Diễn biến hàm lượng oxy buổi chiều

Một phần của tài liệu Theo dõi tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của tôm thẻ chân trắng nuôi ở các mật độ khác nhau tại trại ty phụng tại xã lộc thủy, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32)

Các nghiên cứu đã cơng bố cho thấy, 75÷84% lượng oxy hồ tan trong nước ao nuôi tôm công nghiệp được tiêu thụ chính là các vật chất hữu cơ của nền đáy ao ni, trong đó tơm ni tiêu thụ một lượng oxy hồ tan trong nước rất thấp khoảng 2÷4 %, cịn lại khoảng 10÷22 % lượng oxy được tiêu thụ bởi các vật chất và sinh vật khác trong nước [Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, Nguyễn Thức Tuấn].

Trong thời gian ni chỉ số DO (mg/l) trung bình các ao ni nằm trong khoảng 4,07 - 6,84mg/l, so sánh với tiêu chuẩn ngành thì đây là khoảng thích hợp cho tơm phát triển. Qua q trình theo dõi và tổng kết ta thấy ban đầu hàm lượng oxy trung bình của các nghiệm thức được duy trì ở mức thích hợp ( 4 - 7mg/l). Vì ở thời điểm này vật chất tiêu hao oxy trong nước vẫn cịn ít, ao nghèo dinh dưỡng. Dần dần ở giai đoạn về sau vụ nuôi là tương đối thấp do sự tích luỹ các hợp chất hữu cơ càng lớn (thức ăn thừa, tảo chết, tôm lột xác nhiều,v,v…), đồng thời do tôm tăng trọng nhanh nên tiêu thụ oxi rất lớn dẫn đến thiếu oxi. Tuy nhiên trong q trình ni để đảm bảo cho tơm phát triển tốt thì đã cho chạy nhiều quạt đồng thời thay nước để giảm mật độ tảo nên hàm lượng oxy cũng khá ổn định, hạn chế tối thiểu việc gây sốc tôm.

Hàm lượng DO trong nước của các ao ni có sự chênh lệch giữa các CT thí nghiệm theo thời gian. Hàm lượng DO trung bình sau 91 ngày ni ở các ao thuộc CT1sáng là 4,5 mg/l, chiều là 5,66mg/l, ít chênh lệch hơn ở các ao thuộc CT2 là sáng 4,07 mg/l và chiều 6,84 mg/l. Như vậy, mật độ đã ảnh hưởng đến hàm lượng DO trong ao nuôi, ở các ao nuôi thuộc CT1 tốt hơn các ao nuôi thuộc CT2.

4.1.3. Độ mặn

Độ mặn phụ thuộc vào các yếu tố như: Nguồn nước cấp, điều kiện thời tiết, khí hậu. Độ mặn thích hợp nhất cho tôm từ 15 - 25‰ , mặc dù tơm có thể sống và sinh trưởng được trong giới hạn độ mặn từ 0 - 37‰. Sự thay đổi của độ mặn nước ao nuôi không được quá 5‰ hàng ngày, sự thay đổi nhanh của độ mặn có thể gây “sốc” tơm. Độ mặn thấp dễ gây tơm bị mềm vỏ và có mùi, trong khi độ mặn cao làm tơm lớn chậm, tơm dễ bị nhiễm nhiều bệnh và khó trong quản lý ao. Tuy nhiên, có thể tăng độ mặn ao ni trước khi thu hoạch làm tơm có vỏ cứng, tăng thêm khối lượng cơ thể.

Kết quả theo dõi sự biến động độ mặn của 2 nghiệm thức được thể hiện qua hình sau.

Hình 3.4. Sự biến động độ mặn (s‰)

Ban đầu độ mặn thấp dao động từ 19 - 23‰ do thời tiết nhiệt độ thấp kéo theo mưa. Độ mặn tăng dần theo thời gian và kết thúc vụ nuôi độ mặn cao nhất đo được là 33‰. Sự tăng độ mặn như vậy là do càng về sau nhiệt độ tăng làm lượng nước bốc hơi nhiều, các ao nuôi được cấp thêm nước biển nhiều hơn. Độ mặn ao nuôi ở các nghiệm thức được điều chỉnh đồng đều trong suốt vụ nuôi, sự chênh lệch là rất nhỏ do các ao đều có chế độ cấp và thay nước như nhau.

4.1.4. Nhiệt độ

Nhiệt độ có vai trị rất lớn đối với động vật thuỷ sản nói chung và đối với tơm chân trắng nói riêng. Mỗi lồi đều có một ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển. Tơm thẻ chân trắng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 24 - 320C tốt nhất là 28 - 300C, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 140C hoặc cao hơn 340C thì tơm sẽ bỏ ăn, dừng sinh trưởng và khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa thì tơm sẽ chết.

Do nhiệt độ là yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên cho nên khi quản lý có thể điều khiển nhiệt độ bằng cách chọn vụ nuôi phù hợp, giữ mực nước trong ao ở độ sâu thích hợp. Đồng thời trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao cho chạy hết quạt nước để xáo trộn đều các tầng nước trong ao nhằm tránh hiện tượng phân tầng về nhiệt độ trong ao nuôi.

Các kết quả thu được về sự biến động của nước trong ao nuôi tôm với các mật độ ni khác nhau ở Hình 3.5 cho thấy, nhiệt độ nước trong các ao thực nghiệm có sự biến động rõ rệt theo thời gian. Thời gian đầu do còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của mùa đơng nên nhiệt độ cịn thấp nhưng sau đó thì nhiệt độ tăng do thời tiết chuyển dần sang mùa hè. Như vậy nhiệt độ nước của các ao nuôi trong thời gian nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của tôm.

4.1.5. Hàm lượng ammoniac trong nước ở các ao nuôi

Amoniac (NH3) trong ao ni được hình thành từ sản phẩm bài tiết của động vật, từ quá trình phân hủy protein trong vật chất hữu cơ và chất thải của tơm ở điều kiện bình thường và điều kiện yếm khí. Hàm lượng amoniac (NH3) ảnh hưởng lên sức khỏe của tơm và nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố mơi trường như: pH, nhiệt độ, .... Khi pH và nhiệt độ tăng thì tính độc của của amoniac (NH3) cũng tăng. Hàm lượng amoniac (NH3) thích hợp cho tơm sinh trưởng và phát triển nhỏ hơn 0,1 mg/l (Đại học Cần Thơ, 1994).

Tháng đầu tiên của chu kỳ ni sự tích lũy chất hữu cơ trong ao chưa nhiều nên chưa thấy xuất hiện NH3 nhiều, nhưng bước sang tháng thứ hai do sự tích lũy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo tàn, chất thải của tơm tăng lên đáng kể do đó xuất hiện NH3 trong ao.

Qua Hình 3.6 chúng ta thấy, hàm lượng amoniac (NH3) trong nước các ao của các công thức thực nghiệm tăng dần theo thời gian nuôi. Bởi vì: càng về cuối vụ sản phẩm bài tiết của tôm, vật chất hữu cơ và chất thải của tơm tích tụ nhiều, CT2 mật độ ni cao hơn nên tích tụ nhiều hơn CT1 nên càng về cuối vụ hàm lượng amoniac (NH3) trong nước của CT2 tăng nhanh và cao hơn của CT1. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy hàm lượng khí Amoniac nằm trong khoảng 0,014 -0,084mg /l đây là hàm lượng NH3 nằm trong giới hạn cho phép để tơm sinh trưởng và phát triển (NH3<0,1mg/l).

Hình 3.6. Biến động của NH3 trong nước của các ao nuôi tôm.

4.1.6. Kiềm

Độ kiềm của nước là số đo tổng của carbonate và bicarbonate. Chúng có tác dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH. Độ kiềm ở trị số lớn hơn 80-120mgCaCO3/l được xem là thích hợp. Độ kiềm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tơm, nó bổ sung một lượng khống cho q trình thay vỏ. Nếu độ kiềm thấp tơm sẽ khơng tạo vỏ được cịn nếu độ kiềm cao thì tơm khó lột xác, do đó dẫn đến chậm lớn. Bởi vậy, duy trì độ kiềm thích hợp trong suốt vụ ni là rất cần thiết cho sự ổn định của ao ni và sự phát triển bình thường của tơm[2]. Trong q trình thí nghiệm độ kiềm được đo 3 lần/tuần.

Kết quả theo dõi sự biến động độ kiềm của 2 nghiệm thức được thể hiện qua hình sau.

Q trình theo dõi trong suốt vụ ni tôi nhận thấy rằng độ kiềm thay đổi phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, chế độ thay nước, thời gian tơm lột xác và bón vơi. Dựa vào bảng số liệu và đồ thị cho ta thấy độ kiềm tăng dần theo thời gian nuôi, do thời gian nuôi càng lớn thì việc cung cấp lượng vơi lớn để ổn định kiềm và ổn định pH.

Sự chênh lệch giữa trung bình các độ kiềm giữa các ao trong nghiệm thức là không lớn (Các ao dao động từ khoảng 100 - 190mg/l). Cũng như 2 nghiệm thức thí nghiệm có sự chênh lệch không nhiều. Để đảm bảo sự ổn định về độ kiềm đó là nhờ việc quản lý tơt. Thơng thường đánh vơi định kỳ 7 - 10 ngày/lần, lượng vơi bón tùy thuộc vào từng ao. Ngoài ra nếu độ kiềm trong ao xuống thấp, đặc biệt là sau mỗi lần tơm lột xác nhằm duy trì độ kiềm phù hợp và sự đồng đều giữa các ao thí nghiệm.

4.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Các kết quả thu được ở trên về các yếu tố môi trường nước trong các ao nuôi tôm trong quá trình sản xuất cho thấy chúng đã được theo dõi và kiểm sốt chặt chẽ, do đó sự biến động của chúng nói chung đều nằm trong khoảng thích hợp cho tơm sinh trưởng và phát triển, đồng thời phù hợp với quy luật chung sự biến động của các yếu tố môi trường ao nuôi. Biến động của các yếu tố môi trường đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm ni tại các cơng thức, sự tăng trưởng đó được trình bày trong các nội dung sau.

4.2.1. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi tại các mật độ khác nhau.

4.2.1.1. Khối lượng trung bình của tơm (g/con)

Sau 30 ngày ni thì bắt đầu chài tơm xác khối lượng, chiều dài, tỷ lệ sống. Sau đó cứ 10 ngày chài tôm một lần để kiểm tra.

Kết quả theo dõi về khối lượng trung bình của tơm ở các nghiệm thức được trình bày như sau.

Bảng 3.3. Khối lượng trung bình của tơm tại các thời điểm.

Ngày ni Khối lượng trung bình của tơm ở các thời điểm (g/con)

Ct1 Ct2 31 3,08a ± 0,107 2,9a ± 0,202 41 4,63a ± 0,058 4,34b ± 0,23 51 6,4a ± 0,45 6,06 b± 0,143 61 8,58a ± 0,106 8,26 b± 0,095 71 10,55a ± 0,148 9,77b ± 0,314 81 12,93a ± 0,323 12,22b ± 0,417 91 15,35a ± 0,275 14,48b ± 0,496 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trong cùng một hàng, các giá trị có chữ cái mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa với p<0,05. Sau dấu ± là σ)

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn khối lượng trung bình của tơm

Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy rằng sự tăng trưởng khối lượng (g/con) của tơm rất tốt trong suốt q trình ni, có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức và sự khác nhau này thay đổi theo thời gian nuôi. Ở 30 ngày đầu tiên sự chênh lệch về khối lượng tôm là không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khối lượng trung bình ở nghiệm thức ni mật độ 80 con/m2 trong 30 ngày đầu tiên là 3.08 ± 0.107 (g/con), ao nuôi mật độ 110 con/m2 2.9 ± 0.202 (g/con). Tuy nhiên, theo

thời gian ni khối lượng trung bình càng về sau thì sự khác nhau giữa các nghiệm thức ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Cụ thể, cuối vụ ni khối lượng trung bình của tơm ni mật độ 80 con/m2 là 15,35±0,275 (g/con), mật độ 110 con/m2 là 14,48± 0,496 (g/con). Như vậy, tôm nuôi mật độ 80 con/m2 có tốc độ tăng trọng lớn hơn ni mật độ 110 con/m2 (p<0,05).

Càng về cuối vụ ni thì tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm dần do trong thời gian này chất thải trong mơi trường tích tụ trong q trình ni (thức ăn, hóa chất, sản phẩm trao đổi chất…) tăng dần và làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của tôm. Kết quả thu được phản ánh đúng với quy luật sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng.

Qua kết quả thống kê cho ta thấy ban đầu chưa có sự sai khác về khối lượng giữa hai nghiệm thức nhưng đến cuối vụ ni đã có sự sai khác rõ rệt giữa hai nghiệm thức với mức ý nghĩa p < 0,05.

4.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/con/ngày)

Bảng 3.4. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/con/ngày)

Giai đoạn Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/con/ngày)

Ct1 Ct2 31-41 0,155a ± 0,012 0,144a ± 0,029 41-51 0,177a ± 0,023 0,172a ± 0,03 51-61 0,28a ± 0,023 0,261b ± 0,018 61-71 0,297a ± 0,022 0,276b ± 0,033 71-81 0,245a ± 0,039 0,238a ± 0,049 81-91 0,197a ± 0,022 0,151b ± 0,033

(Trong cùng một hàng, các giá trị có chữ cái mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa với p<0,05, Sau dấu ± là σ)

Hình 3.9. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm nuôi

Nhìn vào bảng và đồ thị có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng (g/con/ngày) của tôm khác nhau theo từng giai đoạn. Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng ở những thời điểm khác nhau thì tốc độ tăng trưởng của tơm cũng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng (g/con/ngày) của các nghiệm thức tăng nhanh dần từ đầu đến giai đoạn 70 ngày tuổi và chậm dần cho đến hết vụ nuôi, tốc độ tăng trưởng lớn nhất là ở giai đoạn từ 61-71 ngày tuổi. Ở giai đoạn 61-71 ngày nghiệm thức nuôi mật độ 80 con/m2 là 0,297a ± 0,022 (g/con/ngày), ao nuôi mật độ 110 con/m2 0,276b ± 0,033 (g/con/ngày). Tôm tăng trưởng chậm nhất vào đầu vụ nuôi đạt 0,155 (g/con/ngày) ở CT1 và 0,144 (g/con/ngày) ứng với CT2. Ở giai đoạn đầu có sự tăng trưởng tốt là do điều kiện môi trường thuận lợi. Ở cả 2 mật độ nuôi đều tăng trưởng tốt tới 70 từ sau 70 ngày tuổi trở đi thì tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm dần do trong thời gian này chất thải trong mơi trường tích tụ trong q trình ni (thức ăn, hóa chất, sản phẩm trao đổi chất…) tăng dần và làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của tôm. Kết quả thu được phản ánh đúng với quy luật sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (g/con/ngày) của hai nghiệm thức có sự sai khác. Ở giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức nuôi mật độ 80 con/m2 cao hơn nhưng vẫn chưa có sự sai khác (p<0,05), đến giai đoạn từ ngày nuôi 41 đến ngày thứ 71 mới có sự sai khác giữa hai nghiệm thức với mức ý nghĩa (p < 0,05). Đến cuối vụ ni thì tốc độ tăng trưởng của hai nghiệm thức khơng có sự sai khác.

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo phần trăm (%)

Giai đoạn TĐT khối lượng theo phần trăm (%/con/ngày)

Ct1 Ct2 31-41 5,03a ± 0,528 4,97a ± 1,39 41-51 3,96a ± 0,522 3,76b ± 0,949 51-61 3,63a ± 0,46 3,41b ± 0,392 61-71 2,3a ± 0,275 1,83b ± 0,411 71-81 2,51a± 0,386 2,26b ± 0,55 81-91 1,87a ± 0,388 1,85a± 0,514

(Trong cùng một hàng, các giá trị có chữ cái mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa với p<0,05, Sau dấu ± là σ)

Hình 3.10. Đồ thị mơ tả TĐT khối lượng theo phần trăm (%/con/ngày)

Qua Bảng 3.5 và Hình 3.10 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tơm ni cao nhất vào giai đoạn 31÷41 ngày là 5,03 ± 0,528 %/ngày ở CT1; 4,97 ± 1,39 %/ngày ở CT2, giữa các CT sai khác khơng có ý

theo thời gian ni và nhìn chung chỉ tiêu này khơng có sự sai khác rõ ràng giữa các cơng thức thí nghiệm (P>0,05). Về cuối vụ ni thì chất thải trong mơi trường tích tụ trong q trình ni (thức ăn, hóa chất, sản phẩm trao đổi chất…) tăng dần và làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của tôm.

4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng chiều dài thân của tơm 4.2.2.1. Chiều dài trung bình của tôm (cm/con)

Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tơm được trình bày qua bảng và đồ thị dưới đây.

Bảng 3.6. Chiều dài trung bình của tơm

Ngày ni Chiều dài TB của tôm (cm/con)

Ct1 Ct2 31 7,12a ± 0,277 6,91a ± 0,233 41 7,84a ± 0,42 7,45b ± 0,42 51 9,33a ± 0,143 9,17b ± 0,457 61 10,39a ± 0,394 10,08b ± 0,512 71 11,5a ± 0,496 11,11b ± 0,403 81 11,83a ± 0,584 11,28b ± 0,412 91 12,17a ± 0,681 11,64b ± 0,558

(Trong cùng một hàng, các giá trị có chữ cái mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa với p<0,05, Sau dấu ± là σ)

Hình 3.11. Biểu đồ mơ tả chiều dài trung bình (cm)

Tăng trưởng tích lũy về chiều dài của tôm nuôi ở các cơng thức thí nghiệm tăng dần theo thời gian nuôi. Do đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng mà chiều dài của các công thức tăng nhanh sau 30 ngày nuôi. Chiều dài thân của tôm nuôi ở CT1 đạt 12.17 ± 0.681 cm/con, CT2 đạt 11.64 ± 0.558 cm/con sau 91 ngày nuôi. Từ ngày nuôi thứ 30 đến ngày nuôi thứ 61 chiều dài tơm tăng khá nhanh, nhưng sau đó tăng trưởng về chiều dài tôm chậm lại. Theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Theo dõi tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của tôm thẻ chân trắng nuôi ở các mật độ khác nhau tại trại ty phụng tại xã lộc thủy, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32)