Nốt sần của cây họ đậu là kết quả cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium với rễ cây, hoạt động của vi khuẩn nốt sần đã cung cấp một lượng đạm lớn cho cây đặc biệt trong thời kỳ cây ra hoa đâm tia. Sự cố định đạm trong cây họ đậu có vai trò chuyển hóa nguồn nitơ phân tử thành dạng đạm dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sinh lý của cây. Khả năng này thể hiện gián tiếp qua hai chỉ tiêu là số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ cây. Về nốt sần được chia làm hai loại, đó là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu. Nốt sần hữu hiệu là loại nốt sần có kích thước lớn, tập trung chủ yếu ở vùng rễ chính và rễ phụ cấp một gần cổ rễ. Còn nốt sần vô hiệu có kích thước nhỏ, tập trung ở các rễ phụ, loại nốt sần vô hiệu này hầu như không có tác dụng trong việc cố định đạm cho cây. Qua theo dõi về số lượng và khối lượng nốt sần của các công thức chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc đạt giá trị cao nhất ở thời kỳ sau ra hoa (tắt hoa khoảng 5 – 7 ngày). Đây cũng chính là thời kỳ cây có nhiều hoạt động sinh lý trao đổi theo hướng tổng hợp, vận chuyển và tích lũy sản phẩm đồng hóa về quả và hạt lạc. Về số lượng nốt sần, thời kỳ bắt đầu ra hoa nốt sần đã có khả năng cố định nitơ không khí. Số lượng nốt sần giữa các công thức có sự chênh lệch đáng kể ở những công thức sử dụng MgSO4 dao động trong khoảng 91,55 – 114,78 nốt/cây so với đối chứng là 77,22 nốt/cây.
Ở thời kỳ sau ra hoa (tắt hoa 5 – 7 ngày): Thời kỳ này vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh và số lượng nốt sần cũng tăng lên đáng kể so với thời kỳ bắt đầu ra hoa. Số lượng nốt sần dao động trong khoảng 142,44 – 229,66 nốt/cây, giữa các công thức có sự sai khác về mặt thống kê. Trong đó công thức VII có
số lượng nốt sần cao nhất đạt 229,66 nốt/cây so với đối chứng là 142,44 nốt/cây.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lượng và khối lượng nốt sần Công
thức
Số lượng nốt sần ở thời kỳ …(nốt/cây)
Khối lượng nốt sần ở thời kỳ... (g/cây)
Ra hoa Sau ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
I (đ/c) 77,22 b 142,44 d 0,021 c 0,035 c II 91,55 ab 165,11 cd 0,032 c 0,074 b III 95,00 ab 182,63 bc 0,052 b 0,079 b IV 106,55 a 202,73 ab 0,061 ab 0,111 a V 110,41 a 216,88 a 0,059 ab 0,178 a VI 110,11 a 211,00 ab 0,064 a 0,129 a VII 114,78 a 229,66 a 0,056 ab 0,130 a LSD0,05 28,476 32,682 0,0122 0,0712
Ghi chú: a, b, c, là ký hiệu sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái giống nhau, các công thức có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 được biểu thị bằng các chữ cái khác nhau
Bên cạnh chỉ tiêu số lượng nốt sần, chỉ tiêu khối lượng nốt sần trên cây có vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ lớn của bộ máy cố định và chuyển hóa nguồn nitơ phân tử thành dạng nitơ dễ sử dụng cung cấp cho cây trồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng MgSO4 cho lạc không những tăng số lượng mà còn tăng khối lượng nốt sần ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê trong các thời kỳ theo dõi. Ở thời kỳ trước ra hoa, khối lượng nốt sần dao động trong khoảng 0,032 – 0,064g/cây so với đối chứng là 0,021 g/cây. Trong đó công thức VI có khối lượng nốt sần cao nhất 0,064g/cây và sai khác có ý nhgiax ở mức xác suất 95% so với công thức đối chứng.
Ở thời kỳ sau ra hoa, giữa các công thức có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng. Dao động trong khoảng 0,078 – 1,178g/cây, so với đối chứng 0,035g/cây. Như vậy khi sử dụng MgSO4 cho lạc trồng trên đất cát
ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng tăng đồng thời số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu, qua đó tăng hoạt động cố định đạm hữu cơ cung cấp cho cây.