Thời kỳ thu hoạch:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 36 - 37)

Sau khi kết thúc ra hoa, cây lạc chủ yếu tích lũy dinh dưỡng về quả và hạt, chỉ có một phần ít dinh dưỡng dùng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của thân lá. Chính vì lý do đó mà chiều cao thân chính tăng chậm dần và đi đến ổn định. Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy chiều cao thân chính cuối cùng dao động trong khoảng từ 33,57 – 40,73 cm. Chiều cao thân chính ở cuối thời kỳ này thì các công thức có bón phân đều cao hơn so với đối chứng và giữa các công thức cũng có sự khác biệt, cao nhất vẫn là công thức IX. Nhưng giữa các công thức IX, IV, VI, VIII chỉ sai khác từ 0,3 – 1 cm cho nên sự sai khác giữa các công thức trên không có ý nghĩa về thống kê. Công thức I (đối chứng) là công thức có chiều cao thân chính thấp nhất 33,57 cm.

Cùng một lượng N và P2O5 thì khi tăng lượng K2O đã không làm tăng chiều cao thân chính. Cùng một lượng N và K2O khi tăng lượng P2O5 thì đã làm cho chiều cao thân chính tăng lên đáng kể. Cùng một lượng K2O và P2O5

khi tăng lượng N lên đã làm tăng chiều cao thân chính.

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lá trên thân chính của lạc: chính của lạc:

Cùng với thân và cành, lá là cơ quan góp phần tạo nên khung tán của cây. Lá là bộ phận rất quan trọng của cây, lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Lá cũng là bộ phận chủ yếu diễn ra quá trình thoát hơi nước qua các lỗ khí khổng, xúc tiến quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cơ thể cây trồng. Số lá trên cây đóng vai trò quy định đến năng suất của cây trồng. Số lá trên cây nhiều dẫn đến sức sinh trưởng lớn và khả năng tích lũy dinh dưỡng cao, do đó ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc.

Số lá trên thân chính nhiều hay ít do đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong đó, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ lá trên thân chính. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lá trên thân chính.

Đơn vị tính: lá/thân

Công thức Thời kỳ Số lá xanh còn

lại khi thu Bắt đầu ra

hoa

Kết thúc ra

hoa Thu hoạch

I(Đ/c) 7,20 f 12,47 d 19,07 c 7,40 c II 7,80 e 12,87 cd 20,53 ab 8,27 bc III 7,87 e 13,07 bcd 21,07 ab 9,67 ab IV 8,27 cd 13,73 ab 21,33 a 8,80 bc V 8,20 d 13,47 abc 20,07 abc 9,87 ab VI 8,47 abc 13,53 abc 21,27 ab 9,53 ab VII 8,60 a 13,87 ab 20,00 bc 8,67 bc VIII 8,33 b 13,53 abc 20,00 bc 9,53 ab IX 8,53 ab 14,20 a 20,87 ab 10,9 a LSD0,05 0,23 0,81 1,32 1,68

Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc l14 vụ xuân 2009, tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 36 - 37)