PHẦN NỘI DUNG
1.1 Khái quát chung về Marketing:
Trước khi tìm hiểu về hoạt động Marketing của doanh nghiệp, cần hiểu rõ về khái niệm Marketing thông qua các nghiên cứ đã được thế giới công nhận và sử dụng phẩm biến như:
“ Marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận.”
- Theo Philip Kotler và Gary Amstrong(2014).
“ Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.”
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ( 2008).
“ Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí “
“ Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dich vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Marketing hiện đại đặt sự quan tâm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.“
- Theo Wolfgang J.Koschnick – Dictionary of marketing Như vậy, nói một cách tổng quát khái niệm Marketing là:
“Marketing là hoạt động của con người hay doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi hàng hóa.”
1.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu Marketing
Nguyên tắc Marketing: trong Marketing, có rất nhiều nguyên tắc như:
- Nguyên tắc chọn lọc: : Đây là nguyên tắc mang tính chủ đạo trong marketing Doanh nghiê ²p cần xác định thị trường nào mình sẽ hướng vào kinh doanh chứ không phải toàn bô ² thị trường.
- Nguyên tắc tâ ²p trung: Nguyên tắc này hướng dẫn doanh nghiê ²p tâ ²p trung mọi nỗ lực đáp ứng thị trường mục tiêu đã chọn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
Khái quát chung về Marketing
Trước khi tìm hiểu về hoạt động Marketing của doanh nghiệp, cần hiểu rõ về khái niệm Marketing thông qua các nghiên cứ đã được thế giới công nhận và sử dụng phẩm biến như:
“ Marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận.”
- Theo Philip Kotler và Gary Amstrong(2014).
“ Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.”
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ( 2008).
“ Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí “
“ Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dich vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Marketing hiện đại đặt sự quan tâm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.“
- Theo Wolfgang J.Koschnick – Dictionary of marketing Như vậy, nói một cách tổng quát khái niệm Marketing là:
“Marketing là hoạt động của con người hay doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi hàng hóa.”
1.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu Marketing
Nguyên tắc Marketing: trong Marketing, có rất nhiều nguyên tắc như:
- Nguyên tắc chọn lọc: : Đây là nguyên tắc mang tính chủ đạo trong marketing Doanh nghiê ²p cần xác định thị trường nào mình sẽ hướng vào kinh doanh chứ không phải toàn bô ² thị trường.
- Nguyên tắc tâ ²p trung: Nguyên tắc này hướng dẫn doanh nghiê ²p tâ ²p trung mọi nỗ lực đáp ứng thị trường mục tiêu đã chọn.
- Nguyên tắc giá trị khách hàng: Nguyên tắc này biểu thị sự thành công của một thương hiệu trong thị trường mục tiêu khi nó có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về chức năng cũng như tâm lý, nghĩa là khách hàng mục tiêu cảm nhận được giá trị mà nó cung cấp cho họ
- Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt: Nói đến marketing là nói đến lợi thế khác biệt, để một thương hiệu cung cấp một giá trị cho khách hàng so với thương hiệu cạnh tranh thì điều kiện cần và đủ là nó phải khác biệt đối với thương hiệu cạnh tranh
- Nguyên tắc phối hợp: Nguyên tắc này nói lên cách thức thực hiện marketing để đạt được những nguyên tắc trên Để đạt được mục tiêu marketing cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
- Nguyên tắc quá trình: Sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của môi trường vi và vĩ mô, khách hàng mục tiêu Những điểm lợi thế khác biệt hôm nay của một thương hiệu có thể không còn lợi thế trong ngày mai Vì vậy, marketing là một quá trình chứ không phải là một biến cố
Tóm lại, doanh nghiệp phải dựa vào các nguyên tắc Marketing để làm cơ sở phối hợp thực hiện các hoạt động Marketing của mình.
Mục tiêu trong Marketing: bao gồm:
- Tối đa hóa tiêu thụ: kích thích khách hàng trong việc tối đa hóa tiêu dùng, gia tăng suất lượng, giúp doanh nghiê ²p phát triển sản xuất và xã hội.
- Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: đáp ứng nhu cầu và đem đến sự thỏa mãn cho khách hàn làm tiền đề cho viê ²c mua lă ²p lại và sự trung thành đối với nhãn hang, sự tin câ ²y, tín nhiê ²m đối với doanh nghiệp.
- Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng: cung cấp cho khách hàng sự đa dạng và phong phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ.
- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: giúp người tiêu dùng xã hô ²i thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao cấp hơn và mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa chất lượng cuô ²c sống.
1.1.3 Vai trò và chức năng của Marketing
Marketing xuất phát từ thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng nên marketing có thể hướng dẫn các doanh nghiệp phát hiện nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng và tạo thế chủ động trong kinh doanh Do đó, Marketing có các vai trò sau:
- Thứ nhất, marketing hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu của khách hàng củng như nghệ thuật làm hài lòng khách
- Thứ hai, marketing kết nối giữa lợi ích của doanh với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội
- Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí của mình trên thị trường
Quá trình Marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, muốn thực hiện tốt được điều này quá trình marketing cần được chăm chút nhiều hơn qua năm bước cơ bản:
- R (Research): Nghiên cứu thông tin marketing.
Nghiên cứu thông tin là bước đầu tiên trong quá trình marketing Đây là giai đoạn thu thâ ²p, xử lí và phân tích thông tin marketing như thông tin về thị trường người tiêu dùng, môi trường, Quá trình này giúp chúng ta phát hiện thị trường mới, xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường,… Từ đó đánh giá khả năng đáp ứng cơ hội thị trường của công ty để chuẩn bị điều kiện và chiến lược thích hợp, thông qua quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường…
- STP (Segmentation – Targeting - Positining): Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu và định vị
Phân khúc thị trường: là quá trình phân chia thị trường thành những khúc thị trường khác nhau dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng Phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp có
1 0 cái nhìn chi tiết về thị trường, giúp họ chọn thị trường mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn
Chọn thị trường mục tiêu: Từ những khúc thị trường đã phân chia ở trên, doanh nghiệp sẽ phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, mức độ hấp dẫn 6 của từng phân khúc, từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới sao cho tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất Định vị: là việc doanh nghiệp sử dụng những nỗ lực marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công ty có một vị trí khác biệt so với sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng Định vị giúp doanh nghiệp xác định và tập trung nguồn lực có hạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên thị trường mục tiêu định, hướng chiến lược cho việc thiết kế và thực hiện các chương trình marketing – mix
Trên cơ sở thị trường mục tiêu đã lựa chọn, Marketing - mix là sự tập hợp các phương thức marketing có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trên cơ sở thị trường mục tiêu đã lựa chọn.
Theo Robert Lautenborn trong khi các nhà marketing bán sản phẩm thì người tiêu dùng chỉ quan tâm đến những lượi ích, giá trị hoặc những giải pháp cho vấn đề của họ, họ quan tâm tới toàn bộ chi phí mà họ bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm hơn là giá cả, quan tam đến tính có sẵn, thuận tiện của sản phẩm và sự truyền thông hai chiều với nhà marketing Như vậy, trước tiên nhà marketing cần thấu hiểu quan điểm 4C của khách hàng và sau đó xây dựng mô hình 4P của mình Sự phối hợp các thành tố này sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- I (Implementation): Triển khai chiến lược marketing Đây được xem là quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động Doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực để thực hiện các chiến lược marketing Để thực hiện các hoạt động Marketing công ty cần phải có bộ máy tương ứng Đó là hệ thống bộ máy tổ chức Marketing
- C (Control): Kiểm tra đánh giá chiến lược marketing
Bước cuối cùng của chiến lược marketing là kiểm soát Đây được xem là quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động Doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực để thực hiện Một doanh nghiệp thành công luôn không ngừng học hỏi, rút
1 0 kinh nghiệm và thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá và đo lường kết quả hoạt động marketing để xem xét liệu nó có đáp ứng những mục tiêu được đề ra hay không.
Khái quát về Marketing-Mix
1.3.1 Khái niệm về Marketing-Mix:
Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụng trong marketing và bởi các chuyên gia marketing Marketing mix th ờng rất quan trọng khi quyết định một sản ƣ phẩm hoặc thương hiệu, và th ờng đồng nghĩa với 4P : price (giá cả), product (sản ƣ phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing-Mix:
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phối hợp các thành tố 4P trong từng tình huống khác nhau Bao gồm các yếu tố:
Nguồn lực ( tài chính , nhân sự, công nghệ, nguyên vật liệu) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
Chu kỳ sống của sản phẩm
Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia
Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường: kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh tranh,…
Môi trường Marketing
Thành công của một chiến lược marketing phụ thuộc vào:
- Nhà cung ứng: Là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh như: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động, Việc chọn nhà cung ứng sẽ có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm đầu ra, tính đều đặn trong quá trình sản xuất kinh doanh,
- Trung gian: Là những nhà môi giới marketing giúp doanh nghiệp tìm kiến thị trường, giới thiệu khách hàng Trung gian cũng có thể là các nhà bán lẻ, đại lý hoặc các đơn vị vận chuyển, trung gian tài chính Hợp tác với những người trung gian phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục mua hàng, địa điểm, giảm chi phí vận chuyển, Tuy nhiên, các trung gian không chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp mà còn với các đối thủ cạnh tranh Do vậy việc chọn đúng các nhà trung gian sẽ là một điều hết sức quan trọng.
- Khách hàng: Là những người thực hiện cuối cùng quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, đó cần phải tôn trọng họ và thỏa mãn nhu cầu của họ Một số điểm cần lưu ý đó là khách hàng là người mua của doanh nghiệp và cũng là người mua của đối thủ cạnh
1 0 tranh do đó cần phải biết họ cần gì ở doanh nghiệp, ngoài ra có nhiều dạng khách hàng khác nhau cũng như sự thay đổi về mặt nhu cầu theo không gian lẫn thời gian nên doanh nghiệp cần phải dự báo và có các kế hoạch phù hợp để có thể thỏa mãn khách hàng tốt nhất.
- Đối thủ cạnh tranh: Là những người đối đầu với doanh nghiệp trên thị trường Đối thủ cạnh tranh có nhiều loại khác nhau như đối thủ cạnh tranh ở các ngành khác của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Công chúng: Là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm hoặc có chú ý đến các hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nhưng mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Tuy nhiên, nhiều trường hợp công chúng có thể chống lại thay vì đứng ở phía doanh nghiệp Công chúng thường không yêu cầu doanh nghiệp thu hút sự chú ý của họ nhưng lại muốn doanh nghiệp để ý khi họ xuất hiện.
Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn Nó tác động đến quyết định marketing của các DN trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó ảnh hưởng đến cả lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô (giữa các lực lượng, yếu tố trong môi trường vĩ mô cũng có sự ảnh hưởng qua lại với nhau)
Các lực lượng, yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường khoa học kỹ thuật
Ngoài nhóm 2 môi trường chính trên thì môi trường nội vi cũng là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động marketing của DN Môi trường nội vi gồm các yếu tố về nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, công nghệ sản xuất, tài chính kế toán, cung ứng vật tư và văn hóa của tổ chức.
Phân tích SWOT
Là yếu tố quan trọng để tạo nên chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp Nói chung, phân tích swot là việc phân tích 4 yếu tố bao gồm:
Điểm mạnh (Strength): Là đặc điểm hoặc một kế hoạch của doanh nghiệp mà nó có lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu (Weaknesses): Là những đặc điểm hoặc các kế hoạch mà khi thực hiện sẽ khiến doanh nghiệp yếu thế hơn đối thủ cạnh tranh.
Cơ hội (Opportunities): Là yếu tố thuộc môi trường mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để giành lợi thế.
Thách thức (Threats): Là các nhân tố môi trường có thể đem đến hiệu quả xấu đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chọn thị trường mục tiêu (Chiến lược S-T-P)
Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường thành những bộ phận thị trường (gọi là khúc thị trường) dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng Khúc thị trường là tập hợp những khách hàng có đặc điểm tương đồng nhau trong việc đáp ứng những tác động marketing từ doanh nghiệp Phân khúc thị trường sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về thị trường, giúp họ chọn thị trường mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn. Để phân khúc thị trường một cách có hiệu quả và hợp lí, ta có thể dựa trên các tiêu thức:
Phân khúc theo khu vực địa lý:
Sử dụng tiêu thức này, thị trường sẽ được phân chia thành các bộ phận thị trường theo phạm vi địa lý: Thị trường nước ngoài, thị trường nội địa, thị trường vùng, miền, thành phố, quận, huyện…
Phân khúc theo yếu tố dân số - xã hội học:
Các doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố xã hội học (như tuổi tác, giới tính nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn…) làm tiêu thức phân khúc thị trường, những tiêu thức này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp
Phân khúc theo đặc điểm tâm lý:
Việc sử dụng tiêu thức phân khúc theo đặc điểm tâm lý dựa trên cơ sở các yếu tố tâm lý ảnh hưởng mạnh đến hành vi người tiêu dùng trong quá trình nhận thức nhu cầu, tìm kiếm, mua sắm và sử dụng sản phẩm Doanh nghiệp tập trung vào những đặc điểm tâm lý của khách hàng như cá tính, phong cách, lối sống, thái độ và động cơ mua hàng để phân khúc Các sản phẩm như xe gắn máy, nữ trang, nước hoa, hàng may mặc, điện thoại di động… thường áp dụng tiêu thức này
Phân khúc theo hành vi tiêu dùng:
Các chuyên gia marketing nhận thấy đây là một trong những tiêu thức quan trọng để phân khúc thị trường Tiêu thức này được sử dụng dựa trên cơ sở những nhóm khách hàng với những hành vi khác nhau sẽ có những lựa chọn sản phẩm khác nhau.
1.6.2 Chọn thị trường mục tiêu
Khái niệm thị trường mục tiêu:
Là nơi mà doanh nghiệp lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh và các nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có một cách hiệu quả nhất nhằm tạo nên hình ảnh riêng và khác biệt thông qua hoạt động marketing.
Trước khi chọn thị trường, doanh nghiệp có thể phân tíchn những vấn đề sau:
Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường
Tính hấp dẫn của khúc thị trường
Mục tiêu và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
Có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau:
− Phương án 1: Tập trung vào một đoạn thị trường thuận lợi nhất để kinh doanh một loại sản phẩm thuận lợi nhất Phương án này thường được chọn khi công ty mới bước vào thị trường, chưa đủ kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín, tiếng tăm
− Phương án 2: Chuyên môn hoá theo khả năng Công ty chọn một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty để kinh doanh
− Phương án 3: Chuyên môn hoá theo thị trường Công ty chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình Nói cách khác, công ty cung cấp tất cả các sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp
− Phương án 4: Chuyên môn hoá theo sản phẩm Công ty chọn một sản phẩm thuận lợi và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường
− Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau.
1.6.3 Định vị sản phẩm trên thị trường
Khái niệm về định vị: Định vị sản phẩm của một doanh nghiệp được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng những nỗ lực marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công ty có sự khác biệt so với các sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng.
Để định vị sản phẩm có hiệu quả doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề sau:
− Lập bản đồ định vị
− Lựa chọn chiến lược định vị
+ Định vị dưa vào thuộc tính sản phẩm
+ Định vị dựa vào lợi ích mà sản phẩm có thể đem đến cho khách hàng
+ Định vị dựa vào đối tượng khách hàng
− Nỗ lực marketing mix để thực hiện chiến lược định vị
Khi lựa chọn chiến lược định vị, doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những sai lầm sau:
− Định vị quá cao hoặc quá thấp so với khả năng và các lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể tận dụng
− Định vị quá nhiều yếu tố
− Định vị không phù hợp
− Định vị lẫn lộn: Gây lầm lẫn với những sản phẩm cạnh tranh khác
Chiến lược sản phẩm
Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và đ ợc chào bán trên thị trƣ ường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng”.
Theo quan điểm Marketing, sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dung.
Sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 cấp độ :
Core product ( sản phẩm cốt lõi ) : Lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm.
Actual product ( sản phẩm cụ thể ) : chính là những vật thể tạo nên sản phẩm cốt lõi sau khi biết những lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm, bao gồm 5 yếu tố : bao bì, nhãn hiệu, đặc điểm, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm
Augmented product ( sản phẩm tăng thêm ): bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phân biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng.
1.7.2 Khái niệm và vai trò của chiến lược sản phẩm
Khái niệm chiến lược sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết dịnh liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược marketing :
Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Yếu tố quyết định vị trí của một sản phẩm trên thị trường là ở chỗ :
Liệu sản phẩm đó có vượt qua được sản phẩm cạnh tranh hay không?
Làm thế nào để khách hàng chọn mua sản phẩm của mình?
Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và truyền thông với triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng thời kỳ.
1.7.3 Nội dung chiến lược sản phẩm
1.7.3.1 Kích thước tập hợp sản phẩm
Kích thước tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại và mẫu mã sản phẩm Kích thước tập hợp sản phẩm gồm: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu
Ba số đo về kích thước tập hợp sản phẩm trở thành cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tập hợp sản phẩm
Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: Số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định cung ứng cho thị trường Nó được xem là danh mục sản phẩm kinh doanh, thể hiện mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp
Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều chủng loại khác nhau, số lượng chủng loại quyết định chiều dài của tập hợp sản phẩm, doanh nghiệp thường gọi là dòng sản phẩm (product line)
Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại sản phẩm
Nhãn hiệu là một thành phần quan trọng trong chiến lược sản phẩm Hầu hết các doanh nghiệp đều kinh doanh sản phẩm với những nhãn hiệu cụ thể Nhãn hiệu còn là tài sản có giá trị kinh doanh của doanh nghiệp, khi một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, việc kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
Quyết định về cách đặt tên nhãn
Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
Nâng cao uy tín nhãn hiệu
1.7.3.3 Đặc tính sản phẩm Đặc tính sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm, thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện xác định, phù hợp với công dụng sản phẩm.
Quyết định chất lượng sản phẩm : Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất – kinh doanh, niềm tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm và uy tín của mình, doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lượng rất chặt chẽ Chiến lược quản lý chất lượng theo thời gian được triển khai theo các hướng : doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư vào nghiên cứu để thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng.Duy trì chất lượng chất lượng sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm không thay đổi.Giảm chất lượng sản phẩm nhằm bù đắp cho chi phí sản xuất gia tăng hoặc để nâng mức lợi nhuận
Những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa : gồm công thức, thành phần, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc cỡ khổ, vật liệu,…
Đặc tính sử dụng : gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,
Đặc tính tâm lý : gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc
Đặc tính kết hợp : gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ,…
Thiết kế bao bì sản phẩm là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những bao gói hay đồ đựng sản phẩm Một thành phần không thể thiếu trên bao bì là nhãn và thông tin gắn trên bao bì hoặc sản phẩm
Bao bì thường có ba lớp:
Bao bì tiếp xúc: Lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm
Bao bì ngoài: Nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, bảo đảm an toàn cho sản phẩm vàgia tăng tính thẩm mỹ cho bao bì
Bao bì vận chuyển: Được thiết kế để bảo quản, vận chuyển sản phẩm thuận tiện
1.7.3.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Dịch vụ làm ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng như công cụ cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, đặc điểm sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng có thể khác nhau Các doanh nghiệp có thể lựa chọn những dịch vụ sau để hỗ trợ cho sản phẩm:
Bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm
Chuyên chở, lắp đặt sản phẩm
Cung ứng chi tiết phụ tùng thay thế
Sử dụng thử sản phẩm
1.7.3.6 Phát triển sản phẩm mới
Chiếc lược giá
1.8.1 Các khái niệm về giá
Tùy vào từng góc độ mà chúng ta có khái niệm về giá cả khác nhau:
Ở góc độ trao đổi sản phẩm, giá là mối tương quan trao đổi hàng hóa trên thị trường, giá là biểu tượng cho giá trị của sản phẩm
Ở góc độ người mua, giá cả được hiểu là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm, nói cách khác giá cả là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở sản phẩm
Ở góc độ người bán, giá cả sản phẩm là khoản thu nhập mà người bán có được nhờ việc bán sản phẩm
1.8.2 Vai trò của chiến lược giá
Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược giá:
Là yếu tố duy nhất trong marketing mix trực tiếp tạo ra doanh thu
Là yếu tố quyết định sự lựa chọn sản phẩm mua
Là yếu tố quan trọng quyết định thị phần của doanh nghiệp cũng như là công cụ đắc lực để thâm nhập thị trường.
1.8.3 Định giá sản phẩm Định giá cộng thêm vào chi phí doanh nghiệp chỉ cần cộng thêm mức biên lãi vào giá thành sản phẩm để có giá bán Cách định giá cộng thêm vào chi phí có một số đặc điểm sau:
Tính toán đơn giản, dễ làm, dễ nắm chắc chi phí.
Trường hợp các doanh nghiệp cùng áp dụng cách định giá cộng thêm vào chi phí thì giá giữa các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng giống nhau và giảm bớt sự cạnh tranh về giá.
Cách tính giá này có vẻ công bằng cho các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và bán lẻ. Định giá bằng cách phân tích mức hòa vốn và định giá theo lợi nhuận mục tiêu: Doanh nghiệp có thể dựa vào điểm hòa vốn như một công cụ để tính giá của sản phẩm Phương pháp định giá này có các ưu điểm sau:
Hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán chính xác khối lượng tiêu thụ.
Cho phép xem xét các mức giá khác nhau cũng như ảnh hưởng của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận.
Dự báo được thời gian nào bắt đầu đạt lợi nhuận. Định giá dựa trên cảm nhận của người mua đối với giả cả và giá trị: doanh nghiệp phải xác định cảm nhận của khách hàng ở giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất
Từ đó doanh nghiệp biết rằng mình có thể tận dụng chi phí trong khoản nào cho việc thiết kế và sản xuất ra sản phẩm để giá của nó phù hợp với cảm nhận của khách hàng. Định giá dựa vào cạnh tranh: Có hai cách định giá theo phương pháp này là định giá theo thời giá và định giá theo đấu thầu.
Định giá theo thời giá: Đây là phương pháp định giá dựa trên cơ sở giá của đối thủ, doanh nghiệp có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn hoặc bằng đối thủ
Định giá theo đấu thầu: Có hai hình thức cho cách định giá này là định giá theo đấu thầu giá cao và định giá theo đấu thầu giá thấp.
Chiến lược phân phối
1.9.1 Khái niệm về phân phối
Phân phối là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức, điều hành và vận chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm tiêu thụ hàng hóa nhanh và nhiều với chi phí thấp nhất
Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân và doanh nghiệp độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu Các nguyên tắc bao gồm quyết định liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối liên hệ trong kênh và mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật chất.
1.9.2 Chức năng của kênh phân phối
Phân phối vật chất: vận chuyển, dự trữ, bảo quản hàng hóa
Nghiên cứu thị trường: Thu thập các thông tin cần thiết về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Thông tin này giúp cho nhà sản xuất thiết lập chiến lược kênh phân phối
Hỗ trợ xúc tiến hỗn hợp: Giúp nhà sản xuất truyền bá thông tin về sản phẩm
Thương lượng: thỏa thuận về giá cả và các điều kiện phân phối khác
Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng
Hoàn thiện lô hàng: Chia nhỏ lô hàng, đóng gói, đáp ứng những yêu cầu khác nhau của người mua
Tài trợ: Huy động và phân chia tiền bạc để thanh toán chi phí của kênh, cấp tín dụng cho khách hàng
Chia sẻ rủi ro: Chấp nhận các rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh.
1.9.3 Cấu trúc của kênh phân phối
Cấu trúc kênh thể hiện ở 2 góc độ: chiều dài và chiều rộng của kênh phân phối Chiều dài của kênh phân phối:
Kênh trực tiếp: NSX bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng qua các cửa hàng của mình, qua bưu điện, hoặc bán hàng lưu động, bán tại các địa điểm khách hàng, bán hàng theo hình thức thương mại điện tử.
Kênh cấp một: Kênh này bao gồm nhà trung gian là nhà bán lẻ.
Kênh 2 cấp (nhà bán buôn và nhà bán lẻ)
Kênh 3 cấp (2 nhà buôn lớn và nhỏ+ nhà bán lẻ Hoặc một đại lý, một bán buôn, một bán lẻ)
Chiều rộng kênh phân phối:
Chiều rộng của kênh phân phối được biểu hiện bằng số lượng trung gian ở mỗi cấp phân phối
Chiểu rộng thể hiện ở ba phương thức phân phối sau:
Phân phối rộng rãi: DN bán sản phẩm qua vô số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối
Phân phối độc quyền: Trên mỗi khu vực thị trường, DN chỉ bán SP qua một trung gian thương mại duy nhất
Phân phối chọn lọc: NSX lựa chọn một số trung gian thương mại theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp phân phối
1.9.4 Thiết kế kênh phân phối
Viê ²c thiết kế kênh phân phối đòi hỏi phải phân tích nhu cầu khách hàng, xác định mục tiêu và các điều kiê ²n ràng buô ²c, chọn các giải pháp phân phối và xác định các tiêu chuẩn đánh giá Các doanh nghiê ²p khi thiết kế kênh phân phối cần xem xét quy trình sau:
Phân tích nhu cầu khách hàng: Doanh nghiê ²p tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu mua những sản phẩm nào, mua ở đâu, tại sao họ lại mua và cách mua như thế nào.
Xác định mục tiêu phân phối và các điều kiê ²n ràng buô ²c: Viê ²c thiết kế mô ²t kênh phân phối hiê ²u quả cần bắt đầu ở viê ²c xác định rõ cần vươn tới thị trường nào với mục tiêu nào Khi đã triển khai được các mục tiêu, doanh nghiê ²p cần quan tâm đến những điều kiê ²n ràng buô ²c từ phía khách hàng, đă ²c điểm sản phẩm, trung gian phân phối và đối thủ cạnh tranh cũng như các chính sách của doanh nghiê ²p và môi trường kinh doanh.
Lựa chọn giải pháp cho kênh: Là các bước công viê ²c cụ thể trong chiến lược phân phối Những giải pháp thường là: Loại trung gian, số lượng trung gian, điều kiê ²n và trách nhiê ²m của các thành viên trong kênh phân phối.
Chiến lược chiêu thị
1.10.1 Khái niệm về chiêu thị
Chiêu thị: Là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp
Chiến lược chiêu thị: Là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, th ơng hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thôngƣ của doanh nghiệp
1.10.2 Các công cụ chiêu thị
Quảng cáo: sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo
Quan hệ công chúng : hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp
Khuyến mại: tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và thường xuyên hơn
Chào hàng cá nhân: hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họ quan tâm hoặc mua sản phẩm
Marketing trực tiếp: hình thức chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
1.10.3 Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Để phát triển hiê ²u quả mô ²t chương trình truyền thông marketing đòi hỏi phải xem xét các bước sau:
- Xác định đối tượng mục tiêu: Quá trình truyền thông khởi đầu bằng viê ²c xác định rõ đối tượng mục tiêu, họ có thể là khách hàng hiê ²n tại, có thể là người ra quyết định hoă ²c người gây ảnh hưởng
- Xác định mục tiêu truyền thông: Xác định mục tiêu truyền thông chính là xác định những phản ứng mà ta muốn có ở đối tượng mục tiêu Khi truyền thông ta cần biết chính xác người tiêu dùng đang ở vị trí nào trong quá trình sẵn sàng mua của họ.
- Thiết kế thông điê ²p: Viê ²c thiết kế thông điê ²p phải giải quyết được mục tiêu truyền thông đã xác định, phải phù hợp với đối tượng thông tin Thiết kế phải giải quyết ba vấn đề sau: truyền đạt cái gì ?; truyền đạt như thế nào ? và hình thức của thông điê ²p?
- Lựa chọn phương tiê ²n truyền thông: Người truyền thông có thể lựa chọn hai kênh là kênh truyền thông cá nhân và phi cá nhân
Kênh truyền thông cá nhân là dạng truyền thông trực tiếp mă ²t đối mă ²t với đối tượng mục tiêu Hình thức này chủ yếu là chào hàng cá nhân.
Kênh truyền thông phi cá nhân là dạng truyền thông mà thông điê ²p được truyền không qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và người nhâ ²n Hình thức này thuô ²c về quảng cáo giao tế, marketing trực tiếp.
- Tiếp nhâ ²n thông tin phản hồi: Đây là bước cuối cùng để đánh giá tác đô ²ng và kết quả truyền thông marketing Các tác đô ²ng thường không phát sinh tức thì mà phải trải qua mô ²t khoảng thời gian Đánh giá hiêu quả của các chương trình truyền thông marketing phải được tiến hành dựa trên các cuô ²c khảo sát chuyên sâu, từ thông tin phản hồi có thể điều chỉnh cho những kế hoạch tiếp theo.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Môi trường vĩ mô
2.1.1 Môi trường văn hóa - xã hội
Nhà xuất bản Kim Đồng là doanh nghiệp quốc doanh, có bề dày lịch sử và phát triển 64 năm hình thành Có tiền thân là “Tủ sách Kim Đồng”, do Hội Văn Nghệ, Đoàn thanh niên lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc từ những năm 1945 Khi đó, đất nước vừa được thống nhất, và chung sức góp phần đẩy lùi “giặc dốt”, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem văn học và nghệ thuật là phần quan trọng trong các phương tiện giáo dục thế hệ thanh thiếu nhi Và “Tủ sách Kim Đồng” đã góp phần tuyên truyền văn học và nghệ thuật đến công chúng trong giai đoạn này Tuy chưa được in ấn nhiều, phát hành chưa rộng rãi nhưng đã có những đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam.
Trong suốt quá trình 64 năm, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc mà NXB Kim Đồng đã có sự thay đổi nhằm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đặc biệt là tạo sự thay đổi trong ngành xuất bản Việt Nam Đặc biệt là trong việc liên kết xuất bản với các Công ty Truyền Thông về Văn Hóa cả trong nước và ngoài nước, đã đưa thị trường sách ở Việt Nam đạt được số lượng cực lớn về đầu sách, và chủ đề sách đạt được sự đa dạng phong phú trong các ấn phẩm xuất bản hằng năm Nhiều tác phẩm của tác giả trong nước và ngoài nước nổi tiếng thế giới đã được nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam Nhờ đó đã đưa được một lượng thông tin, kiến thức nhất định đến với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Tuy nhiên hiện nay Nhà xuất bản Kim Đồng đang gặp không ít khó khăn trước thời đại công nghệ số, đặc biệt là sự ra đời của sách điện tử (E-Book) và các diễn đàn văn học mạng đã thu hút “sức đọc” của lượng lớn độc giả trẻ của Việt Nam hiện nay Đồng thời đứng trước thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Kim Đồng phải có sự chọn lọc khắt khe và chặt chẻ để giữ gìn và mang đến những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc, vừa đảm bảo tính sáng tạo cần có của thời đại mới để thu hút độc giả Việt Ngoài ra, Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020, các chỉ số về sản lượng, doanh thu của hoạt động xuất bản đều giảm cũng là một khó khăn mà Nhà xuất bản phải đối mặt hiện tại.
2.1.2 Môi trường nhân khẩu học
Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.035.226 người vào ngày 03/05/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi là 25,2 % Điều này chứng tỏ Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ Phù hợp với đối tượng phục vụ chủ yếu của Nhà xuất bản là các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi), với nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi)
Ngoài ra với trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, phân lớn người dân đặc biệt là các bạn trẻ đều đạt trình độ học vấn từ bậc cử nhân trở lên, là trình độ khá cao Vì vậy nhu cầu và đòi hỏi về việc đọc sáng cũng ngày càng cao để phù hợp với sự phát triển của bản thân trước yêu cầu của xã hội Vì vậy rất phù hợp với các tác phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng dành cho đối tượng khán giả các em tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi) và các bậc phụ huynh.
2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị ở nước ta rất ổn định, để đẩy mạnh đất nước trong cuộc cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có những chính sách để hỗ trợ và đẩy mạnh việc xuất bản sách và đọc sách Như 5 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/2/2014 lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương khóa
IX, “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, ngày 29-12-2016,…
Nhờ sự chăm lo từ chính phủ trong công cuộc xuất bản sách, Nhà xuất bản Kim Đồng đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác lâu dài, hữu nghĩ với các nhà xuất bản của các quốc gia khác trên thế giới Ví dụ như Nhà xuất bản Kim Đồng hợp tác với hơn 70 NXB khác trên khắp thế giới, đặc biệt các nhà xuất bản như: Dorling Kindersley,
HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogakukan, NXB Seoul Nhờ sự giao lưu, gặp gỡ và phối hợp đó mà Kim Đồng đã xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị
Ngoài ra, kể từ ngày 26-10-2004, Việt Nam đã tham gia ký kết công ước về bản quyền Berne, mở ra nhiều các hội cho Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và xuất bản những quyển sách có giá trị của thế giới đến với độc giả Việt Nam Ngoài hình thức mua bản quyền, Nhà xuất bản có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài để được dịch và xuất bản sách theo các chương trình tài trợ của các Quỹ hay các chương trình tài trợ của
Sứ quán nước ngoài tại Việt Nam Nhờ vào môi trường chính trị - pháp luật đầy thuận lời đối với ngành xuất bản sách, mà Nhà xuất bản Kim Đồng có thể đưa đến độc giả Việt Nam các đầu sách hấp dẫn và có giá trị.
Hoạt động xuất bản có bước phát triển về quy mô, năng lực hoạt động, theo đó năm 2018 có 33,9 nghìn đầu sách với 372 triệu bản Nhiều bộ sách có giá trị cao thuộc các lĩnh vực, như sách nghiên cứu về chính trị, sách văn hoá - xã hội, sách khoa học - công nghệ, sách kinh tế và quản lý kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế được xuất bản Nhiều nhà xuất bản kinh doanh hiệu quả và có lãi, trong đó Nhà xuất bản Kim Đồng đạt được 30,350 tỷ đồng dựa trên việc xuất bản sách Năm 2019, doanh thu toàn ngành xuất bản đạt 2.775,127 tỷ đồng, nộp ngân sách 165,412 tỷ đồng Điều này cho thấy ngành xuất bản sách cũng đạt doanh thu tốt và góp phần vào GDP Việt Nam
Trong năm 2020, tổng số xuất bản phẩm là 36.218 xuất bản phẩm (giảm 2,4%) với 403,5 triệu bản.Trên lĩnh vực phát hành, toàn ngành phát hành hơn 330 triệu xuất bản phẩm; doanh thu đạt 3.700 tỷ đồng Số lượng xuất bản phẩm xuất khẩu toàn ngành đạt
300 nghìn bản số lượng xuất bản phẩm nhập khẩu đạt 21,1 triệu bản (giảm 44,76%).
Hoạt động xuất nhập khẩu sách có bước phát triển Thị trường sách được mở rộng thêm ở một số quốc gia: Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, phát triển thêm thị trường mới như Italia, Trung Quốc, Singapore Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sách, báo đạt 27,45 triệu USD trong đó nhập khẩu: 23,25 triệu USD, xuất khẩu: 4,2 triệu USD Qua đó, có thể thấy rằng ngành xuất bản sách đang phát triển dữ dội và đạt nhiều thành tựu nhất định, và là bước đệm cho sự phát triển trong tương lai
Môi trường vi mô
Với sự phát triển của đất nước và xã hội hiện nay, trình độ dân trí ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về viết tiếp nhận tri thức ngày càng mạnh mẽ Nhu cầu đó phát triển về cả chiều ngang lẫn chiều sâu, khi đòi hỏi những người viết sách, những nhà xuất bản sách,… cho ra đời những quyển sách vừa có nội dung uyên bác, vừa có đa dạng các thể loại kiến thức Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những người viết sách, người xuất bản sách,… khi có thể đưa đến thị trường những thể loại sách mới mẻ như dòng
“sách tự lực” (sách Self-help), dòng sách về “nghệ thuật sống”,… Nhưng bên cạnh đó cũng là sự khắt khe hơn về nội dung sách đến từ phía độc giả và khách hàng.
Bên cạnh việc đảm bảo chiều sâu về nội dung và sự đa dạng về thể loại sách, các nhà xuất bản sách còn đối mặt với những yêu cầu, đòi hỏi về mặt hình thức của sản phẩm sách Bởi vì sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tác giả, tác phẩm và các nhà xuất bản khác nhau,… dẫn đến việc sự cạnh tranh giữa các quyển sách trong cùng một dòng sách, hay sự cạnh trạnh giữa các nhà xuất bản với cùng một tác phẩm, tác giả,… Điều này dẫn đến một cuộc chạy đua không còn nằm ở nội dung mà là về hình thức, đặc biệt là về cách thiết kế trên trang bìa sách, sử dụng các kĩ thuật in ấn, các loại giấy, cho ra đời các ấn phẩm phụ như kẹp sách (bookmark), poster lưu niệm,…nhằm thu hút người đọc, khách hàng trên các quầy sách
Nhà xuất bản Kim Đồng, với việc với định đối tượng khách hàng của mình trải dài từ 0 – 18 tuổi; cụ thể là: đối tượng các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi), nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến các em tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi); và các bậc phụ huynh Điều này đòi hỏi Nhà xuất bản Kim Đồng cần có sự bao quát toàn diện về thể loại mà từng nhóm đối tượng quan tâm Điều này đem lại lợi thế cho Nhà xuất bản Kim Đồng khi có nguồn khách hàng lớn có thể tiêu thụ được lượng lớn sách nếu có thể tận dụng triệt để nguồn khách hàng Tuy nhiên nhà xuất bản cũng cần xác định đối tượng phục vụ của mình chưa phải là khách hàng trực tiếp mua sản phẩm, mà cần phải thông qua khách hàng là “phụ huynh” Vì vậy Nhà xuất bản cần có sự chọn lọc về nội
1 0 dung và cách in ấn bao bì cho phù hợp và có thể gây thiện cảm với cả hai đối tượng khách hàng
Mặc dù là một nhà xuất bản lâu đời và có sự ghi dấu đối với khách hàng và độc giả, tuy nhiên dưới sự phát triển của đất nước, ngày càng có nhiều nhà xuất bản tư nhân lẫn Nhà nước ra đời Trong đó có những nhà xuất bản tuy mới xuất hiện sau này, nhưng đã có những sự cải cách về in ấn, bao bìa, cũng như có sự đổi mới về chất lượng, nội dung sách nên đã trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nhà xuất bản Kim Đồng Đối với hệ thống các nhà xuất bản công lập Nhà nước, phải kể đến Nhà xuất bản Trẻ Được thành lập từ năm 1986, có tiền thần là nhà xuất bản Măng Non, đến nay đã đổi tên chính thức là Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Trẻ, có chủ sở hữu là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đồng thời cũng là một trong những đơn vị sớm nhất ký và tuân thủ Công ước Berne (Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật) năm
2003 Cùng tiếp cận đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên Nhà xuất bản Trẻ lại ghi dấu ấn cho mình bằng các đầu sách dạng chữ, tiểu thuyết ngắn,… trái ngược với những bộ truyện tranh Nhật Bản cuốn hút của đối thủ là Nhà xuất bản Kim Đồng Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bộ sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như “Kính Vạn Hoa”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”,….hay các tác phẩm nước ngoài như tập truyện
“Harry Potter” của nhà văn J.K Rowling,… Ngoài Nhà xuất bản Trẻ, còn một vài những đối thủ cạnh trạnh có tiềm năng khác như Nhà xuất bản Giáo Dục, Nhà xuất bản Văn học,
… đây đều là những Nhà xuất bản từng cho ra đời nhiều quyển sách gây sức hút trên thị trường và đạt được nhiều thành tựu Đối với hệ thống các nhà xuất bản tư nhân, thì Nhà xuất bản Nhã Nam và Nhà xuất bản Thái Hà Books là những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng trong những năm trở lại đây Nhã Nam và Thái Hà Books cũng dần cho ra đời các dòng sách tiểu thuyết ngắn Light Novel của Nhật Bản để phùng hợp với xu hướng của giới trẻ Vì vậy đây cũng xem là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Kim Đồng
Hiện nay, Nhà xuất bản Kim Đồng được xem là nhà xuất bản nổi tiếng nhất đối với thiếu nhi và các bậc phụ huynh Là một nhà xuất bản trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh với bề dày lịch sử 64 năm của mình, Nhà xuất bản Kim Đồng đã ghi dấu ấn tên mình trong tâm trí phân đông khách hàng khi nhắc về Nhà xuất bản sách, đặc biệt là với đối tượng phụ huynh và các em thiếu nhi, học sinh sinh viên Nhà xuất bản Kim Đồng được xem như nhà xuất bản uy tín thứ hai toàn quốc về mặt nội dung, chỉ đứng sau Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Vì vậy các ấn phẩm của Kim Đồng luôn được bảo chứng về chất lượng nội dung trong mắt khách hàng, đặc biệt là các tác phẩm về văn học, nghệ thuật, về giáo dục truyền thống dân tộc,… Bên cạnh đó, Nhà xuất bản Kim Đồng còn ghi dấu trong tâm trí trẻ em và giới trẻ thập nhiên 90s, 2000 nhờ việc tiên phong trong xuất bản các tác phẩm truyện tranh nước ngoài, mà cụ thể là các bộ truyện tranh Nhật Bản thời gian đầu như “Thủy Thủ Mặt Trăng”, “Thám tử lừng danh Conan”, “Doraemon”,
“Subasa”,… cùng với sự xâm nhập của các bộ phim hoạt hình Nhật Bản cùng tên Nhờ đó các tác phẩm truyện tranh thời kỳ đầu này ở Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần của trẻ em Việt Nam, và khiến Kim Đồng thành công ghi dấu ấn tên mình đối với phần đông khách hàng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Đồng thời, với sự xuất hiện của truyện tranh từ những năm 1990 đã ghi dấu tác phẩm truyện tranh đầu tiên đã ghi dấu ấn của mình trên thị trường sách Việt Nam Tuy nhiên bởi việc sử dụng nhiều hình ảnh mang nét vẻ thô sở, kèm phần nội dung chưa được sâu sắc như “Phong Thần” (1991), “Anh em Hồ Lô” (1992),… đã tạo nên tiền đề cho ra: truyện tranh chỉ dành cho trẻ con Tiếp theo đó là sự ra đời của các bộ truyện tranh đến từ Nhật Bản có phần trau chuốt hơn về mặt hình ảnh, lẫn nội dung Nhờ đó đã trở thành một trong những ký ức tuổi thơ khó quên đối với thế hệ độc giả kéo dài từ thập niên 90s cho đến 2000, về sau… Nổi tiếng có thể kể đến là “Doraemon”, “Ninja Loạn Thị” (1997), “Nữ Hoàng Ai Cập” (2002),… Sức hút của các bộ truyện tranh giờ đây đã không còn giới hạn ở phạm vi trẻ con mà đã kéo dài ra với giới trẻ và đặc biệt là những độc giả từng có tuổi thơ với các bộ truyện tranh Vì vậy sức sống của dòng truyện này kéo dài, kéo theo là tên tuổi của Nhà xuất bản Kim Đồng ngày càng được nhắc đến đông đảo Kèm theo đó là sự cải thiện về chất lượng nội dung, bản dịch và in ấn khiến các tác phẩm xưa lẫn nay đếu mang lại sức hút mới mẻ cho thế hệ mới lẫn thế hệ bạn đọc đã gắn bó từ lâu Hiện nay bên cạnh các bộ truyện tranh, sự du nhập của thể loại tiểu thuyết ngắn Light Novel từ Nhật Bản đã đem lại làn gió mới và sự lựa chọn mới cho độc giả Vẫn mang trong mình nội dung cốt lỗi như các bộ truyện tranh ăn khách, nhưng thay vào đó là sự diễn đạt bằng con chữ, đã khiến các độc giả trẻ, độc giả có trí thức thích thú hơn trong việc khám phá tâm lí nhân vật bên cạnh câu chuyện về hành trình như thường lệ giống như truyện tranh Vì vậy sự đón nhận của công chúng đối với dòng sách này là vô cùng tiềm năng Đây là cơ hội để các nhà xuất bản đối với dòng sách mới này
Nhà xuất bản Kim Đồng có trụ sở chính tại Hà Nội, cùng hai chính nhánh tại Đà Nằng và Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuôc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Vì vậy, nhà xuất bản có thể tự tổ chức bản thảo, biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm có nội dung: giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục về tri thức, kiến thức… trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho độc giả các đầu sách cần thiết cho thị trường Vì vậy, nhà xuất bản có sự liên kết lớn với các tác giả trong nước cũng như các cơ quan về giáo dục nhằm đưa đến những đầu sách đảm bảo về văn hóa nghệ thuật Nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh nước ngoài, vì vậy không thể không nhắc đến các đối tác quốc tế của Nhà xuất bản Kim Đồng để có thể đưa được những bộ truyện nước ngoài về Việt Nam mà vẫn phù hợp với văn hóa dân tộc Trong đó phải kể đến các đối tác quốc tế như Trung tâm Văn hóa Châu Á Thái Bình Dương(ACCU), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation Vietnam),… cùng hơn sự trải dài trên 20 quốc gia với các đối tác lớn nhỏ tại Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Singapore,… Nhờ sự hợp tác sâu rộng với rất nhiều Nhà xuất bản lớn nhỏ trên thế
1 0 giới, mà Nhà xuất bản Kim Đồng luôn đảm bảo về nguồn sách và thể loại sách Đồng thời cũng đảm bảo không vi phạm các công ước quốc tế về tác quyền, sỡ hữu trí tuệ,… Do đó, các tác phẩm mà Kim Đồng mang đến cho độc giả Việt Nam đều được đảm bảo về nội dung
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN (MANGA) VÀ TIỂU THUYẾT NGẮN NHẬT BẢN (LIGHT NOVEL) Ở VIỆT NAM PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC S-T-P CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
Tổng quan về Nhà xuất bản Kim Đồng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Kim Đồng:
Sau khi thành lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên - nhi đồng Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật Vì vậy đã cho xuất bản các loại sách "Tủ sách Kim Đồng",
"Hoa kháng chiến" do Hội Văn Nghệ, Đoàn Thanh niên Lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc Tuy chưa có điều kiện để in ấn và phát hành rộng rãi, như đã đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam Sau năm 1954,
"Tủ sách Kim Đồng" được tiếp tục xuất bản do Nhà xuất bản Thanh Niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) phụ trách.
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc Việt Nam lần thứ II vào tháng 2 năm 1957, nhiệm vụ được đề ra là một cơ sở sáng tác và xuất bản sách phục vụ thiếu nhi, đây được xem như sự chuẩn bị cho việc ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng Ngày 17 tháng 6 năm 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức được thành lập Vốn là một doanh nghiệp quốc doanh, nhưng Kim Đồng lại là Nhà xuất bản có hạch toán độc lập khi có thể tự sản xuất trực tiếp, tự ra sản phẩm và tổ chức các hoạt động kinh doanh Vì ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi trong thời chiến tranh, nên tự thân Nhà xuất bản Kim Đồng đã là Nhà xuất bản theo định hướng nhà nước, thực hiện mục tiêu, định hướng của Chính phủ, mà trong đó nhiệm vụ chính là chăm sóc và giáo dục thiếu niên – nhi đồng trên lĩnh vực văn học và nghệ thuật Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra đời nhiều cuốn sách hay, sách đẹp cho trẻ em được thể hiện sinh động qua nhiều thể loại phong phú: văn xuôi, thơ,… Đến giai đoạn 1989-1990, ở Việt Nam xuất hiện hình thức xuất bản tư nhân, dù còn rất nhỏ bé Nhưng đây cũng là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, độc giả được tiếp cận các tác phẩm của thế giới, đa dạng hơn và hấp dẫn hơn (trước đó, trên thị trường chủ yếu chỉ có sách tiếng Nga hoặc được dịch lại từ tiếng Nga) Nhận thức được sự thay đổi của xã hội, thời kì mở cửa sẽ dẫn đến những cạnh tranh giữa các công ty sách mới hình thành với những Nhà xuất bản cũ, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã bước vào công cuộc chạy đua nhằm khẳng định thương hiệu chắc chắn của mình trong lòng độc giả Bắt đầu bước chuyển mình của nhà xuất bản Kim Đồng khi phát hành bộ truyện tranh Nhật Bản
(Manga) nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F Fujio, dưới tên gọi được phiên âm tiếng Việt là Đôrêmon (1992) Ban đầu, nhà xuất bản Kim Đồng tiến hành in những mẩu truyện lẻ Đôrêmon trên báo Nhi Đồng và phát hành 4 tập truyện thử nghiệm Sau khi nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ phía độc giả, đặc biệt là các bạn nhỏ, nhà xuất bản Kim Đồng đã quyết định xuất bản tập truyện một cách chính thức Đây thực sự là một quả bom
1 0 đã thay đổi nhận thức của hàng triệu trẻ em Việt Nam khi được tiếp cận với văn hoá truyện tranh Nhật Bản (Manga) vốn đã ở một trình độ rất cao so với các bộ truyện tranh khác từng xuất hiện tại Việt Nam Lần đầu tiên, trẻ em Việt Nam và cả những người làm công tác xuất bản truyện tranh ở Việt Nam ngỡ ngàng nhận ra, bên cạnh tính giáo dục, truyện tranh còn có thể mang đậm tính giải trí và tạo ra tác động tốt đến thẩm mỹ của người đọc Đây trở thành một dấu mốc đặc biệt của ngành xuất bản Việt Nam Bộ truyện nhanh chóng trở thành hiện tượng xuất bản và cho tới ngày hôm nay vẫn là một trong những đầu sách có doanh thu cao nhất của NXB Kim Đồng Nối tiếp thành công của bộ truyện Doraemon, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra đời hàng loạt tác phẩm truyện tranh Nhật Bản khác cũng nhanh chóng chiếm được sự yếu thích của các độc giả nhỏ tuổi như 4
“Siêu Quậy Téppi” (Ore wa Teppei, 1995) của Tetsuya Chiba, “Subasa” (Captain
Tsubasa, 1993) của Yōichi Takahashi, “7 Viên Ngọc Rồng” (Dragon Ball, 1995) của Akira Toriyama, “Thám tử lừng danh Conan” (Case Closed/Detective Conan, 1995) của Gosho Aoyama,… Cũng từ đó mà độc giả trẻ Việt Nam, từ nhi đồng cho tới thiếu niên và cả thanh niên, chìm đắm trong thế giới manga, và cũng từ đây hai từ “truyện tranh” với các bạn trẻ Việt Nam được xem như đồng nghĩa với “manga” và chỉ manga mà thôi Cũng từ đó mà nhà Nhà xuất bản Kim Đồng ghi dấu ấn với những tác phẩm truyện tranh Nhật Bản và những bộ truyện gần gủi với trẻ em và các bạn độc giả trẻ
Lịch sử của Nhà xuất bản Kim Đồng chính là lịch sử của những cuốn sách nổi tiếng như “Dế mèn phiêu lưu kí”, “Đất rừng phương nam”, “Kính Vạn Hoa”… “Đôrêmon”, “Conan”, “Subasa”,… Với lịch sử 64 năm hình thành và phát triển, từ năm 1957 đến nay, NXB Kim Đồng đã góp phần gieo trồng nên những thế hệ trẻ Việt Nam những kí ức tươi đẹp với những bộ truyện tranh đầy màu sắc mà còn mang tính giáo dục về tình người, về gia đình, bạn bè… Nhà xuất bản Kim Đồng có thể tự hào rằng khi là một nhà xuất bản uy tín tầm cỡ quốc gia, nơi trẻ em Việt Nam luôn có thể tìm được mọi loại sách bổ ích và lí thú Hiện tại trụ sợ chính của Nhà
Hình 3.2: Tập truyện Siêu quậy Teppi lần đầu xuất bản năm 1995 Hình 3.1: Tập truyện Đôrêmon lần đầu xuất bản năm 1992
1 0 xuất bản Kim Đồng được đặt tại số 55 đường Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngoài ra còn hai chi nhánh là số102 Ông Ích Khiêm, Thành phố Đà Nẵng, và chi nhánh
248 đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh khai trương ngày
3.1.2 Doanh thu, thành tựu và sự ảnh hưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên sản xuất và phát hành sách, văn hóa phẩm dành cho trẻ em lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.000 đầu sách mỗi năm thuộc nhiều thể loại như văn học, lịch sử, khoa học , truyện tranh,… Bên cạnh việc hợp tác với các cá nhân và tổ chức trong nước, Nhà xuất bản Kim Đồng còn hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản khác trên khắp thế giới, đặc biệt các nhà xuất bản như Dorling Kindersley, HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogkukan, Nhà xuất bản Seoul,… Bên cạnh hoạt động xuất bản sách, cơ quan này còn là nhà tổ chức thường xuyên các cuộc vận động sáng tác truyện, truyện tranh, thơ, nhạc, kịch… cho thiếu nhi Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tham gia một số hoạt động xã hội như quỹ học bổng Đôrêmon, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng tủ sách cho xã hội nghèo và xây trường học cho trẻ em miền núi
Là một trong những Nhà xuất bản được đánh giá hàng đầu thị trường, doanh thu mà Nhà xuất bản Kim Đồng thu về được cũng là những con số đáng nể trong ngành xuất bản Trong đó phải kể đến số lượng đầu sách được tiêu thụ của nhà xuất bản Kim Đồng
“Trong 10 năm (2006 – 2015), Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng đã thực hiện in ấn và phát hành trên 80 triệu bản sách với tổng doanh số đạt gần 800 tỉ đồng, đáp ứng được nhu cầu đọc của đông đảo độc giả trẻ và là địa chỉ tin cậy của đội ngũ tác giả, cộng tác viên tại các tỉnh miền Nam” – Theo công bố của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2016 Và theo họa sĩ Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc NXB Kim Đồng cho biết: “Trong 14 năm tăng trưởng, từ năm 1993 – 2006, NXB Kim Đồng đã xuất bản hơn 10 ngàn đầu sách, với 180 triệu bản in, lớn hơn nhiều lần số đầu bản in của 35 năm trước đó….” (Theo phỏng vấn của Tạp chí văn nghệ VOV5, năm 2017) Cũng trong năm 2017, trong Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm trong năm 2017 tại Hội nghị, Cục Xuất bản, In và Phát hành - cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản có nêu: “toàn ngành xuất bản có 30.851 đầu sách với 312.510.500 bản sách được xuất bản Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.892 tỷ đồng, tăng 31,4% so với năm 2016 Toàn ngành nộp ngân sách khoảng 109 tỷ đồng (tăng 59% so với năm 2016) Lợi nhuận sau thuế của các nhà xuất bản đạt khoảng 190,4 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2016).” Mà trong đó doanh thu Nhà xuất bản Kim Đồng đạt được lãi là 30,3 tỷ đồng Nhà xuất bản Kim Đồng cũng thể hiện vị thế của mình khi trở thành đơn vị có doanh thu cao nhất trong sự kiện “Phố Sách Xuân Đinh Dậu 2017” do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm tổ chức Doanh thu của Phố sách Xuân năm nay đạt trên 7 tỷ đồng với 250 nghìn bản sách bán ra, trong đó Nhà xuất bản Kim Đồng đứng đầu với doanh thu cao nhất đạt trên 1 tỷ đồng Tiếp nối
1 0 những năm sau đó, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn giữ vững được phong độ ở mức ổn định như trong năm 2018, doanh thu đạt được con số 246,5 tỷ đồng (Ông Nguyễn Nguyên -
Vụ Phó Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết) Trong năm 2019, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn tiếp tục lọt top những Nhà xuất bản có doanh thu cao nhất, đặc biệt là trong hoạt động Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm
2019 (Thông tin từ Công ty Đường Sách TPHCM năm 2019)
Tuy nhiên năm 2020 là một năm đầy khó khan đối với Nhà xuất bản Kim Đồng nói riêng và ngành xuât bản nói chung Khi đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, các hoạt động xuất bản phải b hủy, hoãn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của các nhà xuất bản, các công ty sách, nhà sách, các đơn vị phát hành… mà trong đó có Nhà xuât bản Kim Đồng được đánh giá là xáo trộn nhiều nhất Theo chia sẻ của ông Cao Xuân Sơn, phó giám đốc NXB Kim Đồng, giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng tại TP.HCM cho biết: "Vì Kim Đồng là NXB phục vụ thiếu nhi, mà thiếu nhi đang có sự xáo trộn trong lịch học nên kế hoạch xuất bản cũng bị xáo trộn" (Theo phỏng vấn của Báo Tuổi Tre năm 2020) Tuy nhiên thiệt hại đáng kể nhất phải kể đến là chương trình khuyến đọc "Cùng trang sách bước đến tương lai" do NXB Kim Đồng phối hợp thực hiện cùng các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP.HCM đã bị ngưng trệ hoàn toàn Vì vậy doanh thu của Nhà xuất bản Kim Đồng đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm
2019 Từ những kinh nghiệm có được trong đợt dịch COVID-19 năm 2020, với phương châm “Tích cốc phòng cơ, đầu tư trọng điểm, tận dụng cơ hội” - Theo bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng biên tập NXB Kim Đồng, mà Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ có những thay đổi để phù hợp với tình hình dịch bệnh và nhu cầu của xã hội
Hình 3.3: Chương trình "Cùng trang sách bước đến tương lai" của NXB Kim Đồng những năm trước
Tổng quan về thị trường Việt Nam
3.2.1 Tình hình tiêu thụ sách truyện tranh (Manga) và tiểu thuyết ngắn (Light Novel) Nhật Bản tại Việt Nam
Có thể nói những năm đầu của thập niên 2000 là thời đại hoàng kim của những bộ truyện tranh Nhật Bản (Manga) Còn số xuất bản kỉ lục từng được ghi nhận là 40 triệu bản in được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2006 Tương đương vào thời điểm ấy mỗi gia đình đều có ít nhất một quyển, và thành tích khủng này thuộc về bộ truyện Đôrêmon Vào lúc ấy, Việt Nam được xem như quốc bản xuất gia đầu sách Doraemon nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản (Theo chia sẻ của đại diện Shogakukan - nơi giữ bản quyền nhiều bộ truyện tranh Nhật) Và với bộ truyện tranh sống mãi theo thời gian của trẻ em Việt Nam thì tới nay chắc chắn số bản in đã tăng lên rất nhiều Hay bô truyện “Conan” từng gây xôn dư luận khi đạt gần 2 triệu lượt đăng ký xuất bản Cụ thể, dựa trên số liệu đăng ký xuất bản có trên website của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông (từ ngày 1/1/2016 đến ngày 9/8/2020), cho thấy kết quả 4 vị trí dẫn đầu về số lượng đăng ký xuất bản đều thuộc về 4 tập mới của bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan (Nhà xuất bản Kim Đồng) Trong đó, “Thám tử lừng danh Conan” (Conan) tập 95 có lượng đăng ký xuất bản là 1,85 triệu bản; tập 94 được đăng ký 1,68 triệu bản; tập 96 được đăng ký 1,65 triệu bản; tập 93 được đăng ký 1,53 triệu bản Những con số này đã nói lên sức hút của
1 0 những bộ truyện kinh điển đối với độc giả Việt Nam và tình hình tiêu thụ manga vô cùng khả quan tại Việt Nam những năm qua.
Tuy bây giờ số bản in các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản không còn được công bố bởi các nhà phát hành nữa, nhưng dựa trên việc có rất nhiều nhiều bộ truyện được xuất bản liên tục với tuổi thọ kéo dài đến 70 tập như “One Piece”,…hay các phiên bản được làm mới lại liên tục như bộ “7 Viên Ngọc Rồng” (Dragon Ball) cũng cho thấy số lượng truyện tranh Nhật Bản được tiêu thụ ở Việt Nam là không hề nhỏ Gần đây nhất là bộ truyện “Thanh Gươm Diệt Quỷ” (Kimetsu no Yaiba) đã gây nên cơn sốt cho toàn thế giới, và không thể thiếu Việt Nam trong đấy Liên tục xuất hiện trên bảng xếp hạng và các bản đề cử cho bộ manga hay nhất mọi thời đại “Thanh Gươm Diệt Quỷ” (Kimetsu no Yaiba) liên tục xuất hiện các tập mới, đủ để bảo chứng cho độ tiêu thụ bộ truyện này nói riêng, và cho thị trường Manga tại Việt Nam nói chung Vì ra trong giai đoạn sau này, nên các bộ Light Novel cũng chưa có bất cứ công bố nào về lượng tiêu thụ tại Việt Nam Tuy nhiên, khi các ấn phẩm Light Novel cho ra mắt phiên bản “đặc biệt” đều cháy hàng tại các nhà sách cũng cho chúng ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm Light Novel tại Việt Nam.
3.2.2 Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Nhà xuất bản Kim Đồng chia khách hàng phục vụ thành hai nhóm chính:
- Nhóm khách hàng trực tiếp: là những khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm
Trẻ em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi)
Lứa tuổi nhi đồng (6 đến 9 tuổi)
Lứa tuổi thiếu niên (10 đến 15 tuổi): đây là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm truyện tranh,…
Lứa tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi): đây là đối tượng chính để tiêu thụ sản phẩm Light Novel và Manga,…
- Nhóm khách hàng gián tiếp: là những khách hàng mua sản phẩm nhưng không sử dụng Đó là đối tượng các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh tuy không phải nguồn khách hàng chính trong việc tiêu thụ các sản phẩm Manga và Light Novel, nhưng là nhóm khách hàng có quyền quyết định mua hay không đối với khách hàng rơi vào lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên,…
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của Nhà Xuất Bản Kim Đồng: Đối với hệ thống các nhà xuất bản công lập Nhà nước, đối thủ cạnh tranh phải kể đến Nhà xuất bản Trẻ Nhà xuất bản Trẻ là một đơn vị chuyên xuất bản và phát hành sách nhiều thể loại có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh Chưa dừng lại ở đó, Nhà xuất bản Trẻ cũng xâm chiếm luôn thị trường truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng nhờ bộ truyện tuổi thơ “Thần Đồng Đất Việt” từ ngày 16/02/2002 kéo dài cho đến ngày
15/07/2019 “Thần đồng Đất Việt” đã nhanh chóng độc chiếm thị trường tranh truyện nội địa Số lượng phát hành của truyện hiện nay lên đến 20000 bản/tập khiến nó trở một "hiện tượng" trong đời sống văn hóa VN Từ cuối năm 2012, nhà xuất bản Trẻ đã bắt đầu phân phối phiên bản sách điện tử của các ấn phẩm đã xuất bản thông qua đơn vị thành viên
YBOOK, tên đầy đủ là Công ty TNHH Sách điện tử Trẻ Đây cũng là một bước dẫn đầu của Nhà xuất bản Trẻ trước các đối thủ cạnh tranh khi nhận thấy tình hình đất nước và thế giới bước vào thời đại 4.0 Đầy là điểm mạnh mà Nhà xuất bản Kim Đồng cần học hỏi và có điều chỉnh phù hợp bước tiến của thời đại Ngoài Nhà xuất bản Trẻ, còn một vài những đối thủ cạnh trạnh có tiềm năng khác như Nhà xuất bản Giáo Dục, Nhà xuất bản Văn học,
… mà Nhà xuất bản Kim Đồng cần phải cẩn trọng. Đối với hệ thống các nhà xuất bản tư nhân, thì Nhà xuất bản Nhã Nam và Nhà xuất bản Thái Hà Books là những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng trong những năm trở lại đây Là những nhà xuất bản tư nhân nổi tiếng với các dòng sách dành cho giới trẻ với nội dung hướng tới các giá trị bên trong, Nhã Nam và Thái Hà Books cũng dần cho ra đời các dòng sách tiểu thuyết ngắn Light Novel của Nhật Bản để phùng hợp với xu hướng của giới trẻ Trong đó đặc biệt là Nhà xuất bản Thái Hà Books khi đã sớm đón đầu và cho ra đời hàng loạt bộ Light Novel nổi tiểng như “Cô gái văn chương”, “Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào” (Ota Shiori),… Lựa chọn những bộ Light Novel có phần nữ tính và đi vào chiều sâu nhân vật hơn là so với các bộ truyện tính hành động, Fantasy của Nhà xuất bản Kim Đồng, Thái Hà Books đã thu hút được cho mình lượng đọc giả riêng và các chỗ đứng riêng trong thị trường Light Novel tại Việt Nam Ngoài ra còn phải kể đến Công ty cổ phần xuất bản và truyền thông IPM, đây là một nhà xuất bản đi tiên phong trong việc mua bản quyền và xuất bản các bộ Manga, Light Novel hot nhất thị trường Nhật Bản và đưa về Việt Nam Với tác phong nhanh chóng và sự am hiểu về văn hóa Nhật Bản của mình, IPM chiếm được phần lớn cảm tình của các bạn trẻ yêu văn hóa Nhật Bản và các bạn độc giả đam mê với các bộ truyện “nóng hổi” của Nhật Vì vậy đây cũng xem là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Kim Đồng
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN (MANGA) VÀ TIỂU THUYẾT NGẮN NHẬT BẢN (LIGHT NOVEL)
Chiến lược S-T-P
Qua việc phân tích các phân khúc thị trường đối với sản phẩm truyện tranh
(manga) và tiểu thuyết ngắn (light novel) tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng có thể chia thành hai phân khúc chính là: a.Phân khúc theo nhân khẩu học:
- Từ 1 đến 5 tuổi: Kim Đồng nhắm vào các mặt hàng sách vở lòng và phát triển trí tuệ cho bé, bằng các quyển sách mang câu chuyện nhẹ nhàng, nhiều hình ảnh dễ nhớ với trẻ em,
- Từ 6 đến 11 tuổi: bắt đầu xuất hiện những bộ Manga có xu hướng vui nhộn, hài hước, tươi sáng và có câu chuyện phù hợp với lứa tuổi nhi đồng
- Từ 12 đến 15 tuổi: đây là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, và tiếp cận với hầu hết các bộ Manga phổ biến,…
- Từ 16 đến 18 tuổi: đây là lứa tuổi mới lớn và bắt đầu có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm sinh lí, bắt đầu hình thành tư duy và nhân cách, phù hợp với các bộ manga có chiều sâu, và đặc biệt là các bộ Light Novel có nhiều sắc thái chuyển biến về nội tâm nhân vật,
… b.Phân khúc theo tâm lý học: các tác phẩm Manga và Light Novel được chia thành các thể loại khác nhau, dựa trên nội dung câu chuyện, để phù hợp với từ đối tượng độc giả khác nhau Một số phân loại chính như:
- Thể loại Shounen: là thể loại truyện nhắm tới những độc giả là nam giới ở độ tuổi vị thành niên Những truyện thuộc thể loại shounen thường có nhiều thể loại hành động xung quanh nhân vật chính Ngoài ra còn phát triển các tuyến tình cảm nhân vật như tình bạn tình đồng đội, các cuộc phiêu lưu hay chiến tranh,…
- Thể loại Shoujo: là thể loại truyện nhắm tới những độc giả là nữ giới ở độ tuổi vị thành niên Những truyện thuộc thể loại shoujo thường kể về các truyện tình cảm lãng mạn nhằm nổi bật các cung bậc cảm xúc của nhân vật chính (thường là nữ).
- Thể loại Seinen: là thể loại truyện nhắm tới các độc giả là nam giới trưởng thành Những truyện thuộc thể loại seinen thường có các nội dung đa dạng và trưởng thành hơn shounen manga như chính trị, chiến tranh, bạo lực, khoa học viễn tưởng, tình dục…
- Thể loại Josei: là thể loại truyện nhắm tới các độc giả là nữ giới trẻ tuổi trưởng thành Những truyện thuộc thể loại josei thường kể về đời sống hàng ngày của phụ nữ tại Nhật Bản và hầu hết là cuộc sống của các chị đã trưởng thành.
- Thể loại Kodomo: là thể loại truyện dành cho các độc giả dưới 10 tuổi Truyện tranh Kodomo thường mang tính giáo dục rất cao, mỗi chương sẽ độc lập với nhau và thường không kéo dài về nội dung như những truyện khác. c.Phân khúc theo khu vực địa lý:
Nhà xuất bản Kim Đồng tập trung vào những nơi có mật độ dân cư cao và các thành phố lớn để phân phối phần lớn các ấn phẩm truyện tranh manga và tiểu thuyết ngắn.
Vì các nơi thành phố đông dân cư có trình độ dân trí cao và tập hợp nhiều trường hợp, nói có đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp Còn ở các khu vực địa lý còn lai, thường được phân bố ít tác phẩm hơn, và đa phần là các bộ truyện tranh quen thuộc đã có độ phủ sóng rộng rãi trong công chúng lẫn truyền thông
4.1.2 Chọn thị trường mục tiêu
Nhà xuất bản Kim Đồng đã nghiên cứu trên nhiều phương diện của thị trường, trong đó bao gồm:
Thứ nhất, quy mô và sức mua của thị trường sách Việt Nam tương đối rộng lớn Nhờ vào tháp dân số trẻ hóa và dân trí ngày càng cao, nên đối tượng là các bạn trẻ muốn đọc sách và truyện tranh là rất lớn, và chiếm phần đông thị trường Từ đó Kim Đồng có thể xác định khả năng đáp ứng và lượng ấn phẩm đưa ra thị trường để đáp ý nhu cầu
Thứ hai, Nhà xuất bản Kim Đồng xác định đây đoạn thị trường đó phải đủ lớn, với những doanh thu và con số về số lượng bản in và số lượng đăng ký xuất bản với các đầu sách truyện các năm trước, mà Kim Đồng có thể đảm bảo các mục tiêu doanh số sắp tới
Chiến lược sản phẩm
4.2.1 Kích thước tập hợp sản phẩm:
Nhà xuất bản Kim Đồng với 64 năm hoạt động đã cho ra đời không ít bộ truyện tranh manga trải dài tự mọi lứa tuổi cho đến mọi thể loại Kích thước tập hợp sản phẩn truyện tranh Nhật Bản (manga) của Kim Đồng như sau:
Thể loại Seinen Thể loại
Thể loại Kodomo TT ừ 6–11 tuổi
“Chie - Cô bé hạt tiêu”
“Shin - Cậu bé bút chị”,
“Asari - Cô bé tinh nghịch”, TT ừ 12–15 tuổi
“Sakura – Thủ lĩnh thẻ bài”,
“Pokemon- Cuộc phiêu lưu của Pipi”,
“Cuốn từ điển kì bí”
Bảng 4-1: Kích thước tập hợp sản phẩm truyện tranh Nhật Bản Manga của Kim Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng ghi dấu với logo màu đỏ nổi bật của mình, với viền hình tròn, có hình búp măng vươn lên và ngôi sao ở giữa, nhắc về về Kim Đồng trực thuộc Đoàn TNCS Việt Nam, và cùng chữ “kđ” (Kim Đồng viết tắt) phía dưới Logo của Nhà
1 0 xuất bản Kim Đồng thường được in ở các góc dưới trang bìa đầu, tuy theo hình ảnh bìa truyện được thiết kế thế nào mà logo có thể thay đổi vị trí linh động.
Bao bì của các bộ Manga thường được thiết kế với một nền màu đặc trưng của bộ truyện, ở trang bìa chính thường sẽ vẽ nhân chính của truyện kèm các sự kiện được cách điệu lên, và thường phối màu khá sặc sỡ Với khổ giấy thông dụng là 13x19cm, vừa tầm tay người đọc Đây là điểm thu hút khiến các bộ truyện được đặc biệt chú ý khi đặc trên các kệ sách chung với cách sản phẩm sách khác, với hình ảnh đầy cách điệu gây không ít tò mò cho bạn đọc nào khi tiếp cận Chất liệu của bìa truyện thường là bằng giấy Couche, dày và cứng hơn so với giấy thường, nhưng đó độ mền mịn khi sơ vào, đặc biệt các màu sắc in lên sẽ không quá chói mắt Ngoài ra lớp bìa còn được cán qua lớp màn PE, giúp bìa truyện thêm láng bóng và hạn chế được việc thấm nước Ngoài việc logo của Nhà xuất bản Kim Đồng được in ở bìa trước và lưng sách với màu đỏ nổi bật, thì ở mặc sau sách sẽ thường được in team chóng hạn giải màu ánh bạc, với hình ảnh chính là logo của Kim Đồng, giúp độc giả phân biệt được với các hàng kém chất lượng và để bao vệ thương hiệu cho Kim Đồng.
4.2.4 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Ngoài sản phẩm cốt lỗi mang đến là quyển truyện với nội dung hấp dẫn bên trong, thì Kim Đồng còn cho ra các ấn phẩm hỗ trợ cho tác phẩm nhằm đem đến cho người đọc một sản phẩm toàn diện Ngoài bìa sách cùng nội dung truyện, Kim Đồng thường long và trang bìa, hoặc các trang lót cách thông tin về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, các thông tin về từng nhân vật,… Đặc biệt là với thể loại truyện tranh Nhật Bản (manga) Khiến cho tác phẩm đến với tác giả một cách toàn diện hơn Cần biết rằng, thông tin các nhân vật thường được các tác giả viết riêng thành một quyển gọi là Databook và bán riêng như một ấn phẩm bằng với một tập truyện Tuy nhiên, Nhà xuất bản Kim Đồng sau khi mua bản quyền, đã lồng ghép từng đoạn thông tin trong Databook (sau khi được dịch lại), vào các tập truyện thông thường nhằm khiến độc giả thích thú hơn khi đọc truyện Ngoài ra, với các ấn phẩm đặc biệt, Nhà xuất bản Kim Đồng còn tặng thêm các sản phẩm như đồ kẹp sách (bookmark) in hình nhân vật, poster,… Khiến độc giả vô cùng hài lòng khi cầm trên tay quyển truyện của Kim Đồng.
4.2.5 Phát triển sản phẩm mới
Ngoài thương hiệu Nhà xuất bản Kim Đồng đã vốn nổi tiếng và thành công, sau thời gian nghiên cứu, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức ra mắt Thương hiệu sách WINGS BOOKS dành riêng cho độc giả trẻ từ 16 tuổi vào tháng 3 năm 2018,
Với tên gọi được lấy cảm hứng từ hình ảnh “Đôi cánh” - một biểu tượng của tuổi trẻ và ước mơ, cùng phương châm “Young Books - Young Minds: Những cuốn sách trẻ - Những tâm hồn trẻ”, WINGS BOOKS hướng đến phát triển dòng ấn phẩm trẻ trung, chứa đựng tinh thần gợi mở, kết nối và hội nhập; đồng thời là nơi đón nhận những tác giả, tác
1 0 phẩm sáng tạo, những dự án thể nghiệm mới Không chỉ khai thác những xu hướng mới về nội dung, các ấn phẩm thuộc Thương hiệu WINGS BOOKS cũng là những thể nghiệm độc đáo về hình thức: từ khâu mĩ thuật đến việc áp dụng công nghệ, kĩ thuật in ấn hiện đại Trên bìa của các ấn phẩm WINGS BOOKS sẽ đều có Logo nhận diện đặc trưng bên cạnh Logo của NXB Kim Đồng Tuy hiện tại, WINGS BOOK chỉ cho ra mắt các tác phẩm thuộc dòng Văn học, dòng Giải Mã, dòng truyện tranh việt và Webcomic,… nhưng trong tương lai với sự hứa hẹn từ WINGS BOOK, dòng tiểu thuyết Light Novel sẽ nhanh chóng được khai thác, và giới thiệu tới đông đảo bạn đọc của WINGS BOOKS.
Hình 4.8: Thương hiệu mới WINGS BOOKS của NXB Kim Đồng
Chiếc lược giá
4.3.1 Các quyết định liên quan đến giá
Sách là hàng hoá đặc biệt nên nó khác vơí những hàng hoá thông thường khác ở chỗ giá trị và giá cả của cuốn sách nhiều khi không tương đồng nhau Một cuốn sách có giá trị cao, của tác giả nổi tiếng nhưng giá thành lại rất rẻ Còn có những cuốn sách nhằm câu khách được nhiều người đọc, chi phí in ấn thấp nhưng giá lại cao hơn
Thường thì giá cả để làm ra một cuốn sách chưa tính triết khấu cho cửa hàng phát hành được tính bằng:
Giá nhà in + Giá khác – Giá chiết khấu cho các nhà phân phối = Giá sách
Giá nhà in: Giá giấy+ chi phí in + giá bìa Tuy vậy giá các nhà in thường ko chênh lệch nhau mấy, và cũng ko phụ thuộc vào nội dung, tác giả
Giá khác: Phụ thuộc vào nội dung (nội dung chỉ là 1 yếu tố thôi nhé), tác giả, tiền tác quyền mà Nhà xuất bản đã chi, kèm theo các chi phí khác như tiền cho hệ thống nhân sự, biên tập, chế bản, hoạ sỹ thiết kế bìa, tiền xin giấy phép xuất bản Giá này sẽ do Nhà xuất bản đề ra, nhưng họ không thể tự nâng giá vô tội vạ, mà thường có sẵn mẫu chung sẳn để quy định Dịch giả không can thiệp vào giá cả cuốn sách (mà sẽ được trả bởi Nhà xuất bản trong phí nhân sự), và tác giả chỉ có thể can thiệp vào khi họ tự bỏ tiền vào để in hoặc có qua sự thương lượng với nhà xuất bản (không được vượt quá quy chuẩn chung).
Khi đã cộng giá nhà in, với các chi phí mà Nhà xuất bản phải chi ra, Nhà xuất bản cần trừ đi tiền chiết khấu phải giảm cho các cơ sở phân phối, nhà bán lẻ như nhà sách,…
Sau khi đã tính tổng hết các bước thì giá niêm yết của sách sẽ được trên bìa trang sau của quyển sách Tuy nhiên trong quá trình phân phối đến các địa điểm bán lẻ trực tiếp, hay để đưa sản phẩm ra thị trường thì giá sẽ có sự thay đổi đôi chúc dưới dạng các hình thức khuyến mãi, combo,… do nhà phân phối quyết định.
4.3.2 Điều chỉnh giá sản phẩm
Bởi vì thị trường truyện tranh Manga và Light Novel tại Việt Nam trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thị trường Manga và Light Novel tại Nhật Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ sử dụng những chính sách điều chỉnh giá khác nhau:
+ Với phương pháp chủ động tăng giá: Tuy đây là trường hợp rất hiếm hoi so với phướng phải điều chỉnh giảm giá Tuy nhiên đôi lúc một số bộ truyện nổi tiếng được tải bản đi tái bản lại với nhiều phiên bản thì mức giá sẽ được tăng thêm sau mỗi lần tái xuất bản, tiêu biểu như bộ “Doraemon”, dù đã ra đời từ rất lâu nhưng vẫn được đông đảo công chúng đón nhận nên dù tập truyện được tăng giá thì độc giả vẫn sẳn sàng chi trả Hoặc khi các bộ truyện gây được tiếng vang lớn và thu hút sự đón đọc của độc giả quá lớn, thì Nhà xuất bản cũng tận dụng cơ hội “hớt váng sữa” để đẩy giá các tập truyện đó cao hơn các tập còn lại Tiêu biểu phải nhất đến bộ “Conan” khi từng có tập truyện từng đạt gần 2 triệu lượt đăng ký xuất bản, và tập truyện được săn đón nhiều nhất của bộ truyện “Conan”, thì giá của tập đó được đẩy lên một chút so với các bộ thông thường cho đến khi cơn sốt hạ nhiệt…
+ Với phương pháp giảm giá: Nhà xuất bản Kim Đồng ngoài việc sử dụng phương pháp này để đối phó với các chính sách xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh vào các chương trình khuyến mãi những dịp đặc biệt, thì còn sử dụng với các bộ truyện có ít nhận được sự quan tâm của đọc giả, vì vậy cần phải hạ giá để nhanh chóng tiêu thụ hết sản phẩm nhầm thu hồi vốn Hoặc phương pháp này còn có thể sử dụng để bán hết các sản phẩm cũ trên thị trường và chuẩn bị tạo cơn sốt “hàng hiếm” với phiên bản tại bản đặc biệt Nhìn chung đây là phương pháp thường được sử dụng phổ biến để Nhà xuất bản có thể điều chỉnh co giãn doanh thu của công ty.
Chiến lược phân phối
Hiện nay, Nhà xuất bản Kim Đồng đang sử dụng 3 kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp, kênh 1 cấp và kênh 2 cấp:
- Kênh phân phối trực tiếp: là hệ thống Nhà sách Kim Đồng do Nhà xuất bản Kim Đồng quản lý Với 8 cơ sở Nhà sách Kim Đồng được phân bổ trải dài từ bắt vô nam là một lợi thế cho Nhà xuất bản Kim Đồng khi đưa sản phẩm đến công chúng Ở các cơ sở này, các sản phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ được trưng bày và tiêu thụ trực tiếp mà không cần thông qua một nhà phân phối nào Vì vậy, Kim Đồng có thể bán được sách đến
1 0 khách hàng với giá gốc mà không cần lo lắng về chiết khấu như khi thông qua các kênh phân phối Vì vậy nguồn thu từ kênh phân phối trực tiếp này đối với Nhà xuất bản Kim Đồng là không hề nhỏ.
- Kênh phân phối cấp 1: đó là hệ thống các nhà sách lớn như chuỗi hệ thống Nhà sách Fahasa, chuỗi hệ thống Nhà sách Phương Nam, chuỗi hệ thống Nhà sách Nguyễn Văn Cừ,… Các hệ thống nhà sách này nhận trực tiếp sách từ nhà xuất bản và bày bán tại các cơ sở trong chuỗi hệ thống của mình Vì hầu hết hệ thống nhà sách này đều có ấn tượng đối với công chúng, và trình độ dân trí ngày càng tăng nên xu hướng người đi các nhà sách lớn càng nhiều Vì vậy khả năng tiêu thụ sách ở kênh phân phối này là lớn của Kim Đồng.
- Kênh phân phối cấp 2: là các sạp báo, tiệm sách nhỏ ở khắp các khu vực trên toàn quốc Thường các tiệm sách, sạp báo này có quy mô nhỏ và đón tiếp một lượng khách nhất định Họ nhận sách thông qua các đại lí ở kênh phân phối số 1, và bày bán tại tiệm của mình Thông thường, ở kênh phân phối này nhận các bộ truyện có độ phổ biến cao như “Doraemon”, “Conan”,… vì gần gũi và tiếp xúc với nhiều đối tượng trẻ nhỏ Ngoài ra, đây cũng là kênh cuối cùng nhận các bộ truyện không còn xuất bản trên thị trường nữa. Thường các tiệm báo, sạp báo sẽ là nơi cuối cùng bạn đọc có thể tìm kiếm được tập truyện mình muốn nếu nó đã được thông báo ngưng xuất bản bởi nhà xuất bản Tuy nhiên đây cũng là kênh phân phối không đạt quá nhiều hiệu quả về mặt tiêu thụ sản phẩm so với kênh phân phối cấp 1
4.4.1 Hệ thống kênh phân phối a Kênh phân phối truyền thống:
Hệ thống kênh phân phối của Kim Đồng theo cách truyền thống là dựa trên hệ thống 3 kênh phân phối được nêu ở trên Hệ thống kênh phong phối truyền thống này đem lại lợi thế cho Kim Đồng có thể trải rộng sản phẩm của mình đến nhiều khu vực khác nhau, có thể nhanh chóng nhất phát hành sản phẩm của mình ra thị trường và dễ tạo dấu ấn về thương hiệu khi tiếp xúc với sản phẩm Tuy nhiên nhược điểm của việc xây dựng hệ thống nhà có một nhược điểm về chi phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nội thất, đồ trang trí cao Cũng như việc có quá nhiều chi nhánh nên cầ có đội ngũ quản lí chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng phục vụ đồng đều, điều này làm tăng thêm các chi phí về đào tạo nguồn nhân lực b Kênh phân phối hiện đại:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong thời đại công nghệ số, các trang thương mại điện tử được mở ra khiến các thị trường kinh doanh có sự biến chuyển mới Không nằm ngoài sự đổi mới đó, ngành xuất bản cũng có sự thay đổi khi các sản phẩm bắt đầu được trưng bày trên các trang web, các trang thương mại điện tử đến độc giả có thể lựa chọn và giao dịch trực tuyến thông qua các phần mềm thanh toán online Đây là
1 0 một cách thức giúp tiết kiệm thời gian cho các bạn độc giả không có nhiều thời gian cho việc di chuyển đến các nhà sách lớn Và đây cũng là một thay đổi phù hợp trong thời đại dịch bệnh Covid cần giãn cách xã hội để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng như hiện này Ở hệ thống kênh phân phối hiện đại, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn duy trì hai kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối một cấp Với kênh phân phối trực tiếp, độc giả có thể tiếp xúc và lựa chọn các quyển sách thông qua trang web chính của Nhà xuất bản Kim Đồng là “https://nxbkimdong.com.vn” Ở trang web này khách hàng sẽ mua trước tiếp sách từ nhà xuất bản với các khuyến mãi ưu đãi so với khi mua tại các chi nhánh trực tiếp Còn đối với kênh phân phối một cấp, thì sách được đặt trên kệ của các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,… Bạn đọc sẽ đặt sách thông quan các kênh thương mai điện tử, và sách sẽ được chuyển từ nhà xuất bản, sang kho của trang thương mại để đảm bảo chất lượng trước khi chuyển đến tay khách hàng
Dù qua kênh phân phối nào đi nữa thì với kênh phân phối hiện đại, giúp nhà xuất bản tiết kiệm được một khoảng chi phí so với kênh phân phối truyền thống Dù vậy đây cũng là hệ thống còn mới và cần được phát triển thêm trong tương lai
4.4.2 Chính sách kênh phân phối
Nhà xuất bản Kim Đồng có hai chính sách phân phối khác nhau đối với 2 đối tượng:
- Chính sách đối với khách hàng mua sách cho trường học: đối với những khách hàng có nhu cầu mua sách bổ sung vào thư viện trường học, tủ sách lớp học, các dự án từ thiện, phần thưởng hay quà tặng bằng sách xin vui lòng liên hệ: “Ban dự án sách trường học” của Nhà xuất bản Kim Đồng.
- Chính sách đối với khách hàng mua sỉ: đối với những khách hàng có nhu cầu mua sỉ có thể liên hệ trực tiếp trụ sở chính, các chi nhánh, hoặc các Nhà sách trực thuộc Nhà xuất bản Kim Đồng để nhận danh mục sách, tìm hiểu về chính sách chiết khấu, chương trình khuyến mãi và quyền lợi của khách hàng mua sỉ.
Chiến lược chiêu thị
Quảng cáo là hoạt động sử dụng các phương tiê ²n truyền thông có chi phí để lan truyền thông tin đến cho một nhóm khách hàng về một sản phẩm trong thời gian nhất định, mà sản phẩm cụ thể ở đây là các bộ truyện manga và Light Novel Nhà xuất bản Kim Đồng ít chi trả cho việc xuất hiện trên phương tiện đại chúng như TV, báo giấy,., Mà phương tiện truyền thông chính của Nhà xuất bản Kim Đồng chủ yếu là mạng internet, cụ thể là mạng xã hô ²i phổ biến Facebook và trang web chính thức của Nhà xuất bản Kim Đồng Thông qua hai phương tiện truyền thông này, Kim Đồng có thể giới thiê ²u các sản phẩm sách đang được bày bán cũng như sắp phát hành trong thời gian sắp tới Đặc biệt đây là kênh để Nhà xuất bản giao lưu và cặp nhật được xu hướng khách hàng đang quan tâm đến bộ truyện nào nhằm có sự thay đổi phù hợp Cách thức này có mô ²t số ưu điểm và nhược điểm như sau:
+ Thông tin về các bộ truyện tranh, đặc biệt là các bộ đang hot, được truyền đi nhanh chóng và rô ²ng rãi nhờ vào số lượng đông đảo người dùng và truy cập Facebook hiê ²n nay Nhờ sự kết nối đường link giữa Facebook và tranh web của Kim Đồng, mà độc giả có thể nhanh chóng tương tác với web bán hàng và biết thêm nhiều thông tin mới về các chương trình khuyến mãi.
+ Hạn chế được về mặt chi phí khi việc sử dụng kênh Facebook, trang web và quảng cáo qua mạng xã hô ²i thấp hơn nhiều so với các phương tiện khác như truyền hình,
+ Nhà xuất bản Kim Đồng cần phải chi trả mô ²t lượng chi phí tương ứng cho mỗi bài post trên FB để có thể đạt được lượt xem cao, và thông qua mạng xã hội chỉ tiếp xúc được một nhóm đối tượng chứ chưa quảng quá được tới toàn bộ khách hàng mục tiêu.
+ Các thông điê ²p, hoặc các câu slogan về chương trình khuyên mãi chưa đủ gây ấn tượng sẽ dễ dàng bị khách hàng lướt qua, là các bài post được chi trả tiền không đạt hiệu quả cao Và cũng nhưng khó nắm được kết quả của phương tiện này có đạt hiệu quả ngay lập tức hay không so với các phương pháp truyền thống khác.
Là một Nhà xuất bản lớn và thân thuộc với nhiều đối tượng khách hàng, vì vậy Nhà xuất bản Kim Đồng thường xuyên các các hoạt động khuyến mại nhằm kích thích sự mua hàng trong thời gian ngắn hạn đối với các sản phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng Một số hoạt động khuyến mại của Nhà xuất bản Kim Đồng thường sử dụng là:
- Giảm giá: thường xuyên có những mặt hàng giảm giá 10% , 30 %, 50%…tùy vào từng nhóm hàng, thời điểm trong năm, và độ bán chạy của các sản phẩm trong thời điểm hiện tại Điều này có thể thấy thông qua kênh bán hành trực tiếp là trang web của Nhà xuất bản Kim Đồng, khách hàng có thể dễ tìm kiếm và nhìn thấy hàng loạt các sản phẩm được giảm giá với các mức như giảm giá 15%, 20%, 30%,…
- Khuyến mại vào những dịp đặc biệt: Nhà xuất bản Kim Đồng thường có những chương trình khuyến mại cho khách hàng vào những ngày lễ, tết để thúc đẩy việc mua bán sản phẩm Có thế thấy một vài hoạt động tiêu biểu như “Đọc xuyên mùa hè” (từ ngày 27/05 đến 30/06/2021); “ Vui Giáng Sinh - Chào 2021” (Từ ngày 19/12 đến 03/01/2021);
- Quà tă ²ng khi mua hàng: Nhà xuất bản Kim Đồng khi phát hành các bộ truyện mới, các bộ truyện hot, hay các combo tập truyện thường sẽ có những ấn phẩm tặng kèm nhất định Đặc biệt đó là những ấn phẩm có giới hạn tạo sự “khan hiếm” và đặc biệt trong mắt khách hàng, kích thích khách hàng mua sản phẩm Các ẩn phẩm đó có thể là postcard,
1 0 tấm card PVC, đánh dấu sách (bookmark), poster,… Có hình ảnh liên quan đến bộ truyện và các nhân vật,…
- Ưu đãi người tiêu dùng: Nhà xuất bản Kim Đông thường đưa ra những khoảng thời gian giảm giá cho khách hàng mua trực tuyến hoă ²c thanh toán online trên trang web, hoặc các trang thương mại điện tử của họ để thu hút khách hàng mua thêm sản phẩm ngoài việc mua trực tiếp tại tại quầy, giúp nhà xuất bản giảm bớt chi phí về vấn đề phân phối và nhân sự so với các của hàng trực tiếp.
4.5.3 Quan hệ công chúng (PR)
Nhà xuất bản Kim Đồng tuy ít sự đầu từ vào các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, clip quảng cáo, báo giấy,… Nhưng lại có sự đầu tư trong các hoạt động quan hệ công chúng (PR) Tiêu biểu như các chương trình khuyến đọc "Cùng trang sách bước đến tương lai" mà NXB Kim Đồng phối hợp thực hiện cùng các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP.HCM, sự góp mặt của Kim Đồng trong mọi hoạt động như Phố Sách Xuân, Đường Sách TP Hồ Chí Minh,…đã đưa tên tuổi Kim Đồng vốn quen thuộc với nhiều đối tượng khách hàng, ngày càng trở nên thân thiết hơn Riêng đối với thị trường truyện tranh manga và light novel thì phải nhắc đến sự kiện Kim Đồng Comics Tournament (KĐCT) tại Fanpage của Nhà xuất bản Kim Đồng qua 2 mùa năm 2019 và
2020, một sự kiện đã gây tiếng vang và đánh dấu tên Kim Đồng một lần nữa trong thị trường truyện tranh (manga) Việt Nam Sự kiện Kim Đồng Comics Tournament (KĐCT) hay nói đúng hơn là cuộc chạy đua bầu chọn ra bộ truyện tranh manga có lượng bạn đọc hâm mộ nhiều nhất tại thị trường Việt Nam Với sự kiện này, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ truyền thông trong thời gian đầu trước khi cuộc thi bắt đầu, còn lại toàn bộ sức hút và thành công của sự kiện đến từ sự tự kêu gọi của fan lâu năm của các bộ truyện mà Nhà xuất bản Kim Đồng từng xuất bản Thông qua sự kiện này, Kim Đồng một lần nữa ghi dấu với đông đảo bạn đọc trẻ Việt Nam rằng Kim Đồng luôn gắn với truyện tranh manga và bạn đọc trẻ Việt Nam Ngoài ra, thành công trong chiến lược PR của Nhà xuất bản Kim Đồng còn nằm ở việc nhận được sự đánh giá và giới thiệu từ các hội nhóm, fanpage của các bộ truyện tranh nói riêng ví dụ như Fanpag Black Clover VN,… cho đến hội nhóm về Manga tại Việt Nam Đây cũng là một trong những thành công trong lĩnh vực PR của Nhà xuất bản Kim Đồng.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CHO NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
Phân tích SWOT
S1: Là nhà xuất bản có hơn 64 năm kinh nghiệm trong ngành xuất bản, và là nhà xuất bản có thương hiệu uy tính, có tầm phủ sóng rộng lớn đến nhiều thế hệ độc giả.
S2: Có các tác phẩm bảo chứng cho tên tuổi của nhà xuất bản như “Doraemon”,
“Conan”, “One Piece”,… và thân thuộc với bạn đọc Việt Nam
S3: Có hệ thống phân phối và bản lẻ trực tiếp với nhiều chi nhánh trải dài khắp chiều dài Việt Nam từ Bắc đến Nam,…
S4: Có nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế, luôn đảm bảo về tác quyền, và nhanh chóng thu mua được bản quyền các bộ truyện manga hot nhất với độc giả trẻ
S5: Có hệ thống sản xuất in ấn chuyên môn hóa cao, cho ra các sản phẩm có giá thành rẻ so với thị trường
S6: Có các chương trình khuyết mãi, giám giá thường xuyên,
W1: Chưa có các bộ truyện Light Novel thật sự thu hút, thể loại của các tác phẩm Light Novel còn hạn chế và chưa gây ấn tượng cho độc giả Việt Nam khi nhắc về Kim Đồng
W2: Đa số các truyện manga do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản hầu hết đều thuộc thể loại Shounen, chưa có nhiều các tác phẩm thuộc thể loại như Seinen, Josei, và Shoujo,…
W3: Đội ngũ dịch thuật chưa thật sự tốt, văn phong chưa phù hợp với nhiều bộ truyện, chưa có sự tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật, gây ra những lỗi dịch thuật làm khó chịu các độc giả yêu thích văn hóa Nhật,…
W4: Thiết kế bao bìa truyện còn hơi đơn giản, chưa đặc sắc so với các tối thủ cạnh trạnh trên thị trường…
Hình 4.10: Kết quả sự kiện Kim Đồng Comics Tournament
Hình 4.9: Sự kiện Kim Đồng
O1: Nhu cầu giải trí và tìm đến các sản phẩm manga và light novel ngày càng tăng
O2: Trình độ dân trí ngày càng cao, yêu cầu về các bộ truyện tranh về cả mặt nội dung, hình thức, cho đến thể loại
O3: Các bộ truyện tranh manga và light novel ra đời ngày càng nhiều, và đa dạng, lôi cuốn về mặt nội dung, và ngày càng thu hút giới trẻ tìm đến
O4: Thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, cho phép cải thiện các sản phẩm in ấn, cũng như phát triển về mặt mua bán sách trực tuyến trên mạng internet
T1: Sự phát triển của thời đại 4.0 và sự phát triển của E-Book (Sách điện tử) khiến cho sách giấy xuất bản truyền thống bị lãng quên
T2: Mạng internet phát triển làm tốc độ phát tán thông tin nhanh hơn, các bộ truyện nổi tiếng dễ bị spoil trên các trang mạnh xã hội, làm ảnh hưởng vấn đề bản quyền ở Việt Nam
T3: Ngày càng có nhiều các nhà xuất bản tư nhân mọc lên và dần xâm nhập vào thì trường, gây nguy hiểm cho vị thế đứng đầu của nhà xuất bản….
T4: Do tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều biến động khiến ngành xuất bản nói chung và nhà xuất bản Kim Đồng chịu không ít tổn thất, đặc biệt là trong tình trạng cần giãn cách xã hội khiến khác hàng khó thoải mái lựa chọn sản phẩm
SO1: CL Phát triển sản phẩm
SO2: CL Hội nhập sau (S3,S6+O4)
ST1: CL Phát triển thị trường
WO1: CL Đa dạng hóa
(W1,W2+O1,O2,O3) WO2: CL Thiết kế bao bìa (W3,W4+O4)
WT1: CL Hội nhập trước (W1,W2,W3,W4+T1,T2,T4 )
Bảng 5-2: Bảng phân tích ma trận SWOT của Nhà xuất bản Kim Đồng
- Chiến lược phát triển sản phẩm (SO1):
Tận dụng kinh nghiệm lâu năm của mình và các một quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi, Nhà xuất bản Kim Đồng cần nhanh chóng chọn lọc và xuất bản ra nhiều tập truyện mới với đa dạng các thể loại hơn nhầm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Chiến lược Hội nhập sau (SO2)
Phối hợp giữa hệ thống kênh phân phối rộng khắp và công nghệ mua bán trực tuyện hiện tại để có kênh phân phối sản phẩm có giá cả rẻ, phù hợp với túi tiền của người đối tượng khách hàng.
- Chiến lược Phát triển thị trường (ST1)
Nhà xuất bản Kim Đồng cần tận dụng điểm mạnh về vị thế dẫn đầu hiện tại của mình và cho ra nhiều sản phẩm hơn phù hợp với nhiều khách hàng, mở rộng thị trường đồng thời khẳng định thương hiệu Kim Đồng ở thị trường truyện tranh manga tại Việt Nam
- Chiến lược Đa dạng hóa sản phẩm (WO1):
Nhà xuất bản Kim Đồng cần mạnh tay hơn trong việc mở rộng thế loại truyện tranh được xuất bản tại Kim Đồng, nghiên cứu và cho xuất bản các tác phẩm truyện thuộc nhiều dòng thể loại khác ngoài dòng shounen quen thuộc, để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi sự đa dạng của thị trường, cũng như mở rộng phân khúc khách hàng theo đối tượng hơn.
- Chiến lược Thiết kế bao bìa sản phẩm (WO2):
Nhận thấy nhược điểm lớn hiệu tại của Kim Đồng là các bao bìa truyện thiếu đột phá, sáng tạo, và chưa nổi bật Nhà xuất bản cần ứng dụng các công nghệ mới, nguồn nhân lực có tư duy mới để thiết kế lại và tái xuất bản các sản phẩm có bao bìa nổi bật hơn, không bị các đối thủ cạnh tranh lấn át,…
- Chiến lược Hội nhập trước (WT1)
Đề xuất phương án hoàn thiện chiến lược Marketing-Mix cho Nhà xuất bản Kim Đồng
Trong chiến lược sản phẩm hiện nay của Nhà xuất bản Kim Đồng cần chủ ý đến đến các điểm sau:
- Trong thị trường Manga, cần phải chú trong vào việc mở rộng ra nhiều thể loại truyện tranh manga hơn là thể loại đang được Nhà xuất bản Kim Đồng lựa chọn chính là
Shounen Vào thời điểm những năm 2000 thì các bộ truyện thể loại shounen được đón nhận hơn cả nhờ vào nét vẽ đẹp mắt, không quá cầu kì, lối dẫn chuyện hấp dẫn cùng câu chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật có phần đơn giản và dễ nắm bắt Tuy nhiên lứa độc giả hiện tại đã có sự nâng cô về tri thức lẫn nhận thức hơn nhiều, nên để đáp ứng nhu cầu thị trường còn thì cần những bộ truyện nó nội dung sâu sắc hơn như thể loại Seinen, Josei, hay Shoujo,… Đây là một thị trường hấp dẫn mà Nhà xuất bản Kim Đồng đã bỏ qua suốt một thời gian dài.
- Còn đối với thị trường Light Novel, mặc dù Nhà xuất bản Kim Đồng là một trong những nhà xuất bản đầu tiên đưa thế loại này ra mắt công chúng Việt Nam, tuy nhiên hiện tại các bộ Light Novel do Kim Đồng xuất bản và đưa ra thị trường chưa thật sự đặc sắc và thuộc các tác phẩm đáng thu hút với giới trẻ Hiểu rõ vấn đề này xuất phát từ việc có nhiều nhà xuất bản tư nhân mọc lên và nhanh chân đón đầu quyền xuất bản với các bộ được dự báo sẽ gây bão trong thị trường Light Novel Vì vậy, Nhà xuất bản Kim Đồng cần đầu tư hơn trong việc có đội ngũ phân tích và dự đoán trước các tác phẩm nào sẽ hot để có sự đón đầu phù hợp và không để lập lại tình trạng như hiện tại Để dự báo được điều này, nhà xuất bản nên tham khảo qua các bộ được chuyển thể thành Manga hay Anime, và được đánh giá cao trên các bản xếp hạng tại Nhật Bản cũng như thế giới để tham khảo Thường các bộ được chuyển thể thành Anime sẽ thành công trong việc vực dậy tò mò của khan giả đối với bộ truyện và khiến việc tiêu thụ các đầu sách Light Novel được đảm bảo hơn nhiều Tránh trường hợp đã mua được bản quyền nhưng khi xuất bản lại không nhận được sự đón nhận tại Việt Nam làm lãng phí tài nguyên và chí phí.
- Trong việc thiết kế bao bìa của sản phẩm hiện nay của Nhà xuất bản Kim Đồng cũng cần sự thay đổi về thiết kế, chất liệu, kiểu dáng,… nếu không muốn bị tuột lại phía sau Tuy Kim Đồng thành công trong việc tặng kèm các ấn phẩm khác của bộ truyện, nhưng đây vẫn chưa phải là điểm khiến quyển sách của Kim Đồng nổi bật khi đặt cách các nhà xuất bản khác, đặc biệt là đối với hai dòng truyện tranh manga và Light Novel Hiện tại phong cách kế bao bìa của Kim Đồng còn hơi đơn giản, màu sắc cũng có phần nhợt nhạt, so với các thiết kế khác Đặc biệt việc thiết kế hình ảnh trên ảnh bìa trước của đội ngũ thiết kế chưa thật sự xuất sắc Vì vậy, Nhà xuất bản Kim Đồng cần tổ chức lại bộ máy đội ngũ thiết kế để có thể đưa đến thị trường những bộ sách thực sự chất lượng từ bao bì bên ngoài đến nội dung bên trong
Về chiến lược giá hiện tại của Kim Đồng vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất, khi nhắc tới Kim Đồng công chúng dễ dàng công nhận là những sản phẩm mang giá tiền bình dân và phù hợp với nhiều đối tượng Tùy nhiên vì tình hình đại dịch Covid-19 và sự phát triển của thời đại 4.0, nên độc giả có xu hướng đặc qua các trang thương mại điện tử, trang web online hơn là trực tiếp ra các của hàng bán lẻ, đặc biệt là với các bộ truyện có mới ra mắt và các bộ có phiên bản giới hạn, phiên bản đặc biệt Vì vậy Nhà xuất bản Kim Đồng cũng nên cân nhắc trong việc điều giá khuyến mãi trên các trang thương mại điện tử, trên trang web bán hàng trực tiếp,… để vẫn đảm bảo giữ chân khách hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận cho nhà xuất bản
Hiện này, Kim Đồng vẫn phối hợp hai hệ thống kênh phân phối truyền thống và hệ thống kênh phân phối hiện đại Đối với hệ thông kênh phần phối truyền thống, thì hệ thống kênh phân phối trực tiếp có phần chưa được toàn diện khi phần lớn các chi nhánh của Nhà sách Kim Đồng lại nằm ở khu vực Hà Nội Miền Bắc, trong khi đó tại khu vực miền Nam, cụ thể là tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có duy nhất 1 chi nhánh Trong khi đó lượng tiêu thụ và đón nhận truyện tranh manga và light novel tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam nói chung được xem là cực kì đồng đảo, thể hiện một thị trường rất lớn Vì vậy Nhà xuất bản Kim Đồng cần cân nhắc và đặt thế một số chi nhánh tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để mở rọng khu vực và số lượng khách hàng tiếp cận với sản phẩm hơn Tại kênh phân phối 1 cấp, thông qua các chuỗi hệ thống nhà sách như Fahasa, Phương Nam,… mà các xuất bản của Kim Đồng có thể tiếp cận với nhiều thành phần độc giả hơn Số lượng tác phẩm của Kim Đồng, về truyện tranh và Light Novel, tại các hệ thống nhà sách là khá nhiều, và thường chiếm hơn 1 quầy sách tại các hệ thống nhà sách đó, tuy nhiên do không có biển hiệu hay điểm đặc sắc do vẫn được phân loại sách theo lứa tuổi chung với các loại sách khác Vì vậy Nhà xuất bản Kim Đồng có thể xem xét đặt tại quầy sách của mình tại các hệ thống nhà sách một bản tên hoặc ký hiệu riêng Đối với hệ thống kênh phân phối hiện đại, thì Kim Đồng cần chú ý hơn về vấn đề sách lậu và cần khẳng định thương hiệu của mình không bị nhầm lẫn với các sách hàng nhái, sách lậu khác cũng được đặt bán thiếu kiểm soát tại các trang thương mại điện tử.
Cho đến hiện tại, Nhà xuất bản Kim Đồng khá thành công trong hai lĩnh vực Khuyến mãi, khuyết mại và Quan hệ công chúng (PR) Kim Đồng đã khá thành công trong hai hoạt động này và nhận được sự ghi nhận của công chúng Tuy nhiên ngược lại trong hoạt động quảng cáo, Nhà xuất bản Kim Đồng chưa thực sự nổi bật Chỉ tận dụng 2 phương tiện là trang fanpage và trang web chính, Nhà xuất bản Kim Đồng chưa đạt được hiệu quả truyền thông mà một thương hiệu lâu đời như Kim Đồng nên có Nhà xuất bản Kim Đồng nên bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện quảng cáo truyện thống như trên truyền hình, thông qua các đoạn quả cáo nhỏ Kim Đồng cũng nên hợp tác với một số nhà xuất bản truyền hình chuyên sản xuất và phát sóng các bộ phim hoạt hình trên TV để xuất hiện Logo của Kim Đồng khi có các bộ truyện đó được xuất bản và bài bán tại các chi nhánh của mình Ngoài ra Kim Đồng nên cân nhắc đến việc xuất hiện nhiều hơn trên các tờ báo, tạp chí dành cho thiếu niên nhi đông như báo Nhi Đồng, báo Mực Tím,… để tăng sự xuất hiện của Kim Đồng đến với công chúng, đồng thời cũng khẳng định những tác phẩm mà Kim Đồng lựa chọn xuất bản có giá trị về giáo dục bên cạnh những câu chuyện mang màu sắc giả tưởng và phiêu lưu.