1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế

58 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 625 KB

Nội dung

Phần 1 MỞ ĐẦU Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Nó có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu hết các địa phương trong cả nước. Lạc vừa là cây trồng có nhiều lợi ích vừa là cây thực phẩm giàu đạm và chất béo, có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng trực tiếp làm thực phẩm trong nông nghiệp; vừa là cây có khả năng cải tạo đất do nó có khả năng cố định nitơ sinh học của vi khuẩn nốt sần cộng sinh trên rễ lạc. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng luôn có mối quan hệ khăng khít với đất và phân bón trong hệ sinh thái thống nhất. Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng bình thường của cây trồng. Phân bón có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản xuất của đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nhận thức rõ ý nghĩa câu nói của Các Mác: Không có đất xấu, mà chỉ có con người không biết làm thế nào để sử dụng đất tốt hơn, người dân Việt Nam đã tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và nâng cao độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của đất. Trong quá trình đó, Việt Nam đã chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống dựa vào đất sang nền nông nghiệp thâm canh dựa vào phân bón. Đất canh tác nước ta nói chung thường nghèo dinh dưỡng, do khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất phân giải nhanh. Vì vậy bón phân là để bù lại sự thiếu hụt và đảm bảo cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn. Nếu áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ góp phần rất đáng kể trong sản xuất. Thừa Thiên Huế với diện tích trồng lạc 4.763 ha (năm 2007), mặc dù trong những năm qua việc sử dụng phân khoáng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp đã được tăng lên nhiều, nhưng chưa hợp lý nên đã mang lại hiệu quả kinh tế thấp, nhất là việc coi trọng phân đạm, chưa thấy hết vai trò quan trọng của phân lân và kali. Mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng hộ, tập quán canh tác của từng địa phương. Tình trạng bón phân không cân đối, không đúng cách, không đúng lúc, với liều lượng không thích hợp dẫn đến năng suất chưa cao và hiệu quả kinh tế còn thấp đang là vấn đề phổ biến. Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất, nhưng về vấn đề sử dụng phân bón ở nhiều địa phương vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Cho dù có sử dụng những giống cho năng suất cao nhưng lại coi nhẹ việc cải tạo đất và bón phân không thích hợp thì cũng không thể phát huy hết tiềm năng năng suất và chất lượng của giống. Nói cách khác, phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng Đạm, Lân, Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc L14 vụ Xuân 2009, tại Hợp tác xã Kim Long, Thành phố Huế.

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu có giá trị kinh tế và dinhdưỡng cao Nó có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu hết cácđịa phương trong cả nước Lạc vừa là cây trồng có nhiều lợi ích vừa là câythực phẩm giàu đạm và chất béo, có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng trựctiếp làm thực phẩm trong nông nghiệp; vừa là cây có khả năng cải tạo đất do

nó có khả năng cố định nitơ sinh học của vi khuẩn nốt sần cộng sinh trên rễlạc

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng luôn có mối quan hệkhăng khít với đất và phân bón trong hệ sinh thái thống nhất Sự mất cân bằngdinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng bình thường của câytrồng Phân bón có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản xuất củađất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất

và chất lượng nông sản

Nhận thức rõ ý nghĩa câu nói của Các Mác: "Không có đất xấu, mà chỉ

có con người không biết làm thế nào để sử dụng đất tốt hơn", người dân ViệtNam đã tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và nâng cao độ phìnhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của đất Trong quá trình đó, Việt Nam

đã chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống "dựa vào đất" sang nền nôngnghiệp thâm canh "dựa vào phân bón"

Đất canh tác nước ta nói chung thường nghèo dinh dưỡng, do khí hậunhiệt đới thuận lợi cho khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất phân giảinhanh Vì vậy bón phân là để bù lại sự thiếu hụt và đảm bảo cân đối chất dinhdưỡng cho cây trồng phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn Nếu áp dụngrộng rãi các biện pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ góp phần rất đáng kể trong sảnxuất

Thừa Thiên Huế với diện tích trồng lạc 4.763 ha (năm 2007), mặc dù trongnhững năm qua việc sử dụng phân khoáng của nông dân trong sản xuất nôngnghiệp đã được tăng lên nhiều, nhưng chưa hợp lý nên đã mang lại hiệu quả kinh

tế thấp, nhất là việc coi trọng phân đạm, chưa thấy hết vai trò quan trọng của phânlân và kali Mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng hộ, tập

Trang 2

quán canh tác của từng địa phương Tình trạng bón phân không cân đối, khôngđúng cách, không đúng lúc, với liều lượng không thích hợp dẫn đến năng suấtchưa cao và hiệu quả kinh tế còn thấp đang là vấn đề phổ biến.

Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất, nhưng về vấn đề sử dụng phân bón ởnhiều địa phương vẫn chưa được coi trọng đúng mức Cho dù có sử dụng nhữnggiống cho năng suất cao nhưng lại coi nhẹ việc cải tạo đất và bón phân khôngthích hợp thì cũng không thể phát huy hết tiềm năng năng suất và chất lượng củagiống Nói cách khác, phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất

cây trồng Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: " Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng Đạm, Lân, Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc L14 vụ Xuân 2009, tại Hợp tác xã Kim Long, Thành phố Huế"

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Vai trò của cây lạc trong đời sống con người và trong sản xuất nông nghiệp: 2.1.1 Vai trò của cây lạc trong đời sống con người:

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ(Kryapovikas, 1986) Là cây trồng có giá trị nên cây lạc được trồng rất nhiềunơi trên thế giới Hiện nay, có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có trồng lạcvới diện tích khoảng 23 triệu ha, vùng phân bố từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độNam Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế về nhiều mặt bởi nó là một cây họ đậungắn ngày có năng suất cao, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ và cóhàm lượng cao

Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, hạt lạc có nhiều chất dinhdưỡng: dầu 40,2 – 60,7%; protein 20,0 – 37,2%; gluxit; vitamin; các nguyên

tố khoáng (đa lượng, trung lượng, vi lượng, siêu vi lượng ) Chính vì vậy

mà hạt lạc cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người Hàm lượngcác chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của hạt một số loại cây có dầu.

Đơn vị: %

Lạc 40,0 – 60,7 20,0 – 37,2 6,0 – 22,0 1,8 – 4,6Vừng 46,2 – 61,0 17,6 – 27,0 6,7 – 19,6 3,7 – 7,0Đậu Tương 10,0 – 28,0 35,0 – 52,0 28,0 4,6 – 6,0Hướng Dương 40,0 – 67,0 21,0 – 60,0 2,0 – 6,5 3,2 – 5,4

Trang 4

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc.

- Dầu lạc: là hỗn hợp Triglyxerit bao gồm khoảng 80% acid béo không

no và 20% acid béo no, được sử dụng làm thức ăn cho người một cách thôngdụng bởi nó dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa hơn so với các loại mỡ động vật Acid béo

no có tới 15 loại khác nhau Acid béo không no có hai loại acid đặc trưng làacid oleic (43 – 45%), acid linoleic (20 – 37%) là thành phần chính củavitamin F mà cơ thể con người không tự tổng hợp được Trong công nghệ dầulạc dùng để chạy máy, làm xà phòng, trong y tế dùng để pha chế thuốc

- Protein lạc chỉ đứng sau protein đậu tương về chất lượng Trongprotein lạc có chứa tới 13 loại acid amin quan trọng và cần thiết cho hoạtđộng sống của con người và động vật Trong đó có đủ 8 acid amin không thaythế Tuy có 4 loại có số lượng thấp hơn tiêu chuẩn của FAO, nhưng có nhiềubiện pháp để khắc phục nhược điểm này như bổ sung acid amin hoặc hỗn hợpvới một số protein khác như dùng phối hợp với đậu tương

- Vitamin: lạc là loại thức ăn giàu vitamin nhóm B (trừ B12)

Trang 5

Lạc có mùi thơm đặc biệt, có vị ngọt điển hình được tạo nên bởi cáchợp chất như đường và một số chất hữu cơ bay hơi Từ lạc có thể chế biếnthành nhiều loại thức ăn như: lạc rang, lạc luộc, lạc muối, bơ lạc (là một loạisản phẩm đặc biệt được sử dụng nhiều ở nước Mỹ), bột lạc (là một loại thức

ăn nhiều đạm, là sản phẩm của lạc nghiền nhỏ đã được khử dầu), kẹo lạc, lạcbọc socola, sữa lạc (là một loại sản phẩm nghiền nhỏ của lạc và nước sau đótách chất béo, tinh bột và các chất khác bằng máy ly tâm), format lạc (là mộtloại được chế biến từ sữa lạc có nhiều protein Hiện nay lạc là cây trồng dùnglàm nguồn thay thế và bổ sung đạm, dầu để nâng cao mức sống và sức khỏecho con người)

- Khô dầu lạc có hàm lượng protein cao nhất 45 – 50% nếu bảo quảntốt thì đây là một loại thức ăn bổ sung rất có giá trị trong chăn nuôi

- Thân, lá xanh của lạc cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương các loại

cỏ chăn nuôi, có thể sử dụng chăn nuôi trâu bò và các loại gia súc khác

- Cám vỏ lạc chiếm khoảng 25 – 30% khối lượng quả, được nghiền ra

từ vỏ quả dùng để chăn nuôi lợn, gà, vịt đều rất tốt vì nó có thành phần dinhdưỡng tương đương cám gạo

Như vậy người ta có thể sử dụng khô dầu lạc, thân, lá lạc xanh và cám vỏ lạc

để làm thức ăn gia súc góp phần quan trọng trong phát triển ngành chăn nuôi

2.1.2 Vai trò của cây lạc trong nền kinh tế quốc dân:

Lạc là cây họ đậu được canh tác khắp vùng nhiệt đới Khoảng 87% sảnlượng lạc sử dụng trên thế giới được sử dụng bởi chính các nước sản xuất lạc,chỉ có khoảng 13% sản lượng được trao đổi trên thị trường thế giới dưới dạngđậu nhân, dầu thô hoặc qua tinh chế và bánh dầu lạc.[14]

Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ 20, lạc là một trong số các mặthàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim nghạch xuất khẩu hàng năm là

100 triệu USD Lạc sản xuất hàng năm ở nước ta phần lớn dành cho xuấtkhẩu Những năm đó thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam là Singapo,Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông.Đến năm 1999 do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nướcnhư: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc Nhữngnăm 2000 – 2002 chúng ta phần nào khắc phục được tình hình và cùng với

Trang 6

nhu cầu lạc nhân trên thị trường thế giới tăng cao nên năm 2002 nước ta xuấtkhẩu được trên 100.000 tấn mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn Nhưng sau đóchất lượng lạc nước ta lại bị giảm sút trong khi thị trường thế giới bấp bênhnên xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh Năm 2006, lượnglạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm

2002 Kết quả được thể hiện ở biểu đồ :

Đồ thị: Lượng lạc nhân xuất khẩu từ năm 2002 – 2006

Đơn vị: tấn

(Nguồn: Thống kê của tổng cục hải quan, 2006)

Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân

là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giớilớn Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạcnhân được giao dịch và khoảng 250.000 tấn dầu lạc EU hiện là thị trườngnhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu củatoàn cầu, với khoảng 460.000 tấn mỗi năm, tiếp đến là Nhật Bản với khoảng130.000 tấn, Canada khoảng 120.000 tấn, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn, Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nàynếu các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo

uy tín trên thị trường quốc tế

Xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng thứ 5 trong

10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đóng góp 15,11% cho nguồn hàngnông sản xuất khẩu Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu lạc vẫnchưa cao và không ổn định nên vẫn chưa thật sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu

Trang 7

nhập khẩu của một số nước Vì vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sảnphẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu Mặt khác,cần đa dạng mặt hàng xuất khẩu, ngoài lạc nhân chúng ta nên xuất khẩu dầulạc, bánh kẹo lạc, bơ lạc,

2.1.3 Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất:

Lạc là một loại cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng khôngthuộc loại cao lắm Mà lạc còn có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất Do nó cókhả năng cố định nitơ đó là một quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong khôngkhí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của vi

khuẩn nốt sần (Rhyzobium) cộng sinh trên rễ của lạc Theo tổ chức FAO ước tính

thì khả năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần và cây lạc cùng một số cây họ đậukhác trên đồng ruộng được thể hiện ở bảng 2.3.[2]

Bảng 2.3: Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính

Bảng 2.4: Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng.

Trang 8

So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trongthân lá lạc xấp xỉ gấp 2 lần so với phân chuồng.

2.2 Cơ sở khoa học của đề tài:

2.2.1 Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón:

Quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng là mối quan hệ qua lại và đượcPrianhisnhicop, 1952 [22] thể hiện qua sơ đồ sau:

Phân bón cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng sinh trưởng vàphát triển tốt, mang lại năng suất cây trồng cao Mặt khác, phân bón còn làmtăng độ mùn, độ màu mỡ cho đất

* Đất:

Cùng với khí hậu thời tiết, đất trồng tạo nên môi trường sống của câytrồng Đất trồng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển vànăng suất cây trồng Đất giữ cây đứng vững trong không gian, đất cung cấpcho cây các điều kiện sống như: nước, dinh dưỡng và không khí Yếu tố quyếtđịnh tới cây trồng là độ phì của đất Căn cứ vào độ phì của đất người ta chiađất thành đất tốt, đất xấu và phân hạng đất theo độ phì của đất

Đất có các quá trình hình thành, có những tính chất vật lý, hoá học vàsinh học nhất định Chính những quá trình này quyết định tới độ phì nhiêu củađất, đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng Đặc

Trang 9

điểm này của đất còn ảnh hưởng đến thành phần cây trồng, hệ thống canh tác

và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trên đó nhằm mang lại lợiích trồng trọt cao nhất

* Phân bón:

Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây và bổ sung độmàu mỡ cho đất Chúng là phương tiện tốt nhất để làm tăng sản lượng và cảithiện chất lượng thực phẩm của cây trồng

Phân bón cung cấp và cải thiện độ phì nhiêu, độ màu mỡ cho đất Cải tạođất xấu sử dụng trong trồng trọt, bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất.Nguồn phân bón có thể do con người cung cấp cũng có thể là do động, thựcvật trả lại cho đất hàng năm

Tóm lại: Cây trồng, đất và phân là các yếu tố không thể tách rời nhauđược trong sản xuất nông nghiệp Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết vớinhau tạo nên năng suất, phẩm chất cho cây trồng Ngoài ra chúng còn có mốiquan hệ bổ sung qua lại cho nhau: cây trồng sau khi chết để lại trong đất mộtlượng phân hữu cơ rất lớn, là nơi cư trú cho nhiều loại vi sinh vật sinh sống,

có tác dụng che phủ đất, ngăn ngừa xói mòn rửa trôi Đất cung cấp nước, dinhdưỡng cho cây trồng, giúp cho cây đứng vững được trong không gian, cùngvới phân tạo ra năng suất và phẩm chất cho cây trồng; độ mùn trong đất hàngnăm được cây, phân bón trả lại bổ sung thêm Phân bón làm tăng năng suấtcho cây trồng, giúp cây trồng chống chịu được với nhiều bệnh hại, với điềukiện khắc nghiệt của thiên nhiên, làm tăng hoạt động của các loại vi sinh vật.Ngoài ra phân còn tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc của đất, tham giavào các phản ứng sinh hoá trong đất

2.2.2 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý:

"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái".

Bón phân cân đối không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng cácnguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng Cây trồng thường có yêu cầu

về khoáng chất ở một liều lượng và tỷ lệ các chất nhất định Thiếu đi một chất

Trang 10

dinh dưỡng theo yêu cầu, cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, ngay cảkhi cây được cung cấp một chất dinh dưỡng ở mức thừa thãi Các dưỡng chấtkhông chỉ tác dụng trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việcphát huy hoặc hạn chế tác dụng với nhau Tỷ lệ cân đối về dưỡng chất theoyêu cầu của từng cây trồng có khác nhau và thay đổi theo lượng phân bón sửdụng, tỷ lệ này cũng khác nhau so với loại đất trồng Dựa vào đặc tính đó màchúng không thể áp dụng một công thức phân bón cho nhiều cây trồng khácnhau và cho một loại cây trồng trên hai chân đất khác nhau [18].

Mỗi một loại cây trồng thì khi nồng độ một chất dinh dưỡng trong môcây hạ dưới mức tối thiểu sinh lý cần thiết, các triệu chứng thiếu dinh dưỡngbắt đầu xuất hiện trong các bộ phận đặc trưng của cây Đây là những chỉ thịrất hữu ích giúp tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng, từ đó sẽ không làmgiảm năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế

Tóm lại, để có cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biết đượckhả năng cung cấp chất dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng củamỗi loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiếtcũng như chế độ canh tác cụ thể Cuối cùng, bón phân cân đối đáp ứng được

tối thiều 3 yêu cầu: “bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón

đủ về lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố”.

2.2.3 Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng:

Về nguyên tắc, muốn đảm bảo một hệ sinh thái bền vững thì cây trồng hút

đi bao nhiêu, loại gì đều phải hoàn trả cho đất chừng ấy các chất dinh dưỡng.Nhưng ở nước Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thì trong nhiềunăm cây trồng đã lấy đi một lượng dinh dưỡng đáng kể mà không trả lại chođất do thâm canh, tăng vụ và việc sử dụng phân bón không cân đối

Chúng ta đều biết rằng, ban đầu trên tất cả các loại đất phân đạm lànguyên tố dinh dưỡng thiếu nhiều nhất nên sử dụng phân đạm đã làm tăngnăng suất rất lớn Tuy nhiên, phân đạm lại không phải là yếu tố có thể tạo lập

độ phì nhiêu cho đất, nên sử dụng không cân đối đạm với các nguyên tố khác

sẽ là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc làm suy thoái đất Ở Việt Nam,trên đất phèn, nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 – 50 kgN, songbón lân đã làm cây trồng hút được 120 – 130 kgN/ha Tương tự, trên đất bạc

Trang 11

màu, không bón kali, cây trồng chỉ hút được 80 – 90 kgN trong khi đó bónkali làm cây trồng hút được tới 120 – 150 kgN/ha [18].

Bón phân cũng cần tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại câytrồng, thậm chí của từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng cụ thể Các câytrồng khác nhau có nhu cầu về từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau, do vậylượng dinh dưỡng chúng lấy đi từ đất và phân bón cũng khác nhau

Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, vấn đề quan trọng là phải cânđối dinh dưỡng cho cả cơ cấu, có tính đến đặc điểm của từng cây trồng vụtrước Hiện nay, trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, sau khiyếu tố hạn chế năng suất chính là đạm đã được giải quyết, thì lân nổi lên làyếu tố hạn chế năng suất trong suốt gần ba thế kỷ và hiện tại vẫn đang còn làyếu tố hạn chế trên rất nhiều loại đất Riêng kali, tuy mới được coi là yếu tốhạn chế năng suất trên một số loại đất, một vài loại cây trồng, song do lượnghút kali ngày càng lớn và với tốc độ ngày càng cao, thậm chí cao hơn đạm thìkali cũng sẽ sớm trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây trồng ở Việt Nam.Như vậy, nói đến bón phân cân đối cho cây trồng là nói đến mối quan hệ đạm– lân – kali và nhất là mối quan hệ giữa đạm – kali

Gần đây, ở nhiều quốc gia nhất là các nước phát triển, các nhà xã hộihọc và các nhà môi trường đang kêu gọi áp dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ

vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu, vừa đảm bảo tăng năngsuất cây trồng vừa an toàn môi trường sinh thái

Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loạiphân bón bổ sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất đất chứkhông thể là phân bón thay thế cho phân vô cơ Do vậy, để đảm bảo cho mộtnền nông nghiệp bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón, kết hợp hàihòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong đó các loại phân được sử dụnglượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất

2.2.4 Vai trò của đạm, lân, kali đối với lạc:

2.2.4.1 Tác dụng của đạm đối với cây lạc:

Đạm là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thànhphần cơ bản của protein, chất cơ bản biều hiện sự sống Đạm nằm trong nhiềuhợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như: diệp lục, các chất

Trang 12

men, các bazơ có nitơ, thành phần cơ bản của acid nucleic, trong các ADNARN của nhân tế bào, nơi cư trú của các thông tin di truyền đóng vai trò quantrọng trong việc tổng hợp protein Do vậy, đạm là yếu tố cơ bản của đồng hóacacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡngkhác [8].

Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá và hạt, thiếu đạm cây cằn cỗi, mảnh

dẻ, mềm yếu và có dáng cao do sự sinh trưởng bị đình trệ khá sớm và do các

lá non phát triển không đầy đủ và không đẫy, nảy nở rất chậm, các lá già đãmọc bình thường rồi cuống cũng dài ra hơn bình thường, màu lá ban đầu thìsáng sau đó chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá sau cũng chuyển màu, lá

sẽ ngả sang màu vàng [10] Thiếu đạm nặng thì gốc vàng rụng, sự hình thànhquả bị hạn chế và cây có thể chết sau 2 tháng trồng Nhu cầu đạm của cây lạc

có sự khác nhau trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của nó Cây lạcnon cần đạm để sinh trưởng tốt, phân cành sớm, khi ra hoa đầu tiên lạc cầnđến 70% tổng lượng đạm Đạm bên ngoài trở nên rất cần thiết cho cây lạctrong giai đoạn trước khi nở hoa do tính ký sinh của vi khuẩn nốt sần(Rhyzobium) cộng sinh trên rễ cây lạc Vì vậy, bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu

là rất cần thiết để xúc tiến sự hình thành nốt sần và phân hóa mầm hoa Tuynhiên nếu đạm quá nhiều thì ức chế sự hình thành nốt sần và hoạt động của vikhuẩn dẫn đến cây bị vống lốp đổ, số cành hữu hiệu giảm [1]

Đạm có vai trò làm tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyếtđịnh phẩm chất nông sản Mặc dù có nhu cầu đạm cao nhưng trong thực tếđạm bón cho lạc bao giờ cũng thấp hơn lân và kali Bón nhiều đạm cho lạc sẽlàm thời gian sinh trưởng bị kéo dài, ngăn cản sự hình thành nốt sần ở rễ vàkhả năng cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần do sản phẩm của quang hợpchuyển hóa thành protein, làm giảm việc cung cấp hydratcacbon cho các visinh vật này và sinh khối phát triển mạnh [11]

2.2.4.2 Tác dụng của lân đối với cây lạc:

Lân là yếu tố quan trọng đối với cây trồng Trong cây trồng tỷ lệ lânbiến động trong phạm vi từ 0,08 – 1,4% so với chất khô Trong cây, lân chủyếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ Lân

vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào

Trang 13

và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ Lân hữu cơ rất đadạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinhdưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây Nó có nhiều tác dụng như phânchia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thànhquả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừađạm, thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút

Cũng như đạm, trong hạt và trong các cơ quan non đang phát triển tỷ lệlân cao Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về cơ quan non, cơ quanđang phát triển để tổng hơp chất hữu cơ mới nên hiện tượng thiếu lân biểuhiện ở lá già trước [17]

Đối với cây lạc, lân có vai trò rất quan trọng Nó có tác dụng lớn đốivới sự phát triển của nốt sần, sự ra hoa và hình thành quả Trong cây, lân tồntại dưới dạng photpholipit và nucleoprotein, trong lá lân tồn tại dưới dạngacid photphoric tham gia tổng hợp các hợp chất chứa nitơ Cây lạc đủ lân sẽphát triển cân đối về rễ, thân lá, hoa ra tập trung, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao Thiếulân cây sinh trưởng kém, lá chuyển sang màu tối đến màu tím (do tích lũyantoxian) Cây lạc có nhu cầu lân nhiều nhất ở thời kỳ tới sau hình thành quả.Theo dõi hàm lượng lân trong cây lạc cho ta thấy hàm lượng lân cao nhất ởthời kỳ ra hoa, sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành quả Thời kỳ cây con hàmlượng lân không cao nhưng lân rất cần thiết để vi sinh vật nốt sần phát triển,

do vậy phải bón lân sớm [15]

2.2.4.3 Tác dụng của kali đối với cây lạc:

Kali là nguyên tố đa lượng rất cần thiết đối với cây trồng Phần lớn kalitrong cây ở trong dịch bào, ngoài ra kali được keo hấp phụ và 1% kali được tythể trong chất nguyên sinh giữ chặt ở dạng không trao đổi chất mạnh mẽ vàphân chia tế bào rồi đến trong phấn hoa Mặc dầu, kali không tham gia vàothành phần của các enzim nhưng có tác dụng hoạt hóa nhiều enzim Kali làmtăng độ ngậm nước của keo nguyên sinh chất nhờ tăng khả năng giữ nước củacây Khi thiếu kali, giai đoạn kết thúc của sự sinh tổng hợp protein bị chậm lại

và sự phân giải các phân tử protein lại xúc tiến mạnh mẽ hơn, sự hình thànhcác liên kết cao năng bị chậm lại và hàm lượng photpho trong các nucleotit bịgiảm, nhưng trong cây lại tích lũy photpho ở dạng vô cơ Kali có nhiều tác

Trang 14

dụng trong cây, nhưng có nhiều mặt còn chưa thấy rõ Kali tham gia vào việctạo thành protein theo một cơ chế còn chưa rõ, nhưng điều đó chứng minhrằng cần phải cung cấp đủ kali thì bón phân đạm mới có hiệu quả Dơmôlông

đã nhấn manh: “Có một sự liên hệ chắt chẽ giữa hai yếu tố N và K, hai yếu tốnày đều phải tăng nếu người ta muốn cho cây trồng sử dụng tốt đạm và kali”

Trước đây, người ta quan niệm thiếu kali không ảnh hưởng tới trao đổilân, nhưng gần đây theo tài liệu L.A Zucra và P.F Goluleva (1963) thì thiếukali đã làm hạn chế quá trình tạo thành các liên kết cao năng trong cácnucleotit và tiếp theo sự hình thành các hợp chất hữu cơ khác bị giảm sút

Đối với cây lạc, nhân dân ta thường nói: “Không lân, không vôi thì thôitrông đậu” Thực tiễn lại chứng minh kali quan trọng hơn vôi đối với các loạicây đậu đỗ [16]

Kali có tác dụng đẩy mạnh việc tạo thành hydratcacbon và làm chothân lá cứng cáp, đồng thời cũng có liên quan mật thiết với việc tạo thànhprotein Khi bón đủ kali cây sẽ hút tương đối nhiều đạm, vì thế hạt lạc hìnhthành nhiều protein hơn Kali không chỉ có thể làm cho thân lá phát triển khỏe

mà còn có thể làm cho lạc tăng khối lượng của hạt, giảm tỷ lệ quả lép

Cùng với lân, kali cũng có khả năng làm tăng số lượng và khối lượngnốt sần ở rễ Kali đảm nhận vận chuyển các hydratcacbon vào rễ đậu đỗ, nơihình thành và phát triển nốt sần Điều đáng chú ý là, cây đâu đỗ hút lân dễhơn các loại cây khác, nhưng lại hút kali kém hơn, chính vì vậy bón kali chocây lạc là một điều rất cần thiết Tuy nhiên các yếu tố dinh dưỡng trong đất lại

có tác dụng qua lại một cách mạnh mẽ Vì vậy bón phân tất yếu phải nói đến

sự tương hỗ giữa các yếu tố chủ yếu cần thiết đối với cây trồng Đó là cơ sởkhoa học cho sự phối hợp cân đối giữa các loại phân bón trong sản xuất [9]

2.2.5 Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng hiện nay:

Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bón phân

có vai trò đặc biệt quan trọng Các nhà khoa học đã tổng kết rằng phân bónđóng góp trên 50% việc tăng năng suất cây trồng (FAO – ROME 1984).Trong những năm sắp tới, phân bón vẫn là một nhân tố rất quan trọng trongviệc tăng năng suất và sản lượng cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực,thực phẩm cho con người và nguyên liệu sản xuất công nghiệp

Trang 15

Tình hình sản xuất phân bón hóa học trên thế giới đã có bước phát triển

cả về số lượng và chất lượng Nếu như trước đây các sản phẩm hàm lượngdinh dưỡng thấp là chủ yếu thì ngày nay phân bón hàm lượng dinh dưỡng caocùng với thành phần đa yếu tố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn Số liệu năm

1994 ở bảng 2.5 cho thấy phân NPK và phân hai thành phần đã chiếm 38%tổng sản lượng phân bón thương phẩm thế giới

Bảng 2.5: Tỷ trọng các sản phẩm phân bón hóa học

(triệu tấn)

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: International Fertilizer Development Center năm 1994)

Trong các loại cây trồng, nhóm cây lương thực có một vị trí quan trọng,chiếm diện tích và sản lượng cao Phân bón tiêu thụ cho nhóm cây này cũngchiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt tới 55% tổng sản lượng phân bón hóa học tiêu thụtrên thế giới thể hiện ở bảng 2.6 Trong tương lai, khi mà diện tích và năngsuất cây lương thực cho con người tăng lên, thì phân bón cho cây này cũng sẽ

có sự tăng trưởng mạnh Bên cạnh cây lương thực, các cây có dầu chiếm tỷ lệtiêu thụ phân bón 12% xếp thứ hai và cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh

(Nguồn: International Fertilizer Industry Association may, 1999)

Trang 16

Như vậy, tăng nhanh sử dụng phân hóa học là con đường tất yếu phải đi củanông nghiệp nước ta và các nước đang phát triển [15] Trong những năm qua, việc sửdụng phân bón ở nước ta đã có những tiến triển rõ nét, góp phần đáng kể vào việc nângcao năng suất cây trồng và tăng nhanh giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.

Tỷ lệ phân bón sử dụng quy định ra dinh dưỡng nguyên chất ở nước tacho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng phân bón đã ngày càng hợp

lý Điều này thể hiện bằng tỷ lệ bón kali và lân ngày càng cao hơn Năm 1991

Trang 17

2.3 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam:

2.3.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới:

Lạc là cây công nghiệp, cây lấy dầu, cây thực phẩm quan trọng của cácnước nhiệt đới và á nhiệt đới Trung tâm khởi nguyên cây lạc là Nam Bolivia

và Bắc Achentina (ICRISAT, 2003) Lạc hiện đang được trồng ở 10 quốc gia

từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam với diện tích khoảng 26,37 triệu ha vớitổng sản lượng 36,05 triệu tấn (FAOSTAT,2005) Tình hình sản xuất lạc trênthế giới và một số nước được trình bày ở bảng 2.7

Cây lạc được trồng chủ yếu tập trung ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.Trong đó, Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,4% diện tích và71,7% sản lượng Ở Châu Phi chiếm 31,3% diện tích và 18,6% sản lượng,Bắc Trung Mỹ và các nước còn lại chiếm 3,7% diện tích và 7,5% sản lượng.Hiện nay, tính đến hết niên vụ 2007 diện tích lạc trên thế giới có khoảng23,38 triệu ha Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,70 triệu ha,tiếp theo là Trung Quốc 4,69 triệu ha, Nigieria 2,23 triệu ha, Xu đăng 0,92triệu ha, Indonesia 0.70 triệu ha

Bảng 2.8: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước.

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007

Thế giới 23,61 22,23 23,38 1,61 1,55 1,49 38,09 34,47 34,85Trung Quốc 4,68 4,72 4,69 3,07 3,12 2,79 14,39 14,73 13,09

Ấn Đô 6,73 5,64 6,70 1,18 0,87 0,98 7,99 4,91 6,60Nigieria 2,18 2,22 2,23 1,59 1,72 1,72 3,48 3,82 3,83Indonesia 0,72 0,71 0,70 2,04 2,08 2,10 1,46 1,47 1,47

Mỹ 0,66 0,49 0,48 3,35 3,22 3,51 2,21 1,57 1,69Xenegan 0,77 0,59 0,60 0,91 0,77 0,70 0,70 0,46 0,43

Xu Đăng 0,96 0,96 0,92 0,54 0,38 0,50 0,52 0,36 0,46Myanma 0,65 0,65 0,66 1,40 1,40 1,50 0,91 0,91 1,00Camarun 0,31 0,31 0,30 0,76 0,53 0,53 0,23 0,16 0,16Việt Nam 0,27 0,25 0,25 1,81 1,83 1,96 0,49 0,46 0,49

(Nguồn: FAOSTAT, 2009[21])

Trang 18

Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn vàkhông ổn định qua các năm Nước có năng suất lớn nhất ở Mỹ 3,51 tấn/ha,Trung Quốc 2,79 tấn/ha, Indonesia 2,10 tấn/ha, Việt Nam 1,96 tấn/ha, Ấn Độchỉ có 0,98 tấn/ha khá thấp so với diện tích thực tế

Mặc dù, Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất trên thế giới nhưng sảnlượng lại đứng sau Trung Quốc Sản lượng lạc của Trung Quốc là 13,09 triệutấn, Ấn Độ là 6,60 triệu tấn, Nigieria là 3,83 triệu tấn, Mỹ là 1,69 triệu tấn

2.3.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, cây lạc được trồng từ lâu đời và được sử dụng rộng rãitrong đời sống hàng ngày của nhân dân ta Hiện nay, lạc được phân bố chủyếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng,Khu 4 cũ, Miền Đông Nam Bộ Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sảnlượng, còn lại rải rác ở một số vùng khác

Ngày nay, với việc chuyển đổi cơ chế tổ chức sản xuất trong nôngnghiệp cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đãtạo nên sự chuyển biến mới trong sản xuất lạc ở nước ta Tình hình sản xuấtlạc trong nước tính đến hết niên vụ 2007 được trình bày ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 1997 – 2007.

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Trang 19

giảm mạnh xuống 243,8 nghìn ha ở năm 2003 Từ năm 2000 đến năm 2003tuy diện tích có thay đổi khá phức tạp nhưng mà năng suất và sản lượng vẫntăng lên qua từng năm Sau chuỗi tăng và giảm thất thường từ năm 2000 đến

2003 thì từ năm 2003 đến 2005 diện tích trồng lạc lại tiếp tăng từ 243,8 nghìn

ha với năng suất 16,7 tạ/ha và sản lượng 406,2 nghìn tấn lên 269,6 nghìn havới năng suất 18,1 tạ/ha và sản lượng 489,3 nghìn tấn ở năm 2005 Từ năm

2006 diện tích giảm đi khá lớn khoảng 20 nghìn ha kéo theo đó là sản lượngcũng giảm đi đáng kể xuống còn 464,8 nghìn tấn và tăng lên ở năm 2007 đạt254,6 nghìn ha với sản lượng 505,5 nghìn tấn.Tuy năng suất lạc có tăngnhưng nhìn chung so với tiềm năng của đất đai, của các giống lạc hiện có thìnăng suất lạc của nước ta còn thấp, năng suất lạc bình quân trên cả nước tínhđến hết niên vụ 2007 chỉ đạt 19,8 tạ/ha (FAOSTAT, 2008)

Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đòi hỏi phải có cácvùng chuyên canh sản xuất lạc, người sản xuất phải được trang bị các biệnpháp kỹ thuật tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những khâu quyết địnhđến sản xuất lạc ở nước ta

2.3.3.Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế:

Lạc là cây công nghiệp có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu câytrồng nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế Là loại cây trồng có tính thíchnghi cao, có thể gieo trồng trên nhiều loại chân đất khác nhau và rất thích hợpvới các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát, cát pha thịt nhẹ, khả năngchịu hạn khá nên diện tích sản xuất cây trồng này của tỉnh ngày càng tăng,đặc biệt trên các loại đất trồng lúa hoặc mía có năng suất thấp và không ổnđịnh [5]

Nguyên nhân hạn chế năng suất lạc bao gồm cả yếu tố kinh tế xã hội,yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học Hầu hết các nông dân đều có thu nhậpthấp nên không có khả năng mua giống tốt và phân bón đầu tư cho trồng lạc.Giá bán sản phẩm không ổn định, hệ thống cung ứng giống còn kém chỉ cócông ty giống cây trông Thừa Thiên Huế cung cấp cho nông dân Bên cạnh

đó, Thừa Thiên Huế lại có khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưa nhiều, ảnhhưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc Ngoài ra, việc sử dụng phân

Trang 20

bón không thích hợp cũng có ảnh hưởng nhất định đến năng suất lạc trên địabàn của tỉnh.

Tuy nhiên những năm gần đây do có sự quan tâm, đầu tư của các nhàlãnh đạo tỉnh đến nông nghiệp nói chung và đến cây lạc nói riêng đã làm chonăng suất và sản lượng không ngừng tăng lên Tình hình chi tiết về diện tích,năng suất, sản lượng lạc những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế từ năm 1997 – 2007.

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, năm 2008[20])

2.4 Các nghiên cứu về phân bón trên thế giới và ở Việt Nam:

2.4.1 Các nghiên cứu về phân bón trên thế giới:

Lạc có khả năng cố định đạm nhờ vi khuẩn nốt sần của rễ, tuy nhiên lượngđạm này được tổng hợp vào thời điểm phân cành hoặc bắt đầu ra hoa, do đó ở giaiđoạn đầu bón một ít đạm chừng 20 – 30 kg N/ha để lạc sinh trưởng tốt là rất cólợi Nếu không bón phân chuồng thì bón lót đạm là rất cần thiết

Theo Saint Smith (1968) đối với loại đất màu đỏ phát triển trên đábazan ở Madagasca, lân là yếu tố hàng đầu Nhờ bón lân ở mức 75 kg P2O5/hanăng suất có thể tăng 100%

Nghiên cứu của Sambs – Reddy và cộng sự (1985): với lượng phân bón

là 20 kgN/ha ở đất Limong cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong điều

Trang 21

kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt năng suất cao hơn mớicần bón thêm đạm Gopakas Wamy (1985) kết luận: năng suất lạc tối đa ởTidivanan trong điều kiện nước trời, trên đất Limong cát khi bón 66,82 kg

K2O/ha

Ở Trung Quốc bón Gypsun (hợp chất có hàm lượng canxi cao) với liềulượng 375 kg/ha cho đất nâu ở Wubei làm tăng năng suất (4,61 tấn/ha) tăng11,8% so với đối chứng không bón Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy sovới bón riêng lẻ NPK thì việc bón kết hợp sẽ làm tăng khả năng hấp thu đạmcủa cây lên 77,33%, của lân lên 3,75% Tỷ lệ bón phối hợp NPK cho lạc thíchhợp nhất là 1:1,5:2

Theo Anonyme (1996): cứ mỗi đơn vị NPK được bón cân đối sẽ chosản phẩm thu hoạch cao hơn từ 10 – 30 đơn vị, hoặc cao hơn nữa so với bónkhông cân đối

Ở Ấn Độ, kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy việc bón phân phốihợp: 30 kg N/ha với 17 kg P2O5/ha làm tăng gấp đôi năng suất so với bón đơnđộc 30 kg N/ha Bón phối hợp 10 – 40 kg N, 30 – 40 kg P2O5, 20 – 40 kg

K2O/ha là mức tối ưu cho lạc ở Ấn Độ

2.4.2 Các nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam:

Việc bón phân trực tiếp cho lạc là yếu tố kỹ thuật quan trọng để đạtnăng suất cho lạc cao và có hiệu quả kinh tế, lượng đạm do vi khuẩn nốt sầncộng sinh cố định đạm chỉ cung cấp khoảng 60 – 70% nhu cầu đạm của lạc,

số còn lại phải bón phân bổ sung, trong đó có lượng phân hữu cơ từ 8 – 12tấn/ha

Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo đối với cây lạc và là một trong nhữngyếu tố hạn chế lạc ở các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất càng nghèolân, hiệu lực lân càng cao Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 cho từ 4 – 6 kg lạc,lượng lân bón đạt hiệu quả kinh tế dao động từ 60 – 90 kg P2O5/ha

Theo Võ Minh Kha (1996) đối với cây lạc bón theo phosphat cho hiệusuất 2,8 – 3,0 kg lạc vỏ/1 kg P2O5 ở đất phù sa Sông Hồng và 5 kg lạc vỏ/1 kg

P2O5 ở đất xám Quảng Ngãi

Hiệu lực của phân kali thể hiện rõ đối với lạc trồng trên các loại đất cóthành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh dưỡng như: đất cát thô ven biển, đất

Trang 22

bạc màu Hiệu suất 1 kg K2O trong thí nghiệm biến động từ 5,0 – 11,5 kg quảkhô Lượng kali bón thích hợp cho lạc ở các tỉnh phía Bắc là 40 kg K2O trênnền 20 kg N và 80 kg P2O5.

Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc Bón vôi khôngnhững có ý nghĩa làm tăng trị số pH đất, tạo môi trường thích hợp cho vikhuẩn cố định đạm hoạt động, mà còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng vàcung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ra hoa tạo quả của lạc Trên đấtbạc màu trồng lạc ở Ba Vì, những kết quả thí nghiệm cho thất năng suất lạctăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha khi bón 300 – 600 kg vôi trên nền: 8 tấn phân chuồng+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O Và khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng NPKđến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc ở đất bạc màu tỉnh HàBắc cho thấy, năng suất lạc vụ xuân cũng như vụ thu đều đạt năng suất cao ởmức bón: 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O Còn ởNho Quan, Ninh Bình thì năng suất lạc đạt cao nhất ở mức bón 400 kg vôi +

30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O

Lưu huỳnh là nguyên tố trung lượng có vai trò quan trọng đối với câylạc, khi bón các dạng phân có nguyên tố lưu huỳnh (K2SO4) sẽ có tác dụnglàm tăng năng suất lạc lên thêm từ 0,09 – 0,14 tấn/ha so với không có lưuhuỳnh (bón KCl) Trồng lạc trên các loại đất nhẹ, hiện tượng thiếu yếu tố vilượng là rất phổ biến, những kết quả thực nghiệm ở Diễn Châu – Nghệ An:phun Mo 0,1% vào giai đoạn lạc ra hoa làm tăng năng suất lạc từ 21,3 –38,3%

Trang 23

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Thí nghiệm được tiến hành với giống lạc L14 có thời gian sinh trưởng

từ 90 – 120 ngày

- Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm:

*Phân đạm: Loại phân đạm được sử dụng là Urê

*Phân lân: Loại phân lân sử dụng là Super lân

*Phân kali: Loại phân kali sử dụng là kaliclorua

3.2 Nội dung nghiên cứu:

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến khả năng sinh trưởng,phát triển của lạc

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thànhnăng suất và năng suất lạc

- Hiệu suất phân bón

- Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân

3.3 Phương pháp nghiên cứu:

3.3.1 Địa điểm thực hiện thí nghiệm:

Trên chân đất phù sa tại Hợp tác xã Kim Long, phường Kim Long,Thành phố Huế

3.3.2 Thời vụ gieo:

Thí nghiệm thực hiện vào vụ Xuân năm 2009

3.3.3 Diễn biến thời tiết, khí hậu:

Đối với cây trồng, khí hậu và đất đai được xem là hai yếu tố quyết định

sự tồn tại của cây trồng Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúpcho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiềunguồn lợi kinh tế khác

Đối với cây lạc, khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ gieotrồng, đến sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, phẩm chấtcũng như diễn biến sâu bệnh hại Trong đó, nhiệt độ, lượng mưa, ánh sángảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của cây lạc Đểtìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với cây lạc trong thời gian triển

Trang 24

khai thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụXuân 2009 ở trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế được kết quả như sau:

Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2009

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy thời tiết trong vụ Xuân năm

2009 tại tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra tương đối phức tạp Cụ thể:

Tháng 2: Nhiệt độ biến động khá lớn từ 13,20C – 27,50C, ẩm độ trungbình 91%, số giờ nắng 67 (giờ), số ngày mưa của tháng thấp (5 ngày), lượngmưa thấp chỉ có 24,1 (mm) Sau khi gieo lạc, trời có mưa nhưng khi lạc vừamọc tối đa thì trời nắng làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt, từ đó làmảnh hưởng tới năng suất thực thu sau này

Tháng 3: Nhiệt độ trung bình tăng lên, nhiệt độ biến động lớn từ

14,50C – 30,50C, vì do vào giữa tháng 3 thừa thiên Huế chịu ảnh hưởng của 2– 3 đợt không khí lạnh tăng cường, có ngày nhiệt độ hạ xuống 14,50C Xen kẽgiữa có từ 1 – 2 đợt không khí khô nóng Trong thời kỳ đó lạc đang ra hoanên đã làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của lạc Với số ngày mưa từ 8 –

10 ngày nhưng lượng mưa thấp và số ngày nắng lớn nên giảm được quá trìnhsâu bệnh phát sinh

Tháng 4: Nhiệt độ trung bình có tăng lên rất lớn, nhưng mà tại thừa

thiêu Huế lại chịu ảnh hưởng của 3 – 4 đợt không khí lạnh vào đầu, giữa vàcuối tháng Ẩm độ trung bình 88%, lượng mưa lớn 150,5 (mm); bên cạnh đó

số giờ nắng cũng tương đối lớn 90 (giờ) Thời tiết như thế làm cho sâu bệnhphát triển và phát tán nhanh, làm ảnh hưởng tới năng suất thực thu sau này

Trang 25

Tháng 5: Nhiệt độ tương đối cao nhưng mà số ngày mưa và lượng mưa

tương đối lớn Ảnh hưởng tới thời gian thu hoạch của lạc và quả lạc có màukhông được sáng

Công thức thí nghiệm được bố trí trên nền: 500kg vôi/ha Gồm các công thức sau:

Công thức Liều lượng đạm

(kg/ha)

Liều lượng P2O5

(kg/ha)

Liều lượng K2O(kg/ha)

Trang 26

VIIa Va Ia IVa VIIIa IIIa IIa IXa VIa

VIIIb Ib IIb VIIb VIb Vb IIIb IVb IXb

IIc VIc Vc IXc IIIc VIIIc VIIc Ic IVc

- Phơi lại giống trước khi tiến hành gieo cho dù giống này được cất giữcẩn thận Do đã qua thời gian bảo quản dễ bị ẩm nên ta phơi lại để tăng sứchút nước trong hạt, đồng thời kích thích sự hoạt động của các enzyme chuyểnhoá trong quá trình nảy mầm

- Chọn giống: Chọn những hạt to, mẩy, vỏ lụa sáng, không chọn nhữnghạt bị xây xát cơ giới, tróc vỏ lụa

- Trước khi gieo phải thử tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ này phải đạt 80% trở lênmới đem gieo

3.3.7.2 Làm đất, lên luống:

- Làm đất: Lạc là cây trồng cạn, đòi hỏi đất trong suốt thời gian sinhtrưởng phải luôn tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt, nốt sần có thể hình thành vàcác tia quả đâm xuống đất dễ dàng, quá trình hình thành quả được thuận lợi

và dễ nhổ khi thu hoạch Vì vậy để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và pháttriển thuận lợi thì trong quá trình làm đất cần tiến hành: làm đất tơi xốp, đủ

ẩm, dọn sạch cỏ dại trước khi gieo hạt

Trang 27

- Lên luống: sau đó chia ô, đánh rãnh, lên luống theo diện tích ô thínghiệm Lên luống cao 25 - 30cm, mặt luống rộng 1,2m dài 4,2m, rãnh rộng25cm, mặt luống bằng phẳng nhằm đảm bảo giữ ẩm và thoát nước tốt.

3.3.7.3 Mật độ khoảng cách:

Hạt giống được gieo thẳng hàng, đảm bảo: mật độ 33 cây/m2, khoảngcách: 30cm x 10cm x 1(hạt) (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm vàgieo 1 hạt)

3.3.7.4 Phân bón và kỹ thuật bón phân:

+ Thúc lần 2: 1/3N + 1/2 K2O

Bón sau khi tàn lứa hoa đầu, kết hợp làm cỏ xới xáo và vun gốc cao 5

cm nhằm tạo điều kiện cho tia lạc dễ dàng đâm vào đất Bón phân lúc nàynhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình ra hoa đâm tia và hình thành quả tốt

3.3.7.5 Chăm sóc:

- Tỉa dặm: Khi lạc được một lá thật thì tiến hành tỉa dặm để đảm bảomật độ và điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi

- Làm cỏ xới xáo: chia làm 2 đợt chính kết hợp với khi bón thúc

+ Đợt 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật, tiến hành xới xáo, làm cỏ tiến hànhbón thúc lần 1, xới xáo trên toàn bộ mặt luống, nhẹ tay, xới sâu 2 – 3 cm xagốc, không vun vào gốc

Trang 28

+ Đợt 2: Trùng với đợt bón thúc lần 2, sau khi lạc tàn lứa hoa đầu kếthợp xới xáo sâu 5 – 7 cm làm cỏ vun gốc là tạo điều kiện bóng tối, tạo điều

kiện cho tia lạc đâm xuống đất dễ dàng và tia lạc sẽ phát triển hình thành quả.

3.3.7.6 Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên theo dõi bệnh trên ruộng thí nghiệm, nếu phát hiện thấybệnh héo rũ thì nhổ bỏ, bắt sâu xám, sâu xanh vào buổi sáng sớm hoặc chiềutối và dùng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ

3.3.7.7 Thu hoạch:

Lạc được thu hoạch khi số quả già chiếm 85% cây (quả có gân rõ, mặttrong vỏ quả có màu nâu đen, vỏ lụa có màu sắc đặc trưng của giống)

3.3.8 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi:

3.3.8.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc qua các giai đoạn (ngày):

- Thời gian từ khi gieo đến khi bắt đầu mọc mầm (có 10% số cây trên ô

có lá mầm trồi lên khỏi mặt đất)

- Thời gian từ khi gieo đến khi mọc mầm tối đa (có 70% số cây trên ô

có lá mầm trồi lên khỏi mặt đất)

- Thời gian từ khi gieo đến khi xuất hiện 3 lá thật

- Thời gian từ khi gieo đến khi bắt đầu ra hoa (có 10% số cây trên ô có hoa)

- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ đợt 1

- Thời gian từ khi gieo đến khi kết thúc ra hoa (theo dõi đến khi số hoabình quân trên cây trong ngày < 1 hoa liên tục trong 3 ngày)

- Thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch

3.3.8.2 Theo dõi chiều cao thân chính qua các giai đoạn (cm):

- Theo dõi các thời kỳ: 5 – 7 lá thật, kết thúc ra hoa và thu hoạch

- Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng củathân chính

3.3.8.3 Theo dõi sự ra lá:

- Theo dõi các thời kỳ: bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch

- Xác định tổng số lá trên thân chính, số lá xanh còn lại khi thu hoạch

3.3.8.4 Theo dõi chiều dài cành cấp 1 đầu tiên qua các giai đoạn (cm):

- Theo dõi các thời kỳ: bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch

Trang 29

- Đo chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm) Cách đo: đo từ nơi phân cànhcấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của cành cấp 1 đó.

3.3.8.5 Theo dõi sự phát sinh và phát triển của cành lạc:

- Theo dõi thời kỳ 5 – 7 lá và thời kỳ thu hoạch

- Xác định số cành cấp 1, cành cấp 2 và tổng số cành trên cây

3.3.8.6 Theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn:

- Theo dõi các thời kỳ: ra hoa rộ đợt 1 và thu hoạch

- Cách tiến hành: Chọn mỗi ô thí nghiệm 5 cây tách nốt sần để đếm vàcân khối lượng nốt sần lúc tươi, sau đó bỏ vào bao giấy cho vào tủ sấy và cânkhối lượng nốt sần lúc đã khô

3.3.8.7 Theo dõi khối lượng vật chất khô của cây:

- Theo dõi các thời kỳ: ra hoa rộ đợt 1 và thu hoạch

- Cách tiến hành: Chọn mỗi ô thí nghiệm 5 cây, rửa sạch phơi cho héo

và bỏ và trong bao giấy, sau đó cho vào tủ sấy tăng nhiệt độ lên 1050C thìdùng nhiệt độ ở đó, sấy trong vòng 6 – 8 giờ, đem ra cân đến khi trọng lượngvật chất khô không thay đổi

3.3.8.8 Theo dõi đặc tính ra hoa của lạc:

- Xác định tổng số hoa trên cây

- Xác định tỷ lệ hoa hữu hiệu:

- Xác định năng suất quả khô/m2 (kg/m2)

- Xác định năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha):

Số lượng quả chắc/cây x số cây/m2 x P100quả x 7.500 m2

NSLT =

107

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc (Trang 4)
Bảng 2.6: Tỷ lệ phân bón sử dụng ở các nhóm cây - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 2.6 Tỷ lệ phân bón sử dụng ở các nhóm cây (Trang 15)
Bảng 2.7: Lượng tiêu thu và tỷ lệ sử dụng NPK ở Việt Nam [12]. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 2.7 Lượng tiêu thu và tỷ lệ sử dụng NPK ở Việt Nam [12] (Trang 16)
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 2.8 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước (Trang 17)
Bảng 2.10: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế từ năm 1997 – 2007. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 2.10 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế từ năm 1997 – 2007 (Trang 20)
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng, phát triển của lạc ở các công thức thí nghiệm. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển của lạc ở các công thức thí nghiệm (Trang 31)
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lá trên  thân chính. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lá trên thân chính (Trang 37)
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số cành/cây. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số cành/cây (Trang 40)
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lượng và  khối lượng nốt sần qua các thời kỳ. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ (Trang 44)
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sự ra hoa. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sự ra hoa (Trang 46)
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến khối lượng  vật chất khô qua các thời kỳ. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến khối lượng vật chất khô qua các thời kỳ (Trang 48)
Bảng 4.9: Ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến bệnh héo rũ gốc  mốc đen. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân,  kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế
Bảng 4.9 Ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến bệnh héo rũ gốc mốc đen (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w