Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp hương long – TP huế

36 805 0
Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp hương long – TP huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Âu người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho con người với phương thức rất đa dạng theo từng vùng địa lý và tập quán từng nơi. Theo lịch sử phát triển nông nghiệp, từ khi con người chuyển việc tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm sang trồng trọt để chủ động sản xuất lấy thức ăn cho mình thì sản xuất nông nghiệp ra đời.Cũng qua việc sản xuất nông nghiệp con người đã nhận thức được tầm quan trọng của độ phì nhiêu đất. Chính vì thế mà từ nền nông nghiệp du canh, chặt đốt cây lấy tro bón, đến việc luân canh cây họ đậu để nâng cao độ phì của đất, làm cho đất tốt hơn, rồi dùng phân hữu cơ để bón, con người đã nhận thức được vai trò của phân bón ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Và bắt đầu từ sự nhận thức đó con người đã biết chủ động dùng phân bón để cải tạo đất nhằm ổn định và nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Bón phân là một biện pháp nằm trong hệ thống các biện pháp liên hoàn nhưng lại là tác nhân quan trọng phát huy tác dụng của các biện pháp liên hoàn khác. Nó là yếu tố quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Từ nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng phân bón có khả năng làm tăng năng suất lên khoảng 3035%. Tổng kết trên phạm vi toàn thế giới, năm 1989 tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra nhận xét :“Mỗi tấn chất dinh dưỡng sản xuất được 10 tấn ngũ cốc”.Nhận xét này khẳng định vai trò hàng đầu của phân bón đối với việc sản xuất lương thực trên thế giới. Riêng ở châu Á Thái Bình Dương phân bón đóng góp trên 75% trong việc tăng sản lượng lương thực trong 100 năm qua. Xayơ (1995) cho rằng cây ngô là loại cây yêu cầu một lượng dinh dưỡng cao cho các nhu cầu thiết yếu của nó, chính vì thế mà để tạo ra được một lớn nông sản thì hằng năm cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng lớn các chất như đạm, lân, kali trên một hecta canh tác.Vì vậy để năng suất ngô cao và ổn định hằng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất thông qua việc bón phân. Ở nước ta hiện nay việc sử dụng ngô làm thực phẩm cũng là một hướng đang được quan tâm.Và xu thế hiện nay người ta đang sử dụng bắp bao tử để làm rau cao cấp. Bắp ngô non (dạng bao tử) là loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng như: Vitamin, đường, các axit amin không thay thế cao hơn hẳn ngô hạt. Ngô bao tử thu hoạch vào giai đoạn cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không cần thiết. Do đó không có dư lượng các hợp chất bảo vệ thực vật. Trong những năm gần đây, chính vì nhu cầu về ngô làm thực phẩm ngày càng cao nên một số nhà khoa học đã nhập nội và lai tạo một số giống ngô rau, trong đó giống LVN23 là giống đang được sản xuất rộng rãi trên nhiều địa phương ở miền Bắc.

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Âu người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho con người với phương thức rất đa dạng theo từng vùng địa lý và tập quán từng nơi. Theo lịch sử phát triển nông nghiệp, từ khi con người chuyển việc tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm sang trồng trọt để chủ động sản xuất lấy thức ăn cho mình thì sản xuất nông nghiệp ra đời.Cũng qua việc sản xuất nông nghiệp con người đã nhận thức được tầm quan trọng của độ phì nhiêu đất. Chính vì thế mà từ nền nông nghiệp du canh, chặt đốt cây lấy tro bón, đến việc luân canh cây họ đậu để nâng cao độ phì của đất, làm cho đất tốt hơn, rồi dùng phân hữu cơ để bón, con người đã nhận thức được vai trò của phân bón ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Và bắt đầu từ sự nhận thức đó con người đã biết chủ động dùng phân bón để cải tạo đất nhằm ổn định và nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Bón phân là một biện pháp nằm trong hệ thống các biện pháp liên hoàn nhưng lại là tác nhân quan trọng phát huy tác dụng của các biện pháp liên hoàn khác. Nó là yếu tố quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Từ nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng phân bón có khả năng làm tăng năng suất lên khoảng 30-35%. Tổng kết trên phạm vi toàn thế giới, năm 1989 tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra nhận xét :“Mỗi tấn chất dinh dưỡng sản xuất được 10 tấn ngũ cốc”.Nhận xét này khẳng định vai trò hàng đầu của phân bón đối với việc sản xuất lương thực trên thế giới. Riêng ở châu Á Thái Bình Dương phân bón đóng góp trên 75% trong việc tăng sản lượng lương thực trong 100 năm qua. Xayơ (1995) cho rằng cây ngô là loại cây yêu cầu một lượng dinh dưỡng cao cho các nhu cầu thiết yếu của nó, chính vì thế mà để tạo ra được một lớn nông sản thì hằng năm cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng lớn các chất như đạm, lân, kali trên một hecta canh tác.Vì vậy để năng suất ngô cao 1 và ổn định hằng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất thông qua việc bón phân. Ở nước ta hiện nay việc sử dụng ngô làm thực phẩm cũng là một hướng đang được quan tâm.Và xu thế hiện nay người ta đang sử dụng bắp bao tử để làm rau cao cấp. Bắp ngô non (dạng bao tử) là loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng như: Vitamin, đường, các axit amin không thay thế cao hơn hẳn ngô hạt. Ngô bao tử thu hoạch vào giai đoạn cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không cần thiết. Do đó không có dư lượng các hợp chất bảo vệ thực vật. Trong những năm gần đây, chính vì nhu cầu về ngô làm thực phẩm ngày càng cao nên một số nhà khoa học đã nhập nội và lai tạo một số giống ngô rau, trong đó giống LVN23 là giống đang được sản xuất rộng rãi trên nhiều địa phương ở miền Bắc. Năm 2004, Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã liên kết với viện ngô Quốc Gia đưa giống ngô rau này vào trồng thí điểm tại xã Hương Long, bước đầu cho thấy nó rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển giống ngô rau này tại Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh lân cận thuộc Miền Trung. Một trong những biện pháp làm tăng năng suất ngô rau như đã nói ở trên là việc bón phân cân đối và hợp lý. Bón phân cân đối và hợp lý không những làm tăng năng suất, phẩm chất sản phẩm mà còn giảm được ô nhiễm môi trường.Việc nghiên cứu để tìm ra một loại phân bón với liều lượng hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có ý nghĩa rất lớn đối với ngành trồng trọt và sản xuất ngô nói chung và ngô rau nói riêng. Và đây cũng là mong đợi của các nhà kỹ thuật và người sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp Hương Long – TP Huế ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 ở các loại phân hữu cơ khác nhau, từ đó tìm ra loại phân hữu cơ thích hợp nhất cho năng suất cao và phẩm chất tốt để đưa vào quy trình kỹ thuật bón phân cho ngô rau tại Thừa Thiên Thiên Huế. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò và giá trị dinh dưỡng của ngô rau 2.1.1. Vai trò của ngô rau: Ngô bao tử là loại rau cao cấp được thị trường quốc tế rất ưa chuộng, bởi vì nó không chỉ là loại rau có chất lượng thương phẩm tốt mà ngô bao tử còn là loại rau an toàn nhất trên thế giới hiện nay. Do đó nó đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nước trên thế giới đã xem mặt hàng này như là một mặt hàng xuất khẩu chính yếu của họ mà điển hình là Thái Lan. Ở Thừa Thiên Huế, hiện nay việc trồng và sản xuất ngô rau mặc dù chưa thật sự phổ biến nhưng xét về tiềm năng phát triển thì đây là một nơi có tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Bởi lẽ Thừa Thiên Huế là một thành phố có 3 ngành du lịch phát triển, có nền văn hóa ẩm thực phong phú đa dạng. Lượng khách du lịch đến Huế hàng năm đang ngày càng nhiều. Do vậy nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn và có chất lượng ngày một tăng. Ngô bao tử là một mặt hàng đang được thế giới ưa chuộng mặt khác nó lại đảm bảo chât lượng, sạch và an toàn. Vì vậy việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất các loại thực phẩm phong phú, đa dạng, có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao nói chung và ngô bao tử nói riêng là một định hướng quan trọng, thiết thực trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. 2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau: Ngô rau cũng là loại ngô có thể lấy hạt nhưng được thu hoạch sớm ở giai đoạn ngô non. Ngô rau trong điều kiện trồng trọt bình thường, được đảm bảo hoàn thành chu kỳ sinh trưởng cũng có thể thu hoạch như ngô bình thường. Tuy nhiên không phải tất cả ngô lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể làm ngô rau. Khi phân tích 100g ăn được, so với một số loại rau ăn quả và ăn hoa, hàm lượng chất béo trong sản phẩm ngô rau gấp 5 lần Súp lơ. Ngô rau có hàm lượng Hidratcacbon cao nhất (8,2g), cao gấp 2 lần cà chua (4,1g) và cao hơn hẳn các sản phẩm khác. Hàm lượng Protein trong sản phẩm ngô rau (1,9g) chỉ kém Súp Lơ, và cao gấp 3 lần dưa chuột (0,6g). Hàm lượng Photspho trong ngô rau là 86mg, cao gấp 7 lần dưa chuột (12 mg), 4 lần cà chua (18 mg), cao gấp 3 lần cải bắp và cà, và nó đều lớn hơn các sản phẩm khác. Sản phẩm ngô rau cũng có hàm lượng Canxi và một số loại Vitamin cao. Mặt khác ngô rau là một loại rau sạch không chứa kim loại nặng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không có các loại vi khuẩn gây bệnh cho con người. Vì ngô rau thu hoạch lúc còn non, khi cây ngô còn ít bị các loại sâu hại gây hại nên chưa sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Ngô rau còn được bọc kín trong lá bi, phần sử dụng làm rau là bắp non nên hàm lượng NO 3 - tồn tại trong sản phẩm còn rất ít Sản phẩm chính của ngô rau là bắp bao tử dùng làm thức ăn tươi như một loại thực phẩm sạch, nó còn lại là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ hộp. Trên thế giới có một số nước có công nghệ sản xuất ngô bao tử đóng hộp rất phát triển. Hiện nay tiêu chuẩn và quy trình đóng hộp ngô bao tử được quy định rất chặt chẽ. Ngô đủ tiêu chuẩn đóng hộp cần phải có độ đồng đều cao, có màu vàng sáng và ở trạng thái giòn Sau khi thu hoạch sản phẩm chính năng suất thân lá xanh của ngô rau có thể lên đến 13,6 tấn/ha 4 – 30,4 tấn/ha, lá bi 3-4 tấn/ha. Bên cạnh đó ngô rau được thu hoạch vào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh cho nên thân lá của ngô rau còn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phế phụ phẩm quan trọng trong chăn nuôi. Hơn nữa ngô rau có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông muộn, điều này đã đóng góp một phần khá lớn thức ăn cho gia súc vụ đông, là vụ thường khan hiếm thức ăn cho gia súc 2.2. Vai trò của phân bón cho cây ngô 2.2.1. Vai trò các loại phân nói chung Phân bón cho ngô có tác dụng tăng năng suất rõ rệt, do đó muốn có năng suất cao cần phải bón nhiều phân. Khác với một số cây trồng khác, thời kỳ đầu ngô sinh trưởng chậm , sau khi gieo độ 1 tháng ngô mới sinh trưởng nhanh, vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng tăng nhiều. Việc tích lũy chất khô chỉ ngừng khi cây đã chín hoàn toàn. Khi ngô hình thành bắp, sử dụng tới 90% nhu cầu về kali, 75% nhu cầu về đạm, 50% nhu cầu về lân. Riêng về lân thì cần nhất khi hình thành hạt. Nói chung phân bón cho ngô có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt. Theo Berzeny (1996) phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ trồng, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, đất trồng thì có ảnh hưởng ít hơn . Để tạo thành chất hữu cơ, ngoài nhiệt độ, ánh sáng, nước và khí cacbonic, cây còn cần nhiều các chất khoáng. Các chất dinh dưỡng như: Mangan, sắt, lưu huỳnh, bo…đều có lượng chứa và vai trò khác nhau. Xayơ (1955) cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng trong lớp đất canh tác của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngô là lấy từ đất trồng. Do vậy để thu được năng suất cao, ổn định thì hàng năm cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân từ đất. Bón phân vào đất có tác dụng khôi phục lại các chất dinh dưỡng đã bị mất (do cây sử dụng, do nước cuốn trôi, do trực di, hay do sự bay hơi…). Ngoài ra, phân bón còn làm tăng độ màu mỡ của đất và đảm bảo đạt năng suất cao. - Đạm: Có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến dinh dưỡng của cây, nhất là trong thời kỳ sinh dưỡng. Đạm ở trong cây dưới nhiều dạng hợp chất. Protit và tất cả các dạng Protit. Chất diệp lục có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành chất hữu cơ, các chất sinh trưởng, các Fotfatit, các Vitamin và các me. Đạm là thành phần quan trọng của các chất đó. 5 - Lân: Đây là chất không thể thay thế được trong tất cả các quá trình sống quan trọng xảy ra trong cây. Cũng như đạm, lân tham gia vào thành phần của các hợp chất Protit quan trọng. Hợp chất lân có trong tất cả các tế bào. Chúng ta thấy số lượng lân rất lớn trong các quá trình trao đổi chất mạnh và có chuyển hóa năng lượng mạnh. Những nơi đó trước hết là các mô đang lớn, ngọn chồi và đầu rễ. Trong nhân tế bào và sinh chất của tế bào của cây, khi có lân tham gia thấy hình thành và tạo ra các Nucleotit từ đường và các chất có đạm. Hơn nữa, lân có tác dụng lớn trong tất cả các quá trình sinh sản vì vậy trong hạt có rất nhiều lân. Ngô chứa 75% lân đã đồng hóa trong hạt. Giá trị thức ăn gia súc và phẩm chất hạt giống phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp và lượng lân chứa trong đất. - Kali: Tồn tại chủ yếu ở những chỗ có quá trình phân chia tế bào và hình thành các mô mới trong cây. Kali có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của sinh chất tế bào, có thể kìm hãm sự thoát hơi nước làm giảm thiệt hại của mô do sương giá và nhiệt độ thấp gây ra. 2.2.2. Tổng quan về phân bón hữu cơ Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha. - Phân chuồng: Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau: Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân. Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau: 6 Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng Đơn vị % Loại phân H 2 O N P 2 O 5 K 2 O CaO MgO Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12 Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74 Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35 - Phân rác: Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. - Phân xanh: Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bổi”. - Phân vi sinh vật: Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao. Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với - Các loại phân hữu cơ khác: Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. 7 Dưới đây xin nêu một số loại phân thường gặp trong sản xuất ở nước ta: * Phân than bùn: Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất • Phân tro, phân dơi: Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. Trong tro có 1 – 30% K 2 O và 0.6 – 19% P 2 O 5 . Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc, nước tiểu… Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với hàm lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua. Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng. 8 - Phân bón Sông Gianh * Các chủng loại phân bón của Công ty Sông Gianh + Lân hữu cơ sinh học + Lân hữu cơ sinh học Sông Gianh chuyên dùng cho nuôi trồng thuỷ sản. + Lân hữu cơ sinh học cao cấp Sông Gianh * Phân sinh hoá hữu cơ chuyên dùng + Phân bón sinh hoá hữu cơ Sông Gianh chuyên dùng cho cây ăn quả + Phân phức hợp hữu cơ vi lượng chuyên dùng cho cây lúa + Phân bón phức hợp đa lượng NPK 10-5-5 + Phân bón phức hợp đa lượng NPK 5-10-3 + Phân bón phức hợp đa lượng NPK 12-5-10-15S + Phân bón sinh hoá hữu cơ Sông Gianh chuyên dùng cho cây hoa và cây cảnh. + Phân phức hợp hữu cơ khoáng cao cấp Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè. *Tác dụng của phân bón Sông Gianh- - Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng - Đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, giúp cải tạo lý, hoá tính và tăng độ phì nhiêu cho đất - Quá trình trao đổi chất giữa các cation Fe, Ca, Mg, Al, Bo thông qua axit Humic, các hợp chất Humat, giúp phân giải các dinh dưỡng bị cố định trong đất như Lân, Kali, Canxi làm cho nó trở nên hữu dụng, tăng hiệu lực phân khoáng. - Đẩy nhanh tốc độ phân giải Xenlulo, tăng hữu cơ, bồi dưỡng, kiến tạo và làm tăng hàm lượng mùn cho đất. Làm giảm độ cứng, vón cục, tăng đặc tính thấm nước và giữa ẩm cho đất. - Kích thích sự tạo thành và hoạt động của các men xúc tác trong cây, tăng cường hình thành chất diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng. - Đảm bảo khai thác cây trồng nhiều vụ, cho nông sản sạch và không gây ô nhiễm môi trường. 9 2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho ngô Phân bón cho ngô có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt. Trong trường hợp không bón đạm, năng suất ngô chỉ đạt 1193 kg/ha, có bón đạm năng suất tăng lên 7338 kg/ha (Smit, 1973). Velly (1973) nghiên cứu bón đạm cho ngô cho kết quả: bón đạm 40 kg N/ha, năng suất đạt 12,11 tạ/ha; bón đạm 80 kg N/ha, năng suất đạt 15,6 tạ/ha; bón 120 kg N/ha, năng suất đạt 32,12 tạ/ha; bón 160 kg N/ha, năng suất đạt 41,47 tạ/ha; bón 200 kg N/ha, năng suất đạt 52,18 tạ/ha. Kết quả nghiên cứu của Geus (1967) bón đạm quá cao cho cây ngô làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế năng suất hạt ngô. Duque (1998) nghiên cứu bón phân cho ngô trên đất đồi chua ở Philippin cho rằng phân bón ở mức 100 kg P 2 O 5 /ha cho năng suất ngô đạt 7016 kg/ha. Theo Evangelista (1999) năng suất ngô tăng lên cùng với tăng liều lượng lân, năng suất chỉ bắt đầu giảm xuống khi bón đến mức 152 kg P 2 O 5 /ha. Bón phân NPK cân đối kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu làm tăng năng suất và phẩm chất ngô, giúp cải tạo đất, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo FAO (1993) sau hơn 20 năm nghiên cứu và thực nghiệm nếu chỉ sử dụng phân chuồng và tàn dư thực vật để trả lại cho đất mà không sử dụng phân hóa học (NPK) thì năng suất cây trồng giảm đi ít nhất là 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ, đất bị bạc màu và nạn đói đe dọa, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Theo hiệp hội phân bón quốc tế (1998) lượng phân bón cho ngô lai (kg/ha) của một số nước như sau: Inđônêxia: (120-180) N – (45-60) P 2 O 5 – (30-60) K 2 O Thái Lan: (45-120) N – (45-60) P 2 O 5 - (0-60) K 2 O Philippin: (90-140) N – (45-60) P 2 O 5 - (0-60) K 2 O Tạ Minh Sơn (1995) nghiên cứu ở đồng bằng Sông Hồng cho thấy để tạo ra 1 tấn ngô hạt, cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng N,P,K là: 22,3 kg N; 8,2 P 2 O 5 ; 12,2 kg K 2 O. Lượng phân N, P, K tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt: 33,9 kg N; 14,5 kg P 2 O 5 ; 17,2 kg K 2 O. Hiệu suất 1 kg N: 4,5- 9,2 kg ngô hạt. 1 kg P2: 4,5 - 7,2 kg ngô hạt. 1 kg K 2 O 2,5 - 5,2 kg ngô hạt. Tỷ lệ nhu cầu N:P:K = 1:0,35:0,45. Kết quả nghiên cứu phân bón cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở đồng bằn sông Hồng với mức bón đạnm 90 kg N/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1kg N và ngô lai là 18 kg ngô Bắc cần 25 – 28 kg N; vụ xuân 28 – 32 kg N; vụ hè thu 32 – 35 kg N. 10 [...]... cấp - Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh: mua trên thị trường 3.2 Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô rau rau LVN2 3 - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của giống ngô rau LVN2 3 - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô rau LVN2 3 - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu... chuồng 25 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự ra lá của giống ngô LVN2 3 qua các thời kỳ theo dõi Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp vật chất hữu cơ, vì vậy đây được coi là chỉ tiêu quyết định tiềm năng cho năng suất của cây trồng nói chung Ngô là cây trồng có tiềm năng cho năng suất cao, vì vậy việc tăng số lá có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy tối đa tiềm năng năng suất của cây ngô Số lá... khác như phân vi lượng và một số vi sinh vật có ích nên tác dụng của chúng đối với ngô tốt hơn phân chuồng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô LVN2 3 Ngô là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh phá hại nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh của ngô lại tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu... tự các cây theo dõi 3.4 Điều kiện thí nghiệm 3.4.1 Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện trên chân thịt nhẹ tại hợp tác xã nông nghiệp Hương Long – TP Huế 3.4.2 Điều kiện thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của cây trồng nói chung và ngô rau nói riêng Ngô rau sinh trưởng, phát triển. .. ngô rau LVN2 3 Năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh đầy đủ quá trình sinh trưởng phát triển, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của cây trồng Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố như đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh … thì phân bón nói chung và phân hữu cơ nói riêng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô rau Các loại phân hữu cơ khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau,... gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống ngô rau LVN2 3 Sinh trưởng và phát triển thể hiện quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa tổng hợp diễn ra trong cây Nó liên quan đến khả năng tích lũy chất khô để hình thành nên hình thái của cây như thân, lá, hạt… Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ hữu cơ với nhau và xảy ra đồng thời Sinh trưởng, phát triển tốt sẽ cho năng suất cây trồng... cho việc phát triển giống ngô rau này tại Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh lân cận thuộc Miền Trung 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu * Cây trồng: Giống ngô rau LVN 23, là giống ngô lai do viện Nghiên cứu ngô lai tạo, có đủ tiêu chuẩn của một giống ngô rau và có khả năng sản xuất giống trong nước * Phân bón: - Phân chuồng hoai mục: Mua tại địa phương - Phân ủ... 3,12 – 12,36 cm - Chỉ tiêu sinh lý: Bón 3 loại phân hữu cơ nói trên cho ngô rau đã có tác dụng làm tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá so với đối chứng không bón phân Trong đó ở công thức IV bón phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đạt cao nhất - Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Bón 3 loại phân hữu cơ khác nhau (phân ủ +vi lượng Quảng Nam; phân chuồng, phân hữu cơ sinh học sông Gianh) đã... cao và có vài đợt nắng nóng, nhưng chỉ vài ngày thời tiết dịu lại Trong 10 ngày đầu tháng 4 năm 2010, thời tiết tỉnh Thừa Thiên - Huế vào thời kỳ đầu và giữa còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh với 02 đợt tăng cường yếu Trong 1 – 2 ngày cuối có khả năng ảnh hưởng áp thấp phía Tây 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi - Thời gian sinh trưởng, phát triển của giống ngô rau LVN 23 ở các công... bón phân hữu cơ Nhưng đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì ngược lại Bón phân hữu cơ đã giảm được thời gian thu hoạch bắp Tuy nhiên về tổng thời gian sinh trưởng giữa các công thức chênh lệch nhau không đáng kể (dao động 60-62 ngày) 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự tăng trưởng về chiều cao cây của giống ngô LVN2 3 Ngô là một loại cây trồng cho năng suất sinh khối lớn và có tốc độ tăng trưởng . cứu - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô rau rau LVN2 3. - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của giống ngô rau LVN2 3. - Ảnh hưởng. tài: Ảnh hưởng các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN 23 vụ xuân 2010 tại hợp tác xã nông nghiệp Hương Long – TP Huế ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: -. hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô rau LVN2 3. - Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô rau LVN2 3. -

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan