Ảnh hưởng của MgSO4 đến hàm lượng diệp lục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

Hàm lượng diệp lục trong lá cây có liên quan đến hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ. Đối với thực vật bậc cao, trong lá có 2 loại diệp lục chính được ký hiệu là diệp lục a và diệp lục b, chúng có thành phần quan trọng cấu tạo nên 2 tâm quang hợp P680 và P700. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của viện bón MgSO4 đến hàm lượng diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của MgSO4 đến hàm lượng diệp lục Công

thức

Hàm lượng diệp lục ở thời kỳ ra hoa (mg/g)

Hàm lượng diệp lục ở thời kỳ sau ra hoa (mg/g) Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục tổng số Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục tổng số I (đ/c) 1,62 e 1,82 d 3,44 e 1,28 f 1,76 e 3,04 e II 1,63 de 1,95 d 3,58 e 1,33 e 1,94 d 3,27 d III 1,85 d 2,30 c 4,15 d 1,40 d 2,02 c 3,42 c IV 2,08 c 2,48 bc 4,56 c 1,48 bc 2,45 a 3,93 a V 2,14 bc 2,62 ab 4,76 b 1,54 a 2,31 b 3,85 b VI 2,33 ab 2,67 a 5,00 a 1,45 c 2,42 a 3,87 b VII 2,43 a 2,72 a 5,15 a 1,52 ab 2,31 a 3,83 b LSD0,05 0,223 0,191 0,176 0,049 0,070 0,051

Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái khác nhau

Nhìn chung, việc sử dụng MgSO4 đã làm tăng hàm lượng diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số trong lá cây ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Điều này có ý nghĩa nhất định vì đối với cây lạc trồng trên đất cát nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế, hàm lượng diệp lục trong lá thường thấp và đã ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp tạo các sản phẩm đồng hóa.

Tại thời kỳ ra hoa là, hàm lượng diệp lục là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp nhất là hàm lượng diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số. Hàm lượng diệp lục trong lá phần nào thể hiện chất lượng của lá và vai trò quang hợp tích lũy chất khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức VII có hàm lượng diệp lục cao nhất, hàm lượng diệp lục a đạt 2,426 mg/g, hàm lượng diệp lục b đạt 2,72 mg/g. Hàm lượng diệp lục a, diệp lục b tương ứng ở công thức đối chứng là 1,62 và 1,82. Hàm lượng diệp lục tổng số giữa các công thức dao động trong khoảng 3,58 – 5,15 mg/g so với đối chứng là 3,44 mg/g. Trong đó công thức VII cao nhất đạt 5,15 mg/g và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với đối chứng.

Ở thời kỳ sau ra hoa, hàm lượng 2 loại diệp lục trong lá lạc có chiều hướng giảm so với trước. Giữa các công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng, Hàm lượng diệp lục a cao hơn đối chứng và sai khác có ý nghĩa, dao động trong khoảng 1,33 – 1,54 mg/g so với đối chứng 1,28 mg/g Hàm lượng diệp lục b ở thời kỳ này đều sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Hàm lượng diệp lục b đạt cao nhất tại công thức IV với 2,45 mg/g so với đối chứng 1,76 mg/g. Hàm lượng diệp lục tổng số dao động từ 3,27 – 3,93 mg/g, trong đó công thức IV sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng tứ hạ, hương trà, thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w