Ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

năng suất lạc

Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài đặc tính di truyền của giống còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và kỹ thuật canh tác. Năng suất là sự kết hợp của nhiều yếu tố cấu thành năng suất như: số cây trên một đơn vị diện tích, số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả chắc, khối lượng 100 hạt... Muốn đạt năng suất cao, người sản xuất phải biết tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý, cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý, ảnh hưởng có lợi lẫn nhau để có kết quả cuối cùng cho năng suất đạt cao nhất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất trình bày ở bảng 4.9 cho thấy: Tổng số quả trên cây tăng ở mức sai khác có ý nghĩa giữa công thức đối chứng với các công thức sử dụng MgSO4 và dao động trong khoảng 18,63 – 21,10 quả so với công thức đối chứng 16,40 quả. Công thức VI và công thức VII có số quả trên cây cao nhất lần lượt là 21,03 quả và 21,10 quả cao hơn so với công thức đối chứng và có sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Trong tổng số quả trên cây được tạo thành, do sự vận chuyển và tích lũy vật

chất về quả và hạt, do thời gian hình thành quả không giống nhau nên một số quả khi thu hoạch không đạt giá trị kinh tế. Vì vậy bên cạnh chỉ tiêu tổng số quả trên cây thì chỉ tiêu số quả chắc là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá năng suất lý thuyết kinh tế. Qua kết quả thu được cho thấy sử dụng MgSO4 không những tăng tổng số quả mà còn tăng số quả chắc trên cây, số quả chắc trên cây giữa các công thức đều sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Trong đó công thức IV đạt giá trị cao nhất, đạt 14,10 quả/cây so với công thức đối chứng là 12,07 quả/cây.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của MgSO4 đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất Công thức Tổng số quả (quả/cây) Số quả chắc (quả/cây ) KL quả chắc/cây (g) KL 100 quả (g) KL 100 hạt (g) Tỷ lệ nhân (%) I 16,40 c 12,07 c 11,24 d 120,52 c 41,39 b 64,72 d II 18,63 bc 12,80 b 11,89 c 125,72 b 43,76 ab 66,53 c III 18,90 ab 13,17 b 13,14 b 127,14 b 44,08 ab 68,78 b IV 20,00 ab 14,10 a 15,08 a 134,20 a 46,03 a 71,29 a V 20,00 ab 14,03 a 14,93 a 132,96 a 45,98 a 71,14 a VI 21,03 a 14,06 a 14,91 a 133,20 a 46,09 a 70,82 a VII 21,10 a 14,07 a 15,06 a 133,92 a 45,36 a 70,84 a LSD0,05 2,254 0,310 0,429 8,902 2,854 1,307

Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái khác nhau

Việc sử dụng MgSO4 không những làm tăng số quả chắc trên cây mà còn tăng khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt. Qua đó đã cùng tác động để tăng khối lượng quả chắc trên cây. Khối lượng quả chắc trên cây dao động trong khoảng 11,89 – 15,08 quả/cây so với công thức đối chứng 11,24

quả/cây. Công thức IV đạt giá trị cao nhất, đạt 15,08 quả/cây tăng 3,84 quả/cây so với đối chứng.

Khối lượng 100 quả là yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Tuy vậy vẫn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, chăm sóc, bón phân... Theo bảng 4.9 thì giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng, dao động trong khoảng 120,52 – 134,20 g, đạt giá trị cao nhất tại công thức IV, tăng ở mức sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ( 120,52 g).

Khối lượng 100 hạt là một chỉ tiêu để đánh giá tiêu chuẩn và chất lượng hạt lạc xuất khẩu, giữa khối lượng 100 hạt và khối lượng 100 quả có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, các công thức đều cao hơn so với đối chứng, dao động trong khoảng 43,76 – 46,09 g so với công thức đối chứng là 41,39g. Tỷ lệ nhân là khối lượng hạt trên khối lượng quả, chỉ tiêu này rất quan trọng bởi sản phẩm kinh tế cuối cùng là hạt lạc. Tỷ lệ này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác. Nhìn chung các công thức đều có tỷ lệ nhân cao hơn công thức đối chứng, công thức IV tỷ lệ nhân đạt giá trị cao nhất, đạt 71,29 % so với đối chứng và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Đối với cây lạc, bộ phận có ý nghĩa kinh tế là quả và hạt, vì vậy năng suất thực thu (NSTT) là khối lượng quả tính trên diện tích trồng lạc đó. Qua theo dõi và tính toán các số liệu cần thiết chúng tôi thu được kết quả về năng suất của các công thức trình bày ở bảng 4.10

Năng suất lý thuyết (NSLT): Năng suất lý thuyết là yếu tố đánh giá tiềm năng cho năng suất của cây trồng dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất như: P100 quả, mật độ cây/m2 đất, và đặc biệt lá số quả chắc trên cây Giữa năng suất lý thuyết và năng suất kinh tế có sự khác biệt về số lượng. Sự sai khác này càng lớn thì cần phải điều chỉnh sao cho hai giá trị này tương đương nhau là tốt nhất. Sự điều chỉnh này phụ thuộc vào điều kiện và trình độ thâm canh của vùng. Qua theo dõi và tính toán chúng tôi nhận thấy tiềm năng cho năng suất của các công thức thí nghiệm khá cao dao động từ 38,67 – 53,48 tạ/ha. Tất cả các công thức đưa vào thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn

và có sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với công thức đối chứng. Trong đó, công thức có năng suất lý thuyết cao nhất là công thức VII với 53,48 tạ/ha. Đây là cơ sở để kết luận việc cần thiết phải bón bổ sung MgSO4 cho cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai tương tự khác.

Bảng 4.10.Ảnh hưởng của MgSO4 đến năng suất lạc.

Công thức NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) I 38,67 d 29,86 c - II 43,66 c 31,68 b 106,01 III 45,21 c 32,59 b 109,14 IV 54,47 a 34,90 a 116,87 V 52,86 ab 34,74 a 116,34 VI 52,74 ab 34,81 a 116,58 VII 53,48 ab 34,98 a 117,14 LSD0,05 1,639 1,467 -

Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái khác nhau.

Năng suất thực thu (NSTT): Năng suất thực thu là năng suất phản ánh một cách đầy đủ và khả quan nhất về năng suất cây trồng. Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là yếu tố để đánh giá được hiệu quả của các công thức khi sử dụng MgSO4 với liều lượng bón khác nhau. Tất cả các công thức có sử dụng MgSO4 đều có Năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất thống kê. Qua biểu đồ so sánh Năng suất thực thu và Năng suất lý thuyết chúng tôi nhận thấy các công thức có sử dụng MgSO4 đều cho Năng suất lý thuyết và Năng suất thực thu cao hơn đối chứng. Trong đó công thức VII và công thức IV cho năng suất cao nhất tương ướng với

34,98 tạ/ha và 34,90 tạ/ha so với đối chứng và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Vậy việc sử dụng MgSO4 cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã có tác động tốt tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. Điều đó chứng tỏ MgSO4 bên cạnh vai trò làm tăng các hoạt động sinh lý trao đổi chất, tăng sinh trưởng thân lá còn có tác dụng tăng khả năng tạo quả và thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ nguồn (lá, rễ...) về tích lũy ở hạt và quả. Kết quả này có thể giải thích khi sử dụng MgSO4 đã giúp cây lạc tăng sinh trưởng cân đối giữa các bộ phận trong cây để cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w