Cành cấp 2 chỉ phát sinh ở đốt đầu tiên của 2 cành cấp 1 thứ nhất nên tối đa sẽ có 4 cành cấp 2 trên một cây lạc. Số lượng cành cấp 2 nhiều thường cho tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, dẫn đến sẽ cho năng suất cao.
Qua bảng số liệu 4.4 chúng tôi nhận thấy: số cành cấp 2 giữa các công thức dao động từ 2,53 – 3,73 cành/cây.
Công thức VI là công thức có số cành cấp 2 cao nhất, nhưng mà cao hơn so với công thức đối chứng chỉ 0,94 cành/cây. Như vậy, khi bón phân với liều lượng khác nhau cũng ảnh hưởng nhưng không lớn đến số cành cấp 1 và cành cấp 2 của lạc.
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên: cấp 1 đầu tiên:
Cặp cành cấp 1 đầu tiên còn gọi là cặp cành tử diệp, nó xuất hiện tại hai nách lá mầm khi cây lạc có 2 – 3 lá thật. Cặp cành cấp 1 này nằm gần mặt đất nhất nên rất thuận lợi cho quá trình lạc ra hoa đâm tia và đây là cành chiếm tỷ lệ hoa hữu hiệu lớn trên cây.
Vì vậy, chiều dài cành cấp 1 đầu tiên có liên quan trực tiếp sự phát triển của bộ lá trên cây, cho nên chiều dài cành cấp 1 ảnh hưởng lớn đến năng suất của lạc.
Qua theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.5.
cành cấp 1 đầu tiên.
Đơn vị tính: cm
Công thức Thời kỳ
Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
I(Đ/c) 10,29 c 23,67 d 35,53 b II 11,17 ab 24,99 d 40,60 a III 11,07 b 28,69 c 40,53 a IV 11,63 ab 30,39 b 42,40 a V 11,06 b 29,98 bc 41,00 a VI 11,04 bc 30,21 bc 41,80 a VII 11, 57 ab 30,13 bc 39,83 a VIII 11,58 ab 31,08 ab 39,73 a IX 11,87 a 32,25 a 42,13 a LSD0,05 0,75 1,47 2,98
Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05.
- Thời kỳ bắt đầu ra hoa:
Qua bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên nhưng ảnh hưởng đó không lớn chỉ sai khác khoảng 1,5 – 2 cm.
Trong đó, công thức IX là công thức có chiều dài cành cấp 1 đầu tiên cao nhất đạt 11,87 cm và thấp nhất là công thức I (10,29 cm).
- Thời kỳ kết thúc ra hoa:
Ở thời kỳ này thì chiều dài của cành cấp 1 đầu tiên có sự sai khác rõ rệt, có sự dao động về chiều dài cành cấp 1 lớn từ 23,67 – 32,25 cm. Trong đó công thức IX vẫn dài nhất (so với đối chứng cao hơn 8,58 cm). Chiều dài của cành cấp 1 đầu tiên quá cao cũng ảnh hưởng không tốt đến số lượng quả chắc trên cây. Vì chiều dài cành cấp 1 càng dài thì hoa ra càng xa gốc cho nên khả năng đâm tia tạo quả càng khó.
Khi chúng ta cùng cung cấp một lượng đạm và lân thì chiều dài cành cấp 1 đầu tiên không tăng lên đáng kể, chỉ ngoại trừ công thức II và III thì khi tăng kali lên thì chiều dài cành cấp 1 cũng tăng lên. Còn khi cung cấp cùng một lượng đạm, kali và cùng lượng kali, lân tăng dần yếu tố còn lại đã làm tăng chiều dài cành cấp 1 lên một cách đáng kể. Cụ thể: Cùng lượng kali, lân khi tăng lượng đạm từ 30 kg/ha lên 50 kg/ha thì làm tăng chiều dài cành cấp 1 lên 1 – 3 cm.
- Thời kỳ thu hoạch:
Cùng với chiều cao thân chính, số lá xanh còn lại trên thân chính thì chiều dài cành cấp 1 đầu tiên tăng chậm và dần dần đi vào ổn định.
Qua bảng số liệu 4.5 chúng tôi nhận thấy chiều dài cành cấp 1 đầu tiên của các công thức có bón phân đều cao hơn và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng. Như vậy, khi bón đạm, lân, kali với lượng dầu như thế nào đều có chiều dài cành cấp 1 đầu tiên cao hơn công thức đối chứng.
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn: lượng nốt sần qua các giai đoạn:
Cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng có khả năng cố định đạm sinh học là do có nốt sần ở rễ. Sự cố định đạm ngay trong nốt sần của rễ lạc do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh tạo nên. Do sự kích thích của vi khuẩn, rễ cây tiết ra chất dịch bao vây lấy đường đi của vi khuẩn, tạo thành “dây xâm nhập”. Trong “dây xâm nhập” vi khuẩn tiếp tục sinh sản làm kích thích các tế bào bị xâm nhiễm và các tế bào xung quanh làm chúng nhanh chóng trở thành các tổ mô phân sinh và hình thành các tế bào mới, từ đó phình to và dần tạo thành nốt sần.
Nốt sần hữu hiệu (màu hồng, to, khối lượng nốt sần lớn, khả năng cố định nitơ khí quyển cao) chỉ chiếm 30%, thường tập trung trên rễ chính và rễ phụ cấp 1. Độ lớn, vị trí, màu sắc bên trong của nốt sần có liên quan đến khả năng cố định đạm. Trong các yếu tố dinh dưỡng khoáng thì lân và vôi là 2 yếu tố rất cần cho sự hình thành và phát triển của nốt sần.
Chính vì vậy mà việc bón vôi cải tạo đất chua và cung cấp đầy đủ, hợp lý các nguyên tố khoáng đặc biệt dinh dưỡng lân là một điều rất cần thiết. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ.
Thời kỳ
Chỉ
Ra hoa rộ đợt 1 Thu hoạch
Số lượng nốt sần (nốt/cây) P tươi (gam) P khô (gam) Số lượng nốt sần (nốt/cây) P tươi (gam) P khô (gam) I(Đ/c) 186,07 c 0,25 c 0,10 c 154,47 c 0,25 d 0,100d II 215,47 ab 0,35 ab 0,14 ab 179,20 b 0,32 cd 0,120 cd III 214,47 b 0,31 bc 0,14 ab 203,40 a 0,42 a 0,163 a IV 210,07 bc 0,31 bc 0,11 bc 191,73 ab 0,38 abc 0,150 abc V 208,6 bc 0,31 bc 0,12 bc 186,53 ab 0,33 bc 0,123 bcd VI 240,63 a 0,42 a 0,16 a 199,87 ab 0,40 ab 0,157 ab VII 222,93 ab 0,37 ab 0,14 ab 199,27 ab 0,39 abc 0,157 ab VIII 219,33 ab 0,36 ab 0,13 abc 193,33 ab 0,38 abc 0,140 abc
IX 224,53 ab 0,37 ab 0,14 ab 198,47 ab 0,39 abc 0,157 ab
LSD0,05 25,514 0,08 0,03 20,94 0,08 0,034
Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05.