Ảnh hưởng của MgSO4 đến khối lượng chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Khối lượng chất khô là sản phẩm của các hoạt động sinh lý sinh hóa xảy ra trong cơ thể cây trồng. Khả năng tích lũy chất khô của cây trồng phản ánh khả

năng quang hợp và hút dinh dưỡng khoáng và năng suất sinh vật học của cây trồng trong quá trình sinh trưởng phát triển. khoảng 95% khối lượng chất khô của cây trồng có nguồn gốc từ quang hợp và chúng có liên quan đến các chỉ tiêu như chiều cao cây, số lá trên thân chính, diện tích lá … Chỉ tiêu này phản ánh toàn diện các hoạt động sống của cây. Qua theo dõi sự tích lũy chất khô kết quả ở bảng 4.8 cho thấy:

Tích lũy chất khô thời kỳ ra hoa là kết quả của quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đây là bước khởi đầu tạo tiền đề cho quá trình sinh trưởng sinh thực ở thời kỳ sau ra hoa, tích lũy chất khô thời kỳ này rất quan trọng tuy nhiên nếu lượng chất khô quá lớn hạn chế năng suất sau này. Nhưng nếu tích lũy chất khô quá ít sẽ làm cho cây không chuẩn bị đủ vật chất cần thiết để thúc đẩy các giai đoạn của các thời kỳ sinh trưởng sinh thực tạo năng suất kinh tế.

Bảng 4.8.Ảnh hưởng của MgSO4 đến Khối lượng chất khô Công

thức

Khối lượng chất khô tại thời kỳ…(g/cây)

Ra hoa Sau ra hoa

Thu hoạch I 2,56 f 9,22 d 21,02 b II 2,97 e 9,79 cd 22,28 b III 3,59 d 10,43 c 24,19 a IV 3,77 cd 13,20 ab 25,44 a V 3,93 bc 12,76 b 25,21 a VI 4,20 ab 13,56 ab 24,97 a VII 4,48 a 14,16 a 24,93 a LSD0,05 0,340 1,038 1,768

Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái khác nhau

Qua số liệu ở bảng cho thấy rằng tích lũy chất khô ở các công thức đều cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và dao động trong khoảng

2,97 – 4,48 g/cây so với đối chứng 2,56 g/cây. Trong đó, công thức VII đạt giá trị cao nhất, với 4,48 g/cây so với đối chứng là 2,56 g/cây, tăng 1,92g/cây. Ở thời kỳ sau ra hoa, lượng chất khô cây tích lũy được ngoài ở các bộ phận thân lá còn tập trung ở quả và hạt để tạo năng suất kinh tế. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bón MgSO4 khối lượng chất khô ở các công thức đều cao hơn so với đối chứng. Khối lượng chất khô cây tích lũy được dao động trong khoảng 9,79 – 14,16 g/cây so với đối chứng là 9,22 g/cây và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng.

Ở thời kỳ thu hoạch, để có năng suất cao thì mỗi công thức cần đạt được một tỷ lệ chất khô hợp lý giữa thân, lá, rễ và quả. Khối lượng chất khô ở các công thức dao động trong khoảng 21,02 – 25,44 g/cây. Trong đó công thức IV đạt giá trị cao nhất với 25,44 g/cây so với đối chứng 21,02 g/cây, tăng 4,42 g/cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w