1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hiện trạng quản lý rừng cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân xã hồng hạ,huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

67 602 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 314,58 KB

Nội dung

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, rừng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Rừng điều hòa khí hậu, giảm khói bụi, tiếng ồn, rừng hạn chế tốc độ dòng chảy gây ra lũ quét, giảm xói mòn rửa trôi,…Ngoài ra, rừng còn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, củi đun, các vật liệu xây dựng chuồng trại và rừng còn là kho dược liệu quý để chữa bệnh. Với xu hướng chung của cả nước,tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiên tốt công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng quản lý. Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đã phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010-2014 với lộ trình đến năm 2014 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công tác giao rừng cho thuê rừng. Đến năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 4 huyện triển khai công tác giao rừng đó là A Lưới, Phong Điền, Nam Đông và Phú Lộc.

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, rừng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộcsống của con người Rừng điều hòa khí hậu, giảm khói bụi, tiếng ồn, rừng hạnchế tốc độ dòng chảy gây ra lũ quét, giảm xói mòn rửa trôi,…Ngoài ra, rừng còn

là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, củi đun, các vật liệu xây dựng chuồngtrại và rừng còn là kho dược liệu quý để chữa bệnh Do vậy rừng là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất góp phần cải thiện môi trường Vai trò của rừngcàng thể hiện rõ nét hơn trong cuộc sống của những người dân nông thôn, miềnnúi, nhất là những bà con sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng

Vai trò của rừng quan trọng như vậy nhưng hiện nay trên thế giới nóichung và nước ta nói riêng rừng đang bị khai thác kiệt quệ về cả diện tích, chấtlượng Đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng lên, tình trạngbiến đổi khí hậu và những hệ lụy về môi trường mà chính chúng ta là ngườihứng chịu Việc khai thác quá mức, không có các biện pháp hữu hiệu để phụchồi rừng, nhưng quan trọng hơn hết là chưa tìm ra được một biện pháp nhằmquản lý rừng hiệu quả Công tác quản lý rừng kém hiệu quả là do Nhà nướckhông có đủ lực lượng cũng như năng lực để kiểm soát và quản lý hết diện tíchrừng Hơn nữa người dân ở nơi có rừng ít được tham gia vào công tác quản lý vàhưởng lợi từ rừng Trong thời gian qua Nhà nước đã tìm ra giải pháp để kiềmchế việc mất rừng đồng thời tăng thêm quyền lợi và lợi ích cho người dân Đó làđưa rừng gắn bó với cộng đồng, chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâmnghiệp xã hội, giao rừng cho cộng đồng để tự quản lý bảo vệ và chia sẻ quyềnlợi

Với xu hướng chung của cả nước,tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang thựchiên tốt công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng quản

lý Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đã phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừngtỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010-2014 với lộ trình đến năm 2014 toàntỉnh cơ bản hoàn thành công tác giao rừng cho thuê rừng Đến năm 2009 trên địabàn tỉnh có 4 huyện triển khai công tác giao rừng đó là A Lưới, Phong Điền,Nam Đông và Phú Lộc Các cộng đồng thôn bản, nhóm hộ, gia đình được thamgia quản lý và hưởng lợi từ diện tích trên 11.075 ha với thời hạn lâu dài trongvòng 50 năm Huyện A Lưới là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thừa ThiênHuế,cách trung tâm thành phố Huế khoảng 75km Huyện có 80% dân cư sốngtrên địa bàn là người dân tộc thiểu số thuộc các nhóm Katu, Tà Ôi, Pa Cô, Pa

Trang 2

Hy…Phần lớn diện tích của huyện được bao phủ bởi rừng tự nhiên Từ lợi thế

đó, huyện A Lưới đã tiến hành công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý nhằmbảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này, đồng thời giúp người dân cải thiện đờisống dựa vào rừng

Công tác giao rừng vừa mới được tiến hành ở huyên A Lưới không lâunên còn nhiều khó khăn trong tiến trình thực hiện và quản lý Trong công tácgiao và nhận rừng cộng đồng (RCĐ) còn nhiều bất cập về diên tích, cơ chếhưởng lợi từ rừng Ngoài ra việc nhận được ít sự hỗ trợ từ các chính sách, các dự

án từ bên ngoài nên người dân chưa tiếp cận một cách tốt nhất Cùng với đó làtính tự quản ở trong cộng đồng vẫn chưa cao nên hiệu quả mang lại chưa rõ rệt

Vì vậy việc nghiên cứu hiệu quả quản lý rừng cộng đồng thể hiện qua tình trạng

vi phạm lâm nghiệp trên địa bàn, chất lượng rừng cũng như nguồn lợi mà ngườidân nhận được rất quan trọng Từ đó thấy được tình hình cụ thể ở địa phươnggóp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng cộng đồng bềnvững và hiệu quả hơn

Xã Hồng Hạ là một trong 21 xã thuộc huyện A Lưới, nằm cách thị trấn ALưới 22 km về phía tây, và cách trung tâm thành phố Huế 50 km trên tuyếnquốc lộ 49 Đây là địa phương điển hình cho các xã miền núi của tỉnh ThừaThiên Huế với diện tích rừng tự nhiên lớn, đời sống người dân địa phương sốngchủ yếu phụ thuộc vào rừng Xã Hồng Hạ đã được triển khai công tac giao rừngcho cộng đồng và nhóm hộ quản lý Do vậy việc tìm hiểu cách thức quản lý bảo

vệ và phát triển rừng cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế là một vấn đềhết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nhằm góp phần nâng cao năng lựcquản lý cho người dân sống gần rừng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục

vụ cho công tác quản lý rừng ngày càng tốt và bền vững hơn

Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Hiện trạng quản

lý rừng cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân xã Hồng Hạ,huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trang 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN 2.1 Qúa trình hình thành quyền quản lý rừng cộng đồng

- Quản lý RCĐ là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng với tưcách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lýrừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó Quản lý RCĐ xuất hiện rất sớm ở ViệtNam, nhưng tới năm 2004 mới được công nhận về mặt pháp lý sau khi nhà nướcđiều chỉnh và bổ sung Luật đất đai sữa đổi 2003 và Luật bảo vệ phát triển rừng2004

- Cộng đồng được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng rừng ổn định vàlâu dài Sau khi Quốc hội thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004,trong đó cộng đồng dân cư thôn được công nhận là chủ thể được giao rừng.Cộng đồng được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng hợp pháp

- Cộng đồng được chính quyền địa phương kết hợp với các cơ quan cóthẩm quyền giao cho quản lý những diện tích rừng ở gần với địa phương

- Cộng đồng được sự hỗ trợ của các cơ quan như Kiểm lâm, Ban quản lýrừng phòng hộ và chính quyền địa phương về mặt pháp lý Có các dự án hỗ trợ

để xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng, hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật thông quacác dự án bền vững để quản lý rừng hiệu quả Vì thế nhiều dự án đã tạo ranhững dự án giúp cộng đồng dân cư thôn được giao rừng để quản lý và sử dụngnhằm làm tăng diện tích rừng do cộng đồng quản lý

2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý rừng cộng đồng.

- Quản lý RCĐ là một phương thức quản lý rừng bước đầu thực hiện đã

có hiệu quả Việc đưa quyền sử dụng rừng vè cho bà con đã góp phần đáng kểvào bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện kinh

tế ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Có nhiều nghiên cứuđược thực hiện nhưng các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách quản lý rừngchưa được giải quyết Do đó để bảo đảm quyền và nghĩa vụ cụ thể của cộngđồng dân cư thì cần có những cơ sở pháp lý rõ ràng

* Công văn số 1326 / CV-LNCD ngày 7 tháng 9 năm 2007 của cục LâmNghiệp ( Kèm theo bản hướng dẫn lập kế hoạch quản lý cộng đồng dân cưthôn)

Trang 4

* Thông tư số 70/2007/TT-BNN, ngày 01 tháng 8 năm 2007, Hướng dẫn xâydựng tổ chức thực hiện qui ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân

cư thôn

* Quyết định số 106/2006/QD-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2006 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) về ban hành Bản hướng dẫnquản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

* Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

* Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

* Quyết định số 2740/QĐ-BNN-KL ngày 20 tháng 9 năm 2007 của BộNNPTNT về phê duyệt đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010

* Nghị định số 81/2004/ NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướngchính phủ về thi hành Luật Đất đai

* Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Cục trưởngCục Kiểm Lâm, ban hành hướng dẫn xây dựng qui ước bảo vệ và phát triển rừngcấp xã và hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân

2.3 Tình hình quản lý rừng cộng đồng trên thế giới

Rừng có vai trò rất quan trọng , tác động của nó không chỉ ảnh hưởng đếnmôi trường mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội Chức năng sản xuấtcủa rừng thể hiện ở chỗ rừng không chỉ sản xuất gỗ mà còn có hàng loạt các sảnphẩm cần thiết cho xã hội, nhất là những ai sống gần với rừng Vai trò của rừng

đã mang tính xã hội và gắn liền với cộng đồng Mặc dù có vai trò lớn như vậynhưng hiện nay trên thế giới tình hình mất rừng diễn ra liên tục và ngày càngnghiêm trọng Diện tích rừng bị mất đi năm sau luôn cao hơn năm trước, đặt biệtxảy ra ở các nước vùng nhiệt đới và các nước đang phát triển Nguyên nhân chủyếu dẫn tới mất rừng là do tình trạng khai thác tràn lan để lấy gỗ và củi đốt mất

Trang 5

kiểm soát, đốt rừng làm nương rẫy Ngoài ra, do hằng năm mùa khô kéo dài nêncòn có nguyên nhân cháy làm giảm diện tích rừng.

Hiện nay khi ngành lâm nghiệp mang tính xã hội, thì việc gắn lâm nghiệpvới cộng đồng dân cư là rất quan trọng Khái niệm rừng chung, RCĐ đã xuấthiện từ những năm 70 của thế kỷ trước Lúc đó các dự án lâm nghiệp xã hộiquan tâm tới việc xây dựng các đám rừng chung để quản lý và hưởng lợi

Có nhiều hình thức quản lý RCĐ ở nhiều nơi dù khác nhau nhưng manglại những hiệu quả cụ thể Quản lý rừng gắn với nguồn nước ở thôn bản như ởvùng Ifugao của Philipin, công tác này mang lại hiệu quả cao trong canh tác nhờ

sự chủ động việc cung cấp nước tưới tiêu và đảm bảo không xảy ra tình trạngxói mòn rửa trôi

Theo Donovan (1997), ở Philipin, Thái Lan, Trung Quốc đã cấp giấy phép

sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo các chương trìnhlâm nghiệp xã hội Diện tích giao cho các cá nhân tập thể ở mỗi nơi khác nhau

Ở Thái Lan là 2,8 ha đối với đất nông nghiệp và 0,8 ha đối với đất thổ cư ỞPhilipin không giới hạn về diện tích giao cho cá nhân với giấy phép sử dụngtrong vòng 25 năm và sau đó có thể được gia hạn Nhờ có những nguyên tắc đótạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý RCĐ ở các nước đó

Trong những năm 1920, ở Ấn Độ các nhà chức trách địa phương đã đưa

ra những hệ thống quản lý rừng mới Người ta thành lập các hội đồng rừng địaphương với mục đích tạo nên một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân làngđịa phương Hội đồng đó là những phương tiện để đối phó với các chống đối củangười dân địa phương khi xây dựng rừng cấm của nhà nước với diện tích lớn Trong quá khứ, hệ thống rừng công cộng được phát triển và duy trì tạinhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á Nhưng trong thời gian qua các chính sáchkhác đã làm thay đổi hệ thống đó hoặc mất đi Việc quốc hữu hóa đất rừng vàviệc phá triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia nên đã làm giảm sút sự quan tâmcủa địa phương tới quản lý rừng công

Thực tế đã chứng minh rằng quản lý RCĐ đã được thế giới quan tâm vàchấp nhận vì mang lại hiệu quả rất lớn Không những thay đổi thu nhập kinh tếcủa người dân nơi có rừng mà còn thay đổi nhận thức của họ về sự quan trọngcủa tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên môi trường nói chung Góp phầnđẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu

Trang 6

2.4 Tình hình và thực trạng nghiên cứu công tác quản lý rừng cộng đồng

ở Việt Nam.

Nghành lâm nghiệp ở nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lâm nghiệptruyền thống sang lâm nghiệp xã hội trong thời gian qua Chúng ta nhận thấyrằng quản lý RCĐ phù hợp với vùng sâu vùng xa, vùng mà rừng là điều kiệnsống của bà con

Kể từ năm 2003 khi có Luật đất đai và Luật bảo vệ phát triển rừng 2004thì cộng đồng dân cư đã được nhà nước công nhận là một đối tượng giao quyền

sử dụng đất lâm nghiệp và được xem là chủ thể Nhiều dự án, chương trình, tổchức, cá nhân quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như kết quả nghiên cứu quản

lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc do Tiến sĩNguyễn Bá Ngãi thực hiện đã mô tả các hình thức quản lý rừng cộng đồng dođồng bào người H”Mông, Mường, Thái đang quản lý có hiệu quả quản lý rừngtốt, đời sống của người dân được đảm bảo, ý thức về rừng nghiêm túc hơn, kinh

- Giai đoạn 1996-2005,với sự hỗ trợ của dự án Phát triển lâm nghiệp xãhội Sông Đà (SFDP) tỉnh Sơn La là địa phương đã triển khai nhiều nghiên cứu,phương pháp về quản lý lâm nghiệp cộng đồng

- Năm 2009, Lâm Đồng và Sơn La là hai tỉnh được Thủ Tướng Chính Phủ

và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là hai tỉnh triển khai chínhsách chi trả dịch vụ môi trường theo Quyết định 380/ TTg của Thủ Tướng ChínhPhủ

2.5 Một số tình hình hiện tại ở địa phương về lâm nghiệp và quản lý rừng cộng đồng

A Lưới là huyện vùng cao có diện tích đất lâm nghiệp là 101.858,5hachiếm 83% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là

Trang 7

86.647,1ha, bao gồm: diện tích rừng tự nhiên có chủ quản lý là 55.706,31hachiếm 64,21% diện tích rừng tự nhiên còn lại do các UBND xã,thị trấn đang tạmquản lý.

Theo số liệu Qui hoạch quản lý bảo vệ phát triển rừng huyện A Lưới giaiđoạn 2009-2020 ( Quyết định số 204/ QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của UBNDTỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện ALưới-tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020) Huyện A Lưới có 123.273,20ha,trong đó:

- Diện tích đất lâm nghiệp 101.858,73 ha: đất có rừng tự nhiên 86.647,16

ha, rừng trồng 10.756,07 ha, đất chưa sử dụng qui hoạch lâm nghiệp (QHLN)4.461,50 ha

- Phân theo chức năng: Rừng đặc dụng 15.489,1 ha, rừng phòng hộ42.355,3 ha, rừng sản xuất 44.014,3 ha

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về giao đất lâm nghiệp cho

tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài ổn định theo mục đích lâm nghiệptheo Nghị đinh 02/NĐ-CP và Nghị định 163/1999/NĐ-CP Từ năm 2003 đếnnay, được sự hỗ trợ kinh phí từ Chi cục kiểm lâm tỉnh và các chương trình dự ánphát triển lâm nghiệp toàn huyện đã giao 6.447,20 ha rừng tự nhiên cho cộngđồng dân cư thôn, hộ gia đình quản lý bảo vệ và hưởng lợi Trong đó, hộ giađình thuộc 15 hộ thuộc xã Hồng Vân 201,5 ha và 15 cộng đồng dân cư thônthuộc các xã Hồng Trung: 5.037,1 ha; Bắc Sơn 309,5 ha; Hồng Kim 539,5 ha;Hồng Hạ 60 ha; Hương Nguyên 113,2 ha; Hồng Thái 80,6 ha

Trang 8

Bảng 2.1: Thống kê diện tích loại rừng xã Hồng Hạ

Loại rừng

Tổngdiện tích(ha)

Rừnggiàu(ha)

Rừngtrungbình (ha)

Rừngnghèo(ha)

Rừngtrồng (ha)

Tổng đấtchưa sửdụng (ha)

( Nguồn: Biểu Quy Hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 – 2010)

Về các loại lâm sản ngoài gỗ

Khai thác sản phẩm ngoài gỗ là một trong những hoạt động sinh kế chínhcủa nhiều hộ ở xã Hồng Hạ Sản phẩm mà người dân khai thác từ rừng gồm:mây, đót, lá nón,…Thu nhập từ nguồn này đạt khá và đã góp phần giải quyếtviệc làm cho nhiều người Hiện nay, nguồn sản phẩm này đang dần cạn kiệt nênmuốn có nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất bà con phải đi khai thác ở nhữngvùng xa Do vậy, quy mô sản xuất các nghề phụ dựa trên sản phẩm ngoài gỗngày càng bị thu hẹp Tuy nhiên có thể kể tên một số loài như: Mây, Tre, Nứa,

Lá nón, Đót, Mật ong

Về mảng quản lý rừng cộng đồng và rừng tự nhiên giao cho nhóm hộ đãtriển khai từ năm 2012 Cụ thể UBND huyện A Lưới đã đề nghị điều chỉnh trạngthái rừng tự nhiên giao cho cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm và 17 nhóm hộ giađình thuộc xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Qua đó thấy rõquyết tâm của Huyện là mong muốn nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn quản

lý, đưa rừng về địa bàn tự quản lý, bà con nhận rừng sẽ chủ động bảo vệ hưởnglợi từ chính những sản phẩm mà mình chăm sóc bảo vệ

Trang 9

PHẦN 3 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

• Tài sản sinh kế và hoạt động sinh kế của các nhóm hộ gia đình

• Ảnh hưởng của các hoạt động dựa vào rừng cộng đồng đến sinh kế củangười dân

• Các giải pháp cải thiện sinh kế gắn kết với quản lý bền vững tài nguyênrừng

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành ở hai thôn của xã Hồng Hạ Thôn KânSâm được được Nhà nước giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộquản lý, trong khi đó thôn Pahy chỉ được giao rừng cho nhóm hộ quản lý

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm điều kiện kinh tế-xã hội và một

số dữ liệu khác liên quan đến điểm nghiên cứu

Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm thông qua phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập

những vấn đề ban đầu và xác định những yếu tố có liên quan đến chủ đề nghiêncứu và là cơ sở cho việc phát triển bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình Phỏng vấn nhómđược tiến hành với nhiều nhóm khác nhau như nhóm hộ không nghèo, nhóm hộnghèo, nhóm lãnh đạo thôn (trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, chi hội trưởng

Trang 10

nông dân, bí thư đoàn thanh niên, già làng) và nhóm cán bộ huyện, xã (Cán bộ xã,cán bộ Hạt kiểm lâm…).

Điều tra hộ gia đình: Điều tra hộ được thực hiện thông qua sử dụng bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính (1) thông tin về hộ gia đình, (2) các hoạt động sinh

kế của hộ gia đình, (3) các vấn đề liên quan đến rừng cộng đồng (hoạt động sinh kếliên quan đến rừng cộng đồng, quản lý rừng và cơ chế chia sẻ lợi ích) Chúng tôi đãtiến hành điều tra 30 hộ gia đình ở thôn Kân Sâm (Điều tra 15 hộ nghèo và 15 hộcận nghèo) và 25 hộ gia đình ở thôn Pahy (Điều tra 13 hộ nghèo, 10 hộ cân nghèo

và 2 hộ không nghèo)

PRA: Công cụ sơ đồ tài nguyên được sử dụng để phân tích hiện trạng sử dụng

đất và rừng của điểm nghiên cứu Công cụ phân loại kinh tế hộ được sử dụng đểphân tích các tài sản sinh kế của các nhóm hộ gia đình

3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin.

Dữ liệu được xử lý, phân tích định tính và định lượng để thể hiện các kếtquả nghiên cứu

Trang 11

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Hồng Hạ

4.1.1 Vị trí địa lý

- Xã Hồng Hạ thuộc huyện A Lưới nằm về phía Tây của tỉnh Thừa thiênHuế, cách thành phố Huế 45 km trong đó xã Hồng Hạ nằm cách thị trấn A lưới

22 Km về phía Đông của Huyện A Lưới, nằm trên trục quốc lộ 49

- Phía bắc giáp Huyện Hương Trà

- Phía nam giáp các xã Hương Phong, Phú Vinh, Sơn Thủy

- Phía tây giáp các xã A Ngo, Hồng Kim và thị trấn A Lưới

- Phía đông nam giáp xã Hương Nguyên

Hình 1 Bản đồ địa lí xã Hồng Hạ huyện A Lưới

4.1.2 Điều kiện tự nhiên

4.1.2.1 Điều kiện địa chất địa hình

Xã Hồng Hạ là xã thuộc vùng núi của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên quốc

lộ 49 Xã Hồng Hạ có độ cao trung bình từ 300m so với mặt nước biển; xã có

Trang 12

98,33% diện tích đồi núi Địa hình xã Hồng Hạ được chia cắt bởi 3 khe suối lớn

đó là: Khe A1, A2, A3 đổ vào sông Bồ thuận lợi cho việc xây dựng công trìnhthủy lợi và hệ thống nước tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt Đất đai chủ yếu

là đất Feralit vàng nâu phát triển đất mẹ phiến thạch, ngoài ra còn có các loại đấtbồi tụ, đất phù sa ven sông suối Tầng đất dày trên 100cm, thành phần cơ giới từthịt nhẹ đến trung bình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn

4.1.2.2 Điều kiện khí hậu thủy văn

Điều kiện khí hậu thời tiết của Xã Hồng Hạ tương tự các xã khác trên địabàn toàn huyện Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 4 đếntháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 210C, cao nhất là 38.50C và thấp nhất là 100C Độ ẩm trung bình 86,1%

Số ngày nắng trung bình 170 ngày Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của giómùa Đông Bắc và Tây Nam Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 1năm sau Bên cạnh đó còn có gió mùa Tây Nam thường thổi vào tháng 5 đếntháng 6 thường kèm theo khô nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi

và hay gây cháy rừng

4.1.2.3 Điều kiện thổ nhưỡng sinh vật

Đất đai của xã Hồng Hạ chủ yếu là loại đất Feralit vàng nâu phát triểntrên đất mẹ phiến thạch, ngoài ra còn có các loại đất bồi tụ, đất phù sa ven sôngsuối Tầng đất dày trên 100cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bìnhthuận lợi cho việc phát triển các loại kinh tế vườn

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội.

4.1.3.1 Dân cư và nguồn lao động

Xã Hồng Hạ có tổng số 283 hộ với 1335 nhân khẩu, trong đó có 667 nữ.Thu nhập bình quân đầu người: 3.6 triệu đồng /người /năm

Người dân Hồng Hạ định cư tại đây đã từ lâu trước năm 1945 Thời kỳ đóđịa hình cũa xã trải rộng từ đường 73 Hương Lâm đến Bốt Đỏ- Hồng Thượng(phía Nam sông A Xáp) xuống đến khe Trái ( suối máu) Năm 1996 ranh giớichỉ còn từ khe Cốp đến dốc Tà Lương, do một phần diện tích chuyển cho xãHương Nguyên , một phần thuộc Hồng Thượng Dân số có giảm, tuy nhiênhưởng ứng chủ trương đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, một bộ phận cácdân cư nghèo thuộc huyện Quảng Điền và một số dân từ các địa phương khác

Trang 13

( người kinh) đã đến định cư tại xã và do việc định cư đó mà dân số Hồng Hạ cótăng lên.

Tổng số lao động của xã là 601 người Lao động và giải quyết việc làmcho lao động trong xã là vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm Tỷ lệ laođộng nhàn rỗi chiếm khá lớn 53,7% Nhiều hộ thiếu đất sản xuất, các hoạt độngngành nghề phụ trong nông thôn chưa phát triển để thu hút nên thu nhập bìnhquân hộ không cao Đại bộ phận lao động trong xã chưa qua đào tạo, kể cảngành nghề nên trình độ lao động thấp

4.1.3.2 Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 14.100 ha Theo thống kê đất đai năm 2006

Xã Hồng Hạ có các nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,nhóm đất chưa sử dụng

Bảng 4.1: Bảng thống kê tình hình sử dụng đất Xã Hồng Hạ năm 2012

Thứ

tự Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích cácloại đất trong địagiới hành chính (ha)

Cơ cấu diệntích loại đất

so với tổngdiện tích (%)

Trang 14

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.5 0.01

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dung

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 1172.51 8.32

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới)

4.1.3.3 Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thì 100 % các hộ ở xã sử dụng điện lưới Hệ thống điệntương đối ổn định trong những ngày bình thường Cũng như các xã khác, XãHồng Hạ rất hay bị giông và sét nên thỉnh thoảng cũng bị cắt điện để đảm bảo antoàn

Hiện nay tại xã các tuyến đường liên thôn được bê tông hoá Bên cạnh đóchương trình Đa dạng hóa nông nghiệp mở thêm 5km đường cấp phối, 2 tuyếnvào khu trang trại dọc ngược theo 2 bên bờ sông Bồ, tạo điều kiện thuận chonhân dân đi lại, sinh hoạt lao động sản xuất được thuận lợi và dễ dàng hơn

Trang 15

Xã Hồng Hạ là một trong các xã mà dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏekhá phát triển Xã có hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh với 1 trạm xá và 5 nhânviên y tế, trong đó có 1 bác sỹ đảm bảo khám chữa bệnh và sơ cứu khi cần thiết.Mỗi thôn có một y tế thôn làm nhiệm vụ triển khai các hoạt động chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho bà con trong thôn Tuy nhiên, do nhiều lý do mà tay nghề của

y tế thôn bản vẫn chưa cao và rất cần phải được nâng cao trong thời gian tới.Hiện nay trên địa bàn thôn các thôn chưa có tủ thuốc và khi có nhu cầu thì ngườidân trong thôn vẫn phải lên trạm y tế xã để được khám và cấp phát thuốc.Nhưng lượng thuốc không đáp ứng đủ nhất là trong các đợt dịch lây lan mạnh,đây là một khó khăn đáng kể đối với người dân khi bị ốm đau

Hiện trên địa bàn xã có: 3 nhà trẻ mẫu giáo, 1 trường cấp 1, 1 trường cấp

2, 1 trạm xá, 5 nhà cộng đồng

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 43%

Trên địa bàn xã đã có nhà Văn hóa – Bưu điện xã và hệ thống điện thoại về tớixã

Một trạm tiếp sóng truyền hình với công suất 50W với 2 cán bộ điều hành

Bưu điện văn hoá xã là nơi đọc báo miễn phí cho người dân; các loại báo thườngxuyên có như Nhân dân, Thừa thiên Huế, Dân tộc, Lao động,… toàn xã có 151tivi, 116 radio casset

4.1.3.4 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và các ngành kinh tế chủ yếu

Xã Hồng Hạ có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp: Nông lâm nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh

tế của huyện, tỉnh, sự đầu tư của các dự án, nền kinh tế xã tăng trưởng với tốc

độ tương đối khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, đầu tư có trọng điểm, tạochuyển biến mới về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Thu nhập bình quân đầungười / năm: 3,6 triệu đồng

Mặc dầu mức sống của bà con có tăng lên nhưng nhìn chung cuộc sốngcũng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn khá cao so với sự phát triển chungcủa xã hôi Số hộ đói nghèo trong toàn xã 101 hộ chiếm tỷ lệ: 35,81% Nguyênnhân dẫn đến hiện tượng đói nghèo, trước hết điều kiện tự nhiên khắc nghiệtthuộc vùng nắng nóng, mưa lũ thường xuyên xảy ra, lại bị ảnh hưởng nặng nềhậu quả chiến tranh ( chất độc hóa học, bom mìn… đã ảnh hưởng đến môitrường sống, gây xói mòn, giảm độ phì nhiêu của đất) , điều kiện kinh tế xã hội

Trang 16

chưa phát triển ( cơ sở hạ tầng kém, trình độ và kỹ năng của người sản xuất cònnhiều hạn chế, dịch vụ khuyến nông chưa được phát triển ), trình độ dân trí thấp,năng lực cán bộ còn hạn chế.

4.1.4 Thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: Hồng Hạ là địa phương có diện tích rộng,nguồn tài nguyênthiên nhiên đa dạng và phong phú, nhất là diện tích rừng rộng nên bà con có thểdựa vào đó để phát triển kinh tế Lượng mưa hàng năm lớn cung cấp lượng nướccho trồng trọt, cây cối sinh trưởng phát triển tốt Cơ sở hạ tầng đang được nhànước đâu tư mạnh, cùng với đó là sự quan tâm giúp đỡ của các dự án trong vàngoài nước

- Khó khăn: Tuy nhiên ở đây do đa số là bà con dân tộc thiểu số nên trình

độ dân trí còn thấp, khả năng khai hoang đất và cải thiện năng suất cây trồngchưa cao Bà con canh tác theo truyền thống lâu nay nên chưa chủ động, phụthuộc vào thời tiết Đất đai kém màu mỡ,chưa có định hướng cho cây trồng chủđạo

4.2 Tình hình cơ bản của thôn Kân Sâm và thôn Pa Hy

Thôn Pa Hy có dân số năm 2012 là 369 người, với 93 hộ.Trong đó có 32

hộ nghèo và 29 hộ cận nghèo Thôn có 5 dân tộc anh em đó là ; Pa kô 21 hộ, Tà

Ôi 40 hộ, Cơ Tu 5 hộ, Pa Hy 10 hộ, Kinh 17 hộ

Diện tích cây trồng; keo 48 ha, lúa 1,9 ha, sắn 32 ha, cao su 38 ha Trongthôn thì có tới 32 hộ không có ruộng Nguồn nước chính để phục vụ tưới tiêu làcon suối nhỏ chảy qua thôn là 1 nhánh của sông bồ

Để có thể sản xuất và trồng trọt cao su thì người dân phải vay vốn củangân hàng chính sách xã hội Thôn cũng nhận được cấc chính sách hỗ trợ củacác cấp như hỗ trợ cho hộ nghèo, dự án 135 hỗ trợ phân bón và giống cây cho bàcon trồng trọt, nhưng cũng tùy theo hộ, và tùy vào hoàn cảnh

Trong thôn cũng có các tổ hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhưng hầu nhưkhông hoạt dộng Đa số bà con canh tác lâm nghiệp theo hướng thuần túy, thiếukhoa học Có nhận được sự chỉ dẫn của cán bộ lâm nhiệp về tỉ lệ trồng câynhưng ngoài ra không có sự áp dụng cách tỉa thưa, chăm sóc, vun gốc bónphân… Nói chug tình hình sản xuất ở địa phương con kém phát triển, lợi nhuậnmang lại không cao Nếu trồng ở nơi đất tốt thì bàn đươc giá cao, còn lai đa số

bị thương lái ép giá

Trang 17

Thôn Kân Sâm có 230 nhân khẩu, với 52 hộ, trong đó có 17 hộ nghèo(2011) và 19 hộ cận nghèo Có 4 dân tộc anh em đó là Ka Tu 167 người, Pa Kô

37 người,Tà Ôi 5 người và kinh 12 người

Diện tích sản xuất trồng trọt ở trong thôn cụ thể là; keo 75 ha, cao su 30

ha, sắn 57 ha, ruộng 2 ha

Trong thôn có diện tích rừng cộng đồng là 60 ha, hiệu lực từ 12/2012,được dự án ADB năm 2008 và dự án 135 hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn Dự ánhành lang xanh hỗ trợ giống cây nhưng với số lượng ít là 2000 cây Về sản xuấtlâm nghiệp thì thôn có 3 nhóm hộ cùng lập thành nhóm để cùng nhau hỗ trợ,mỗi nhóm từ 9-11 hộ Cơ chế hưởng lợi của rừng cộng đồng ở thôn là chưa rõràng và từ đó chưa tạo được niềm tin cho người dân yên tâm sản xuất

Nhìn chung, ở cả hai thôn, đất canh tác lúa nước rất ít và chủ yếu nằm dọc

ở hai bên các khe, suối hoặc ở những vùng thung lũng thấp Đối với đất canh tácnương rẫy thì người dân thường trồng lúa rẫy, sắn và một số loài cây khác nhưngô, chuối, đậu Do đất canh tác nương rẫy kém màu mỡ, nên người dân chỉtrồng lúa trong năm đầu Hiện nay người dân sống chủ yếu dựa vào canh tác lúanước và canh tác nương rẫy Tuy nhiên, ở cả hai thôn đều không đủ đất để canhtác lúa nước nên hầu hết các hộ gia đình đều thiếu lương thực để ăn, nên họ vẫngây áp lực rất lớn vào rừng

Theo Báo cáo kỹ thuật kết quả rà soát hiện trạng tài nguyên rừng được giaocho cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới;

Xét đề nghị của Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tại Tờ trình số 334/ TTr- KLngày 19 tháng 12 năm 2012 về việc đề nghị điều chỉnh trạng thái rừng tự nhiên

đã giao cho Cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới,

Phê duyệt điều chỉnh diện tích, hiện trạng rừng tự nhiên đã giao cho Cộng đồngdân cư thôn Kân Sâm với diện tích phân theo trạng thái

Trang 18

Diện tích được giao cho Cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm thuộc khoảnh

5 tiểu khu 281 và khoảnh 3,4 tiểu khu 286, xã Hồng Hạ, cụ thể từng lô theo biểusau:

Bảng 4.2: Diện tích rừng cộng đồng thôn Kân Sâm

Trừ bỏ khe suối

Kinh doanh Giao

Trang 19

( Nguồn: Hạt kiểm lâm A Lưới)

Trong tổng số 10 lô với diện tích 61,731 ha, sau khi rà soát bóc tách 11,100

ha đất trống; 48,90 ha rừng nghèo; diện tích trừ bỏ khe suối 1,731 ha phù hợpvới kết quả quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh

Tổng diện tích rừng tự nhiên giao cho Cộng đồng dân cư thôn Kân Sâmđiều chỉnh còn lại: 48,90 ha, với 07 lô kinh doanh

Trang 20

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu cơ bản của 07 lô giao cho Cộng đồng quản lý như sau

Trữ lượng (m 3/ lô )

Mật độ (Cây/h a)

Cấp Phòn

g hộ

Độ tàn che

Chiề u cao (m)

I- V

III- VIII

Trang 22

Về tình trạng tái sinh tái sinh của rừng

Tái sinh của rừng tự nhiên rất tốt, đảm bảo khả năng phát triển và phụchồi rừng Với rừng tự nhiên, mật độ cây tái sinh trung bình khoảng từ 2.500 đến3.000 cây/ha, tình hình sinh trưởng tương đối tốt Trong đó có những loài cây cógiá trị kinh tế như Trường, Sến, Chò, và một số loài cây có giá trị khác

Ngoài ra thôn Kân Sâm còn có 3 nhóm hộ được nhận rừng tự nhiên vớidiện tích và trạng thái cụ thể là:

- Nhóm ông Hoài Văn Nhiên được giao với tổng diện tích 101,70ha trên

22 lô thuộc các khoảnh 2,5,6,7 của tiểu khu 286, loại rừng sản xuất thuộc trạngthái rừng nghèo với trữ lượng trung bình 54,4 m3/ ha

- Nhóm ông Hoài Văn Hào được giao với tổng diện tích 90,30 ha trên 13

lô thuộc khoảnh 3 tiểu khu 281 và tiểu khu 286, với 4 lô thuộc loại rừng sản xuấtcòn lại 9 lô thuộc loại rừng phòng hộ, trạng thái rừng nghèo trữ lượng trung bình50,7 m3/ ha

- Nhóm ông Hoài Văn Phiếu nhận rừng tự nhiên với diện tích 111,30 hatrên 14 lô thuộc khoảnh 4 tiểu khu 286 là rừng sản xuất ở trạng thái rừng nghèovới trữ lượng trung bình là 46,5m3/ ha

Thôn Pa Hy cũng có 4 nhóm hộ được nhận rừng tự nhiên với diện tích,vịtrí và trạng thái cụ thể là:

- Nhóm ông Hồ Văn Le nhận rừng tự nhiên với diện tích 97,00 ha trên 14

lô thuộc khoảnh 9, 10, 14 của tiểu khu 278, 279 Là loại rừng sản xuất ở trạngthái rừng nghèo có trữ lượng trung bình là 47,5 m3/ ha

- Nhóm ông Châu Văn Hoàng được giao rừng với diện tích 89,60 ha trên

11 lô thuộc khoảnh 3 tiểu khu 287, là loại rừng sản xuất trạng thái rừng nghèovới trữ lượng trung bình là 55,7 m3/ ha

- Nhóm hộ ông Lê Thanh Phúc nhận rừng với diện tích 133,80ha trên 16

lô thuộc khoảnh 4 của tiểu khu 287, là loại rừng sản xuất thuộc trạng thái rừngnghèo với trữ lượng đo đếm trung bình là 51,1 m3/ ha

- Nhóm hộ ông A Cơ PRông được giao 109,40 ha diện tích rừng tự nhiêntrên 17 lô thuộc khoảnh 2 và 3 của tiểu khu 287, là loại rừng sản xuất thuộctrạng thái rừng nghèo có trữ lượng trung bình là 58,40m3/ ha

Trang 23

4.3.2 Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng

Cộng đồng nhận rừng là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến việcquản lý bảo vệ rừng, bởi vì cộng đồng là chủ rừng,là người trực tiếp tác độngvào rừng và hưởng lợi ích từ rừng Hiện tại cộng đồng nhận rừng mới được nhậnrừng nên định hướng tác động tới rừng từ lúc đầu sẽ ảnh hưởng về lâu dài

Cả 2 thôn nhận rừng đều có đặc điểm chung là tỉ lệ các hộ dân tộc thiểu sốlớn cụ thể:

+ Thôn Pa Hy có 369 nhân khẩu với 93 hộ trong đó 32 hộ nghèo và 29 hộ cậnnghèo,76 hộ là dân tộc thiểu số trên tổng số 93 hộ chiếm 81,7% Diện tích câylương thực canh tác ít với 1,9 ha lúa trung bình 0,01 ha/ hộ và 32 ha sắn trungbình 0,34 ha/ hộ

+ Thôn Kân Sâm có 230 nhân khẩu với 53 hộ trong đó 17 hộ nghèo và 19 hộcận nghèo Toàn thôn chỉ có 12 khẩu người kinh chiếm 5,2% số khẩu trongthôn Diện tích cây lương thực không cao,cụ thể sắn 57 ha trung bình 1,07 ha/

hộ và lúa là 2 ha trung bình 0,03 ha/ hộ

Từ đặc điểm là cộng đồng có tỉ lệ bà con dân tộc thiểu số cao nên tập tụcđời sống phụ thuộc vào rừng, lối sống canh tác nương rẫy là chủ yếu Thêm vào

đó là diện tích cho bà con canh tác sản xuất lương thực quá ít, không thể chủđộng về mặt lương thực, tình hình chăn nuôi tăng gia sản xuất không mang lạihiệu quả và để duy trì đời sống nên tác động của bà con vào rừng là rất lớn Tình hình khai thác rừng còn diễn ra bừa bãi, chưa có sự tự quản lý và tựgiác trong cộng đồng Những ai có nhu cầu về các sản phẩm từ rừng thì tham giakhai thác,nhất là khai thác gỗ Hộ gia đình nào có điều kiện, nhất là có nhâncông và sức kéo thì ngoài việc khai thác để sử dụng còn khai thác để bán Rừngcàng bị phá một cách vô tội vạ

Khoảng cách từ thôn tới rừng khá gần, nơi gần nhất thì chỉ mất gần 1hđồng hồ đi bộ là tới rừng, địa hình và đường đi không quá khó khăn nên bà convào rừng dễ dàng: Nhà dân ruộng nhỏ dốc  rừng keo/rừng cao su rừngcộng đồng giao

Nhìn chung điều kiện kinh tế của thôn đang gặp khó khăn, chủ yếu là dựavào rừng vì sản xuất nông nghiệp kém, trình độ canh tác chưa cao cộng vào đó

là diện tích ít, đất đai không màu mỡ, chăn thả nuôi trồng mang tính tự phát và

Trang 24

sự hỗ trợ của nhà nước chưa đồng bộ nên thu nhập không cao Ý thức quản lý vàbảo vệ rừng để hưởng lợi ích lâu dài mang lại hiệu quả cao là chưa có

4.3.3 Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình nhận rừng

Ở bất cứ công việc gì khi người tham gia chủ động tham gia vào quá trìnhtriển khai thì luôn mang lại hiệu quả tích cực Đối với RCĐ khi người dân thamgia vào quá trình nhận rừng thì đã thể hiện ý thức của họ với tài nguyên thiênnhiên nói chung và đối với tài sản mà mình sắp được giao nói riêng

Sau khi có công văn của UBND huyện A Lưới về việc giao rừng cho cộngđồng dân cư quản lý ,cán bộ 2 thôn Kân Sâm và Pa Hy đã tiến hành họp thônvào tháng 7/2012 để phổ biến các chỉ đạo cho bà con hiểu rõ quyền và lợi íchcủa mình Cuộc họp có các cán bộ thôn với sự tham gia của đai diện UBND xã,cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Mục đích cuộc họp là để phổ biến cho bàcon biết về chính sách giao rừng cộng đồng cho bà con, các quyền lợi và tráchnhiệm khi bà con được nhận rừng và tham gia quản lý rừng Sự tham gia của bàcon vào các cuộc họp là vô cùng quan trọng vì bà con là chủ thể tương lai củarừng, họ đóng vai trò quan trọng đến cách thức quản lý rừng cộng đồng sau này,cũng như những lợi ích mang lại cho họ Cuộc họp ở 2 thôn thu hút khoảng 65 –75% bà con tham gia Một số bà con không có các hoạt động về rừng cũng nhưtham gia tập thể nên không đi họp Qua cuộc họp thứ nhất bà con đã nhận biết

về lợi ích của rừng cộng đồng Tháng 9/2012 thì 2 thôn lại tổ chức họp thôn lại

để những ai muốn tham gia vào nhóm hộ thì có thể đăng ký danh sách theonhóm nhận rừng Ngoài ra cũng để thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)của thôn, các tổ QLBVR thôn để sau này tham gia công tác quản lý bảo vệthường xuyên hơn Cuộc họp còn thông qua kế hoạch xây dựng quản lý bảo vệrừng và qui ước bảo vệ rừng Mức độ tham gia của bà con chỉ ở mức là được cán

bộ thông báo, rồi bà con biểu quyết để tán thành sau đó thông qua Việc chủđộng đăng ký tham gia các tổ nhóm bảo vệ cũng rất thụ động, chỉ khi trưởngnhóm và trưởng thôn đè xuất thì mới tham gia

Sự chủ động và tích cực dễ nhận rõ nhất của bà con là ở mục tham gia xácđịnh mốc ranh giới của rừng được giao Do là người bản địa, thường xuyên vàorừng vì cuộc sống gắn bó với rừng nên bà con có thể tìm ra các con đường mònvào rừng lâu nay, chỉ rõ ranh giới giữa rừng trồng hộ gia đình, rừng cộng đồng,rừng của nhóm hộ….từ đó mà sau này khó xảy ra tranh chấp về diện tích Quanhững hoạt động này người dân nắm bắt kỹ hơn về diện tích rừng,tình hình rừng

Trang 25

được giao, đây cũng như là bước bàn giao hiện trường tạm thời cho cộng đồngtiến hành quản lý bảo vệ ngay trong thời gian hoàn tất các thủ tục giao rừng.Đồng thời khi tham gia đi thực địa rừng với càn bộ kiểm lâm thì bà con biếtthêm về quyền của mình khi nhận rừng, chủ động ngăn chặn những xâm phạmtới rừng.

4.3.4 Sự hỗ trợ của các ban nghành cũng như các dự án trong tiến trình giao và quản lý rừng cộng đồng.

Việc giao và quản lý RCĐ mang lại hiệu quả cao nhất nhưng không thểdựa vào chính sức lực của bà con bản địa mà còn cần nhận được sự chỉ đạo củacác ban nghành cũng như sự chỉ đạo của các dự án

Để bà con nhận rừng quản lý và bảo vệ tốt thì UBND huyện A Lưới đãchỉ đạo Hạt kiểm lâm A Lưới mà cụ thể là trạm kiểm lâm Hồng Hạ hướng dẫn

bà con cụ thể về các lô rừng được giao cũng như quyền hạn của họ Chỉ rõnhững vấn đề và trường hợp nào là cần sự phối hợp với chính quyền, kiểm lâm.Ngoài ra UBND xã Hồng Hạ là nơi trực tiếp giải quyết các tranh chấp mâuthuẫn về mặt pháp lý, chính quyền luôn là nơi bà con cần giúp đỡ nhất

Sau khi giao RCĐ thì để gắn quản lý bảo vệ rừng với việc nâng cao cảithiện đời sống người dân, dự án trồng rừng 147 đã triển khai hỗ trợ người dânsong song với việc quản lý rừng cộng đồng Cụ thể đã triển khai Dự án trồngmây bền vững cho cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm và các nhóm hộ nhận rừngtrong toàn xã Dự án sẽ triển khai trồng mây trên diện tích tổng cộng là 15 ha,trong đó 10 ha trồng tập trung và 5 ha tiến hành trồng phân tán dưới tán rừng mà

bà con quản lý Ngoài việc hỗ trợ giống mây ra thì dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho

bà con như mùa trồng mây, vùng nào trồng tập trung,vùng nào phân tán Cứ tínhtrên 1 ha trồng mây dự án sẽ hỗ trợ kinh phí là 10 triệu đồng Tuy nhiên đó mớichỉ là phương án mà bên hỗ trợ lên sẵn để phổ biến cho bà con, đợi khi việc giao

và quản lý ổn định thì sẽ tiến hành

Như vậy có thể thấy rằng mỗi nhân tố đều ảnh hưởng tới quá trình quản lýRCĐ, nhưng RCĐ và nhóm hộ mới được triển khai sự hoạt động và phối hợpgiữa các bên chưa thực sự rõ ràng, cần thời gian để kiểm chứng tác động tới kếtquả

Trang 26

4.3.5 Cấu trúc quản lý rừng cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu

Trong địa bàn nghiên cứu có 2 hình thức giao rừng cho nhân dân đó làgiao cho cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm và giao cho nhóm hộ ở cả thôn KânSâm và Pa Hy

Về rừng cộng đồng của thôn Kân Sâm thì thôn có thành lập Ban QLRCĐcủa thôn và xây dựng các tổ, đội quản lý bảo vệ rừng Ban QLRCĐ của thôn dotrưởng thôn đứng ra làm trưởng ban và quán xuyến mọi công việc như tuần trabảo vệ rừng, phổ biến các qui ước và thông tin cho bà con trong thôn nắm rõ vềnhững hoạt động liên quan tới rừng Nhân sự trong ban quản lý rừng thôn dotrưởng thôn đề xuất và chỉ định, đa số họ là những người vừa có kinh nghiệmhiểu biết rừng mà cộng đồng quản lý về địa hình cũng như ranh giới, đồng thờicũng tham gia các công việc khác như xã đội, dân quân tự vệ… Nhờ sự tham giavào nhiều đội nhóm mà các thành viên này năng động và xung kích tham gia cáchoạt động bảo vệ rừng Khi tham gia tuần tra bảo vệ rừng thì Ban QLRCĐ cònkết hợp với Trạm kiểm lâm Hồng Hạ, là bộ phận phụ trách địa bàn để cùng xemxét tình hình rừng ở cộng đồng quản lý, đồng thời xử lý kịp thời những tìnhhuống xấu xảy ra Lực lượng kiểm lâm như là người giúp đỡ, chỉ đạo về mặtpháp lý Ngoài ra khi xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn trong công tác quản lýbảo vệ rừng thì cộng đồng sẽ nhờ sự trợ giúp của UBND xã Cán bộ UBND sẽđứng ra xử lý hòa giải các tranh chấp

Đối với rừng của nhóm hộ thì cả 2 thôn đều tổ chức thành lập các tổ bảo

vệ rung tự quản, mỗi nhóm được giao rừng đều có nhóm trưởng đứng đầu phâncông việc tuần tra bảo vệ rừng

Bảng 4.4:Tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn và nhóm hộ

Thôn

Ban quản lý rừngcộng đồng củathôn

Tổ quản lý bảo vệrừng của nhóm hộ

Tổng số hộ thamgia trong các tổQLBVR của nhóm Kân Sâm 1 3 29

Pa Hy 0 4 41

( Nguồn : Điều tra năm 2013 )

Trang 27

Tuy là rừng cộng đồng sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn thể những bàcon trong cộng đồng nhưng nhận thức về tác dụng này của bà con chưa cao, nên

sự tham gia chưa tích cực, tính tự giác chưa cao Do vậy cần có cấu trúc quản lýchặt chẽ hơn, hoạt động nhịp nhàng hơn để mang lại hiệu quả cho công tác quản

lý bảo vệ rừng của thôn cũng như nhóm hộ Nhất là vai trò của cán bộ trưởngthôn, trưởng nhóm QLBVR

4.3.6 Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý rừng cộng đồng

ở địa phương nghiên cứu

Rừng cộng đồng cũng như rừng giao cho nhóm hộ được nhà nước giao đểquản lý, vì vậy cấu trúc quản lý cũng như hoạt động phải tuân theo qui định củanhà nước và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan

Trong các bên liên quan tham gia thì Ban quản lý rừng (BQLR) của thôn,các tổ đội nhóm bảo vệ rừng (BVR) là những chủ thể trực tiếp trực tiếp tham giavào quá trình bảo vệ rừng của thôn Trưởng thôn, trưởng BQLR của thôn cũngnhư toàn ban là bộ phận đại diện cho cả cộng đồng lo lắng mọi công việc vềquản lý bảo vệ rừng của thôn Họ là những người có uy tín trong nhân dân cũngnhư có hiểu biết trình độ và thông thạo rừng ở địa phương Bộ phận này cũng lànơi cung cấp thông tin cho bà con cũng như nhưng ai cần quan tâm, họ xây dựngcác qui tắc, hương ước bảo vệ rừng, khi cần là người đi tiên phong trong việckêu gọi mọi người và trực tiếp ngăn chặn các hoạt đông khai thác trái phép,tham gia chữa cháy rừng… Mọi trường hợp tác động vào khu rừng đều phải có ýkiến của thôn Những trường hợp vi phạm khi bị phát hiện, thôn có quyền lậpbiên bản tạm giữ tang vật và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sử lý theo qui địnhcủa pháp luật

Các đội nhóm đoàn thể trong thôn cũng là những thành phần tham giaquan trọng vào công tác quản lý bảo vệ rừng Đây là những người năng động, họ

sẽ kêu gọi người thân của mình tham gia BVR, tuần tra rừng, báo cáo kịp thờinhững xâm hại đến rừng Những Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… luôn là những

lá cờ đầu trong mọi hoạt động của tập thể, nhất là tham gia BVR, bảo vệ lợi íchcủa chính họ

Hạt kiểm lâm A Lưới mà đăc biệt là Trạm kiểm lâm Hồng Hạ là cơ quan

có quyền hành về mặt pháp lý, luôn được bà con tin tưởng và tín nhiệm Họ cónhiệm vụ có mặt kịp thời để giải quyết khi có tranh chấp, xử lý vi phậm lâm

Trang 28

luật… Ngoài ra phải thường xuyên theo dõi, cập nhật số liệu về diễn biến tìnhhình tài nguyên rừng trên địa bàn Chủ động tuyên truyền vận động, thúc đẩycộng đồng thôn tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháyrừng Khi thấy có dấu hiệu đi xuống về mặt tự quản lý thì can góp ý điều chỉnhngay để công tác quản lý được vân hành tốt Lực lượng kiểm lâm là bộ phậnnắm rõ công nghệ khao học kỹ thuật, sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi dưỡngchăm sóc bảo vệ rừng, khi có dự án hỗ trợ triển khai trông cây xen với rừng tựnhiên để phát triển kinh tế cho bà con thì kiểm lâm cũng là lực lượng hỗ trợ vềcầu nối cũng như các hoạt động sau khi triển khai.

Một thành phần quan trọng không kém nữa là tổ chức lâm nghiệp của xã.Những cán bộ này sẽ là người trực tiếp theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tuyêntruyền về chính sách cũng như pháp luật của nhà nước Ngoài ra còn tham mưucho UBND xã về quản lý giao đất giao rừng, quản lý rừng và xử lý vi phạm Khi

có dự án về địa phương hỗ trợ bà con thì cán bộ lâm nghiệp sẽ là người đầu tiên

họ làm việc, sự phối hợp của bộ phận này tốt thì quyền lợi của bà con mới đượcđảm bảo

Các cơ quan chức năng trong xã sẽ là người đảm bảo quyền lợi của ngườidân, khi có tình huống gì xảy ra vượt ngoài thẩm quyền thì chính quyền địaphương mà ở đây là chính quyền xã sẽ là người đại diện và bảo vệ lợi ích cho bàcon về quản lý bảo vệ rừng nói riêng và đời sống nói chung Những trình báocủa nhân dân luôn hướng tới chính quyền xã, nơi gần với dân nhất

Nhân tố quan trọng và trực tiếp nhất ở trong công tác quản lý BVR nữa làtừng người dân trong thôn và cộng đồng thôn Phải xây dựng và thực hiện đúngqui ước bảo vệ phát triển rừng Vai trò thực hiện các công việc theo nội dung quiước bảo vệ và phát triển rừng của thôn Tham gia họp và thảo luận trong thôn vềhoạt động quản lý rừng Vai trò tham gia bảo vệ gây trồng, điều chế bảo vệ môitrường rừng,đóng góp ngày công để xây dựng lợi ích chung cũng như của bảnthân Tất cả hộ gia đình cá nhân trong thôn có vai trò ngăn chặn không để ngườingoài vào phá rừng, săn bắt động vật rừng hay khai thác lâm sản ngoài gỗ(LSNG) bừa bãi Phát hiện tố giác tội phạm qui định bảo vệ và phát triển rừng Mỗi bên liên quan đều có một vai trò nhất định và đều quan trọng, phảithực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ của mình để bảo vệ phát triển rừng Vai tròphối hợp với các bên còn lại cũng quan trọng không kém, sự nhịp nhàng trong

Trang 29

hoạt động giữa các bên tạo ra hiệu quả cao cũng như đảm bảo sự lâu dài trongcông việc.

4.3.7 Cơ chế hưởng lợi trong công tác quản lý rừng cộng đồng.

Cơ chế hưởng lợi đối với rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn và nhóm

hộ ở xã Hồng Hạ nói chung và 2 thôn Kân Sâm và thôn Pa Hy nói riêng đượcqui định rõ trong “Tài liệu tuyên truyền công tác giao rừng” do UBND huyện ALưới và Hạt kiểm lâm A Lưới ký ghi rõ:

Đối với gỗ được phép khai thác từ nhóm II đến nhóm VIII (không đượckhai thác những loài trong danh mục thực vật rừng quí hiếm theo qui định củachính phủ và danh mục động vật ghi trong phụ lục về công ước buôn bán quốc

tế các loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp-CITES)

Khi rừng được phép khai thác chính là rừng đã đạt trữ lượng trên110m3/ha, phương thức khai thác là chặt chọn, phương pháp khai thác là xácđịnh đối tượng rừng đưa vào khai thác, lượng khai thác tối đa hằng năm, luân kỳkhai thác và cường độ khai thác

Khi chủ rừng là hộ gia đình thì đối với:

+ Rừng phòng hộ thì được hưởng lợi: rừng đạt tiêu chuẩn khai thác được khaithác 20%, chủ rừng được hưởng 80-90% sản phẩm sau khi đóng thuế

+ Đối với rừng sản xuất là rừng thứ sinh nghèo kiệt thì được hưởng 100% sảnphẩm từ rừng, rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác thì chủ rừngđược hưởng thì chủ rừng được hưởng 70-80%, phần còn lại nộp cho nhà nước,rừng có trữ lượng trung bình hoặc giàu có trữ lượng trên 110m3/ha thì hằng nămkhai thác chr rừng được hưởng 2%, phần còn lại nộp cho nhà nước

Chủ rừng là cộng đồng và tổ chức khác thì được hưởng lợi theo qui địnhhiện hành của nhà nước

Hiện nay ở địa phương nghiên cứu do rừng mới giao nên hưởng lợi từ cácsản phẩm là chưa rõ ràng, chưa nhiều và còn lộn xộn Việc khai thác gỗ đa số ítmang mục đích thương mại, chỉ mang tính tự phát nhỏ lẻ và khai thác với mụcđích sử dụng trong gia đình nội bộ

Trên thực tế hiện nay hưởng lợi chính từ RCĐ, rừng của nhóm hộ chủ yếu

là LSNG Bà con cho rằng những lâm sản ngoài gỗ như mây, đót, lá nón…và

Trang 30

Tổ bảo vệ rừng

Ban quản lý rừng thôn

Tổ chức đoàn thểCộng đồng vàngười dân

gỗ cũng như LSNG Phần nhỉnh hơn là các hộ nghèo vì họ không có diện tích đểcanh tác nên thu hái LSNG để bổ sung vào thu nhập của gia đình Nhưng hiệnnay sản lượng ngày càng ít do tái sinh chậm, người dân khai thác nhiều cùng với

đó là sử dụng các phương tiện kỹ thuật cải tiến nên tốc độ khai thác ảnh hưởnglớn dẫn tới tình hình càng ngày khai thác khó khăn hơn, muốn có được nhữngsản phẩm như mong muốn phải đi xa hơn Vì vậy cần có sự điều chỉnh kịp thời

để tình trạng không xấu đi

Sơ đồ 1: Vai trò của các bên liên quan trong công tác QLBVR cộng đồng

Sơ đồ 1 : Vai trò các bên liên quan trong công tác QLBVRCĐ

Trang 31

Các thành viên tham gia tuần tra BVR thường xuyên và tích cực thì chưa

có chính sách ưu đãi như là hứa khi khai thác sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn,hoặc trả thù lao tính theo đầu người trên mỗi lần tuần tra BVR

4.3.8 Các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý rừng cộng đồng

Đối với rừng cộng đồng cũng như rừng giao cho nhóm hộ ở 2 thôn KânSâm và Pa Hy thì qua điều tra tìm hiểu có thể nhận thấy mâu thuẫn rõ ràng nhất

đó là người ở ngoài địa phương vào khai thác lâm sản trái phép ở địa bàn Sựviệc chỉ dừng lại ở mức mâu thuẫn nhỏ và người trong cộng đồng đã nhắc nhởkhông tiếp tục vi phạm Nhưng do chế tài xử lý vi phạm chưa mang tính răng đe,chưa mạnh tay nên việc vi phạm chưa được chấm dứt hẳn Việc người ngoàithôn khai thác trái phép và móc nối kết hợp với người trong thôn, hay ngườitrong thôn cũng trực tiếp vi phạm tạo ra tiền lệ xấu ảnh hưởng tới việc quản lý

có các buổi đi thực địa vào rừng có sự hiện diện đầy đủ của các bên liên quan,

có lực lượng kiểm lâm đi kèm để chỉ rõ mốc ranh giới rừng, tránh xảy ra xungđột về sau nhất là khi khai thác

Một mâu thuẫn nãy sinh không hề nhỏ trong mỗi cộng đồng hay nhóm hộ

đó là sự không đồng tình về sự tham gia công việc chung của các thành viêntrong tập thể Vì là công việc chung nên sự nhiệt tình và thường xuyên là khôngtối đa, không thể bằng công việc riêng được Có những thành viên từ khi nhậnrừng tới khi tìm hiểu chưa bao giờ tham gia tuần tra bảo vệ rừng cho dù có đăng

ký vào nhóm Theo ông Hoài Văn Hào là Trưởng thôn đồng thời là nhóm trưởng

rừng giao cho nhóm hộ thì : “ Trong nhóm đang xem xét đưa ra bàn bạc sẽ gạch tên những thành viên không tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng ra khỏi nhóm mà mình quản lý” Quản lý rừng theo nhóm hộ qui mô ít hộ hơn và có

những nhóm thành viên tham gia là người dân với nhau, nên nhóm trưởng khikêu gọi mọi người tham gia tuần tra bảo vệ rất khó khăn

Vậy qua tìm hiểu tình hình chung có thể thấy quản lý rừng theo nhóm hộđang có nhiều mâu thuẫn, việc quản lý khó khăn hơn rừng giao cho cộng đồng

Trang 32

4.3.9 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý rừng cộng đồng

Xã Hồng Hạ mới triển khai giao RCĐ cho dân cư thôn và rừng tự nhiêncho nhóm hộ nên bước đầu ngoài những điểm mạnh thì còn đó những điểm yếu

và thách thức, nhưng cũng tạo ra cơ hội cho bà con phát triển và cải thiện kinh

tế Sau đây là bảng phân tích thực trạng ở địa phương nghiên cứu

Bảng 4.5: Phân tích SWOT đối với quản lý rừng cộng đồng và nhóm hộ

Điểm mạnh (S)

+ Đa số bà con nhận rừng là đồng

bào các dân tộc thiểu số nên đời sống

gắn bó với rừng.thông thạo địa hình

khe suối hay những nơi bị tập trung

khai thác

+ Họ có truyền thống bản địa lâu đời

nên am hiểu về rừng ở cộng đồng

mình,nhất là đát rừng mình được giao

+ Giao rừng cho bà con là đúng với

mong muốn của họ nên họ sẽ hăng hái

tham gia

Điểm yếu (W)

+ Vì đặc điểm đa số là bà con dân tộcthiểu số nên trình độ dân trí chưa cao,nhận thức về tầm quan trọng của rừng

và môi trường chưa rõ rệt

+ Tổ chức hoạt động đọi nhóm tậpthể chưa khoa học nên chưa mang lạihiệu quả cao

+ Đời sống của bà con phụ thuộc vàorừng nên bà con cần gì cũng vàorừng,khai thác bừa bãi

+ Sự phối kết hợp giữa cộng đồngnhóm hộ với các cơ quan chức năngchưa nhịp nhàng hiệu quả

+ Bà con chưa chủ động tham gia bảo

vệ rừng và còn ỷ lại vào kiểm lâmcũng như những dự án hỗ trợ khác

Cơ hội ( O )

+ Dự án giao rừng cho bà con mới

được triển khai nên nhận được sự

quan tâm theo dõi của nhà nước cũng

như sự giúp đỡ của các dự án đầu tư

+ So với toàn tỉnh thì đây là địa

phương đi sau trong công tác giao

rừng cộng đống nên sẽ rút được

những kinh nghiệm hay từ nơi khác

trong công tác tiến hành quản lý

Thách thức ( T )

+ Địa phương mới nhận rừng nên còn

bỡ ngỡ,khó triển khai

+ Nhà nước và các dự án chậm triểnkhai những hỗ trợ nên bà con chưathấy lợi ích,không tích cựu tham gia.+ Hưởng lợi từ rừng ít do đây là diệntích rừng nghèo, bị khai thác kiệt sảnphẩm từ rừng ít

( Nguồn: Điều tra năm 2013)

Trang 33

Chúng ta có thể nhận thấy rằng khi các cơ quan chức năng tiến hành giaorừng cho cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ ở xã Hồng Hạ thì cho thấy rằngđây là hướng đi đúng đắn của Huyện A Lưới Địa phương có đầy đủ những điềukiện để phát triển kinh tế rừng cộng đồng Thứ nhất phải nói đến đời sống củangười dân luôn gắn bó mật thiết với rừng, họ thường vào ra thăm nom rừng hằngngày, rừng bao quanh nơi sống của họ, nên việc thông thạo nắm rõ địa hình rừng

sẽ giúp ích cho công việc quản lý bảo vệ rừng sau này Lâu nay rừng đó là rừngcủa nhà nước, rừng chung nên sự tham gia bảo vệ là chưa cao, chưa tự giác ở đại

bộ phận bà con Bây giờ giao rừng nên những người dân sẽ trở thành những chủrừng thực sự, họ tham gia bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn tài sản sinh kế củamình Nhờ truyền thống canh tác và bảo vệ rừng từ bao đời nên bà con sẽ thựchiện tốt công việc hiện tại

Cùng với đó thì địa phương luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cáccấp chính quyền địa phương, được ưu tiên về các chính sách xã hội cũng như tàitrợ để phát triển lâm nghiệp ở địa phương Trên địa bàn có cả Trạm liểm lâm vàTrạm quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn Sông Bồ nên luôn nhận được sự hỗ trợ vềmảng lâm nghiệp Ngoài ra một yếu tố không thể không nói tới trong cơ hội củađịa phương đó là có đội ngủ cán bộ địa phương trẻ Từ cán bộ UBND, cán bộđịa chính, lâm nghiệp cho đến cán bộ thôn luôn nhiệt tình và có trình độ họcvấn Hiện tại ở địa phương đang có Dự án trồng mây hỗ trợ cho bà con trồngmây xen dưới tán rừng, tạo thêm sản phẩm về LSNG tăng thu nhập cho bà connhận rừng

Tuy vậy do trình độ dân trí con thấp, mặc dù biết rừng là đời sống củamình nhưng người dân bản địa chưa thật sự quyết tâm bắt tay vào công tác bảo

vệ rừng, vì họ chưa biết rằng môi trường rừng là gì và nó quan trọng như thế nào

về lâu dài Họ còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, còn

ỷ lại vào sự cung cấp giúp đỡ của các dự án bên ngoài

Ngày đăng: 21/02/2017, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. UBND xã Hồng Hạ 2012, Báo cáo KT-XH năm 2012 Khác
[2]. UBND xã Hồng Hạ 2013, Báo cáo KT-XH quý I năm 2013 Khác
[3]. Thụng tư hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân c thôn Khác
[4]. UBND huyện A Lưới Điều chỉnh diện tích và trạng thái rừng tự nhiên đã giao cho Cộng đồng dân cư thôn Kân Sâm xã Hồng Hạ, huyện A Lưới Khác
[5]. UBND huyện A Lưới Về việc giao rừng tự nhiên cho 17 nhóm hộ gia đình xã Hồng Hạ, huyện A Lưới Khác
[6]. Niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2012 Khác
[7]. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã Hồng Hạ giai đoạn 2004 – 2010 Khác
[8]. Sở Tài nguyên Môi trường, Báo cáo tình hình tài nguyên môi trường xã Hồng Hạ năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w