3.1.3 Sự đón nhận và phát triển của dịng sản phẩm Manga (truyện tranh) và Light Novel (Tiểu thuyết ngắn) tại thị trường Việt Nam’’ Light Novel (Tiểu thuyết ngắn) tại thị trường Việt Nam’’
Truyện tranh Nhật Bản (Manga)
Tuy thị trường truyện tranh được nhận định chỉ bắt đầu bước chân vào đời sống văn hoá Việt Nam từ thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở năm 1986 sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Tuy nhiên trên thực tên, manh nha của các bộ truyện có hình thức truyện tranh đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930. Tiêu biểu là hình ảnh vẽ nhân vật Lý Toét kèm câu chuyện châm biếng đời sống xã hội đã xuất hiện thường kỳ tên tuần báo Phong Hóa ở Hà Nội, đã nhận được sự đón nhận đơng đảo bạn đọc từ Nam đến Bắc trong nhiều năm liền ở Việt Nam. Đây được xem như bước đầu nho nhỏ truyện tranh bước vào văn hóa Việt Nam, làm khởi điểm cho sự bước chân của các bộ truyện tranh chính thức. Bước sang thời kỳ những năm 1955-1975, các mẩu truyện tranh bắt đầu dần xuất hiện nhiều hơn thông qua các tập san như Tập san “Thiếu Nhi”, bán nguyệt san “Tuổi Hoa”,… Những hình ảnh truyện tranh thời kỳ này bắt đầu mang phong cách Comic hơn, và gây được ấn tượng cho bạn đọc đương thời và nhận được nhiều đánh giá tích cực, tuy nhiên khơng thể phủ nhận rằng vẫn cịn sự thơ sơ, và vụng về so với truyện tranh thế giới cùng thời do chưa có hệ thống xuất bản chuyên nghiệp. Đây được xem là những thời kỳ có sự xuất hiện của sản phẩm truyện tranh bắt đầu bước vào đời sống văn hóa người Việt Nam, tuy nhiên đa phần những câu chuyện trong các sản phẩm truyện tranh là sản phẩm tự sáng tác của người Việt, hoặc được dịch lại từ các tác phẩm truyện tranh phương Tây, chứ chưa có sự xuất hiện của văn hóa truyện tranh Nhật Bản,
Các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản bắt đầu lộ diện tại thị trường sách Việt Nam là vào thập niên 90s. Đặc biệt là sự thành công vang dội của bộ manga Đôrêmon của tác giả Fujiko F. Fujio năm 1992. Đây là cú hit lớn nhất trong lịch sử truyện tranh khi đem đến
32
cho bạn đọc Việt Nam một bộ truyện có chất lượng từ nội dung cho tới hình ảnh, đưa các độc giả Việt Nam tiếp cận với nền văn hóa manga (truyện tranh Nhật Bản) đã xuất hiện từ rất sớm ở Nhật Bản, từ tận những năm 1945. Tiếp theo bước chân mở đường của
Đôrêmon, hàng loạt các bộ truyện tranh đến từ Nhật Bản ra mắt công chúng, phải kể đến như “Đường Dẫn Đến Khung Thành” (Kattobi Itto, 1998) của Motoki Monma, “Nhóc Marưko” (Chibi Maruko-chan, 1994) của Momoko Sakura, “Bác Sĩ Quái Dị” (Black Jack, 1996), “Cậu Bé Ba Mắt” (The Three-eye One, 1995), “Thái Không Phi Thử” (Astro Boy, 1995) v. v… Vì có nền văn hóa lâu đời bên Nhật Bản, nên các câu chuyện trong các bộ manga mang phong cách kể chuyện vô cùng độc đáo và đa dạng, từ lối trường thiên tiểu thuyết cho tới lối kể tập hợp từng mẩu truyện ngắn,… cốt truyện có sự đầu tư và nghiên cứu sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống mang đậm tính giáo dục,… và đáng phải kể đến là chất lượng hình ảnh xuất sắc đã chinh phục hoàn toàn độc giả trẻ Việt Nam. Từ nhi đồng cho tới thiếu niên, thậm chí cả lứa tuổi thanh niên đều bị thuyết phục và chìm đắm trong thế giới truyện tranh đầy màu sắc, từ đó khái niệm manga và truyện tranh trở thành một đối với tâm trí độc giả Việt Nam. (Trên thực tế, manga chỉ là cách gọi đối với truyện tranh Nhật Bản mà thơi). Văn hố manga cịn bùng nổ ở Việt Nam đến mức các nhân vật nổi tiểng trong các bộ truyện như “Teppi”, “Đôrêmon và Nôbita” trở thành nhân vật quảng cáo cho các sản phẩm bánh kẹo hay đồ chơi cho trẻ em và được bán chạy một cách kỳ tích. Các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản (manga) kinh điển đã thay đổi một lần và mãi mãi thị hiếu đọc của người Việt Nam. Bước qua thập kỉ 2000, chỉ trong vòng mười năm mà các bộ truyện tranh, manga đã làm thay đổi văn hóa thưởng thức truyện tranh của cả một thế hệ. Có thể nói rằng: “Giới trẻ Việt Nam từ đây có thể vừa đọc sách vừa đọc truyện tranh, có thể đọc truyện tranh mà khơng đọc sách, chứ không một ai là không đọc truyện tranh.” [1] Nhờ một lượng lớn các tác phẩm truyện đã xuất hiện tại Việt Nam cùng với một lượng lớn bạn đọc, mà truyện tranh Nhật Bản (manga), đã khiến nó trở thành một văn hóa nhỏ trong văn hóa đời sống ở Việt Nam, tuy chưa thể bằng văn hóa Manga tại quốc gia gốc là Nhật Bản, nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đánh giá và thưởng thức truyện tranh của giới trẻ Việt Nam Bạn đọc bắt đầu có sự yêu cầu khắt khe hơn đối với nội dung và hình ảnh các bộ truyện chứ khơng cịn thái độ suồng sã, tiếp thu bất kỳ bộ truyện nào xuất hiện trên thị trường nữa. Kể từ đây các nhà xuất bản cũng bắt đầu xoắn tay vào việc tìm kiếm và chọn lọc các tác phẩm để đưa ra thị trường. Bắt đầu có những bộ truyện với chủ đề mới lạ hơn xuất hiện như “Quyển Sổ Thiên Mệnh” (Death Note, 2006) của cặp đôi Tsugumi Ohba và Takeshi Obata với chất trinh thám hình sự kết hợp cùng giả tưởng huyền bí; hay “Monster” (2003) của Naoki Urasawa với tiêu đề “truyện kinh dị cho tuổi mới lớn”,… Bạn đọc Việt Nam ngày càng tiến gần với văn hóa manga của Nhật Bản hơn khi bắt đầu tìm hiểu và phân loại thành 5 thể loại manga chính tại Việt Nam, bao gồm: shounen (manga dành cho nam giới lứa tuổi học sinh, sinh viên), seinen (manga dành cho nam giới lứa tuổi trưởng thành), shojo (manga dành cho nữ giới lứa tuổi học sinh), josei (manga dành cho nữ giới lứa tuổi trưởng thành) và kodomomuke (manga dành cho thiếu nhi). Nhờ sự phân loại này mà độc giả Việt Nam có thể dễ dàng lựa chọn tác phẩm phù hợp với mình, cũng như bước gần hơn với cánh cổng Văn hóa
33
Manga Nhật Bản. Chính điều này càng làm rộng cho các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam mà vẫn đảm bảo có nguồn tiêu thụ thật lớn.