Trong những năm gần đây, cuốn “KAIZEN, CHÌA KHÓA CỦA SỰ THÀNH CÔNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHẬT BẢN” đã được giới kinh doanh các nước tư bản phát triển coi là cẩm nang của sự thành công kinh doan
Trang 1KAIZEN
2010
MASAAKI IMAI C.P.VIỆT NAM
CHÌA KHÓA CỦA SỰ THÀNH CÔNG
trong quản lý của Nhật Bản
Trang 2Contents
KAIZEN 1
Thay lời tựa 5
I Khái niệm Kaizen 15
Giá trị Kaizen 15
Kaizen và quản lý 19
Liên quan giữa kiểm tra chất lượng và Kaizen 20
Kaizen và TQC (kiểm phẩm toàn diện) 24
Kaizen và hệ thống kiến nghị 26
Kaizen và cạnh tranh 27
Quản lý chú trọng tới quá trình trái ngược với quản lý chú trọng tới kết quả công việc 27
II Cải tiến Đông và Tây 32
Kaizen khác với đổi mới 32
Trường hợp của NISSAN motor 37
Kaizen khác với đổi mới (2) 39
Ưu tiên về sản xuất 42
Tinh hoa của phân xưởng 43
Kaizen và đo đạc 44
III Kaizen bằng kiểm tra chất lượng toàn diện 47
Kiểm tra chất lượng liên quan đến chất lượng con người 47
Khái niệm kiểm tra chất lượng của Nhật và phương Tây 49
Hãy nói với dữ kiện 51
Chất lượng trước hết, không phải lợi túc trước hết 52
Quản lý quá trình sản xuất có trước (quản lý ngược dòng) 53
Tiến trình tiếp theo chính là khách hàng 53
TQC hướng về khách hàng, không phải TQC hướng về người sản xuất 55
58
ch 59
ươ ) 60
Dùng câu chuyện về QC để thuyết phục 64
Tiêu chuẩn hóa kết quả 65
Kaizen ở cấp cơ sở 68
IV Kaizen thực hành 70
Kaizen hướng về công tác quản lý 70
Kaizen về các phương tiện 71
Trang 3Sản xuất vừa - đúng - lúc một thí dụ về Kaizen hướng về quản lý 74
Cải tiến các hệ thống 79
Kaizen hướng vào tập thể 79
Hoạt động của các nhóm nhỏ 81
Hoạt động của các nhóm nhỏ: Các nhóm kiểm tra chất lượng (QC) 83
Hoạt động của các nhóm nhỏ ở công ty Komatsu 85
Kaizen hướng về cá nhân 88
Các hệ thống kiến nghị: 88
Hệ thống kiến nghị của công ty Canon 90
V Quản lý Kaizen 93
Quản lý chức năng chéo 95
Quản lý chức năng chéo tại công ty Toyota 99
Quản lý chức năng chéo tại công ty Komatsu 101
Điểm kiểm tra và điểm kiểm soát 106
Kiểm tra đường lối 109
Triển khai và kiểm tra đường lối trong công ty Komatsu 110
Triển khai chất lượng 111
Giữ vững năng lực sản xuất toàn diện 114
VI Phương thức Kaizen để giải quyết vấn đề 117
Các vấn đề trong quản lý 117
Kaizen và mối quan hệ giữa giới quản lý và người lao động 119
Đánh cắp công việc 120
Giới quản lý và công nhân: kẻ thù hay đồng minh? 125
Hoạt động của những nhóm nhỏ Nối liền khoảng cách chủ - thợ 127
Khai thác năng suất 130
Kinh nghiệm ở nhà máy thép Nippon và công ty ô tôt Nissan 132
Năng suất trong môi trường phức tạp Các mặt cứng và mặt mềm 135
Sự cam kết của giới quản lý chóp bu 139
VII Thay đôi nếp văn hóa của công ty 143
Khách hàng người cuối cùng phán xét chất lượng sản phẩm 143
Lỗ kim khâu 143
Mối quan hệ với khâu cung ứng vật tư 147
Quan hệ với cơ sở cung ứng vật tư ở công ty Ricoh 149
Thay đổi nếp văn hóa công ty,một thách thức đối với phương Tây 151
TQC tại công ty Philips 157
TÓM LƯỢC 160
PHỤ LỤC A 163
Trang 4PHỤC LỤC B 164
PHỤ LỤC C 165
PHỤ LỤC D 167
PHỤ LỤC E 171
Trang 5mọi công ty trên thế giới
Masaaki Imai, tác giả cuốn sách là chủ tịch công ty Cambridge, một hãng
tư vấn quốc tế về quản lý, thành lập năm 1962 Cuốn Kaizen của ông xuất bản
năm 1986 rất được hoan nghênh Ông đã được mời đi thuyết trình về Kaizen và
cách quản lý của Nhật ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Canada, CHLB Đức và
Đài Loan
Trong những năm gần đây, cuốn “KAIZEN, CHÌA KHÓA CỦA SỰ
THÀNH CÔNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHẬT BẢN” đã được giới kinh doanh
các nước tư bản phát triển coi là cẩm nang của sự thành công kinh doanh, nó đã
trở thành một cuốn sách về kinh doanh bán chạy nhất thế giới
Dưới đây là trích dịch giới thiệu về “Kaizen” 1 do chính tác giả giải thích
trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí “Sumitomo Quarterly” của tập đoàn tư
bản Nhật Sumimoto, xuất bản tại Tokyo, mùa hè năm 1990
Collison: quyển sách Kaizen của ông thật là hấp dẫn và quả là có một
không hai Trước hết xin hỏi, vì sao ông lại quan tâm đến khái niệm về Kaizen?
Imai: trước hết tôi nói qua về lai lịch cá nhân tôi, trong khoảng 5 năm của
nửa sau thấp kỷ 50, tôi được cử sang Washington DC làm việc trong Trung tâm
nghiên cứu năng suất của Nhật (Japan productivity centre) Trong thời gian đó,
nhiều phái đoàn tham quan từ Nhật sang Mỹ để tìm hiểu bí quyết của năng suất
cao trong ngành công nghiệp Mỹ Lúc bấy giờ tôi được giao nhiệm vụ phụ trách
các đoàn đó và phiên dịch giúp đoàn
Năm 1961 tôi trở về Nhật và thành lập một công ty lấy tên là Cambridge
Corporation Đây là một công ty tư vấn về quản lý theo nghĩa rộng Trong thời
gian đầu, công ty này giúp các công ty nước ngoài của Nhật tuyển mộ nhân
viên Trong khi giúp đỡ các công ty nước ngoài như vậy, tôi thường được nghe
hỏi về cách quản lý kinh doanh của Nhật Vào khoảng năm 1980, nhiều phái
đoàn nước ngoài đến Nhật nghiên cứu những nét đặc trưng của cung cách quản
lý Nhật như TQC (Total quality control – kiểm tra chất lượng toàn diện) và khái
niệm “vừa - đúng - lúc” (Just - in - time)
1
Kaizen, tiếng Nhật có nghĩa là “ cải thiện, cải tiến”
Trang 6Vì bản thân tôi cũng đã đi thăm nhiều công ty Nhật Bản, tôi có ấn tượng
sâu sắc về TQC, về cách làm ăn theo khẩu hiệu “vừa đúng lúc” và về những nỗ
lực cải tiến năng suất là nhiều công ty Nhật đã thực hiện Qua những kinh
nghiệm đó tôi phát hiện ra sự hình thành một hệ thống quản lý kỳ diệu có một
không hai ở Nhật và tôi cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng chính tôi phải có
nhiệm vụ giới thiệu thực chất của khái niệm quản lý này của Nhật ra nước
ngoài
Tại Nhật thuật ngữ “QCD” rất hay được dùng Q là chất lượng (Qualyti), C
là chi phí (Cost) và D là giao hàng (Delivery - ở đây có thể hiểu là tiêu thụ sản
phẩm - ND) Các công ty Nhật đều nghĩ rằng muốn làm hài lòng khách hàng thì
họ phải đạt cho được QCD Các nhà quản lý Mỹ và Châu Âu cho rằng nhiệm vụ
của họ không phải là lo nghĩ về chất lượng hay chi phí Theo họ nhiệm vụ của
họ là ở chỗ khác Đó chính là sự khác nhau to lớn giữa cung cách quản lý Nhật
và cung cách quản lý phương Tây
Trong 35 năm qua hay hơn thế, kể từ sau thế chiến II, Nhật đã hoàn thiện
một triết lý quản lý mới Chính nhờ triết lý và phương pháp pháp luận đó được
đưa ra thực hành mà các công ty nhật đã đạt được sự tăng trưởng phi thường
Bản thân tôi nghĩ rằng nguyên nhân gốc rễ của sự thành công của Nhật nằm ở
chỗ các công ty Nhật đã sáng tạo ra một triết lý có một không hai để điều hành
kinh doanh và đã phát triển những hệ thống quản lý để áp dụng triết lý đó Tôi
đã nghiên cứu thực chất của sự thành công của cung cách quản lý Nhật và xây
dựng khái niệm Kaizen trên cơ sở nghiên cứu của tôi
- Tại sao ngài gọi nó là Kaizen?
- Kaizen có nghĩa là “sự cải tiến nhỏ” – là gốc rễ của những chương trình
công nghiệp và của những nguyên lý về phát triển công nghiệp
Trong những năm 50, tôi có dịp thăm nhà máy thép của công ty xe hơi
Ford, ở River Rouge, Detroit Khi trở lại thăm nhà máy này 25 năm sau, tôi
ngạc nhiên thấy nó vẫn y như cách đây ¼ thế kỷ Ở Nhật các nhà máy – đặc biệt
là các nhà máy cũ – trong vòng 10 năm là nhìn đã hoàn toàn khác rồi Ở Mỹ, sự
thay đổi diễn ra một cách mạnh mẽ Một nhà máy cũ được thay thế hoàn toàn
bằng một nhà máy mới, được xây dựng rất tốn kém
Tôi nghĩ rằng, từ thí dụ đó, rõ ràng có sự khác nhau giữa con đường tiến bộ
của phương Tây với con đường tiến bộ ở Nhật Ở Nhật công việc được cải tiến
từng ngày thông qua những cải tiến Kaizen Người Nhật thường tận dụng những
tài nguyên sẵn có như nhân lực, vật tư, thiết bị mà không cần dùng nhiều tiền
của Tuy nhiên, nếu cần, họ cải tiến bằng cách đầu tư một số tiền lớn Vì các
công ty Mỹ và Châu Âu không có khái niệm về Kaizen cho nên họ mua các
máy mới, lắp đặt các máy điện toán mới hay xây dựng các nhà máy mới rất tốn
kém Tôi nhận thấy rằng khái niệm duy nhất mà các công ty phương Tây có là
“cách tân” (Innovation)
Trang 7- Họ không hề có ý nghĩ tiến hành những cải tiến nho nhỏ trong công việc
đã thành thói quen hàng ngày, mà đó là cốt lõi của Kaizen
Các nhà quản lý Nhật thường hay nói “nếu anh không có tiền thì hãy dùng
đến đầu óc của anh, nếu anh không có đầu óc thì hãy đổ mồ hôi”
- Ông nghĩ rằng Kaizen có thể dễ dàng áp dụng trong các công ty Nhật, bởi
lẽ người Nhật có tinh thần tập thể (grouporiented) và muốn lặp lại điều mà
người khác làm Liệu khái niệm đó có khó áp dụng trong xã hội Mỹ và châu Âu
không?
- Khái niệm về QCD mà tôi nói ở trên là quản lý chức năng chéo (cross –
functional management) Hãy xem vấn đề chất lượng (Q), lấy ngành ô tô làm thí
dụ Khi đòi hỏi của người mua về chất lượng có nghĩa là ít hao xăng, kinh tế và
hiệu suất cao thì phải huy động sự hợp tác của các ban phòng trong công ty xe
hơi, chẳng hạn như kế hoạch sản xuất, thiết kế, chế tạo, tiêu thụ và dịch vụ sau
đó Họ phải phối hợp và cùng nhau cộng tác Việc cải tiến chất lượng đòi hỏi
phải có sự phối hợp chức năng chéo giữa các ban phòng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau Trong ý nghĩa đó, tuyệt đối cần thiết các ban phòng làm việc với
nhau như một tập thể
Ngược lại, nếu trong hệ thống hiện hành có một cái gì ngăn cản việc thực
hiện QCD thì phải cải tiến từng cái một Đó là tư tưởng căn bản của Kaizen
Chẳng có gì bảo đảm rằng lúc nào cũng có thể tổ chức được những êkíp làm
việc như ý, ngay cả ở Nhật cũng vậy Nhưng ít nhất thì ở Nhật người ta luôn
luôn có những nỗ lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến các ban,
phòng, ngành với nhau, xuất phát từ quan điểm Kaizen
Trong nhiều trường hợp, sự phối hợp chéo giữa các ban, phòng là điều rất
khó thực hiện ở các nước khác hơn là ở Nhật Tư tưởng cơ bản của Kaizen là
phải thừa nhận những cản trở đó và phải tìm những con đường để vượt qua Đây
là trách nhiệm của người quản lý chóp bu, bởi vì khong thể nào có được QCD
nếu không giải quyết những cản trở Nếu không như vậy thì công ty không thể
sản xuất những mặt hàng làm hài lòng người tiêu thụ
- Tại một số nước phương Tây cũng như các nước Mỹ La Tinh và Châu Á,
thường người ta chuyên môn hóa trong những phạm vi phỏ hẹp nhất định, như
kế toán, phân phối và sản xuất, trong lúc đó ở Nhật, các công ty thường luân
chuyển các nhân viên của mình từ ban ngành này sang ban ngành khác trong
thời gian ngắn hai hoặc ba năm với mục đích đào tạo họ thành những người
nắm bắt bao quát các mặt sản xuất (generalists) Ông có nghĩ rằng miếng đất
phường hội Nhật là thích hợp cho khái niệm Kaizen bám gốc rễ?
- Ở các nước khác, thường các công ty dùng các chuyên gia trong các lĩnh
vực và chuyên gia này có một khuynh hướng mạnh mẽ là nhìn công việc kinh
doanh thuần túy xuất phát từ quan điểm chuyên môn riêng của mình Trong các
công ty nước ngoài có nhiều người tham gia việc kiểm tra chất lượng, nhưng
Trang 8mối quan tâm của họ không thực sự nhằm vào chất lượng sản phẩm – họ chỉ
quan tâm đến các con số thống kê Tôi có cảm tưởng rằng mối quan tâm của họ
là làm thế nào để sử dụng lý thuyết mới nhất về thống kê và những công thức về
con số, chứ không phải là tìm các biện pháp thực tế để cải tiến chất lượng sản
phẩm của công ty Các chuyên gia về chất lượng chỉ quan tâm đến việc thẩm tra
(inspection) chất lượng ít người quan tấm đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm
trong sản xuất chung, xuất phát từ quan điểm bảo đảm chất lượng
Để cải tiến QCD, một công ty cần phải có quan điểm toàn diện về Q, C và
D Trong các công ty nước ngoài, những người quản lý chóp bu không tự mình
chịu trách nhiệm về QCD mà giao trách nhiệm đó cho các chuyên gia Cách suy
nghĩ đó có nguyên do của nó: hầu hết những người quản lý chóp bu ở các công
ty nước ngoài là từ các ban ngành tài chính và chào bán sản phẩm mà lên Trong
các công ty Nhật, thành phần của ban quản lý chóp bu rất cân đối, mặc dù có
nhiều người đã từ các lĩnh vực và ban ngành sản xuất mà leo lên Tại các công
ty nước ngoài, hầu hết các nhà quản lý chóp bu chưa bao giờ tự bản thân mình
dính dáng đến QCD và đó là một vấn đề lớn
- Nếu khái niệm Kaizen được thực thi ở các nước phương Tây thì liệu nó
có làm thay đổi hệ thống làm việc theo phong cách phương Tây không?
- Tại Fremont, California, có một xí nghiệp liên doanh giữa Toyota Motor
và General Motors Liên doanh này sử dụng một nhà máy lắp giáp cũ của GM,
một nhà máy cũ kỹ đã đóng cửa trước đó Nhà máy này sản xuất những chiếu xe
GM chất lượng tồi tệ do đó có những vấn đề giữa chủ và công nhân và vấn đề
chất lượng Khi liên doanh với Toyota, GM bắt đầu sản xuất một kiểu xe mới,
xe Nova, và liên doanh này tuyển dụng những công nhân cũ và đào tạo họ Thật
đáng kinh ngạc, nhà máy Fremont này hiện nay đang sản xuất những chiếc xe
tốt nhất từ trước đến nay của GM Đây là bằng chứng cho thấy với một sự quản
lý mới, cũng những công nhân cũ đó có thể sản xuất những thành phẩm tốt hơn
trước
Nguyễn Khắc Thìn
Trang 9Chương một giới thiệu khái niệm Kaizen Kaizen trong tiếng Nhật có nghĩa
là “cải thiện, cải tiến” Trong quyển sách này, Kaizen có nghĩa là công cuộc cải
tiến được tiến hành liên quan đến tất cả mọi người trong công ty Trong chương
một, tác giả chú trọng đến tầm quan trọng của kiểm tra chất lượng sản phẩm và
sự đóng góp ý kiến của công nhân để cải tiến công việc và chất lượng sản phẩm
Chương hai so sánh phương thức quản lý thực hiện ở phương Đông và
phương Tây, một bên chủ trương quản lý chú trọng đến cải tiến từ từ, liên quan
đến mọi người trong công ty trong khi ở phương Tây quản lý chú trọng đến
sáng kiến để có ngay nhiều lời và công nghệ tiến bộ
Chương ba đề cập đến khái niệm Kaizen trong quản lý chất lượng toàn diện
(TQC) Theo phương thức này, trước hết phải chú trọng đến chất lượng, trong
đó bao gồm chất lượng sản phẩm, giao hàng và cả chất lượng con người
Chương bốn nói về phương pháp thực hiện Kaizen Theo tác giả, Kaizen
tập trung ba yếu tố: giới quản lý, tập thể và cá nhân Khái niệm sản xuất vừa –
đúng – lúc và tổ chức nhận ý kiến đóng góp của công nhân được nhấn mạnh
trong chương này, coi như đặc điểm của Kaizen trong quản lý
Chương năm nói về vai trò quản lý chức năng chéo và các mục tiêu, lợi thế
của quản lý chức năng chéo trong các công ty ở Nhật
Chương sáu đề cập đến khái niệm Kaizen trong giải quyết các vấn đề
Phương thức này khuyến khích công nhân khám phá và báo cáo các vấn đề xuất
hiện trong quá trình làm việc để giới quản lý giải quyết Trong các công ty
Nhật, giới lao động và giới quản lý cùng tìm sự thỏa thuận qua các cuộc đóng
góp ý kiến thảo luận để hai bên cùng giải quyết
Chương bảy nói về khách hàng, người phán xét chất lượng sản phẩm
Trong phần này, tác giả cũng tóm lại những điều viết về Kaizen, hướng tới cải
tiến chất lượng và nâng cao năng suất Theo tác giả, điều tiên quyết để Kaizen
được thực hiện là những người làm công tác quản lý phải tranh thủ được sự
chấp nhận của công nhân trước những thay đổi
Trang 10Chiến lược Kaizen là một khái niệm quan trọng nhất trong công tác quản lý
kinh tế ở Nhật – nó là chía khóa của sự thành công về cạnh tranh của Nhật
Kaizen có nghĩa là “cải tiến, cải thiện”
Trong cuốn sách này, Kaizen có nghĩa là công cuộc cải tiến không ngừng
liên quan đến mọi người quản lý ở cao nhất, các giám đốc và cả công nhân nữa
Ở Nhật, nhiều hình thức đã được phát triển nhằm làm cho các nhà quản lý và
công nhân đều có ý thức về Kaizen
Kaizen là công việc của tất cả mọi người Khái niệm Kaizen là mấu chốt để
hiểu được sự khác biệt về quan điểm quản lý giữa các nhà doanh nghiệp Nhật
và phương Tây Nếu có ai hỏi tôi cho biết sự khác biệt quan trọng nhất giữa
khái niệm quản lý của Nhật và phương Tây, tôi sẽ trả lời ngay rằng: “Kaizen
của Nhật và cách suy nghĩ của nó hướng về quá trình trái ngược với “đổi mới”
và lối suy nghĩ hướng tới kết quả công việc của phương Tây”
Kaizen là một từ rất thông dụng ở Nhật Hàng ngày, trên báo trí, qua đài
phát thanh và truyền hình, người Nhật luôn luôn được biết đến các tuyên bố của
các quan chức chính phủ và các chính khách nói về Kaizen trong cán cân
thương mại với Mỹ, Kaizen trong quan hệ ngoại giao với quốc gia X và Kaizen
trong công tác an ninh xã hội Cả người lao động và người quản lý cùng nói đến
Kaizen quan hệ công nghiệp
Trong kinh doanh, khái niệm Kaizen thấm sâu vào đầu óc của cả giới quản
lý và giới công nhân đến nỗi họ không nghĩ rằng họ đang có tư tưởng Kaizen
Trong suốt hai thập kỷ trước khi có những cuộc khủng hoảng về dầu hỏa,
kinh tế thế giới phát triển chưa từng thấy và không ngừng đòi hỏi phải có những
công nghệ mới, những sản phẩm mới Trong thời kỳ đó, chiến lược đổi mới đã
được trả giá hào phóng Chiến lược cách tân đã thúc đẩy công nghệ phát triển
nhanh và đã đạt được lợi nhuận cao Nó phát đạt trong bối cảnh với những đặc
điểm:
- Thị trường mở rộng nhanh
- Người tiêu dùng có chiều hướng thiên về số lượng hơn là chất lượng
- Tài nguyên dồi dào và giá hạ
- Có sự tin tưởng rằng thành công với những sản phẩm đổi mới có thể làm
thay đổi những hoạt động cổ truyền chậm chạp
- Công tác quản lý ngày càng quan tâm hơn đến sự gia tăng hàng bán ra
hơn là giảm giá
Trang 11Những ngày đó đã qua rồi Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào những năm 70
đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường kinh doanh quốc tế Đặc điểm mới của
tình hình này là:
- Giá nguyên liệu, nhiên liệu và lao động tăng nhanh
- Sự quá tải của các cơ sở sản xuất
- Sự cạnh tranh gia tăng của các công ty trên những thị trường đã bão hòa
hay co hẹp lại
- Sự thay đổi về những giá trị tiêu dùng và đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng
- Nhu cầu phải có nhanh chóng hơn nữa những sản phẩm mới
- Nhu cầu cần phải giảm bớt khả năng hòa vốn
Mặc dù có những thay đổi như vậy, nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh vẫn
theo đuổi chiến lược cách tân và không muốn phát triển một sách lược thích hợp
với thời đại mới
Đã có nhiều lời báo trước về sự tăng giá cả tài nguyên, về sự cạnh tranh gay
gắt hơn để giành được khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, và sự cần
thiết phải phát triển những sản phẩm hướng tới người tiêu dùng và những dịch
vụ nhanh hơn bất cứ lúc nào
Tuy nhiên sau khi không để ý đến những lời cảnh cáo đó trong một thời
gian dài, giới kinh doanh phương Tây “thình lình” nhận ra rằng các công ty
Nhật Bản đang nổi lên như những đối thủ cạnh tranh ghê gớm
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh ngày nay, bất cứ sự trì hoãn nào
trong việc áp dụng những công nghệ mới nhất sẽ phải trả giá đắt Sự trì hoãn
trong việc thực hiện những kỹ thuật về quản lý đã được cải tiến cũng phải trả
giá đắt không kém Thế mà giới quản lý phương Tây đã chậm chạp trong việc
lợi dụng công cụ Kaizen đã được các công ty Nhật Bản phát triển Tệ hơn nữa,
nhiều nhà quản lý phương Tây thậm chí còn không biết là có chiến lược Kaizen
và chiến lược này có thể sử dụng được có lợi cho sự cạnh tranh của họ
Cuốn sách này đề cập đến chiến lược đó – một chiến lược giúp nhà kinh
doanh đương đầu với những thử thách của những năm 80, những năm 90 và xa
hơn nữa
Các công ty thành công đã chứng minh rằng có thể tiên đoán trước những
thay đổi và có đương đầu với những thách thức khi chúng còn có thể điều khiển
được Thí dụ các công ty Nhật Bản đã thành công trong việc thiết kế, chế tạo và
tiêu thụ sản phẩm mang tính cạnh tranh bằng cách thực hiện Kaizen Nhiều nhà
doanh nghiệp phương Tây đã đặt câu hỏi tại sao người Nhật lại làm được điều
đó Các học giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này đã không quan tâm tới chiến
lược Kaizen Trong khi nêu ra nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội và chính trị, rất ít
nhà quan sát, nghiên cứu cách quản lý của người Nhật, khảo sát chiến lược mà
Trang 12giới quản lý Nhật Bản đã sử dụng từ trên 30 năm qua
Cuốn sách này sẽ giải thích tại sao chiến lược Kaizen lại cần thiết đến thế
trong việc đương đầu với thách thức của những năm 80 và 90 Tuy nhiên nhấn
mạnh đến Kaizen không có nghĩa là có thể bỏ qua sự tiến hành đổi mới Cả đổi
mới (cách tân) và Kaizen đều cần thiết nếu một công ty muốn tồn tại và phát
triển
Phần lớn các bài viết về cách quản lý của Nhật Bản càng làm cho người ta
lẫn lộn Mỗi học giả có cách giải thích riêng về bí quyết thành công về quản lý
của Nhật Bản – và họ thường làm cho người ta hiểu rằng sự thành công đó
không thể có được ở phương Tây Ngữ nghĩa học lại còn gây rối rắm thêm nữa,
những từ như chất lượng, năng suất và và tất cả các biệt ngữ khác trong khi soi
sáng cho nhà chuyên môn lại có thể làm cho người đọc không chuyên môn thấy
mù mờ khó hiểu
Tôi không có ý định phủ nhận cách giải thích của các cây viết khác về
phương thức quản lý của Nhật Bản Kaizen và triết lý cơ, bản trụ cột cho cách
quản lý tốt nhất của Nhật Bản, do đó những bạn đọc lần đầu tiên biết đến
Kaizen sẽ thấy đây là cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu sau này của họ Các
nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cách quản lý của Nhật Bản sẽ thấy rằng Kaizen là
sự liên kết thành một mối nhiều nhận xét rời rạc, tản mạn của nhiều tác giả
khác
Cũng có phương thức quản lý Nhật Bản thành công vì đó là những phương
thức tốt Sự thành công này ít liên quan đến yếu tố văn hóa Thiếu nhân tố văn
hóa có nghĩa là thực tiễn này có thể áp dụng thành công ở bất kỳ nơi nào Nhật
Bản cũng có những công ty yếu kém và Hoa Kỳ cũng có những công ty tuyệt
vời, có khả năng đưa ra những tiêu chuẩn mới cho chất lượng sản phẩm và dịch
vụ Sự khác biệt này không phải là sự khác biệt về quốc tịch mà là sự khác biệt
về vấn đề trí lực
Ở đây tôi muốn trình bày Kaizen như một khái niệm cao nhất đưa đến sự
quản lý tốt Kaizen là sợi dây liên kết xuyên qua triết học, các hệ thống và các
công cụ giải quyết các vấn đề đã được phát triển ở Nhật Bản trong suốt hơn 30
năm qua Thông điệp của nó là cải tiến và cố gắng làm tốt hơn
Bởi vì Kaizen bắt đầu bằng sự thừa nhận rằng bất cứ công ty nào cũng có
vấn đề nên Kaizen chủ trương giải quyết các vấn đề bằng cách thành lập một tập
thể trong đó mỗi người có thể tự do thừa nhận các vấn đề đó Các vấn đề này có
thể thuộc về chức năng đơn thuần hay chức năng chéo Thí dụ, phát triển một
sản phẩm mới là một vấn đề thuộc về chức năng chéo điển hình trong đó đòi hỏi
sự phối hợp và nỗ lực chung của những người công tác trong ngành tiếp thị,
thiết kế và sản xuất
Ở phương Tây, người ta thường nhìn nhận các vấn đề thuộc về chức năng
chéo như là những vấn đề thuộc về mâu thuẫn giữa các quyết định, trong khi đó
Trang 13Kaizen đã giúp ngành quản lý Nhật có thể áp dụng phương thức hợp tác có hệ
thống để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng chéo Đây chính là một trong
những bí quyết của ưu thế cạnh tranh trong cung cách quản lý ở Nhật
Cơ sở của chiến lược Kaizen là sự thừa nhận rằng muốn đứng vững trong
kinh doanh và muốn có lời, giới quản lý phải tìm cách thỏa mãn đòi hỏi của
khác hàng Nhất thiết phải có cải tiến về chất lượng, giá cả và giao hàng (khối
lượng và các đòi hỏi về giao hàng) Kaizen cho rằng chính khách hàng đòi hỏi
nhà quản lý phải không ngừng cải tiến Với Kaizen thì tất cả mọi hoạt động kinh
doanh đều phải dẫn đến sự hài lòng ngày càng tăng của khách hàng
Ông Soichiro Honda của hãng Honda motor nói rằng đứng về phía khách
hàng mà nói thì chất lượng là một điều mà sản phẩm có thể có hoặc có thể
không có Không hề có sự lưng chừng ở giữa Ông khẳng định rằng vai trò của
người quản lý là phải không ngừng sản xuất những mặt hàng tốt hơn và rẻ hơn
để phục vụ khách hàng Chính Kaizen đã đưa ra những phương thức để đạt
được mục đích đó
Đa số các công ty Nhật áp dụng khái niệm Kaizen và hầu hết cho rằng giới
quản lý nên dành ít nhất là 50% sự quan tâm cho Kaizen Kaizen đã mở rộng cả
sang lĩnh vực quan hệ giữa giới lao động và giới quản lý, tiếp thị và quan hệ với
nơi cung cấp vật tư Các nhà quản lý cấp trung gian, các giám sát viên và công
nhân cũng tích cực tham gia vào Kaizen Kỹ sư ở nhà máy Nhật luôn luôn được
cảnh cáo là “sẽ không có tiến bộ nếu lúc nào cũng làm việc theo cùng một cung
cách”
Một phương diện quan trọng khác của Kaizen là ở chỗ nó coi trọng quá
trình Kaizen khuyến khích và công nhận nỗ lực của con người trong quá trình
làm việc để thực hiện cải tiến Điều này hoàn toàn trái ngược với cung cách
quản lý của phương Tây là đánh giá thành tích chỉ dựa trên kết quả của công
việc mà không tuyên dương những nỗ lực đóng góp để đạt được kết quả đó
Trong cuốn sách này tôi cố gắng giải thích những việc đang xảy ra ở các
công ty Nhật và cả những khái niệm làm chỗ dựa cho chiến lược Kaizen Cuốn
sách ngoài việc đề cập tới lý thuyết sẽ tập trung giải thích nhiều về phần ứng
dụng Tôi sẽ cố gắng đưa ra càng nhiều thí dụ càng tốt Vì Kaizen là công việc
kinh doanh của mỗi người, bạn đọc sâu sắc sẽ nhận thức được Kaizen liên quan
đến công việc của họ và có thể áp dụng phương thức một cách rất có lợi
Cuốn sách này cũng giải thích phần quan trọng mà Kaizen đã giúp các công
ty Nhật cạnh tranh được trên trường quốc tế Cơ bản chỉ có hai loại công ty: loại
tán thành Kaizen và loại trừ phương thức này Trong khi có nhiều công ty Nhật
thành công với phương thức Kaizen, nhiều nhà quản lý phương Tây vẫn không
nhận ra cơ hội cạnh tranh to lớn mà Kaizen mang lại Một phần vì chưa ai giải
thích rõ về khái niệm Kaizen và các hệ của khái niệm này Một phần vì khái
niệm này mới chỉ còn đang trong giai đoạn hình thành Tuy nhiên, tính đến nay,
các công ty Nhật đã có 30 năm kinh nghiệm với khái niệm Kaizen và mô hình
Trang 14quản lý này đã đƣợc phát huy cao độ đến mức nó có thể đƣợc giải thích và áp
dụng ở bất kỳ công ty nào Đó là điều mà cuốn sách này đề cập tới
MASAAKI IMAI, ,1986
Trang 15Vào những năm 1950, tôi công tác tại Trung tâm nghiên cứu năng suất của
Nhật tại Washington, D.C Nhiệm vụ của tôi chủ yếu là hướng dẫn các đoàn
doanh nhân Nhật tham quan các công ty Mỹ để nghiên cứu “bí quyết đạt được
năng suất cao trong nền công nghiệp Mỹ”
Ông Toshiro Yamada, hiện nay là giáo sư công huân của khoa cơ khí
trường Đại học Tokyo, lúc bấy giờ là thành viên của một đoàn doanh nhân Nhật
đến Mỹ để nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất xe hơi Mới đây các thành
viên trong nhóm của ông đã họp mặt kỷ niệm lễ bạc (25 năm) chuyến tham
quan Mỹ của họ Tại bàn tiệc, ông Yamada cho biết ông cũng vừa đi tham quan
Mỹ và mở chuyến “du hành tình cảm” tới các nhà máy mà ông đã thăm quan
ngày xưa, trong đó có nhà máy thép River Rouge ở Dearborn, Michigan Lắc
đầu chán ngán, ông nói “nhà máy gần như không thay đổi gì so với 25 năm
trước đây” Mới đây ông cũng dẫn đầu một đoàn doanh nhân đến thăm những
nhà máy sản xuất đá lát ở Châu Âu Đoàn của ông đi đến hết xưởng máy này
sang xưởng máy nọ và càng lúc mọi người càng chán nản và thất vọng khi thấy
thấy các cơ sở quá cổ lỗ sĩ ở những nơi này Họ rất ngạc nhiên khi thấy các
xưởng máy này vẫn dùng băng tải để chuyển sản phẩm, không những công nhân
mà ngay cả khách thăm quan cũng phải bước qua hoặc chui qua các băng tải
này Thật là thiếu an toàn lao động Một thành viên trong đoàn của ông đã phải
thốt lên “không thể gọi là quản lý nếu họ không quan tâm tới an toàn lao động
cho công nhân Ở Nhật hiếm nhà máy còn dùng băng tải Nếu nơi nào còn dùng,
họ cũng thiết kế lại để không ai phải bước qua hoặc chui qua chúng” Mặc dù có
những nhận xét như vậy, nhưng ông Yamada cũng ghi nhận các cơ sở của các
trường đại học và các viện nghiên cứu ở phương Tây rất hiện đại và các công
trình nghiên cứu của phương Tây rất giầu tính sáng tạo và độc đáo
Mới đây tôi đi thăm quan Mỹ cùng với ông Fujio umibe, chuyên gia trưởng
của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của hãng Toshiba Umibe kể cho tôi
nghe ông mới gặp một công nhân làm việc ở một trong nhiều nhà máy của hãng
Toshiba nằm ở một vùng xa xôi hẻo lánh ở Nhật Khi biết ông Umibe hơn 10
năm nay chưa hề đặt chân trở lại nhà máy này, người công nhân đó đã trách cứ
ông “quả thật ông nên đến thăm nhà máy Bây giờ ông sẽ không thể nhận ra nó
nã đâu” Để chứng minh cho điều đó, người ta nói với tôi rằng ¼ dây chuyền
sản xuất ở một nhà máy của hãng Toshiba đã được thay mới khi nhà máy đóng
cửa nghỉ lễ một tuần trong hè năm 1984
Những cuộc nói chuyện này khiến tôi nghĩ tới sự khác biệt to lớn trong
Trang 16phong cách tiến hành công việc của các nhà quản lý Nhật và phương Tây Ở
Nhật, người ta không thể tưởng tượng được có một nhà máy hầu như không
thay đổi gì trong hơn một phần tư thế kỷ
Đã từ lâu tôi mong tìm được khái niệm then chốt lý giải được sự khác biệt
giữa hai phương thức quản lý này và vì sao các công ty Nhật rõ ràng giành được
ưu thế về cạnh tranh Thí dụ, làm sao có thể giải thích được sự việc là hầu như
tất cả những ý kiến mới lạ đều xuất phát từ phương Tây và một số những nhà
máy, việc nghiên cứu và những công nghệ tân tiến nhất đều ở phương Tây, mà
cũng chính ở đấy lại có những nhà máy ít thay đổi từ những năm 50 trở lại đây?
Mọi người coi thay đổi như lẽ thường tình Mới đây, một người lãnh đạo
quản lý Mỹ của một hãng đa quốc gia lớn bảo tôi răng ông chủ tịch của công ty
của ông đã tuyên bố khi khai mạc một buổi họp ban lãnh đạo: “thưa quý ông,
công việc của chúng ta là chế ngự sự thay đổi Nếu không làm được chúng ta
phải thay đổi cách quản lý”
Ở Nhật, thay đổi cũng là một lối sống Nhưng phải chăng chúng ta đã nói
đến cùng một sự thay đổi như nhau khi chúng ta nói đến việc chế ngự sự thay
đổi, nếu không, chúng ta phải thay đổi cách quản lý? Tôi chợt nhận ra có thể có
những loại thay đổi khác nhau: từ từ và đột ngột Trong khi ở Nhật, chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy cả thay đổi từ từ lẫn đột ngột thì thay đổi từ từ rõ ràng
không phải là một phần trong lối sống ở phương Tây Vậy chúng ta sẽ giải thích
sự khác biệt này như thế nào?
Câu hỏi đó khiến tôi phải xem xét tới vấn đề giá trị Phải chăng sự khác biệt
giữa những hệ thống giá trị của Nhật và phương Tây giải thích thái độ khác
nhau về thay đổi từ từ và đột ngột Những thay đổi đột ngột thường những
người liên quan dễ nhận thấy và người ta thường tỏ ra phấn chấn khi nhận thấy
chúng Nói chung, điều này đúng cả ở Nhật và phương Tây Còn thay đổi từ từ
thì sao? Như trên tôi đã nói, ở Nhật người ta không thể quan niệm được là có
những nhà máy không hề thay đổi trong nhiều năm Điều này bao hàm cả thay
đổi từ từ lẫn thay đổi đột ngột
Suy nghĩ kỹ về điều này, tôi đi tới kết luận là sự khác biệt chủ yếu giữa
thay đổi được hiểu như thế nào ở Nhật và phương Tây đều nằm trong khái niệm
Kaizen – một khái niệm rất tự nhiên và rõ ràng đối với các nhà quản lý Nhật,
đến nỗi họ còn không nhận ra rằng họ đã thấm nhuần tư tưởng đó Khái niệm
Kaizen giải thích vì sao các công ty ở Nhật không thể không thay đổi trong một
thời gian dài Hơn nữa, sau nhiều năm nghiên cứu hoạt động kinh doanh của
phương Tây, tôi đi tới kết luận là trong hầu hết các công ty phương Tây ngày
nay không hề có Kaizen, hoặc nếu có thì cũng rất yếu Tệ hơn nữa, họ bác bỏ
Kaizen mà không hiểu rằng Kaizen thực sự đưa đến cái gì Đó là hội chứng xưa
cũ “chẳng phát minh điều gì mới mẻ ở đây” Chính vì thiếu Kaizen các nhà máy
ở Mỹ hay ở châu Âu vẫn y như cũ trong cả ¼ thế kỷ
Thực chất của khái niệm Kaizen rất đơn giản và dễ hiểu Kaizen tiếng Nhật
Trang 17có nghĩa là cải tiến, cải thiện Hơn nữa Kaizen còn có nghĩa là sự cải tiến không
ngừng này có liên quan đến mọi người, nhà quản lý lẫn công nhân Triết lý
Kaizen cho rằng lối sống của chúng ta – dù là đời sống lao động, đời sống xã
hội hay gia đình đều cần được cải thiện liên tục
Để hiểu được “sự thần kỳ về kinh tế” hậu chiến của Nhật, các học giả, nhà
báo và giới kinh doanh đã nghiên cứu những nhân tố như cuộc vận động về
năng suất, kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC – Total Quality Control), hoạt
động của các nhóm nhỏ, tự động hóa, người máy công nghiệp và quan hệ lao
động Họ cũng đã chú trọng nhiều tới một số phương thức quản lý độc nhất vô
nhị của Nhật, trong đó có chế độ tuyển dụng suốt đời, tiền lương dựa trên thâm
niên và nghiệp đoàn ở các nhà máy Nhưng theo tôi, họ đã không nắm bắt được
sự thật giản đơn đằng sau huyền thoại về cung cách quản lý của Nhật
Tinh hoa của cung cách quản lý của Nhật – dù có thể là về mặt cải tiến hiệu
suất, hoạt động kiểm tra chất lượng toàn diện TQC, những nhóm quản lý chất
lượng (QC – Quality Control) hay quan hệ lao động – đều có thể rút gọn trong
từ Kaizen Dùng từ Kaizen để thay thế cho các từ như hiệu suất, TQC, ZD (Zero
Defects – không khiếm khuyết), kamban (2)và chế độ kiến nghị cho phép người
ta có được một nhận thức rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra trong ngành
công nghiệp Nhật Kaizen được hình dung như là một cái ô bao trùm hầu hết
các cung cách quản lý độc đáo của Nhật mà gần đây đã nổi tiếng trên toàn thế
giới
2
“Kamban: kamban có nghĩa đơn giản là bảng hiệu, tấm thẻ hay giấy chứng nhận Với phương thức sản xuất
vừa – đúng – lúc, người công nhân từ qui trình sản xuất sau thụ nhặt các sản phẩm của qui trình sản xuất trước
và để lại một kamban xác nhận chất lượng của sản phẩm Khi tất cả các sản phẩm này đã được sử dụng, kamban
này được gửi trở lại, lúc đó có nghĩa là đặt sản xuất thêm sản phẩm như vậy nữa Là công cụ quan trọng như
trong công thức sản xuất vừa – đúng – lúc, kamban trở nên đồng nghĩa với hệ thống sản xuất vừa – đúng – lúc
Hệ thống sản xuất vừa – đúng – lúc đã được hãng Toyota sử dụng đầu tiên để giảm tới mức tối thiểu việc tồn
hàng hóa, tức là giảm được chi phí Nguyên tắc chính là những sản phẩm cần thiết phải được nhận vừa – đúng –
lúc trong qui trình chế tạo”
Trang 18
Khái niệm TQC và CWQC (Company – wide quality control – kiểm tra
chất lượng trên phạm vi toàn công ty) ở Nhật đã giúp các công ty Nhật tạo ra
một lối suy nghĩ gọi là hướng tới quy trình và phát triển các chiến lược bảo đảm
công cuộc cải tiến liên tục, liên quan đến mọi người thuộc mọi cấp trong tổ
chức Thông điệp của Kaizen là không ngày nào không có một cải tiến nào ở
một bộ phận nào đó trong công ty
Niềm tin phải cải tiến không ngừng đã thấm sâu vào đầu óc người Nhật
Một ngạn ngữ cổ của Nhật nói “Nếu một người vắng mặt ba ngày bạn của anh
ta phải nhìn kỹ anh ta xem anh ta đã có những thay đổi gì” Điều đó có nghĩa là
trong ba ngày đó anh ta phải có cái gì đó thay đổi khiến bạn anh ta phải chú ý
đến những thay đổi đó
Sau thế chiến thứ hai, hầu hết các công ty Nhật đã phải bắt đầu từ số không
Mỗi ngày là một thách thức mới đối với giới quản lý cũng như đối với các công
nhân Chỉ ở trong ngành kinh doanh không thôi đã đòi hỏi phải tiến bộ không
ngừng, và vì thế Kaizen đã trở thành một phong cách sống Cũng may là các
chuyên gia như W.E Deming và J.M Juran đã đưa vào Nhật nhiều khái niệm
khác nhau trong những thập niên 50 và 60 góp phần nâng khái niệm Kaizen lên
Trang 19tới những tầm cao mới Tuy nhiên, đa số các khái niệm mới, hệ thống và công
cụ được sử dụng rộng rãi ở Nhật ngày nay đều đã được phát triển trước đây ở
Nhật và thể hiện những cải tiến về chất lượng đối với kiểm tra chất lượng có
tính chất thống kê và kiểm tra chất lượng toàn diện của những thập niên 60
Kaizen và quản lý
Hình 1.2 cho thấy ở Nhật người ta quan niệm chức năng công việc như thế
nào Như đã chỉ rõ công tác quản lý có hai thành phần chính: cải tiến và duy trì
Duy trì liên quan đến các hoạt động nhằm duy trì các tiêu chuẩn về công nghệ,
quản lý và điều hành hiện hành; còn cải tiến liên quan tới những hoạt động chủ
yếu hướng tới việc cải tiến những tiêu chuẩn hiện hành này
Quản lý chóp bu
Công nhân
Để giúp cho mọi người trong công ty có thể thi hành nhiệm vụ duy trì của
mình, giới quản lý phải thực hiện nhiệm vụ của mình sao cho mọi người có thể
làm theo phương thức điều hành theo tiêu chuẩn (SOP – Standard Operating
Procedure) Điều đó có nghĩa là, giới quản lý trước hết phải đặt ra những chính
sách, luật lệ, chỉ thị và phương thức cho tất cả các ban điều hành chính và xem
xem mọi người chấp hành SOP ra sao Nếu mọi người có thể hiểu rõ những tiêu
chuẩn đó, nhưng họ không làm theo, giới quản lý phải đặt ra kỷ luật Nếu nhân
viên không thể đạt được những tiêu chuẩn đề ra, giới quản lý hoặc phải huấn
luyện, đào tạo họ, hoặc phải xem xét sửa đổi các tiêu chuẩn đó để mọi người có
thể thực hiện được
Trong bất cứ ngành kinh doanh nào, việc làm của người làm công được
giới quản lý qui định dựa trên những tiêu chuản sẵn có, rõ ràng hoặc ẩn giấu
Duy trì có nghĩa là bảo vệ những tiêu chuẩn đó thông qua huấn luyện và kỷ luật
Ngược lại, cải tiến có nghĩa là làm cho các tiêu chuẩn đó ngày càng hoàn thiện
hơn Ở Nhật, nhận thức về quản lý chỉ gói gọn trong phương châm: duy trì và
cải tiến tiêu chuẩn Càng ở cấp cao, người quản lý càng quan tâm tới cải tiến
Một thợ máy chưa lành nghề làm việc ở cấp thấp nhất có thể phải luôn luôn làm
theo sự hướng dẫn Nhưng khi anh ta có đủ năng lực, anh ta bắt đầu nghĩ đến
cải tiến Anh ta bắt đầu đóng góp ý kiến để làm tốt hơn công việc của mình hoặc
bằng cách đưa ra những ý kiến góp ý của cá nhân hay những ý kiến tập thể
Bất kỳ một giám đốc thành công nào ở Nhật khi được hỏi điều gì những
Hình I.2
Trang 20người quản lý cấp cao nhất đòi hỏi ở họ, họ đều trả lời ngay: Kaizen (cải tiến)
Cải tiến tiêu chuẩn có nghĩa là đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn Một khi đã
có tiêu chuẩn mới thì công việc duy trì của người quản lý là bảo đảm những tiêu
chuẩn mới này được công nhân tuân thủ Chỉ có thể đạt được sự cải tiến lâu dài
khi mọi người đều làm việc để đạt được trình độ cao hơn Như vậy, đối với đa
số các nhà quản lý Nhật công tác duy trì và cải tiến không tách rời nhau
Cải tiến là gì? Cải tiến có thể phân ra Kaizen và đổi mới Kaizen có nghĩa
là những cải tiến nhỏ đạt được do những nỗ lực liên tục mang lại còn đổi mới
bao hàm một sự cải tiến mạnh mẽ, kết quả của công trình đầu tư lớn vào công
nghệ mới, và vào thiết bị mới
Trái lại, khái niệm Kaizen rất ít được chú ý trong phương thức quản lý
phương Tây
Một mô hình quản lý khác đôi khi thấy xuất hiện trong nền công nghiệp có
công nghệ cao Đó là những công ty mới lập ra đã phát triển rất nhanh nhưng rồi
lại biến mất cũng rất nhanh một khi thành công ban đầu của họ mờ yếu dần
hoặc khi thị trường thay đổi
Những công ty kém nhất là những công ty chỉ đơn thuần quan tâm đến duy
trì sản xuất, nghĩa là ở đó không có cuộc vận động phát huy Kaizen hay phát
huy đổi mới và do những điều kiện thị trường và cạnh tranh mà giới quản lý
phải có thay đổi và họ không biết phải làm gì
Vì Kaizen là một tiến trình diễn ra liên tục và liên quan đến mọi người
trong công ty, nên mỗi người trong các cấp quản lý đều có liên quan đến Kaizen
về một số phương diện
Liên quan giữa kiểm tra chất lượng và Kaizen
Trong khi giới quản lý thường quan tâm đến những vấn đề năng suất và
chất lượng, cuốn sách này lại nhấn mạnh đến một khía cạnh khác – Kaizen
Bất cứ một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh nào về chất lượng đều sẽ bị lôi
cuốn vào những vấn đề như định nghĩa thế nào là chất lượng , làm sao đo lường
chất lượng, chất lượng liên quan đến lợi nhuận ra sao?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng và chưa có một sự nhất trí
nào về định nghĩa thế nào là chất lượng và chất lượng phải như thế nào Đối với
năng suất cũng thế Mỗi người hiểu năng suất theo một cách Nhận thức giữa
giới quản lý và công nhân về năng suất khác xa nhau cả dặm
Nhưng bất kể thực chất của chất lượng và năng suất thế nào, một mặt của
nó vẫn là Kaizen Vì thế khi chúng ta bắt đầu đề cập đến Kaizen, vấn đề trở nên
rất đơn giản Trước hết không ai có thể tranh cãi về giá trị của cải tiến vì chính
cải tiến là điều tốt rồi Bất kỳ nơi nào hay lúc nào cải tiến được thực hiện trong
kinh doanh, cuối cùng những cải tiến đó cũng sẽ đưa đến những cải tiến trong
Trang 21các lĩnh vực khác nhau như chất lượng và năng suất
Khởi điểm của cải tiến là nhìn nhận có sự cần thiết phải có cải tiến Nếu
không nhận ra vấn đề này sẽ không nhận ra sự khác biệt phải cải tiến Tự mãn là
kẻ thù của Kaizen Vì thế, Kaizen nhấn mạnh đến các mặt ý thức được vấn đề
và đưa ra chìa khóa để giải quyết những vấn đề đó
Sau khi đã được nhận biết, vấn đề phải được giải quyết Do đó Kaizen cũng
là một quá trình giải quyết các vấn đề, sự thật Kaizen đòi hỏi phải sử dụng
nhiều công cụ khác nhau để giải quyết vấn đề Cải tiến đạt đến tầm cao mới khi
mỗi vấn đề đã được giải quyết Tuy nhiên để duy trì mức độ mới, cải tiến cần
phải được tiêu chuẩn hóa Như vậy Kaizen cũng đòi hỏi phải được tiêu chuẩn
hóa
Những từ như QC (Quality control – kiểm tra chất lượng), SQC (Statistical
quality control – kiểm tra chất lượng bằng thống kê), những nhóm kiểm tra chất
lượng và kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC) thường có liên quan đến Kaizen
Để tránh những lẫn lộn không cần thiết, có lẽ lúc này nên định nghĩa rõ các từ
này
Như trên đã đề cập, từ chất lượng đã được giải thích theo nhiều cách khác
nhau, và chưa có sự thống nhất về xác định chất lượng bao gồm những gì Theo
nghĩa rộng rãi nhất, chất lượng không những gắn liền với sản phẩm và dịch vụ
mà còn với phong cách làm việc, cách thức vận hành máy móc và cả với những
chính sách, chế độ được áp dụng Nó bao gồm mọi mặt trong hoạt động của con
người Do đó, nói về Kaizen hữu ích hơn nói về chất lượng hay năng suất
Trong tiếng Anh, từ Improvement được dùng ở phương Tây thường có
nghĩa là cải tiến về mặt trang thiết bị, không bao gồm các yếu tốt thuộc con
người Trái lại, Kaizen có thể được áp dụng tới mọi mặt trong hoạt động của
con người Nói như thế, ta phải nhìn nhận những từ như chất lượng và kiểm tra
chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển Kaizen ở Nhật
Những năm tiếp theo sự bại trận của Nhật ở thế chiến thứ hai, ông Hajime
karatsu, cố vấn kỹ thuật của Matsushita elictric industrial đã làm việc ở công ty
NTT (công ty điện tín và điện thoại công cộng Nippon) Lúc đó ông là kỹ sư trẻ
về kiểm tra chất lượng Công ty NTT lúc đó có rất nhiều vấn đề Ông Karatsu
nhớ lại: “hồi đó mỗi lần tôi muốn gọi điện cho một người nào đó là y như rằng
bị lạc số” Nhận thấy công việc của NTT bết bát thế, ban tham mưu của tướng
Mac arthur đã phải mời chuyên gia quản lý chất lượng của Mỹ làm việc tại
Western electric sang giúp NTT Các chuyên gia Mỹ nói với ban quản lý của
NTT rằng giải pháp duy nhất để làm tốt công việc là phải có kiểm tra chất
lượng Ông Karatsu kể lại: “vì sĩ diện, tôi nói với họ rằng chúng tôi cũng có
kiểm tra chất lượng theo kiểu Nhật Nhưng khi họ bảo cho xem biểu đồ kiểm tra
chất lượng, thậm trí chúng tôi cũng không biết biểu đồ kiểm tra chất lượng là
cái gì”
Trang 22Chính vì những cái bắt đầu khiêm nhường đó mà vào những năm cuối của
thập kỷ 40 đã bắt đầu có những cố gắng nhằm cải tiến hoạt động kiểm tra chất
lượng (kiểm phẩm) ở Nhật Một thí dụ của nỗ lực này là việc thành lập một tiểu
ban kiểm tra chất lượng tại Liên đoàn các nhà khoa học và kỹ sư Nhật (JUSE)
Đồng thời hội tiêu chuẩn của Nhật cũng đã được thành lập, bắt đầu bằng việc tổ
chức những khóa hội thảo về kiểm phẩm bằng thống kê
Vào tháng 3 năm 1950, JUSE bắt đầu xuất bản tạp trí Kiểm phẩm bằng
thống kê Tháng 7 cùng năm, ông W.E.Deming đã được mời tới Nhật để giảng
dạy về khoa kiểm phẩm băng thống kê tại một khóa hội thảo kéo dài 8 ngày do
JUSE tổ chức Vào những năm 1950, ông Deming đã đến thăm Nhật nhiều lần
và trong một lần viếng thăm đó ông đã có một tiên đoán nổi tiếng là chẳng bao
lâu nữa những hàng hóa có chất lượng của Nhật sẽ tràn ngập thị trường thế giới
Cũng chính ông Deming đã đưa vào Nhật “chu trình Deming”, một trong
những công cụ kiểm phẩm quan trọng cần thiết cho công cuộc cải tiến liên tục ở
Nhật Chu trình Deming còn được gọi là bánh xe Deming (Hình 1.3) Deming
nhấn mạnh tầm quan trọng của tác động qua lại thường xuyên giữa nghiên cứu,
thiết kế, sản xuất và bán hàng, giúp cho một công ty làm ra sản phẩm với chất
lượng ngày càng tốt hơn làm hài lòng khách hàng
Theo hướng dẫn của Deming, bánh xe này được quay tròn theo hướng nhận
thức trước hết phải lo chất lượng và trước hết phải có trách nhiệm đối với chất
lượng Ông kết luận với tiến trình như vậy, công ty có thể chiếm được niềm tin
của khách hàng, được khách hàng chấp nhận và phát triển
Nghiên c
Thiết kế
hình I.3 Bánh xe Deming
Trang 23Tháng 7 năm 1954, ông J.M.Juran được mời sang Nhật để hướng dẫn một
khóa hội thảo về cách quản lý kiểm phẩm so JUSE tổ chức Đây là lần đầu tiên
vấn đề kiểm phẩm được đề cập từ góc độ quản lý toàn diện
Năm 1956, đài phát thanh Sóng Ngắn Nhật trong chương trình giáo dục đã
tổ chức một khóa học về kiểm phẩm Tháng 11 năm 1960 đã khai mạc tháng
kiểm phẩm đầu tiên trên phạm vi toàn quốc ở Nhật Cũng vào năm 1960, dấu
chất lượng (Q-marks) và cờ chất lượng (Q-flags) đã được sử dụng Đến tháng 4
năm 1962, tạp chí “công tác kiểm phẩm dành cho quản đốc” đã được JUSE phát
hành, và cũng năm đó những nhóm kiểm phẩm đầu tiên bắt đầu hoạt động
Nhóm kiểm phẩm là những nhóm nhỏ gồm những người tình nguyện thực
hiện các hoạt động về kiểm tra chất lượng trong phân xưởng Nhóm nhỏ này
tiến hành công việc thường xuyên, liên tục và đây là một phần của chương trình
kiểm phẩm trong phạm vi toàn công ty, tự phát triển, học tập lẫn nhau và tiến
hành cải tiến trong phạm vi phân xưởng Nhóm kiểm phẩm chỉ là một phần của
chương trình toàn công ty, chứ không phải là toàn bộ công việc kiểm tra chất
lượng toàn diện (TQC) hay kiểm tra chất lượng toàn công ty (CWQC)
Những người theo dõi công việc của các nhóm kiểm phẩm ở Nhật biết rằng
các nhóm này luôn luôn tập trung vào các lĩnh vực như giá cả, vấn đề an toàn và
tăng năng suất, và hoạt động của họ đôi khi chỉ liên quan gián tiếp các công tác
cải tiến chất lượng sản phẩm Phần lớn công việc của nhóm nhằm vào việc thực
hiện những cải tiến trong phân xưởng
Rõ ràng là các nhóm kiểm phẩm đã đóng một vai trò quan trọng trong công
cuộc cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất ở Nhật Tuy nhiên các
nhà quan sát nước ngoài lại thường phóng đại vai trò của những nhóm kiểm
phẩm, coi những nhóm này là cột trụ của hoạt động kiểm tra chất lượng toàn
diện ở Nhật Sự thực, nỗ lực của các nhóm kiểm phẩm thường chỉ chiếm từ 10
đến 30% toàn bộ công tác kiểm phẩm toàn diện TQC ở các công ty Nhật
Điều mà người ta ít nhận thấy là sau những phát triển này có sự biến nghĩa
của các từ kiểm phẩm (Quality control - QC) ở Nhật Cũng như nhiều công ty
phương Tây, kiểm phẩm lúc đầu có nghĩa là kiểm tra chất lượng thực hiện trong
quá trình sản xuất, chế tạo, đặc biệt trong việc giám sát để loại bỏ những khiếm
khuyết về vật tư ở đầu vào cũng như các sản phẩm kém phẩm chất ở đầu ra của
dây chuyền sản xuất Nhưng người ta sớm nhận thấy rằng chỉ có giám sát không
thôi thì không thể cải tiến chất lượng sản phẩm và rằng chất lượng sản phẩm
cần phải đạt được ngay trong giai đoạn sản xuất “gắn chất lượng vào quá trình
sản xuất” đã trở thành câu nói phổ biến trong công tác kiểm phẩm ở Nhật
Chính là trong giai đoạn này mà các biểu đồ kiểm phẩm và các công cụ khác sử
dụng trong công tác kiểm phẩm bằng thống kê đã được thực hiện sau những bài
nói chuyện của Deming
Những bài nói chuyện của Juran vào năm 1954 mở ra một khía cạnh mới
của việc kiểm phẩm: công tác quản lý hướng tới kiểm phẩm Đây là lần đầu tiên
Trang 24từ QC đã được xác định là một công cụ quản lý quan trọng ở Nhật Từ đó trở đi,
từ QC thường được sử dụng với cả hai nghĩa kiểm tra chất lượng và công cụ cho
công cuộc cải tiến toàn diện khi tiến hành các công tác quản lý
Khởi thủy, QC đã được áp dụng trong công nghiệp nặng, chẳng hạn công
nghiệp thép Vì những ngành công nghiệp này cần sự kiểm tra có hệ thống nên
việc áp dụng SQC (Statistical quality control) rất quan trọng để duy trì chất
lượng sản phẩm Khi QC được mở rộng sang các ngành cơ khí và xe hơi, sự cần
thiết phải có SQC lại càng lớn hơn nữa vì ở các ngành này việc kiểm tra quá
trình sản xuất là điều rất cần thiết để gắn liền chất lượng với sản phẩm chế tạo
Sau đó, QC đã được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác như những
ngành sản xuất các mặt hàng tiêu dùng lâu bền và đồ dùng gia đình Trong
những ngành này, chất lượng sản phẩm phải có ngay từ trong giai đoạn thiết kế
để đáp ứng đòi hỏi luôn luôn thay đổi và càng ngày càng tăng của khách hàng
Ngày nay, công tác quản lý đã tiến xa hơn giai đoạn thiết kế và bắt đầu nhấn
mạnh tới sự quan trọng của việc phát triển chất lượng sản phẩm điều đó có
nghĩa là phải thu thập những thông tin có liên quan tới khách hàng và nghiên
cứu thị trường ngay từ lúc khởi đầu
Trong lúc đó, QC đã trở thành công cụ quản lý hoàn hảo của Kaizen, liên
quan đến tất cả mọi người trong công ty Những hoạt động bao trùm toàn công
ty như vậy thường được nói đến như là TQC hay CWQC Dù dùng tên gọi nào,
TQC hay CWQC đều có nghĩa là hoạt động Kaizen bao trùm toàn công ty liên
quan đến mọi người, nhà quản lý cũng như công nhân Qua nhiều năm, QC đã
được nâng cấp lên thành SQC và rồi TQC hay CWQC, như vậy là cải tiến hoạt
động quản lý ở mọi cấp Do đó, những chữ như QC và TQC đã trở thành gần
như đồng nghĩa với Kaizen Đó chính là lý do vì sao tôi luôn luôn đề cập đến
QC, TQC, CWQC khi giải thích Kaizen
Mặt khác, chức năng của kiểm tra chất lượng theo nghĩa ban đầu của nó
vẫn có giá trị Bảo đảm chất lượng vẫn giữ vai trò quan trọng trong công tác
quản lý, và đa số các công ty Nhật có bộ phận Bảo đảm chất lượng (QA:
Quality assurance) Đôi khi các hoạt động TQC và CWQC đặt dưới sự điều
hành của bộ phận QA, hoặc có khi dưới một phòng TQC độc lập
Kaizen và TQC (kiểm phẩm toàn diện)
Khi xem xét phong trào TQC ở Nhật như là một bộ phận của phong trào
Kaizen sẽ cho chúng ta một cách nhìn rõ hơn về phong cách quản lý của Nhật
Trước hết, phải chỉ rõ rằng hoạt động TQC ở Nhật không phải chỉ liên quan đơn
thuần đến kiểm phẩm Nhiều người đã bị rối trí vì từ “kiểm phẩm” và thường
giải thích nó trong khuôn khổ hạn hẹp của hoạt động kiểm tra chất lượng sản
phẩm Ở phương Tây, từ QC thường gắn liền với thẩm tra thành phẩm và khi
QC được đem ra thảo luận, các nhà lãnh đạo chóp bu thường chẳng quan tâm vì
họ nghĩ rằng mình chẳng dính dáng gì đến vấn đề kiểm tra chất lượng
Trang 25Đáng tiếc là ở phương Tây, TQC thường chỉ được đề cập trên các tạp trí kỹ
thuật trong khi đáng lý nó phải là trọng tâm thảo luận của các tờ báo về quản lý
Nhật đã phát triển một hệ thống đầy đủ về cái chiến lược Kaizen như là những
công cụ quản lý trong khuôn khổ phong trào TQC Những chiến lược Kaizen đã
được coi là một trong những thành tựu quản lý xuất sắc nhất ở thế kỷ này Vì ở
phương Tây người ta chỉ hiểu được ý nghĩa hạn hẹp của từ QC, cho nên đa số
các sinh viên phương Tây khi học về hoạt động QC ở Nhật đã không nắm được
ý nghĩa thực sự của chúng Đồng thời, những phương pháp và công cụ TQC
mới đã không ngừng được nghiên cứu và thử nghiệm
TQC trải qua những thay đổi và cải tiến liên tục nên ngày hôm nay nó khác
với ngày mai Thí dụ, cái gọi là “Bẩy công cụ về thống kê” đã coi như cần thiết
và đã được sử dụng rộng rãi trong công tác của các nhóm QC, các kỹ sư và giới
quản lý Mới đây, bảy điểm cũ này đã được bổ sung bằng “Bẩy điều mới” mà
người ta sử dụng để giải quyết những vấn đề tinh vi hơn như phát triển những
sản phẩm mới, cải tiến máy móc, cải tiến chất lượng và giảm giá thành Những
ứng dụng mới hầu như được phát triển mỗi ngày (Xem phụ lục E để biết Bẩy
công cụ thuộc về thống kê và “Bẩy điều mới”)
TQC ở Nhật tập trung vào việc cải tiến công tác quản lý ở tất cả các cấp
7 – Cải tiến năng suất
8 – Quản lý khâu cung ứng vật tư
Mới đây TQC còn bao gồm cả tiếp cận thị trường, bán hàng và cả dịch vụ
nữa Hơn nữa, TQC còn liên quan đến những mặt quan trọng có liên quan đến
quản lý như phát triển bộ máy tổ chức, quản lý chức năng chéo, triển khai chính
sách và cải tiến chất lượng Nói cách khác, TQC đã được giới quản lý sử dụng
như một công cụ để cải tiến toàn bộ hoạt động Sẽ có những giải thích chi tiết
hơn về những khái niệm trên ở phần sau của quyển sách này
Những người theo dõi sát những hoạt động của các nhóm kiểm tra chất
lượng ở Nhật biết rằng hoạt động của họ luôn luôn tập trung vào các lĩnh vực
như chi phí, an toàn và năng suất và những công việc này của họ chỉ có thể liên
quan gián tiếp đến cải tiến chất lượng sản phẩm Đa phần công việc này nhắm
vào việc thực hiện cải tiến ở ngay nơi làm việc
Trang 26Giới quản lý thường hướng tới TQC vào các lĩnh vực như đào tạo, phát
triển các hệ thống, triển khai chính sách, quản lý chức năng chéo và mới đây là
triển khai chất lượng (quality deployment)
Kaizen và hệ thống kiến nghị
Giới quản lý của Nhật luôn luôn cố gắng làm cho công nhân tham gia
Kaizen thông qua việc đóng góp ý kiến của họ Do đó, hệ thống kiến nghị là
một phần không thể tách rời của cơ chế quản lý và số ý kiến do công nhân đóng
góp được coi như một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá công việc của người
giám sát công nhân làm việc Về phần mình, người quản lý giúp đỡ các giám sát
viên để họ có thể khuyến khích công nhân đóng góp nhiều ý kiến
Hầu hết công ty Nhật tích cực áp dụng mô hình Kaizen đều có một hệ
thống kiểm phẩm và hệ thống kiến nghị hoạt động hòa nhịp với nhau Có thể
hiểu rõ hơn vai trò của các nhóm kiểm phẩm nếu chúng ta xem chúng như một
hệ thống ý kiến do tập thể đóng góp để cùng làm tốt công tác cải tiến
Một trong những nét nổi bật trong công tác quản lý ở Nhật là giới quản lý
khuyến khích công nhân đóng góp nhiều ý kiến và họ bao giờ cũng nghiêm
chỉnh xem xét các ý kiến đóng góp đó và thường đưa những ý kiến này vào
chiến lược toàn diện của Kaizen Không phải là điều bất thường ở Nhật khi giới
quản lý chóp bu của một công ty hàng đầu có thể cả ngày ngồi nghe trình bày
những hoạt động của các nhóm kiểm phẩm và khen thưởng những nhóm này
dựa trên những tiêu chuẩn định sẵn Giới quản lý sẵn sàng công nhận những nỗ
lực cải tiến của người làm công và luôn luôn thể hiện sự quan tâm đó Thường
thường, những ý kiến đóng góp được dán ở trên tường nơi làm việc để khuyến
khích tinh thần thi đua trong công nhân và trong các nhóm công nhân
Một khía cạnh quan trọng khác của hệ thống kiến nghị là mỗi ý kiến đóng
góp, khi được thực hiện, dẫn tới việc xét lại các định chuẩn Thí dụ, khi gắn một
bộ phận đặc biệt vào một máy công cụ nào đó theo ý kiến của công nhân thì
người công nhân phải làm việc một cách khác, phải chăm chú hơn
Hơn nữa, vì những tiêu chuẩn mới được ấn định lại chính là theo ý kiến của
công nhân nên người công nhân cảm thấy hãnh diện và sẵn sàng làm việc tốt
theo tiêu chuẩn đó Trái lại, nếu giới quản lý áp đặt những tiêu chuẩn mới này
và bắt công nhân phải tuân theo, có thể công nhân không hăng hái lắm
Do đó, qua các ý kiến đóng góp, người làm công có thể tham dự vào mô
hình Kaizen ở nơi làm việc và đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao
những tiêu chuẩn lên Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Eiji Toyoda, chủ
tịch của hãng công ty ô tô Toyota đã nói “một nét đặc trưng ở công nhân Nhật là
họ sử dụng cả trí óc và bàn tay của họ Mỗi năm công nhân của chúng tôi đóng
góp 1 triệu rưỡi kiến nghị và 95% những kiến nghị đó được áp dụng”
Chương 4 sẽ giải thích về hệ thống kiến nghị tổ chức tại các công ty Nhật
Trang 27Kaizen và cạnh tranh
Các nhà quản lý phương Tây có ít nhiều kinh nghiệm kinh doanh ở Nhật
thường có nhận xét về tính cạnh tranh giữa các công ty Nhật Theo họ, chính
tính cạnh tranh này là động lực thúc đẩy các công ty Nhật ở nước ngoài Họ
tranh nhau tìm kiếm thị trường rộng lớn hơn bằng việc giới thiệu sản phẩm mới,
Sử dụng và cải tiến công nghệ mới
Thường thường, động lực cạnh tranh là giá cả chất lượng và dịch vụ Tuy
nhiên ở Nhật, động cơ cơ bản của cạnh tranh chính là bản thân sự cạnh tranh
Các công ty Nhật bây giờ còn cạnh tranh nhau trong việc giới thiệu các chương
trình Kaizen hoàn thiện hơn và nhanh hơn
Công ty nào coi lợi nhuận là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đo sự thành
công trong kinh doanh, công ty đó có thể không thay đổi gì trong ¼ thế kỷ Còn
các công ty nào ganh đua nhau dựa trên sức mạnh của Kaizen thì ở các công ty
đó cải tiến phải là một quá trình liên tục Theo Kaizen vì lợi ích của cải tiến cần
phải có cải tiến không ngừng Không có cách nào đảo ngược xu hướng của
Kaizen một khi phong trào Kaizen đã bắt đầu
Quản lý chú trọng tới quá trình trái ngược với quản lý chú trọng tới kết
quả công việc
Kaizen tạo ra tư tưởng chú trọng tới quá trình tiến hành công việc, vì cần
phải cải tiến các quá trình trước khi có được kết quả tốt hơn Hơn nữa, Kaizen
hướng về con người và những nỗ lực của con người Điều này khác hẳn lối suy
nghĩ của đa số các nhà quản lý phương Tây chú trọng tới kết quả
Khi quan sát người công nhân làm việc, giới quản lý Nhật chú trọng tới
cách người đó làm việc Thí dụ, khi người cửa hàng trưởng đánh giá việc làm
của người bán hàng, sự đánh giá đó phải bao gồm tiêu chuẩn nặng nề về cách
tiến hành công việc, chẳng hạn thời gian người đó phải sử dụng để nói chuyện
với khách hàng, trả lời điện thoại của khách hàng gọi tới và thời gian dành cho
công việc tại cửa hàng và tỷ lệ yêu cầu của khách hàng được thỏa mãn Bằng
cách dựa vào các tiêu chuẩn đó, người cửa hàng trưởng có thể khuyến khích
người bán hàng đạt được những kết quả tốt hơn Nói cách khác, quá trình tiến
hành công việc cũng quan trọng như kết quả - tức là lượng hàng bán được
Sumo là một môn thể thao truyền thống của Nhật Ở mỗi giải Sumo, ngoài
giải vô địch còn có 3 giải thưởng: giải thi đấu xuất sắc, kỹ thuật cao và tinh thần
thi đấu Giải về tinh thần thi đấu được trao cho đô vật đã tích cực thi đấu trong
suốt 15 ngày của giải, dù thắng hay thua Cả ba giải thưởng đều không chỉ dựa
trên kết quả trận đấu, nghĩa là dựa trên số hiệp thi đấu thắng lợi Đây là một thí
dụ về lối suy nghĩ chú trọng tới cả quá trình Nói như vậy không có nghĩa là
trong Sumo người ta không tính đến thắng thua Chỉ có điều là đối với người
Nhật, thắng lợi không phải là tất cả mà cũng không phải là điều duy nhất
Trang 28Ở Hoa Kỳ, một công nhân dù làm việc chăm chỉ đến đâu chăng nữa, nhưng
kết quả không được khả quan lắm, người đó sẽ bị xếp hạng công tác thấp và
được trả lương thấp Đóng góp của cá nhân chỉ được đánh giá dựa trên kết quả
cụ thể Trong xã hội Hoa Kỳ nơi chỉ quan tâm đến kết quả công việc thì chỉ kết
quả mới đáng kể
Sự khác biệt giữa cách suy nghĩ chú trọng tới quá trình và cách suy nghĩ
hướng tới kết quả công việc trong kinh doanh có thể được giải thích dễ hiểu hơn
với sơ đồ trong hình vẽ 1.4
Kaizen nhấn mạnh đến vai trò của người quản lý trong việc ủng hộ và
khuyến khích các nỗ lực của công nhân để cải tiến qui trình làm việc Một bên,
quản lý cần phát triển những tiêu chuẩn hướng tới quá trình tiến hành công việc
Một bên, quản lý kiểu kiểm soát chỉ quan tâm đến kết quả công việc Chúng ta
có thể gọi tắt P (Process) là tiêu chuẩn hướng về quá trình và R (Result) là tiêu
chuẩn hướng về kết quả công việc
Tiêu chuẩn P đòi hỏi một cái nhìn lâu dài vì những tiêu chuẩn này hướng
tới các nỗ lực của con người và luôn luôn đòi hỏi những thay đổi về cung cách
làm việc Trái lại, các tiêu chuẩn R trực tiếp hơn, ngắn hạn hơn
Sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn R có thể hiểu được dễ dàng
hơn bằng cách xem xét quan điểm của các nhà quản lý Nhật đối với các nhóm
Trang 29Hoạt động của các nhóm QC luôn luôn nhằm mục đích cải tiến việc làm tại nơi
làm việc, do đó các nhóm này cần được sự ủng hộ của người quản lý Người ta
nói nằng các nhóm QC hoạt động ở các công ty phương Tây thiếu một hệ thống
hội tụ các thành viên trong các nhóm QC Nếu giới quản lý chỉ quan tâm đến
kết quả công việc không thôi, họ chỉ cần xét đến tiêu chuẩn R trong các hoạt
động của các nhóm QC Tiêu chuẩn R trong trường hợp này có nghĩa là tiền tiết
kiệm được từ kết quả hoạt động của các nhóm QC Do đó, người quản lý chỉ
quan tâm tới số tiền mà các thành viên của các nhóm QC tiết kiệm được
Nếu người quản lý chú ý tới việc hỗ trợ hoạt động của các nhóm QC, việc
đầu tiên mà họ phải làm là lập ra tiêu chuẩn P Phải có những tiêu chuẩn P như
thế nào để đánh giá các đóng góp của thành viên các nhóm QC?
Một số cách làm rõ ràng nhất là số buổi họp được tổ chức hàng tháng, tỉ lệ
người tham dự, số lượng các vấn đề được giải quyết (khác với số tiền tiết kiệm
được) và số lượng báo cáo trình lên cấp trên Các thành viên của các nhóm QC
làm như thế nào xem xét những đề tài của họ? Liệu họ có xét đến tình hình hiện
tại của công ty khi chọn lựa đề tài để thảo luận tại cuộc họp không? Và mỗi khi
giải quyết một vấn đề gì họ có xem xét đến các yếu tố khác như an toàn lao
động, chất lượng sản phẩm và giá thành không? Các nỗ lực của họ có giúp nâng
cao được tiêu chuẩn lao động không? Tất cả những điều này đều nằm trong tiêu
chuẩn P, được sử dụng để đánh giá nỗ lực đóng góp của các nhóm QC
Nếu trung bình mỗi nhóm QC họp mỗi tháng một lần và có nhóm họp tới 3
lần một tháng thì điều đó cho thấy nhóm này đã cố gắng hơn mức trung bình Số
lượng người tham dự các buổi họp cũng là một tiêu chuẩn để kiểm tra mức độ
tích cực của trưởng các nhóm QC
Thường thì việc đánh giá tiêu chuẩn R theo số lượng là việc dễ làm Sự thật
là tại nhiều công ty, giới quản lý thường chỉ có tiêu chuẩn R, vì tiêu chuẩn R có
liên quan đến hàng bán, giá thành và tiền lời Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, người ta cũng có thể đánh giá các tiêu chuẩn P theo số lượng Trong trường
hợp đối với các nhóm QC, giới quản lý ở Nhật cũng đã có nhiều biện pháp để
định lượng mức độ nỗ lực đóng góp vào các hoạt động kiểm tra chất lượng của
nhóm Những biện pháp này cùng với những dữ kiện khác đã được giới quản lý
tập hợp làm cơ sở để đánh giá và khen thưởng (Chi tiết về cách đãi ngộ các
nhóm QC được đề cập đến trong chương 4)
Tại một căng tin của nhà máy Matsushita của Nhật, nhóm QC của các cô
phục vụ đã nghiên cứu lượng trà tiêu thụ trong giờ ăn trưa ở đây Các cô này
nhận xét là khi đặt các bình trà lớn ở các bàn ăn để công nhân uống thoải mái
thì lượng trà tiêu thụ giữa các bàn rất khác nhau Do đó các cô bèn tiến hành
theo dõi thói quen uống trà của công nhân trong bữa ăn và họ thấy những người
có thói quen uống trà như nhau thường thích ngồi cùng bàn Sau nhiều ngày
nghiên cứu và phân tích, các cô đã xác định được lượng trà tiêu thụ ở mỗi bàn
Từ đó, các cô bắt đầu để trên mỗi bàn những số lượng nước trà khác nhau Kết
Trang 30quả số lượng trà tiêu thụ đã giảm được một nửa Hoạt động của các cô có tiết
kiệm được nhiều tiền cho nhà máy không? Chắc chỉ ít thôi, nhưng các cô cũng
nhận được Huy chương vàng của Chủ tịch nhà máy
Hầu hết các công ty Nhật khuyến khích công nhân đóng góp ý kiến, và
người công nhân được thưởng tiền trích trên tỉ lệ số tiền tiết kiệm được nhờ áp
dụng sáng kiến cải tiến của công nhân đó Các phần thưởng này trao cho cá
nhân hoặc tập thể đóng góp ý kiến
Một nét đặc biệt trong phương thức quản lý ở Nhật là người ta khuyến
khích và nâng đỡ việc thực hiện tiêu chuẩn P Nhưng đồng thời cũng công nhận
tiêu chuẩn R Đối với công nhân, giới quản lý thường lập ra các thang thưởng
khác nhau giành cho tiêu chuẩn P Trong khi đó các giải thưởng giành cho tiêu
chuẩn R thường gắn với số tiền tiết kiệm được hay tiền lời kiếm được thì những
người được thưởng giành cho tiêu chuẩn P thường là sự thừa nhận và là một
niềm vinh dự đối với người đã có cố gắng
Ở công ty ô tô Toyota, phần thưởng QC cao quí nhất mang tên phần thưởng
của Chủ tịch công ty, không phải là tiền mặt mà chỉ là một cây viết máy do đích
thân Chủ tịch công ty trao tận tay cho người công nhân nhận được khen thưởng
Người ta yêu cầu người nhận phần thưởng cho biết tên người mà anh ta muốn
khắc lên cây viết Có người xin khắc tên vợ, tên con gái, các chàng độc thân thì
thường yêu cầu khắc tên người yêu Dĩ nhiêu nhiều người đề nghị khắc tên
mình Phần thưởng này rất có uy tín vì ban quản lý cao nhất tổ chức lễ phát giải
thưởng rất long trọng để cho người công nhân thấy sự tham gia tích cực của họ
vào các chương trình QC rất được trân trọng và là một đóng góp vào sự thành
công của công ty Trong lễ trao giải thưởng, tất cả các vị lãnh đạo cao nhất đều
có mặt để tỏ cho mọi người thấy sự ủng hộ tích cực của họ đối với phong trào
QC Những biểu hiện này gắn chặt người công nhân và người quản lý vào
chương trình phát huy sáng kiến và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Lối suy nghĩ chú trọng tới quá trình công việc là chiếc cầu nối liền quá
trình và kết quả công việc, cứu cánh và phương tiện, mục đích và biện pháp thi
hành, và giúp mọi người có một cái nhìn toàn diện
Như thế, có hai tiêu chuẩn P và R đều có thể và đã được thiết lập tại mỗi
cấp bậc quản lý: giữa các nhà quản lý cao nhất và các ban ngành quản lý, giữa
nhà quản lý cấp trung và các giám sát viên, giữa các nhà giám sát viên và công
nhân
Giám đốc, theo định nghĩa, phải quan tâm tới kết quả công việc Tuy nhiên,
khi quan sát cung cách làm việc của những giám đốc thành công làm việc trong
một công ty thành công chúng ta thường thấy các giám đốc đó cũng chú trọng
tới quá trình Họ đặt ra những câu hỏi liên quan tới quá trình tiến hành công
việc Họ đưa ra những quyết định dựa trên cả hai tiêu chuẩn P và R, mặc dù họ
không phải lúc nào cũng nhận thức được sự khác biệt giữa hai loại tiêu chuẩn
này Một giám đốc chú trọng tới quá trình công việc, thật sự quan tâm đến tiêu
Trang 31Nói tóm lại một người giám đốc như vậy là người quan tâm đến con người
Hơn nữa, người giám đốc còn chú ý tới việc thiết lập một hệ thống khen thưởng
dựa trên các tiêu chuẩn P Nếu giới quản lý tích cực phát huy lối suy nghĩ chú
trọng tới quá trình tiến hành công việc và tăng cường kết hợp lối suy nghĩ đó
với Kaizen, thì tính cách cạnh tranh trong toàn thể công ty sẽ được cải tiến
nhiều trong một thời gian dài
Cuốn sách này đề cập tới những quan niệm đặc biệt, những công cụ và hệ
thống được Kaizen sử dụng tích cực và có hiệu quả Bạn đọc sẽ thấy rằng có thể
áp dụng các nhận thức này một cách dễ dàng trong hoạt động kinh doanh mỗi
ngày Những khái niệm và công cụ này hoạt động tốt không phải vì chúng là sản
phẩm của Nhật mà là vì chính bản thân chúng là những công cụ quản lý tốt
Chính vì Kaizen liên quan tới tất cả mọi người trong tổ chức, thông điệp của
cuốn sách này phải đến được mọi người, đến giới quản lý chóp bu, giới quản lý
cấp trung, tới các giám sát viên và tới người lao động ở các phân xưởng
Trang 32
II Cải tiến Đông và Tây
Kaizen khác với đổi mới
Có hai phương cách khác hẳn nhau để đạt được bước tiến triển trong các
công ty: phương cách tiến hành từ từ và phương cách nhảy vọt Các công ty
Nhật thường thiên về phương cách tiến hành từ từ trong khi ở phương Tây
phương cách nhảy vọt được quan tâm hơn – một phương cách gói gọn trong từ
đổi mới canh tân
Phương Tây
Các nhà quản lý phương Tây tôn thờ đổi mới Đổi mới được coi như sự
thay đổi quan trọng tiếp theo những bước phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật hay sự
áp dụng những khái niệm mới nhất về quản lý hay kỹ thuật sản xuất Đổi mới có
tác dụng mạnh đến sự quan tâm của mọi người Kaizen trái lại thường nhẹ
nhàng và không đột ngột kết quả của nó thường không nhận ra ngay được
Kaizen là một quá trình liên tục Đổi mới thường là hiện tượng “cái một”
Thí dụ ở phương Tây, một người quản lý cấp trung thường được giới quản
lý cao nhất ủng hộ khi họ đưa ra các đề án như CAD (thiết kế bằng máy điện
toán) CAM (sản xuất dựa vào máy điện toán) đề án đổi mới này đã mở đường
cho việc cách mạng hóa các hệ thống hiện có
Tuy nhiên giám đốc nhà máy muốn có một vài thay đổi nhỏ trong cách
người công nhân sử dụng máy móc, chẳng hạn như nghĩ ra nhiều tính năng khác
hay sắp sếp lại tiến trình sản xuất (những việc cần phải có thảo luận sâu với
nghiệp đoàn và cần phải huấn luyện lại cho công nhân) thường lại rất khó được
giới quản lý ủng hộ
Một trong những nét đẹp của Kaizen là không đòi hỏi phải có kỹ thuật hay
công nghệ tinh sảo Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần kỹ thuật thường và giản
đơn, những kỹ thuật qui ước như Bẩy công cụ để kiểm tra chất lượng (biểu đồ
Pareto, biểu đồ nhân quả, biểu đồ kiểm tra )
Trang 33Đăc điểm Kaizen Đổi mới
1 Hiệu quả Dài hạn, có tính chất lâu dài
và không tác động đột ngột đột ngột Ngắn hạn, nhưng tác động
3 Khung thời gian Liên tục và tăng lên dần Gián đoạn và không tăng
dần
6 Cách tiến hành Tập thể, nỗ lực tập thể, có hệ
thống
Chủ nghĩa cá nhân, ý kiến và
nỗ lực cá nhân
8 Tính chất Kỹ thuật thường và hiện đại Đột phá kỹ thuật mới, sáng
kiến và lý thuyết mới
9 Các đòi hỏi thực tế Đầu tư ít nhưng cần nỗ lực
lớn để duy trì
Cần đầu tư lớn nhưng ít nỗ lực để duy trì
11 Tiêu chuẩn đánh giá Quá trình và cố gắng để có
kinh tế phát triển chậm nghiệp phát triển nhanh Thích hợp hơn với nền công
Hình II.1 Các nét của Kaizen và đổi mới
Thường thường chỉ cần có ý thức là đủ Trái lại, đổi mới thường đòi hỏi
công nghệ cao cấp cũng như đầu tư lớn Kaizen như một vườn ươm nuôi dưỡng
những thay đổi nhỏ và liên tục, còn đổi mới giống như nham thạch lâu lâu lại
đột ngột phun lên
Một khác biệt lớn nữa giữa Kaizen và đổi mới là trong khi Kaizen không
cần thiết phải có đầu tư lớn thì nó lại không đòi hỏi phải có những cố gắng liên
tục hay sự cam kết Sự khác nhau giữa khái niệm đó cũng giống như sự khác
nhau giữa các bậc thang và một mặt phẳng dốc Có thể coi chiến lược đổi mới
như chiến lược mang lại những tiến bộ theo kiểu các bậc của một cầu thang
Trái lại chiến lược Kaizen mang lại những tiến bộ từ từ Tôi nói khái niệm đổi
mới “có thể coi” như mang lại tiến bộ như các bậc đi lên của cầu thang, vì nói
chung nó không như vậy Thay vì đi theo đường của cầu thang như trong hình
vẽ 2.2, con đường tiến lên thực sự của chiến lược đổi mới lại theo như hình vẽ
2.3 nếu nó không có Kaizen đi cùng Sở dĩ như vậy là vì một hệ thống, một khi
đã được thiết lập do kết quả của đổi mới, dễ bị suy giảm dần đi nếu không có
được cố gắng thường xuyên liên tục để duy trì nó và làm cho nó ngày một cải
tiến thêm
Trang 34
Trong thực tế, tất cả các hệ thống một khi đã được hình thành đều có chiều
hướng bị giảm sút Nói cách khác, cần phải có cố gắng liên tục để cải tiến dù là
chỉ để duy trì nguyên trạng Nếu thiếu các nỗ lực đó, sự suy yếu không thể nào
tránh được (Hình 2.4) Vì thế, cho dù đổi mới làm thay đổi hẳn trình độ tiêu
chuẩn, tiêu chuẩn mới này cũng sẽ suy yếu nếu không được liên tục thách thức
và nâng cao Do đó, khi đạt được một đổi mới nào thì đổi mới đó đòi hỏi phải
có hàng loạt Kaizen theo sau để duy trì và cải tiến nó (Hình 2.5)
Trong khi hiệu quả và chất lượng của đổi mới bị suy yếu và mất giá trị dần
vì bị cạnh tranh gay gắt thì Kaizen là một nỗ lực liên tục với những hiệu quả
tích tụ đánh dấu sự phát triển không ngừng năm này qua năm khác Kaizen có
nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không những chỉ duy trì mà còn nâng cao
hơn nữa các tiêu chuẩn chất lượng Các nhà chiến lược Kaizen tin tưởng rằng
các tiêu chuẩn tự bản thân nó mang tính chất thử nghiệm và giống như các bậc
cấp đi cao dần lên, từ tiêu chuẩn này bước lên tiêu chuẩn tiếp theo, kết quả tất
yếu của nỗ lực cải tiến không ngừng Đó chính là nguyên nhân vì sao các nhóm
QC khi giải quyết xong một vấn đề, lại tiếp tục ngay vấn đề mới khác Đó chính
là lý do vì sao chu kỳ mang tên PDCA (Plan – do – check – action – kế hoạch,
thực hiện, kiểm tra,hành động) được quan tâm rất nhiều trong phong trào TQC
(kiểm tra chất lượng toàn diện ) ở Nhật (Xem chương 3 để hiểu rõ thêm chi tiết
về kỹ thuật duy trì và nâng cấp các tiêu chuẩn)
Hình II.2 Đường lý tưởng của đổi mới Hình II.3 Đường thực tế của đổi mới
Trang 35Một nét mới khác của Kaizen là đòi hỏi nỗ lực thực sự của từng cá nhân một
Để cho tinh thần Kaizen sống mãi, giới quản lý phải cố gắng liên tục để ủng hộ
Kaizen Sự ủng hộ đó hoàn toàn khác với sự nhìn nhận rùm beng của giới quản
lý mỗi khi công nhân đạt được một thành tích đột xuất nào đó Kaizen quan tâm
đến quá trình hơn là chỉ quan tâm đơn thuần đến kết quả công việc Sức mạnh
của phong cách quản lý Nhật nằm trong sự thực hiện và phát triển thành công
của một hệ thống không những công nhận kết quả mà còn nhấn mạnh đến
phương tiện đưa đến kết quả đó
mới
Hình II.4 Đổi mới đơn lẻ
Hình II.5 Đổi mới kết hợp với Kaizen
Trang 36Do đó, Kaizen đòi hỏi những người quản lý phải rất coi trọng thời gian và
sự cố gắng đầu tư Tiền bạc không thể thay thế cho đầu tư vào thời gian và sự
cố gắng làm việc Đầu tư vào Kaizen có nghĩa là đầu tư vào con người Nói
ngắn gọn lại, Kaizen hướng về con, chú trọng đến con người, trong khi đổi mới
chú trọng tới công nghệ và tiền bạc
Cuối cùng, triết lý Kaizen thích hợp hơn với nền kinh tế phát triển chậm,
trong khi đổi mới thích hợp với nền kinh tế phát triển nhanh Kaizen tiến tới
từng tấc một, dựa trên rất nhiều nỗ lực nhỏ đóng góp lại, còn đổi mới nhảy vọt
với hy vọng sẽ đáp xuống một bình nguyên cao hơn, bất chấp quán tính của
trọng lực và sức nặng của chi phí đầu tư Trong một nền kinh tế phát triển chậm
mà đặc điểm của nó là chi phí cao về năng lượng, vật tư, thị trường đình đốn thì
Kaizen thường mang lại nhiều lợi ích hơn là đổi mới
Trong phần mở đầu chương này, tôi đã nói quan niệm Kaizen không còn
tồn tại hoặc nếu có thì cũng rất yếu ở các công ty phương Tây hiện nay Tuy
nhiên, cách đây không lâu, đã có lúc giới quản lý phương Tây giành nhiều ưu
tiên cho nhận thức về cải tiến tương tự như Kaizen Các nhà quản lý lớn tuổi
bây giờ còn nhớ lại rằng trước khi kinh tế phát triển mạnh vào cuối thập kỷ 50
và đầu thập kỷ 60, giới quản lý đã quan tâm rất nhiều tới việc cải tiến các mặt
của kinh doanh, đặc biệt trong các xí nghiệp Trong thời gian đó, mỗi cải tiến
nhỏ đều được chú trọng, coi như có tác dụng tốt tới sự thành công của xí
nghiệp
Thị trường mở rộng không ngừng và sự xuất hiện những công nghệ mới
trong hai thập kỷ sau Thế chiến thứ hai đã khiến nhiều công ty cho rằng phát
triển những sản phẩm mới, dựa trên công nghệ mới hấp dẫn hơn là những cố
gắng từ từ chậm chạp đòi hỏi nhiều kiên nhẫn để cải tiến công việc Để đáp
ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra đổi
mới này tới đổi mới khác, và họ đã phớt lờ những lợi ích có vẻ rất nhỏ do cải
tiến mang lại
Đa số các nhà quản lý phương Tây hoạt động trong và sau những ngày sôi
động đó đã chẳng hề quan tâm tới cải tiến Trái lại, tin tưởng vào tài chuyên
môn của mình, nhân danh đổi mới họ đã lo kiếm những thay đổi lớn mang lại
lợi ích tức khắc và do đó thành tích của họ được công nhận ngay tức thì và họ
được mau chóng đề bạt Một yếu tố khác kích thích họ tiến hành đổi mới đó là
sự đòi hỏi không ngừng về kế toán và kiểm tra tài chính Giờ đây, những công
ty hiện đại hơn cả là những công ty đã thành công trong việc thiết lập những hệ
thống kế toán và báo cáo kỹ lưỡng Những hệ thống này khiến nhà quản lý phải
cân nhắc từng hành động của mình và phải hiểu rõ mỗi quyết định của mình sẽ
tốn kém như thế nào Hệ thống này không thích hợp với việc tạo bầu không khí
thuận lợi cho cải tiến
Theo định nghĩa, cải tiến thường là một tiến trình chậm chạp, từ từ và cần
có một thời gian dài mới thấy được hiệu quả của nó Theo tôi, nhược điểm lớn
Trang 37nhất của các nhà quản lý phương Tây hiện nay là thiếu triết lý về cải tiến
Các công ty phương Tây không khen thưởng những cố gắng cải tiến vì
công việc của mỗi người được đánh giá cứng ngắc dựa trên cơ sở kết quả của
công việc Vì thế ở phương Tây người ta không lấy làm lạ khi nghe nhà quản lý
khiển trách công nhân của mình: “tôi không cần biết anh làm gì hay làm ra sao
Tôi chỉ muốn có kết quả - ngay bây giờ” Sụ chú trọng tới kết quả dẫn tới tình
trạng chỉ chú trọng tới đổi mới Nói như thế không có nghĩa là các nhà quản lý
Nhật không quan tâm tới đổi mới, cach tân Nhưng nhà quản lý Nhật nhiệt tình
theo đuổi Kaizen, ngay cả khi họ cũng quan tâm tới đổi mới, điều này có thể
thấy rõ trong thí dụ về trường hợp của công ty ô tô Nissan
Trường hợp của NISSAN motor
Robot (người máy) lần đầu tiên làm công việc thợ hàn được đưa vào phân
xưởng số 2 của nhà máy Tochigi của công ty ô tô Nissan vào khoảng năm 1973
Trong suốt 10 năm sau đó, tỉ lệ tự động hóa của phân xưởng đã tăng lên 98% và
tỉ lệ người máy được dùng trong kỹ thuật hàn tăng lên 60% Cũng trong thời
gian đó, thời gian lao động ấn định của xưởng đã giảm 60% và năng suất tăng
từ 10 đến 20%
Đây là kết quả phối hợp giữa sự tăng cường tự động hóa và những nỗ lực
về Kaizen do phân xưởng thực hiện được trong suốt thời gian này
Ông Eiichi Yoshida, phó tổng giám đốc về kiểm tra sản xuất và thiết kế của
nhà máy Tochigi, trước đây đứng đầu phân xưởng 2 này, cho biết nhiều phong
trào Kaizen đã được thực hiện ở phân xưởng của ông
Mỗi năm, phân xưởng có một chương trình riêng để cải tiến công việc
Chẳng hạn năm 1975, chương trình này mang tên “chiến dịch nâng cao gồm 7
điểm” và công cuộc cải tiến chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: thời gian làm
việc theo tiêu chuẩn, hiệu quả, chi phí, kiến nghị, bảo đảm chất lượng, an toàn
lao động và quá trình tiến hành công việc Chương trình cải tiến trong năm 1978
mang tên “chiến dịch 33K 1,2 và 3” 3K nghĩa là Kangae (suy nghĩ), Kodo
(hành động) và Kaizen và 1,2,3 là suy nghĩ, hành động và cải tiến theo lối nhảy
ba bước (cò cò , bước và nhảy)
Trong thời gian quản lý có những quyết định đòi hỏi phải đầu tư lớn chẳng
hạn như tự động hóa và rôbôt hóa công việc, thì các chương trình Kaizen, với sự
tham gia của cả giới quản lý lẫn công nhân, chú trọng tới việc thực hiện những
cải tiến nhỏ, ít tốn kém liên quan đến công việc làm
Giảm định mức thời gian làm việc luôn luôn là phương cách hữu hiệu để
tăng năng suất Tại nhà máy Tochigi nỗ lực trong lĩnh vực này bao gồm sử dụng
phương pháp làm việc và tiêu chuẩn hóa từng động tác của công nhân trong quá
trình làm việc
Trang 38Theo nghiên cứu của các nhà chiến lược Kaizen, đơn vị thời gian ít nhất
cho công việc của mỗi cá nhân là 1/100 phút hay 0,6 giây Bất cứ đề nghị nào
giúp cho người công nhân tiết kiệm được ít hơn 0,6 giây – thời gian người công
nhân đưa tay ra hay bước được ½ bước – đều được giới quản lý xem xét kỹ
lưỡng
Ngoài việc khuyến khích hoạt động của các nhóm kiểm phẩm QC trong
phân xưởng, phân xưởng còn khen thưởng và có những hình thức công nhận
khác cho những đóng góp của công nhân vào chương trình Kaizen ở các lĩnh
vực như kiến nghị, an toàn lao động, và giảm sai lầm Với mục đích đó người ta
lập ra một phiếu Kaizen, và bất kỳ một ý kiến cải tiến nào của tập thể hoặc của
cá nhân, đều được ghi trên phiếu và trình lên quản đốc Đa số các ý kiến được
quản đốc nghiên cứu và xử lý ngay trong phân xưởng
Theo ông Yoshida, công nhân thường góp ý kiến mà họ có thể thực hiện
được trong quá trình hoàn thành công việc của họ Thí dụ, người công nhân có
thể góp ý kiến xin điều chỉnh chiều cao của cái giá để dụng cụ để sử dụng nó dễ
dàng hơn Ý kiến như vậy có thể được nghiên cứu trong phân xưởng và thực tế
là phân xưởng đã mua các thiết bị hàn chỉ để làm công việc điều chỉnh nhỏ như
vậy Phân xưởng này luôn luôn tiến hành Kaizen trong quá trình tự động hóa và
robot hóa sản xuất
Kỹ sư trưởng Norio Kogure của phân xưởng kể lại khi anh mới về làm việc
tại phân xưởng, ông chủ bảo anh rằng: “sẽ không có một tiến bộ nào nếu anh
làm việc theo cùng một cung cách trong suốt 6 tháng”
Do đó cả người quản lý lẫn công nhân hàng ngày đều tham gia công cuộc
cải tiến Thường thường người ta bắt đầu bằng nghiên cứu cách người công
nhân làm việc để xem xét thời gian tiêu chuẩn có thể nào giảm xuống tới 0,6
giây hay ít hơn nữa không Kế đó là công cuộc nghiên cứu để cải tiến quy trình
sản xuất Theo kỹ sư Yoshida hơn 90% công việc của kỹ sư trong bộ phận chế
tạo, bằng cách này hay cách khác hướng về Kaizen Ông tin rằng công việc của
người quản lý là nên thường xuyên đến chỗ công nhân làm việc, khuyến kích họ
đóng góp ý kiến để cải tiến công việc và người quản lý phải thực sự quan tâm
đến ý kiến đóng góp của công nhân Ông cũng tin rằng chính những cố gắng có
được từ cơ sở đã giúp nhà máy cắt giảm tới một nửa số robot bị hỏng hóc trong
những năm 1980 và 1981
Trang 39Kaizen khác với đổi mới (2)
Hình trên cho thấy quá trình nối tiếp từ công cuộc nghiên cứu của các nhà
khoa học trong phòng thí nghiệm cho tới thị trường tiêu thụ Công nghệ là
sự áp dụng những lý thuyết và thực nghiệm khoa học, đưa tới các đề án sản xuất
và cuối cùng là thể hiện bằng sản phẩm trên thị trường Hai thành phần của cải
tiến – đổi mới và Kaizen – có thể được áp dụng ở mỗi giai đoạn của dây chuyền
này Nhưng thường thường tác động của Kaizen dễ nhận thấy và gần gũi với sản
xuất và thị trường hơn trong khi tác động của đổi mới thường gần với khoa học
- Thông tin: khép kín, độc quyền
- Hướng về chức năng chuyên môn
- Tìm kiếm công nghệ mới
- Đường lối và ban điều hành
- Phản hồi hạn chế
Khả năng thích nghi Lao động tập thể Hướng về cái chung Chú trọng đến chi tiết Hướng về con người Thông tin: công khai, chia sẻ Hướng về chức năng chéo Xây dựng trên công nghệ hiện hữu
Tổ chức chức năng chéo Phản hồi toàn diện
Hình II.7 Thêm một bảng so sánh giữa Đổi mới và Kaizen
Bảng trên đây cho thấy phương Tây mạnh hơn về mặt canh tân đổi mới và
Nhật mạnh hơn về cải tiến của Kaizen Những điểm khác biệt này còn do những
khác nhau về mặt xã hội và văn hóa Thí dụ nền giáo dục ở phương Tây nhấn
mạnh đến sáng kiến, sáng tạo của cá nhân, trong khi giáo dục ở Nhật nhấn mạnh
đến sự hài hòa và chủ nghĩa tập thể
Gần đây tôi có dịp nói chuyện với nhà ngoại giao phương Tây làm việc ở
Nhật Ông này nói rằng một trong những khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa
phương Tây và Nhật là phương Tây thường tự mãn và quá tự tin trong khi
người Nhật thường cảm thấy không yên tâm và có cảm giác chưa hoàn hảo Có
Hình II.6 Toàn bộ dây chuyền sản xuất
Trang 40lẽ chính vì cảm tưởng chưa hoàn hảo này thúc đẩy Kaizen
Nghiên cứu tương quan giữa Kaizen và đổi mới, chúng ta có thể thiết lập
bảng so sánh như trong sơ đồ 2.8 Tuy nhiên vì nền công nghiệp của Nhật ngày
càng hướng tới công nghệ kỹ thuật cao, chúng ta lại có sơ đồ 2.9
Theo ông Masanori Moritani, nhà nghiên cứu lão thành của Viện nghiên
cứu Nomura ở Nhật, một khi có thay đổi nhận thức về sản phẩm mới, tính cạnh
tranh trong các công ty Nhật càng mạnh hơn Thay đổi này đang diễn ra Các
công ty Nhật đã đạt được những bước tiến quan trọng trong sự phát triển có liên
quan đến Kaizen, ngay cả trong những lĩnh vực kỹ thuật tân tiến nhất
Ông Moritani đưa ra thí dụ về bán dẫn laser Mục tiêu của sự phát triển bán
Hình II.9
Hình II.8 Nhận thức của phương Tây và Nhật Bản về sản phẩm
Trình độ công nghệ Sản phẩm
Đổi mới hướng về công nghệ
Sản phẩm mới có tính đổi mới
Công nghệ thấp và Kaizen
Hướng về con người và Kaizen
Sản phẩm hướng về Kaizen
Cách tiến hành được ưa hơn
Kaizen hướng về công nghệ