1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx

10 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 295,86 KB

Nội dung

Vừa qua, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xử lý IAA ở các nồng độ và thời kỳ sinh trưởng khác nhau cho cây lạc tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ và đã xác định được: 1 Xử lý IAA nồn

Trang 1

143

ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT

TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Đình Thi

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt Lạc là cây trồng chính, có giá trị kinh tế cao ở Thừa Thiên Huế nhưng năng suất

hiện chỉ mới đạt mức trung bình (20,0 tạ/ha, 2009) Vừa qua, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xử lý IAA ở các nồng độ và thời kỳ sinh trưởng khác nhau cho cây lạc tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ và đã xác định được: 1) Xử lý IAA nồng độ 20 - 30 ppm vào các thời kỳ khác nhau đã có tác dụng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu

tố cấu thành năng suất, năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng; 2) Năng suất lạc khi được xử lý IAA tăng 9,58 – 17,39% so với đối chứng; 3) Chỉ số VCR đạt tới 12,0 – 35,9; 4) Ngâm hạt giống trước khi gieo bằng IAA có tác dụng tăng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế lạc cao hơn so với các thời kỳ xử lý khác

Từ khóa: Lạc, IAA, sinh trưởng và phát triển, năng suất

1 Đặt vấn đề

Nghiên cứu sử dụng hợp lý chất điều hòa sinh trưởng để tăng năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế trong ngành trồng trọt là một trong những hướng nghiên cứu đã thực hiện thành công trên nhiều đối tượng cây trồng, ở nhiều nơi trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng [4] Tuy nhiên, hướng nghiên cứu ứng dụng này đang còn ít được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế Trong hệ thống cây trồng ở

Thừa Thiên Huế, lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng đa tác dụng và có giá trị kinh tế

cao, có nhiều tiềm năng để phát triển [1] Năng suất lạc ở đây hiện chỉ mới đạt mức trung bình so với toàn quốc (20,0 tạ/ha, 2009) [5] Một trong những yếu tố hạn chế chính là điều kiện tự nhiên khắc nhiệt làm cho sự sinh trưởng và tạo năng suất của cây lạc gặp nhiều khó khăn [3], [6]

Trong những năm qua, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng nhằm tăng năng suất và hiệu quả trồng lạc ở Thừa Thiên Huế và đã thu được một số kết quả nhất định [5] Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu mới về tác dụng của việc xử lý IAA ở các nồng độ và thời kỳ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc nhằm làm cơ

sở để góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình trồng lạc năng suất cao ở Thừa Thiên Huế nói riêng và những vùng khác có điều kiện tương tự

Trang 2

2 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Vật liệu nghiên cứu

Giống lạc: Dù Tây Nguyên, giống này đang được sản xuất phổ biến ở Miền Trung [2]

Hóa chất: IAA loại chứa 80 % hoạt chất, có xuất xứ từ Trung Quốc [7]

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý IAA với các nồng độ và thời kỳ khác nhau đến sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả trồng lạc ở Thừa Thiên Huế

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Các nồng độ IAA xử lý: 0 ppm (đ/c); 10 ppm; 20 ppm; 30 ppm; 40 ppm; 50 ppm Các thời kỳ xử lý IAA: ngâm hạt; phun lên lá ở thời kỳ cây con (3 - 4 lá); ra hoa

rộ vàsau tắt hoa 5 - 7 ngày

Nội dung nghiên cứu gồm 4 thí nghiệm một yếu tố Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại

Chỉ tiêu nghiên cứu: chiều cao thân chính, số cành và chiều dài cành cấp 1, số lượng và khối lượng quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, tích lũy chất khô, năng suất và hiệu quả kinh tế Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp tương ứng, đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu cây lạc [5]

Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC

3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Ảnh hưởng của IAA đến chiều cao thân chính cây lạc

Thân chính lạc là nơi mang cành, lá và khoảng 30% số quả chắc trên cây nên đây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng Trong điều kiện sản xuất ở Thừa Thiên Huế, chiều cao thân chính có tương quan thuận và khá chặt với năng suất kinh tế [5] Kết quả thí nghiệm thu được ở bảng 1 cho thấy: xử lý IAA cho hạt trước khi gieo, phun lên lá thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ ra hoa không tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng Thậm chí ở nồng độ 50 ppm, chiều cao thân chính lại giảm

Bảng 1 Ảnh hưởng của IAA đến chiều cao thân chính cây lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Chiều cao thân chính khi xử lý IAA ở thời kỳ (cm/cây)

Trang 3

20 26,60 ab 28,60 ab 28,67 a 30,27 ab

Ở thời kỳ sau ra hoa, phun IAA nồng độ 10 - 20 ppm có tác dụng tăng sinh trưởng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng Nếu phun IAA với nồng độ cao hơn, chiều cao thân chính giảm Như vậy, vai trò sinh lý của IAA về ưu thế ngọn không thể hiện rõ trên cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế

3.2 Ảnh hưởng của IAA đến số cành và chiều dài cành cấp một của cây lạc

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IAA đến số cành và chiều dài cành cấp 1 được trình bảy ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy:

Bảng 2 Ảnh hưởng của IAA đến số cành cấp 1 của cây lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Số cành cấp 1 khi xử lý IAA ở thời kỳ (cành/cây)

Ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây lạc, xử lý bổ sung IAA đều có tác dụng tăng số cành cấp 1 Vì cành cấp 1 là nơi mang hơn 60% số quả chắc trên cây nên việc tăng chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong những thời kỳ trước ra hoa của cây lạc Theo kết quả ở bảng 2, ngâm hạt trước khi gieo IAA 20 ppm hay phun IAA 30 ppm lên lá thời kỳ trước ra hoa có tác dụng tốt nhất đến sự phân cành cấp 1

Bảng 3 Ảnh hưởng của IAA đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Chiều dài cành cấp 1 khi xử lý IAA ở thời kỳ (cm/cành)

Trang 4

10 34,93 a 29,93 bc 32,00 b 32,00 bc

So với chiều cao thân chính thì chiều dài cành cấp 1 không kém phần quan trọng đến sự sinh trưởng và tạo năng suất lạc Vì phần lớn số quả chắc tập trung trên cành cấp

1 nên việc điều khiển cành cấp 1 đủ dài để mang lá thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ vận chuyển về quả rất có ý nghĩa Theo kết quả ở bảng 3, ngâm hạt bằng IAA 10 - 30 ppm hoặc phun IAA 20 ppm ở các thời kỳ sinh trưởng khác có tác dụng tăng chiều dài cành cấp 1 so với đối chứng và các nồng độ xử lý khác ở mức sai khác có

ý nghĩa

3.3 Ảnh hưởng của IAA đến sự tích lũy vật chất khô của cây lạc

Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA đến quá trình tổng hợp và tích lũy vật chất khô, kết quả thu được trình bày ở bảng 4

Bảng 4 Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng khô ở thời kỳ thu hoạch của cây lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Khối lượng chất khô khi xử lý IAA ở thời kỳ (g/cây)

Số liệu ở bảng cho thấy: Sử dụng IAA 20 ppm có tác dụng tăng tích lũy vật chất khô trên cây lớn nhất ở tất cả các thời kỳ Ở nồng độ cao, IAA có xu hướng giảm tích lũy vật chất khô Như vậy, nếu sử dụng hợp lý IAA cho cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế

sẽ có tác dụng tốt đến các quá trình sinh lý trong cây theo hướng tăng tích lũy chất khô, thông qua đó sẽ tăng năng suất sinh học ở mức sai khác thống kê so với đối chứng

Trang 5

3.4 Ảnh hưởng của IAA đến số quả và khối lượng quả chắc trên cây lạc

Kết quả ở bảng 5 cho thấy: Khi xử lý IAA nồng độ 20 ppm bằng cách ngâm hạt trước khi gieo hoặc phun lên lá thời kỳ trước ra hoa đã có tác dụng tăng số quả chắc trên cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng còn ở nồng độ xử lý thấp hơn hoặc cao hơn thì không gây hiệu quả sinh lý Ở thời kỳ cây lạc ra hoa hoặc sau ra hoa xử lý IAA không có tác dụng tăng số quả chắc, thậm chí khi nồng độ xử lý > 30 ppm số quả chắc trên cây còn có xu hướng giảm Dựa vào những vai trò chính của nhóm auxin và kết quả thí nghiệm, có thể IAA đã tác động đến quá trình sinh lý hình thành mầm hoa tập trung, thông qua đó đã tác động tăng số quả chắc trên cây khi xử lý IAA ở những thời kỳ đầu

Nồng độ xử lý

(ppm)

Số quả chắc trên cây khi xử lý IAA ở thời kỳ (quả)

Xử lý IAA hợp lý không những có tác dụng tăng số quả chắc mà còn tăng khối lượng quả chắc trên cây, thông qua đó sẽ tăng năng suất kinh tế của cây lạc trồng trong điều kiện khí hậu ở Thừa Thiên Huế Kết quả ở bảng 6 cho thấy: Khối lượng quả chắc

đã tăng ở mức sai khác thống kê so với đối chứng khi được xử lý IAA ở tất cả các thời

kỳ sinh trưởng của cây lạc Nồng độ IAA thích hợp cho tất cả các thời kỳ sinh trưởng là

10 - 30 ppm

Bảng 6 Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng quả chắc trên cây lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Khối lượng quả chắc khi xử lý IAA ở thời kỳ (g/cây)

Trang 6

40 12,33 b 11,04 b 11,80 b 11,32 b

3.5 Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt lạc

Đối với cây lạc, để tăng năng suất kinh tế thì các biện pháp kỹ thuật áp dụng không chỉ tác động nhằm thúc đẩy quá trình sinh lý tổng hợp vật chất khô mà còn phải chú ý đến quá trình vận chuyển và tích lũy các sản phẩm đồng hóa về quả và hạt Nghiên cứu vai trò sinh lý này của IAA thông qua chỉ tiêu khối lượng 100 quả và 100 hạt, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 7 và bảng 8

Bảng 7 Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng 100 quả lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Khối lượng 100 quả khi xử lý IAA ở thời kỳ (g)

Kết quả trình bày tại bảng 7 cho thấy: Khối lượng 100 quả lạc tăng so với đối chứng khi được xử lý IAA ở các thời kỳ sinh trưởng Điều này cho thấy cây lạc khi được xử lý bổ sung IAA đã tăng quá trình vận chuyển và tích lũy các sản phẩm đồng hóa về quả Khối lượng quả tăng mạnh hơn và ở mức sai khác thống kê so với đối chứng khi xử lý IAA nồng độ 20 ppm cho lạc bằng cách ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá thời kỳ ra hoa Phun IAA nồng độ 10 - 30 ppm vào thời kỳ cây con và sau ra hoa cũng có tác dụng tốt đến chỉ tiêu này

Bảng 8 Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng 100 hạt lạc

Nồng độ xử lý

(ppm)

Khối lượng 100 hạt khi xử lý IAA ở thời kỳ (g)

Trang 7

20 50,20 a 49,43 ab 49,50 a 48,70 a

Theo kết quả bảng 8, khối lượng 100 hạt tăng khi được xử lý IAA Xử lý IAA bằng cách ngâm hạt, phun lên lá thời kỳ ra hoa và sau ra hoa có tác dụng tốt nhất đến chỉ tiêu này ở nồng độ 20 ppm; còn phun lên lá ở thời kỳ trước ra hoa IAA nồng độ 10 ppm lại các tác dụng tốt hơn các nồng độ khác Như vậy, cây lạc khi được xử lý bổ sung IAA đã tăng đồng thời quá trình vận chuyển vật chất về quả và hạt Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ tăng năng suất kinh tế mà còn tăng giá trị thương phẩm của hạt lạc

3.6 Ảnh hưởng của IAA đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc

Năng suất là biểu hiện cuối cùng của các hoạt động sinh lý trao đổi chất trong suốt đời sống của cây Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA đến năng suất kinh tế cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế, kết quả ở bảng 9 cho thấy xử lý IAA với nồng độ thích hợp ở các thời kỳ đã tăng năng suất kinh tế lạc ở mức sai khác ý nghĩa so với đối chứng Cụ thể: ngâm hạt trước khi gieo bằng IAA 20 - 30 ppm đã tăng năng suất 16,84 - 17,39% so đối chứng; Phun IAA 20 - 30 ppm vào thời kỳ cây con đã tăng năng suất 11,06 - 15,18%

so đối chứng; Phun IAA 10 - 30 ppm vào thời kỳ ra hoa đã tăng năng suất 9,29 - 12,25% so đối chứng và phun IAA 20 - 50 ppm vào thời kỳ sau ra hoa đã tăng năng suất 9,02 - 16,78% so đối chứng

Bảng 9: Ảnh hưởng của IAA đến năng suất kinh tế lạc

Nồng độ

xử lý

(ppm)

Năng suất kinh tế khi xử lý IAA ở thời kỳ

so đ/c

so đ/c

so đ/c

so đ/c

Trang 8

Tăng năng suất tuy quan trọng nhưng người sản xuất quan tâm hơn đến hiệu quả kinh tế Kết quả ở bảng cho thấy ở tất cả các công thức thí nghiệm đều cho lãi tăng so

với đối chứng không xử lý IAA

Bảng 10 Hiệu quả kinh tế của việc xử lý IAA cho lạc trồng ở Thừa Thiên Huế

Thời kỳ

xử lý

Nồng độ

(ppm)

NSKT (tấn/ha) Tăng

thu (1000 đ)

Tăng chi (1000 đ)

Lãi (1000 đ) VCR Tổng So đ/c

Ngâm

hạt

Trước ra

hoa

(3 – 4

lá)

Ra hoa

rộ

Sau ra

hoa (tắt

hoa 5 - 7

ngày)

Trang 9

Để đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, chúng tôi tính chỉ số VCR, đây là tỷ số giữa giá trị nông sản tăng và giá trị chi phí tăng khi áp dụng 1 biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất Nếu VCR = 1 thì việc đầu tư thua lỗ, VCR = 2 thì hòa vốn, VCR > 2 thì việc đầu tư bắt đầu có lãi và khi VCR > 3 thì lãi mới thuyết phục được người sản suất Kết quả ở các bảng cho thấy, xử lý IAA 20 - 30 ppm cho lạc qua các thời kỳ đều có VCR > 3 Đặc biệt, xử lý IAA 20 - 30 ppm cho hạt trước khi gieo đã có chỉ số VCR cao hơn so với các công thức thí nghiệm khác

4 Kết luận và đề nghị

Từ các kết quả thu được, chúng tôi có một số kết luận và đề nghị như sau:

4.1 Kết luận

- Xử lý IAA nồng độ 20 - 30 ppm ở các thời kỳ khác nhau đã có tác dụng rất tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế

- Xử lý IAA 20 - 30 ppm đã tăng năng suất lạc quả 9,58 - 17,39% so với đối chứng, chỉ số VCR đạt tới 12,0 - 35,9 trong khi một kỹ thuật mới được xem là có hiệu quả cao khi VCR > 3

- Ngâm hạt giống trước khi gieo bằng IAA 20 - 30 ppm đã có tác dụng tăng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế lạc tốt hơn so với các thời kỳ xử lý khác

4.2 Đề nghị

- Bước đầu hỗ trợ kỹ thuật và khuyến cáo người dân trồng lạc ở Thừa Thiên Huế sử dụng IAA nồng độ 20 - 30 ppm xử lý cho lạc để tăng năng suất và hiệu quả trồng lạc

- Tiếp tục nghiên cứu sử dụng hợp lý các chất điều hòa sinh trưởng và nguyên tố vi lượng khác để từ đó hoàn thiện quy trình thâm canh lạc năng suất cao ở đây

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Thế Dân (chủ biên), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, Nxb Nông

nghiệp, 2000

[2] Nguyễn Thị Chinh, Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

2005

[3] P S Reddy, Cây lạc (đậu phụng), Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, 1995

[4] Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993

[5] Nguyễn Đình Thi, Nghiên cứu ảnh hưởng của các NTVL (B, Mo, Zn) và chất ĐHST

(α-NAA, CCC) đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất lạc ở Thừa Thiên Huế,

Trang 10

Luận án tiến sỹ Sinh học, Đại học Huế, 2009

[6] Phạm Văn Thiều, Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

2001

[7] Lê Văn Tri, Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, 1998

EFFECTS OF INDOL ACETIC ACID (IAA) ON GROWTH,

DEVELOPMENT AND YIELD OF PEANUT (Arachis hypogaea)

IN THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyen Dinh Thi

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract Peanut is the main crop with high economic value in Thua Thien Hue province

but currently the yield is quite low compared to the national average (2,00 ton/ha, 2009) Recently, research was carried out at Tu Ha Crops Research Center, Hue University of Agriculture and Forestry, to evaluate the effect of using IAA in different concentrations and growth stages on peanut growth, development and productivity Each experiment was conducted in RCBD design with three replications The research results indicated that: 1) Application of IAA at 20 - 30 ppm could increase the growth, development and pod-yield

of peanut with high significance; 2) Comparing with control, the pod-yield of peanut could increase up to 10,25 – 15,77% when treatred with IAA; 3) VCR = 12,0 – 35,9; 4) Soaking seeds in IAA before sowing would produce better pod-yield of peanut and higher economic value than other stages

Keywords: peanut, IAA, growth and development, pod-yield

Ngày đăng: 25/03/2014, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ngô Thế Dân (chủ biên), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao "ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[2]. Nguyễn Thị Chinh, Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[3]. P. S. Reddy, Cây lạc (đậu phụng), Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lạc (đậu phụng)
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[4]. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[5]. Nguyễn Đình Thi, Nghiên cứu ảnh hưởng của các NTVL (B, Mo, Zn) và chất ĐHST (α- NAA, CCC) đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất lạc ở Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các NTVL (B, Mo, Zn) và chất ĐHST (α-

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Ảnh hưởng của IAA đến chiều cao thân chính cây lạc - ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx
Bảng 1. Ảnh hưởng của IAA đến chiều cao thân chính cây lạc (Trang 2)
Bảng 2. Ảnh hưởng của IAA đến số cành cấp 1 của cây lạc - ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx
Bảng 2. Ảnh hưởng của IAA đến số cành cấp 1 của cây lạc (Trang 3)
Bảng 3. Ảnh hưởng của IAA đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc - ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx
Bảng 3. Ảnh hưởng của IAA đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc (Trang 3)
Bảng 6. Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng quả chắc trên cây lạc - ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx
Bảng 6. Ảnh hưởng của IAA đến khối lượng quả chắc trên cây lạc (Trang 5)
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của việc xử lý IAA cho lạc trồng ở Thừa Thiên Huế - ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT INDOL AXÊTÍC (IAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) Ở THỪA THIÊN HUẾ docx
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của việc xử lý IAA cho lạc trồng ở Thừa Thiên Huế (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w