lạc Phân chuồng Nước 4 – 7 3 – 5 N 0,78 – 1,33 0,35 P 2 O 5 0,19 – 0,38 0,15 K 2 O 0,08 0,5 So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc gần gấp 2 lần so với phân chuồng. Nên lạc là cây trồng rất lý tưởng trong công tác cải tạo bồi dưỡng đất, và có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc [14, 26]. 2.2.Tình hình sản xuất lạc 2.2.1. Trên Thế Giới Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng. Mặc dù cây lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây [6, 11]. Hiện nay, lạc đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật (về diện tích và sản lượng) sau đậu tương [15, 41]. Theo FAO, tổng diện tích trồng lạc thế giới là 25,210.000 ha được trồng chủ yếu ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Trong đó, châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,4 % diện tích và 71,7 % sản lượng. Ở châu Phi chiếm 31,3 % diện tích và 18,6 % sản lượng, Bắc Trung Mỹ và các nước còn lại chiếm 3,7 % diện tích và 7,5 % sản lượng. Trước đây, trên thế giới có 75 % diện tích trồng lạc sản xuất theo lối cổ truyền, kỹ thuật canh tác lạc hậu [6, 13]. Cho nên năng suất không cao và thường không ổn định. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để năng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác [2, 1]. Hiện nay đa số các nước đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất vì thế mà năng suất lạc ngày càng tăng cao. Ở Ấn Độ, nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc đã thực hiện chương trình phát triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tự túc dầu ăn cho đất nước từ những năm 1980. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho 7 thấy, nếu chỉ sử dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất lạc bình quân chỉ đạt 26 - 30 %. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20 - 43 %. Nhưng giống mới kết hợp kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tăng năng suất lạc 50 – 63 % trên đồng ruộng nông dân [2]. Tuy nhiên, các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật áp dụng còn chưa đồng đều giữa các nước vì thế dẫn đến sự chênh lệch năng suất lạc giữa các nước. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới biểu hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên thế giới. Chỉ tiêu Năm Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 Thế giới 23,38 25,06 21,26 2,00 2,09 1,62 51,00 53,38 34,40 Ấn Độ 6,70 6,85 6,40 0,98 1,07 0,98 6,60 7,34 6,25 Trung Quốc 4,69 4,62 4,20 2,79 3,10 3,40 13,09 14,34 14,30 Nigieria 2,23 2,30 1,25 1,72 1,69 1,24 3,83 3,90 1,55 Indonesia 0,70 0,64 0,75 2,10 1,22 1,67 1,47 0,77 1,25 Mỹ 0,48 0,61 0,61 3,51 3,82 3,83 1,69 2,33 2,34 Việt Nam 0,25 0,26 0,25 1,96 2,09 2,00 0,49 0,52 0,53 ( Nguồn: FAO, 2009) [20] Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất (2009) ở Mỹ là 3,83 tấn/ha, Trung Quốc 3,40 tấn/ha, Việt Nam 2,00 tấn/ha, Nigieria 1,24 tấn/ha, Ấn Độ chỉ có 0,98 tấn/ha khá thấp so với diện tích thực tế. Mặc dù, Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất trên thế giới nhưng sản lượng lại đứng sau Trung Quốc. Sản lượng lạc năm 2009 của Trung Quốc là 14,30 triệu tấn, Ấn Độ là 6,25 triệu tấn, Mỹ là 2,34 triệu tấn, Nigieria là 1,55 triệu tấn, Việt Nam 0,53 triệu tấn. Theo số liệu của FAO thì các nước đang phát triển sản xuất 50 % sản lượng lạc trên thế giới, các nước này có diện tích trồng lạc chiếm 55 % tổng diện tích. Các nước phát triển diện tích lạc ổn định hoặc có xu hướng giảm [3]. Nhìn chung năng suất và sản lượng lạc ngày càng 8 tăng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng như việc trao đổi các tiến bộ kỹ thuật giữa các nước. 2.2.2.Ở Việt Nam Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ và miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác ở một số vùng. Trong những năm gần đây, đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển sản xuất lạc. Do đó diện tích lạc trong những năm gần đây đã tăng với tốc độ khá nhanh. So với các cây công nghiệp khác, lạc hiện nay chiếm diện tích khá lớn. Về tình hình tiêu thụ lạc, trong thập kỷ 90 Việt Nam là nước đứng thứ tư về xuất khẩu lạc. Lượng lạc xuất khẩu trong 5 năm đầu thập kỷ 90 là 127 nghìn tấn, chiếm 8,7 % thị phần, 5 năm cuối thập kỷ 90 tăng lên 173 nghìn tấn, chiếm 11,6 % thị phần. Những năm gần đây (2001- 2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt khá cao, trên 50 triệu đôla Mỹ. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam những năm gần đây thể hiện ở bảng sau Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 244,9 14,5 355,3 2001 244,6 14,8 363,1 2002 244,7 16,2 400,4 2003 243,8 16,7 406,2 2004 263,7 17,8 469,0 2005 269,6 18,1 489,3 2006 264,7 18,7 462,5 2007 254,5 20,0 510 2008 256,0 20,9 533,8 2009 249,2 21,1 525,1 ( Nguồn: FAO, 2010 ) [20] 9 Trong vòng 6 năm từ 1985 đến năm 1990 diện tích lạc cả nước biến động từ 212.700 – 201.400 ha với năng suất bình quân từ 9,5 – 10,6 tạ/ha (1990) [10]. Những năm gần đây không mở rộng nhiều (năm 2000 là 244,9 nghìn ha đến năm 2009 cũng chỉ có 249,2 nghìn ha) nhưng do áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nên sản lượng lạc đã tăng lên nhiều từ 355,3 nghìn tấn (năm 2000) tăng lên 525,1 nghìn tấn (năm 2009). Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn nhưng để có thể khai thác triệt để tiềm năng này cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tiếp thu một cách nhanh chóng nhằm góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân. 2.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đây là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển cây lạc. Hiện nay, diện tích trồng lạc toàn tỉnh hàng năm khoảng 4100 ha và năng suất bình quân đạt 21,2 tạ/ha. Trong những năm gần đây, ở một số vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, cây lạc được xem là cây chủ lực có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây khác. Nông dân đã từng bước thay thế các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp bằng cây lạc. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế những năm gần đây thể hiện ở bảng sau Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2005 4800 17,6 8400 2006 4700 18,6 8800 2007 4763 20 9549 2008 4100 15,4 6300 2009 4100 21,2 8700 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2010) [16] 10 [...]... biến ở Thừa Thiên Huế - MgSO4 loại chứa 99,5% hoạt chất, xuất xứ từ Trung Quốc 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng MgSO4 cho lạc ở Thừa Thiên Huế 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp... cấu thành năng suất và năng suất lạc Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của người sản xuất Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài đặc tính di truyền của giống còn chịu ảnh hưởng của điều... chất khô là sản phẩm của các hoạt động sinh lý sinh hóa xảy ra trong cơ thể cây trồng Khả năng tích lũy chất khô của cây trồng phản ánh khả 32 năng quang hợp và hút dinh dưỡng khoáng và năng suất sinh vật học của cây trồng trong quá trình sinh trưởng phát triển khoảng 95% khối lượng chất khô của cây trồng có nguồn gốc từ quang hợp và chúng có liên quan đến các chỉ tiêu như chiều cao cây, số lá trên thân... cỏ và xới xáo toàn bộ mặt luống sâu 5 - 7 cm, vun cao vào gốc 3 - 5 cm Phát hiện và có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời - Thu hoạch: Khi số quả trên cây đạt 85 % thì thu hoạch, hái quả đem phơi khô và bảo quả kín 3.5 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân 2011 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất lạc 4.1.1 Ảnh hưởng của MgSO4 đến. .. 4.1.2 Ảnh hưởng của MgSO4 đến số cành và chiều dài cành Cùng với thân chính, cành góp phần tạo nên bộ khung cho cây và quyết định tổng số quả trên cây Số cành trên cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất sau này Số cành và chiều dài cành cấp 1 và cành cấp 2 là những chỉ tiêu quan trọng góp phần tạo nên năng. .. diện tích trồng lạc đó Qua theo dõi và tính toán các số liệu cần thiết chúng tôi thu được kết quả về năng suất của các công thức trình bày ở bảng 4.10 Năng suất lý thuyết (NSLT): Năng suất lý thuyết là yếu tố đánh giá tiềm năng cho năng suất của cây trồng dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất như: P100 quả, mật độ cây/ m2 đất, và đặc biệt lá số quả chắc trên cây Giữa năng suất lý thuyết và năng suất kinh... nên năng suất cho cây lạc, đặc biệt ở cặp cành cấp 1 đầu tiên đa số hoa đều là hoa hữu hiệu trong tổng số hoa của cây Khi nghiên cứu sự phát triển cành trên cây, người ta thường quan tâm đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên Cành càng khỏe, gốc độ phân cành hợp lý thì khả năng cho năng suất cao hơn Số cành càng nhiều khả năng sinh trưởng của cây càng mạnh, quang hợp của cây càng lớn, dẫn đến khả năng tích... bộ cây mất màu xanh và chết [6] 2.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng MgSO4 cho cây trồng - Cho cây trồng Mg là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, có thể làm tăng khả năng chống hạn và bệnh tật cho nhiều loại cây trồng khác nhau Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng nông sản Như đối với cây cà 11 phê Mg đóng vai trò khá quan trọng giúp cây tăng khả năng chống hạn, sinh. .. đạt 8700 tấn Mặc dù vậy tiềm năng phát triển cây lạc của vùng vẫn còn rất lớn, cần phải đầu tư, có các chính sách hợp lý để thúc đẩy phát triển cây lạc 2.3.Vai trò của MgSO4 và tình hình sử dụng nó cho cây trồng 2.3.1.Vai trò của MgSO4 Cây l c tuy có kh n ng hút c m t do nh vi kh n n t s n r nh ng ch sau khi cây có 3 - 4 lá th t tr lên m i hình thành và phát tri n n t s n, cây c ng ch cung c p c kho... năng suất 4.1.5 Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lượng và khối lượng nốt sần Nốt sần của cây họ đậu là kết quả cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium với rễ cây, hoạt động của vi khuẩn nốt sần đã cung cấp một lượng đạm lớn cho cây đặc biệt trong thời kỳ cây ra hoa đâm tia Sự cố định đạm trong cây họ đậu có vai trò chuyển hóa nguồn nitơ phân tử thành dạng đạm dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sinh lý của cây . tiến hành nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của MgSO 4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế . 1.2 nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO 4 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. cầu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của MgSO 4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trong vụ Xuân năm 2011 tại Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên