1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở địa phương

319 583 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 319
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Theo đó, TCNNbao gồm NSNN, tín dụng nhà nước, tài chính của các cơ quan hành chính nhànước, tài chính các đơn vị thuộc Nhà nước quản lý như DNNN, các đơn vị sựnghiệp nhà nước, các tổ chứ

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ

Dự án SLGP – 00039111 Tăng cường năng lực chính quyền địa phương

*****

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Ở ĐỊA PHƯƠNG

Hà Nội, 2007

Trang 2

MỞ ĐẦU

Bộ tài liệu "Quản lý tài chính công ở địa phương" do Dự án Nâng cao năng

lực chính quyền địa phương (Strengthening Local Government Project, mã số SLGP - 00039111, do UNDP tài trợ cho Bộ KH&ĐT) đặt hàng Viện Khoa học tài

chính chủ trì biên soạn nhằm phục vụ các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cán

bộ tài chính, kế hoạch cũng như cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện, xã của các địaphương tham gia dự án như Trà Vinh, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn

Được thiết kế trong khuôn khổ của dự án SLGP phục vụ các đối tượng thamgia dự án; do có sự giới hạn về thời lượng đào tạo cũng như kinh phí, nên Bộ tàiliệu này sẽ không bao gồm tất cả các vấn đề về quản lý tài chính địa phương mà chỉtập trung vào những vấn đề then chốt nhất, phục vụ sát đúng nhất các đối tượng cán

bộ tài chính, kế hoạch các cấp tỉnh, huyện, xã, phù hợp với nhu cầu thực tiễn ở địaphương, đón bắt được các xu hướng đổi mới kế hoạch và cải cách quản lý tài chínhcông đã, đang và sẽ diễn ra tại Việt Nam

Sẽ rất khó khăn khi phải thiết kế một bộ tài liệu phục vụ các đối tượng rấtkhác nhau về cả trình độ và nhu cầu Trên thực tế, trong số các đối tượng học viêncủa dự án SLGP, luôn có sự khác biệt khá xa nhau giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộchuyên môn; giữa cán bộ cấp tỉnh với cán bộ cấp huyện, xã Chính vì vậy, sau khiđiều tra và cân đối nhu cầu và khả năng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tài chính,

kế hoạch và cán bộ lãnh đạo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã của các địa phương tham gia

dự án SLGP, bộ tài liệu này được thiết kế thành 5 phần như sau:

Phần 1 – Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính công ở địa phươngPhần 2 – PT&DB kinh tế tài chính

Phần 3 – Kế hoạch tài chính và ngân sách trung hạn

Phần 4 – Phân cấp và quản lý ngân sách huyện, xã

Phần 5 – Kế toán công ở địa phương

Trong bộ tài liệu này, cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn ở cả 3 cấptỉnh, huyện, xã sẽ:

1) Được cung cấp những kiến thức tổng quát và cơ bản về tài chính công

và quản lý tài chính công;

2) Hiểu được vị trí, ý nghĩa, vai trò của công cụ PT&DB trong công tácđiều hành, lập và bảo vệ kế hoạch PTKTXH, kế hoạch tài chính cũng như dự toánthu-chi ngân sách của địa phương Giúp cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ chuyênmôn hoàn thiện kỹ năng đọc, hiểu các chỉ tiêu kinh tế, tài chính vĩ mô cơ bản, làmchủ được các báo cáo chuyên môn về PT&DB kinh tế, tài chính Đồng thời, nhữngcán bộ chuyên ngành kế hoạch và tài chính, chủ yếu ở cấp tỉnh, sẽ được trang bịnhững kiến thức căn bản và chuyên sâu về PT&DB, giúp họ nắm vững và tự xâydựng, hoàn thiện kỹ năng PT&DB kinh tế tài chính theo mô hình kinh tế lượngđặng có thể phục vụ tốt nhất công tác chuyên môn hàng ngày của họ tại địa phương

3) Nắm được (và đi trước một bước so với các địa phương khác) những

kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng khung khổ tài chính và ngân sách trung

hạn (MTF&EF) nhằm gắn kết tốt nhất việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài

Trang 3

chính công trên địa bàn với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch PTKTXH của địaphương

4) Hiểu rõ hơn và có phương pháp giải quyết các vấn đề đang vướng mắctại địa phương về phân cấp quản lý ngân sách, về cơ chế phân định và điều tiết, bổsung nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp tỉnh, huyện, xã; về quy trìnhlập, thẩm định, quyết định, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách các cấp Đặcbiệt, những học viên là cán bộ cấp huyện, xã sẽ được trang bị những kiến thức cơbản để nắm vững và giải quyết có phương pháp các vấn đề vướng mắc trong quátrình lập, bảo vệ dự toán cũng như trong quan hệ với KBNN khi chấp hành, quyếttoán ngân sách cấp mình

5) Hơn nữa, những học viên là cán bộ chuyên môn sẽ được trang bị nhữngkiến thức cơ bản, cả lý thuyết và thực hành, về kế toán công - một công cụ quản lýkhông thể thiếu trong quản lý tài chính công

Các tác giả trực tiếp và gián tiếp tham gia biên soạn bộ tài liệu này gồm:PGS TS Đỗ Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài chính, Học viện Tàichính, Bộ Tài chính; TS Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó Vụ trưởng, Vụ chính sách thuế,

Bộ Tài chính; Th.S Trương Bá Tuấn, Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính; TS ĐặngVăn Du, Trưởng khoa tài chính công, TS Hoàng Thúy Nguyệt, Giảng viên chính,

TS Hoàng Văn Bằng, Giảng viên chính, Th.S Nguyễn Văn Luyện, giảng viên,PGS TS Dương Đăng Chinh, Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính; TS.Nguyễn Thị Hải Hà, Viện KHTC, Bộ Tài chính; Th.S Vũ Cương, Giảng viênchính,; Th.S Phạm Hồng Vân, Giảng viên chính, Đại học Kinh tế quốc dân HàNội; TS Phạm Huy Tuấn Kiệt, chuyên gia tư vấn, Ms Lê Nguyệt Anh, Chuyên gia

tư vấn của Dự án PFMRP của Bộ Tài chính;

Ban biên tập cũng đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Mr Peter Brooke,

Cố vấn cao cấp của Ngân hàng thế giới và Dự án cải cách tài chính công (PFMRP)của Bộ Tài chính, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồng Kông; PGS TS ĐặngVăn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kế toán Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy banKT&NS, Quốc hội khóa XI; TS Nguyễn Đình Tùng; nguyên Trưởng phòng ngânsách huyện, xã - Vụ NSNN, Bộ Tài chính; TS Bùi Đường Nghiêu; TS Bùi Hà, Vụtrưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ KH&ĐT; PGS TS Phan Thị ThuHương, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, BộKH&ĐT; Mr Phạm Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, BộKH&ĐT; Mr Phạm Thanh Tâm, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương vàlãnh thổ, Bộ KH&ĐT

Với sự nỗ lực cố gắng to lớn của tập thể các tác giả, của Ban quản lý Dự ánSLGP, các chuyên gia tư vấn về kế hoạch và tài chính của Dự án bộ tài liệu đãhoàn thành, song, cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng tôixin giới thiệu Bộ tài liệu này và rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ cũng nhưnhững đóng góp của quý vị độc giả,cả trung ương và địa phương, để có thể biênsoạn hoàn chỉnh và đầy đủ hơn Những nhu cầu về tài liệu và những ý kiến góp ýxin vui lòng gửi về địa chỉ:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dự án SLGP

Tầng 3, Nhà G

Trang 4

Số 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 080 43092

Email :slgp.mpi@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu cùng bạn đọc

Hà Nội, tháng 6 năm 2007 BQL DỰ ÁN SLGP

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng

CQTC : Cơ quan tài chính

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

HĐND : Hội đồng nhân dân

HĐNVKB: Hoạt động nghiệp vụ kho bạc

KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư

KPTX : Kinh phí thường xuyên

KT&NS : Kinh tế và ngân sách

PCI : Bình quân đầu người

PFMRP : Dự án cải cách tài chính công của Bộ Tài chính

PT&DB : Phân tích và dự báo

PTKTXH : Phát triển kinh tế - xã hội (kế hoạch)

Trang 6

QLNN : Quản lý nhà nước

SLGP : Dự án Nâng cao năng lực chính quyền địa phương

(Strengthening Local Government Project, mã số SLGP

-00039111, do UNDP tài trợ cho Bộ KH&ĐT)

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TCC : Tài chính công

TCNN : Tài chính nhà nước

TSCĐ : Tài sản cố định

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTVĐT : Thanh toán vốn đầu tư

UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước

UBND : Ủy ban nhân dân

UNCDF : Quỹ phát triển cơ bản Liên hợp quốc

UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc

WB : Ngân hàng thế giới

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 17

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH CÔNG 171.2 CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA TÀI CHÍNH CÔNG 191.2.1 Xét theo chủ thể quản lý trực tiếp 191.2.2 Xét theo nội dung quản lý 20

1.3.1 Vai trò đảm bảo nguồn lực duy trì sự tồn tại và hoạt động của

1.3.2 Vai trò là công cụ để nhà nước tác động vào nền KT-XH một

cách phù hợp với các quy luật khách quan 221.3.3 Vai trò là công cụ để nhà nước điều tiết bảo đảm công bằng

xã hội, bổ khuyết cho các khuyết tật của thị trường, góp phần

Chương 2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 23

2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 23

2.1.2 Đặc điểm của quản lý TCC 242.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.2.2 Quản lý các quỹ TCC ngoài NSNN 272.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 272.3.1 Căn cứ và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC 272.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TCC 282.4 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 32

Trang 8

Chương 3 KẾ TOÁN CÔNG 33

3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CÔNG 333.1.1 Những khái niệm cơ bản 333.1.2 Đặc điểm của kế toán công 343.1.3 Nhiệm vụ của kế toán công 34

3.2 CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA KẾ TOÁN CÔNG 35

Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH

VÀ DỰ BÁO KINH TẾ, TÀI CHÍNH 40

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO

1.1.2 Các hình thức PT&DB 41

1.1.4 Các nguyên tắc của PT&DB 451.1.5 Các phương pháp PT&DB kinh tế và tài chính 45

1.2 MÔ HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG

1.2.1 Khái quát về mô hình dự báo 471.2.2 Cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình PT&DB 48

1.2.4 Các yêu cầu chủ yếu đối với một mô hình dự báo 50

Chương 2 KINH TẾ LƯỢNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG KINH TẾ

LƯỢNG VÀO PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH

Trang 9

2.1.4 Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế lượng 532.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH HỒI QUI 54

2.2.2 Số liệu trong mô hình hồi qui 54

2.3.1 Mô hình hồi qui với biến giải thích là biến giả 562.3.2 Hồi qui một biến lượng và một biến chất 572.3.3 Hồi qui với một biến lượng và nhiều biến chất 57

Chương 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO 59

3.1 CÁC LOẠI MÔ HÌNH PT&DB KINH TẾ 593.1.1 Mô hình chuỗi thời gian (time-series model) 593.1.2 Mô hình cân bằng tổng thể (General Equilibrium Model) 593.1.3 Các mô hình kinh tế lượng vĩ mô (Macroecometrics Model) 60

3.3.4 Công việc chủ yếu cần triển khai 78

Chương 4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ, TÀI CHÍNH VĨ

Trang 10

4.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội 854.3.2 Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân 88

4.3.4 GDP và vấn đề so sánh theo giá năm gốc 924.3.5 Tăng trưởng, phát triển kinh tế và GDP bình quân đầu người 924.4 SỬ DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VÀO

4.4.1 Các biến chính sách chủ yếu 934.4.2 Ứng dụng kết quả PT&DB vào hoạch định chính sách 94

Phần 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH TRUNG HẠN VÀ

1.4.3 Quyết định chính trị, truyền thông và nâng cao năng lực 112

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT CƠ BẢN 113

2.1.1 Phần A - Xác định khung cảnh và nguồn lực 1132.1.2 Phần B - Kế hoạch chi tiêu trung hạn 1152.1.3 Phần C- Mục tiêu và Chính sách then chốt 116

2.2.1 Rà soát, tóm tắt chức năng, nhiệm vụ 1202.2.2 Xác định giới hạn trần chi tiêu 1202.2.3 Xây dựng các mục tiêu chiến lược 122

Trang 11

2.2.4 Đánh giá chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển 1222.2.5 Xác định các đầu ra và các hoạt động 1242.2.6 Tính toán chi phí cho các hoạt động và các đầu ra 1252.2.7 Phân tích chi phí cam kết và dự kiến chi tiêu 1262.2.8 Lựa chọn và quyết định ưu tiên 1282.2.9 Xác định trách nhiệm và liên kết hoạt động 1302.2.10 Đánh giá tính khả thi của các đề xuất 130

Chương 3 VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA UBND VÀ

tỉnh thí điểm MTEF ở Việt Nam 134

3.3.1 Các bài học rút ra từ những tỉnh đã thực hiện thí điểm 1353.3.2 Các yêu cầu cơ bản để triển khai MTEF 1363.3.3 Một số thuật ngữ trong quản lý chi tiêu công hiện đại 139

Phần 4 PHÂN CẤP VÀ QUẢN LÝ TÀI

1.2.2 Phân định rõ quyền quyết định dự toán và phân bổ NSNN

giữa Quốc hội và HĐND các cấp 1521.2.3 Phân cấp thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ quản lý

1.2.4 Phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP các cấp 1531.2.5 Phân cấp trong lập và duyệt quyết toán NSNN 155

Trang 12

1.2.6 Phân định thẩm quyền và trách nhiệm quản lý NSNN giữa

1.3.1 Đánh giá kết quả phân cấp quản lý tài chính, ngân sách ở

Chương 2 LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN VÀ

QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 168

2.3.1 Phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển 1772.3.2 Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên 1772.3.3 Phân bổ, giao ngân sách CTMT và các nội dung khác 178

2.4.1 Tổ chức quản lý, điều hành ngân sách 1792.4.2 Cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách 180

2.5.1 Thẩm quyền và trách nhiệm các cơ quan, đơn vị trong lập,

xét duyệt, thẩm tra và phê chuẩn quyết toán ngân sách 1802.5.2 Nội dung xét duyệt và thẩm định quyết toán 1852.6 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 189

Trang 13

3.2.1 Lập dự toán ngân sách xã 1993.2.2 Chấp hành ngân sách xã 2003.2.3 Kế toán và quyết toán ngân sách xã 204

3.3.1 Các quỹ công chuyên dùng của xã 2053.3.2 Hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã 2063.3.3 Các hoạt động tài chính của thôn bản 2063.3.4 Các hoạt động tài chính khác của xã 207

Chương 4 CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH ĐỊA

4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH 2084.1.1 Mục đích công khai tài chính 2084.1.2 Nguyên tắc công khai tài chính 2084.1.3 Đối tượng, phạm vi áp dụng công khai tài chính 2084.1.4 Hình thức công khai tài chính 2084.1.5 Nội dung cơ bản về công khai minh bạch ở cấp cơ sở 2094.2 NỘI DUNG CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH 2104.2.1 Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách 2104.2.2 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách 2144.2.3 Công khai tài chính đối với quỹ tài chính có nguồn từ NSNN 2154.2.4 Công khai tài chính đối với quỹ tài chính có nguồn thu từ các

khoản đóng góp của nhân dân 2164.2.5 Công khai hỗ trợ trực tiếp của NSNN đối với cá nhân, dân cư 2174.3 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG KHAI NGÂN SÁCH VÀ

4.3.1 Những bất cập do các thao tác nghiệp vụ 2194.3.2 Những bất cập về trình tự, thủ tục pháp lý 2204.3.3 Thiết lập quy trình mới về lập ngân sách đáp ứng yêu cầu

Chương 1 KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 228

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾ TOÁN NSNN 2281.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán NSNN 228

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán NSNN 2291.2 CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU 230

Trang 14

1.2.2 Kế toán chi NSNN 2331.2.3 Kế toán ghi thu, ghi chi NSNN 2371.2.4 Kế toán cân đối thu chi NSNN 238

Chương 2 KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 241

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾ TOÁN HCSN 241

2.3.1 Khái niệm, đặc điểm TSCĐ 253

2.3.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 254

2.4.1 Những vấn đề chung về kế toán thanh toán 2662.4.2 Kế toán các khoản nợ phải thu 2672.4.3 Kế toán các khoản nợ phải trả 2752.4.4 Kế toán thanh toán nội bộ 2832.5 KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ HCSN 2852.5.1 Khái quát về các hoạt động trong đơn vị HCSN 2852.5.2 Phương pháp hạch toán các hoạt động thu, chi hành chính sự

2.5.3 Các bút toán chủ yếu hạch toán nguồn kinh phí 2872.5.4 Hạch toán chi hoạt động 288

2.5.5 Hạch toán kết chuyển chi phí và xử lý chênh lệch thu, chi

2.5.6 Kế toán các khoản thu (thu phí, lệ phí, thu khác ) 291

Chương 3 KẾ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH XÃ 292

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ TÀI

Trang 15

3.1.1 Khái quát về kế toán ngân sách và tài chính xã 2923.1.2 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã 2963.1.3 Nội dung công việc kế toán 2973.1.4 Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán 297

3.2.2 Nội dung chứng từ kế toán và ký chứng từ kế toán 2993.2.3 Kiểm tra chứng từ kế toán 3003.2.4 Các hành vi bị nghiêm cấm về chứng từ kế toán 3003.2.5 Chứng từ kế toán sao chụp 3013.3 SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3033.3.1 Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán 303

3.3.3 Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức kế

3.3.4 Mở sổ, khóa sổ kế toán 3073.3.5 Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán 3103.3.6 Điều chỉnh số liệu kế toán khi chỉnh lý quyết toán năm 3123.4 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN 3123.4.1 Mục đích lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 3123.4.2 Số lượng báo cáo, thời hạn nộp báo cáo tài chính 3133.4.3 Trách nhiệm lập, gửi và phê duyệt báo cáo tài chính và báo

Trang 16

Phần 1 NH ỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

QU ẢN LÝ T ÀI CHÍNH CÔNG Ở

ĐỊA PHƯƠNG

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH CÔNG

Cho dù tài chính công là một thuật ngữ khá thông dụng ở các nước công

nghiệp phát triển nhưng chỉ thực sự xuất hiện ở nước ta khoảng hơn 10 năm nay.Trước đây, trong kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức sở hữu tập thể và sởhữu nhà nước chiếm vị trí thống trị, Nhà nước bao trùm gần như toàn bộ khônggian KT-XH Nhà nước chăm lo hầu hết đời sống cán bộ, từ lúc sinh ra đến khi quađời thông qua hệ thống phân phối tem phiếu và theo giá do nhà nước quy định, từviệc ăn, mặc, ở, đi lại, ốm đau Trong bối cảnh đó, tài chính nhà nước đồng nghĩavới tài chính công, không cần thiết phải có thuật ngữ tài chính công Từ khi thựchiện đường lối đổi mới (1986), phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,thì thuật ngữ tài chính công mới có điều kiện xuất hiện, mà đúng hơn là du nhập từcác nền kinh tế thị trường

Sau hơn 20 năm đổi mới, Nhà nước đã giảm mạnh bao cấp, các cơ chế thịtrường hóa và xã hội hoá đã được hình thành và ngày càng mở rộng để thu hút cácnguồn lực đa dạng của nền kinh tế cho phát triển, phạm vi can thiệp của tài chínhnhà nước dần được thu hẹp lại, thuật ngữ tài chính công dần được hình thành và sửdụng rộng rãi Tuy nhiên, khi quan niệm về tài chính công (TCC), xuất phát từnhiều cách tiếp cận và vì nhiều lý do nên hiện nay có khá nhiều quan điểm khácnhau

Có quan điểm cho rằng: “TCC là một bộ phận của tài chính nói chung và của tài chính nhà nước nói riêng 1” Theo đó, tài chính nhà nước (TCNN) có mộtphạm vi rộng lớn, bao quát toàn bộ những quan hệ tài chính của Nhà nước, do Nhànước làm chủ, điều chỉnh TCC chỉ là một bộ phận của TCNN, cho dù đó là bộphận quan trọng và bao gồm hầu hết các bộ phận cấu thành của TCNN, chỉ trừ tàichính các DNNN.2

Cũng có quan điểm đồng nhất TCC với TCNN khi cho rằng: “TCC trước hết là tài chính - tài chính của nhà nước, được hiểu là tài chính của các chủ thể công 3 ”; Hoặc: “TCC hiểu theo nghĩa rộng chính là tài chính của khu vực công cộng

mà nhà nước là người đại diện nên còn gọi là TCNN 4” Theo đó, những quan hệ tàichính nào liên quan đến Nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước thì đều là TCC hoặcTCNN TCC hay TCNN chỉ là những tên gọi khác nhau, thể hiện cùng một nộidung đó là sự phản ánh các quan hệ tài chính thuộc Nhà nước, của Nhà nước, doNhà nước điều chỉnh

Lại có quan điểm cho rằng phạm vi TCC rộng hơn TCNN, bao trùm TCNN

và đưa ra ý tưởng đồng nhất TCC với tài chính quốc gia Những gì thuộc về quốc

gia là thuộc về TCC Theo đó, “ công quỹ trong TCC được mặc định là quỹ chung của cả nước; TCC là tổng thể các quan hệ tiền tệ có liên quan đến việc tạo lập và chi dùng quỹ tiền tệ chung của cả nước (quốc gia) 5 ” Chính vì vậy, quan điểm này cho rằng “không chỉ riêng DNNN mà mọi doanh nghiệp, mọi loại bảo hiểm đều nằm trong phạm vi TCC 5

Cũng có quan điểm cho rằng, tùy theo mục đích sử dụng nguồn tài chính màphân biệt TCC với tài chính tư Theo quan điểm này, TCC phục vụ cho các mụcđích chung của quốc gia, cộng đồng, tổ chức kinh tế thuộc sở hữu công cộng, tổ

Trang 18

chức xã hội Theo đó, thuộc về TCC có ngân sách nhà nước (NSNN), các quỹ

TCNN, các quỹ của các tổ chức xã hội và tài chính các DNNN (DNNN, bao gồm

cả các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước) Tài

chính tư là tài chính phục vụ cho các mục đích kinh tế tư nhân, hộ gia đình Thuộc

về tài chính tư có tài chính các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, tài chính các hộgia đình Cũng theo quan điểm này, nếu dựa vào tiêu thức sở hữu nguồn tài chínhthì có thể phân biệt TCNN với tài chính phi nhà nước TCNN thuộc sở hữu nhànước, phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước, đồng thời phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội Theo đó, TCNNbao gồm NSNN, tín dụng nhà nước, tài chính của các cơ quan hành chính nhànước, tài chính các đơn vị thuộc Nhà nước quản lý như DNNN, các đơn vị sựnghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính trung gian thuộc sở hữu nhà nước nhưNHNN (NHNN), ngân hàng thương mại quốc doanh, công ty bảo hiểm, công tychứng khoán thuộc sở hữu nhà nước; các quỹ TCNN khác như quỹ dự trữ quốc gia,quỹ dự trữ ngoại tệ, BHXH, hỗ trợ phát triển Theo đó, các quỹ điều hòa lưu thông

tiền tệ, quỹ tiền gửi bắt buộc (là những quỹ điều hành nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng) cũng thuộc TCNN6.

Để hiểu rõ khái niệm tài chính công, cần thống nhất nhận thức rằng TCC làtài chính của Nhà nước (trung ương), các cấp chính quyền địa phương, các đơn vịhành chính, đơn vị sự nghiệp ở trung ương và địa phương TCC phản ánh các quan

hệ kinh tế - tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệtập trung của các “chủ thể công” - khác biệt với tài chính của các chủ thể là cá nhân,

hộ gia đình, hoặc doanh nghiệp - TCC phục vụ các hoạt động vì lợi ích cộng đồng

và chịu sự điều chỉnh của hệ “luật công” Hoạt động TCC là hoạt động tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ gắn liền với các chủ thể công mà trong đó NSNN là bộ phậncấu thành quan trọng nhất

Về nội dung, TCC bao gồm: (i) Thu, chi NSNN (trung ương và địa

phương); (ii) Các quỹ tài chính ngoài NSNN có liên quan đến lợi ích công cộng

(quỹ dự trữ tài chính nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ hỗ trợ

người nghèo ); (iii) Tài chính của các cơ quan công quyền (tài chính phục vụ bộ máy quản lý hành chính nhà nước); (iv) Tài chính của các đơn vị (có tổ chức hoặc không tổ chức theo mô hình doanh nghiệp) hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng (trường học, bệnh viện, doanh nghiệp hoạt động công ích ) Nói cách

khác, TCC được cấu thành bởi hệ thống thuế, phí và lệ phí, hệ thống NSNN, hệthống bảo hiểm và an sinh xã hội, hệ thống các đơn vị quản lý hành chính nhà nướccác cấp, các đơn vị sự nghiệp công cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế,văn hoá, hoặc các dịch vụ công ích khác và các quỹ tài chính phục vụ lợi ích cộngđồng không mang tính chất kinh doanh

Về bản chất, TCC có bản chất kinh tế và bản chất chính trị Bản chất kinh tếcủa TCC thể hiện ở các quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể công với nhau vàvới các chủ thể khác trong xã hội Bản chất kinh tế của TCC được bộc lộ trong quátrình phân phối của cải vật chất giữa các chủ thể công và giữa chủ thể công với cácchủ thể khác trong nền kinh tế qua việc nộp thuế, phí, lệ phí hoặc thực hiện cácnghĩa vụ công ích do nhà nước hoặc địa phương quy định, qua việc đóng học phí,viện phí, BHXH

Bản chất kinh tế của TCC không tách rời bản chất chính trị Bản chất chínhtrị của TCC gắn liền với bản chất nhà nước của giai cấp cầm quyền và giải thích lý

Trang 19

do ra đời, điều kiện tồn tại, mục tiêu, sứ mạng mà TCC phụng sự, đó là lợi ích củanhà nước của giai cấp cầm quyền Lợi ích đó nếu phù hợp với lợi ích của đại đa sốnhân dân thì hệ thống TCC sẽ phục vụ lợi ích của người dân một cách tốt nhất.Ngược lại, nếu lợi ích của giai cấp cầm quyền không đại diện cho lợi íchcủa nhân dân lao động, hoặc lực lượng nắm quyền không chú ý đến lợi ích củangười dân thì hệ thống TCC sẽ được thiết kế với chính sách sưu cao, thuế nặng, với

cơ chế chi tiêu không công bằng, chủ yếu phục vụ lợi ích của các tầng lớp giàu có,

hệ thống an sinh xã hội, hệ thống thu phí giáo dục, phòng chữa bệnh đắt đỏ, ngăncản cơ hội tiếp cận sử dụng dịch vụ công cộng của người dân bình thường và cáctầng lớp khó khăn

Nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò tài chính công khôngnhững giúp củng cố nhận thức mà còn sẽ cung cấp những luận cứ xác đáng, tạo cơ

sở cho việc nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, chế độ, chính sách, hoặc đổi mới cơcấu thu, chi của hệ thống tài chính công nhằm sử dụng hiệu quả các công cụ tàichính phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội,tôn trọng lợi ích chính đáng của giai cấp cầm quyền và của nhân dân lao động.Nghiên cứu tài chính công có nội dung quan trọng là nghiên cứu cơ chế,chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thuộc sở hữu công do cácchủ thể công nắm giữ, quản lý

1.2 CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Về cấu trúc, tài chính công được cấu thành bởi hệ thống thuế, phí, lệ phí, hệthống NSNN, hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội, hệ thống các đơn vị quản lýhành chính nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công cung cấp các dịch vụ côngnhư giáo dục, y tế, văn hoá

Để hiểu chi tiết hơn về cấu trúc của tài chính công, cần xem xét theo nhữngtiêu chí khác nhau như sau

1.2.1 Xét theo chủ thể quản lý trực tiếp

Xét theo chủ thể quản lý trực tiếp, TCC bao gồm: Tài chính chung của Nhànước và Tài chính của các đơn vị sử dụng kinh phí

1) Tài chính chung của Nhà nước

Tài chính chung của Nhà nước tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập

và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động của

bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước

Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính chung của Nhà nước bao gồmcác bộ phận: NSNN và các quỹ ngoài NSNN, cả trung ương và địa phương

Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là Nhà nước - Chính phủ và chính quyềnđịa phương các cấp Việc quản lý được thực hiện thông qua các cơ quan chức năngchuyên môn của Nhà nước (cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước, Thuế, Hảiquan, ) Chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ ngoài NSNN là các cơ quan nhà nướcđược Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý các quỹ đó

Trang 20

2) Tài chính của các đơn vị sử dụng kinh phí

Có 2 loại hình đối với sử dụng kinh phí là: Các cơ quan quản lý hành chínhnhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập

Tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước quản lý kinh phí hoạt động củacác cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, bảo đảm về nguồn tài chính để hệ thống quản

lý hành chính nhà nước vận hành và thực hiện các cng, nhiệm vụ lập pháp, hànhpháp và tư pháp từ trung ương đến địa phương Chủ thể trực tiếp quản lý tài chínhcác cơ quan quản lý nhà nước chính là thủ trưởng của các cơ quan đó

Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý các nguồn tài chính(thu, chi) để duy trì và phát triển sự hoạt động cung cấp các dịch vụ công phục vụcho sự phát triển chung của nền KT-XH Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các đơn

vị sự nghiệp công lập là thủ trưởng đơn vị

1.2.2 Xét theo nội dung quản lý

Xét theo nội dung quản lý, TCC bao gồm:

1) Ngân sách nhà nước

NSNN là mắt khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống TCC.NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chínhquyền nhà nước các cấp Việc quản lý NSNN phải tuân theo một chu trình đã đượcghi rõ trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này Đặc trưng cơbản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng NSNN là mang tính pháp lý cao, gắnliền với quyền lực chính trị của Nhà nước và không mang tính hoàn trả trực tiếp làchủ yếu

2) Tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước bao gồm cả hoạt động đi vay và cho vay của Nhà nước.Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ qua hình thứctín dụng Nhà nước là mang tính tự nguyện và có hoàn trả

3) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN

Các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhànước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử

lý những biến động bất thường trong quá trình PTKTXH; và để hỗ trợ thêm choNSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính

Hiện nay ở nước ta hệ thống các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN đã vàđang được sắp xếp lại và bao gồm các quỹ chủ yếu sau:

- Quỹ Dự trữ quốc gia (dưới hình thức hiện vật)

- Quỹ Dự trữ tài chính

- Quỹ Dự trữ ngoại hối (do NHNN quản lý)

- Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài

- Quỹ Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả BHYT đã được sáp nhập)

Trang 21

- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ tín dụng đào tạo Hiện nay 2quỹ này đã được sáp nhập vào Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàngchính sách xã hội là cơ quan quản lý nguồn tài chính sử dụng cho cácmục tiêu kể trên.

- Ngân hàng phát triển Việt Nam

Ở các quốc gia khác nhau, thậm chí ngay trong một quốc gia, giữa các thời

kỳ phát triển khác nhau, việc tổ chức bao nhiêu quỹ tài chính nhà nước ngoàiNSNN là không giống nhau Điều đó phụ thuộc vào mức độ PTKTXH, trình độquản lý TCNN của các quốc gia trong các thời kỳ lịch sử nhất định

Từ các cách phân loại trên đây của TCC có thể rút ra nhận xét rằng: nguồnvốn của TCC bao gồm các nguồn NSNN và ngoài NSNN Trong đó, nguồn NSNN

có quy mô lớn nhất và giữ vai trò quyết định đến phạm vi cũng như hiệu quả hoạtđộng của TCC Tuy vậy, trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huyquyền tự chủ của các ngành, các địa phương và các đơn vị cơ sở, thực hiện phươngchâm đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự PTKTXH, các nguồn vốn ngoài NSNNcũng giữ một vị trí hết sức quan trọng

1.3 VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Với quy mô mỗi ngày một lớn hơn trong các quan hệ kinh tế - tài chính, tàichính công luôn chiếm vị trí đáng kể ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thếgiới Thông qua các chính sách, cơ chế cụ thể, vai trò của tài chính công luôn chiếm

vị trí quan trọng trong việc thiết lập và hoạch định các đường lối PTKTXH trongcác nền kinh tế và được thể hiện chủ yếu qua 3 điểm chính là (i) duy trì sự tồn tại vàhoạt động của bộ máy nhà nước và các cấp chính quyền địa phương các cấp, bảođảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội; (ii) là công cụ để nhà nước tácđộng vĩ mô (và vi mô) vào nền KT-XH, bảo đảm công bằng và phù hợp với cácquy luật khách quan; (iii) là công cụ để nhà nước thực hiện việc điều tiết, kiềm chế

và bổ trợ cho thị trường, khắc phục các khuyết tật của thị trường, san lấp bất công,duy trì sự bình đẳng trong xã hội, bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho tăng trưởng vàphát triển bền vững

Nghiên cứu vai trò của tài chính công sẽ cho phép hiểu được cơ chế vậnđộng, sự ảnh hưởng và hiệu quả tác động của tài chính công đối với nền KT-XH để

từ đó thiết kế chính sách phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi và mang lại hiệu quảcao nhất

1.3.1 Vai trò đảm bảo nguồn lực duy trì sự tồn tại và hoạt động của

bộ máy nhà nước

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy nhà nước cần phải có nguồn tàichính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước

Trang 22

được đáp ứng bởi TCC, đặc biệt là NSNN Vai trò kể trên của TCC được thể hiệntrên các khía cạnh sau đây:

Một là, khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính để đáp ứng

đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời

kỳ phát triển

Hai là, phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được cho các nhu cầu

chi tiêu theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại vàtăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa bảo đảm thực hiện các chứcnăng KT-XH của nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế

Ba là, kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối

được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất cácyêu cầu của quản lý nhà nước và PTKTXH

1.3.2 Vai trò là công cụ để nhà nước tác động vào nền KT-XH một

cách phù hợp với các quy luật khách quan

Do vị trí đặc biệt của mình, TCC đã trở thành công cụ đóng vai trò chủ yếutrong việc điều chỉnh các quan hệ KT-XH nhằm đạt tới các mục tiêu đã định củakinh tế vĩ mô Có thể khái quát vai trò kể trên của TCC trên các khía cạnh chủ yếusau đây:

Thứ nhất, TCC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh

tế, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động KT-XH

Thứ hai, TCC đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội

và giải quyết các vấn đề xã hội (vai trò xã hội của TCC)

1.3.3 Vai trò là công cụ để nhà nước điều tiết bảo đảm công bằng xã

hội, bổ khuyết cho các khuyết tật của thị trường, góp phần bảo vệ môi trường

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, những sự mất ổn địnhtrong quá trình PTKTXH là điều không tránh khỏi Do đó, sự can thiệp và điềuchỉnh của Nhà nước một cách hợp quy luật khách quan là cần thiết và tất yếu nhằmgiữ vững sự ổn định của quá trình phát triển

Trong kinh tế thị trường, các chủ thể của nền kinh tế chỉ tập trung quan tâmđến tìm kiếm lợi nhuận khi kinh doanh, chỉ quan tâm đến lợi nhuận tài chính, ítquan tâm đến môi trường sinh thái hoặc công bằng xã hội Đó chính là nhữngkhuyết tật cỗ hữu của thị trường

Trong điều kiện đó, việc Nhà nước sử dụng tài chính của mình để tác động,điều chỉnh nhằm hạn chế những tác động, những hậu quả do những khuyết tật củathị trường gây ra là sự bổ trợ cần thiết, khách quan và là vấn đề cần được chú ýthường xuyên

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính công luôn là công cụ hữu hiệu đểNhà nước thực hiện việc điều tiết, kiềm chế và bổ trợ cho thị trường, khắc phục cáckhuyết tật của thị trường, giảm thiểu bất công, duy trì sự bình đẳng trong xã hội,bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Trang 23

Chương 2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

2.1.1 Khái niệm quản lý TCC

Quản lý (tiếng Anh là Management, tiếng latinh là "manum agere" nghĩa là

"điều khiển bằng tay") đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các

bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và

thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thức và giá trị vô hình).

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, quản lý được nâng lên hàng nghệ thuật và có thểgọi đó là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác"

Quản lý là một quy trình công nghệ do chủ thể quản lý tiến hành thông quaviệc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiểnđối tượng quản lý hoạt động, phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tớicác mục tiêu đã định

Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính nhà nước lên

đối tượng là con người hoặc là các mối quan hệ xã hội để đạt mục tiêu của chínhphủ Phương pháp quản lý và cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào từng thể chế chínhtrị tại các nước, cũng như mục tiêu cần đạt được

Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực nhà nước thì quản lý hành chínhnhà nước là thực thi quyền hành pháp của nhà nước Dưới góc độ hoạt động cụ thểthì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chứcthực thi pháp luật ban hành

Quản lý TCC là quá trình mà chủ thể quản lý, thông qua việc sử dụng có

chủ định các phương pháp và các công cụ quản lý, tác động và điều khiển hoạtđộng TCC nhằm đạt được các mục tiêu đã định

Trong hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,công cụ quản lý, phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những vấn đề trọng tâm,đòi hỏi phải được nhận thức và xác định đúng đắn

Quản lý TCC là một nội dung của quản lý tài chính và là một bộ phận củaquản lý xã hội nói chung Trong đó, chủ thể quản lý cao nhất là Nhà nước, tiếp theo

là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạolập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Các cơ quan được giao chức năng,nhiệm vụ trực tiếp quản lý TCC thông thường là bộ máy tài chính trong hệ thốngcác cơ quan nhà nước

Đối tượng quản lý của TCC là các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền

tệ diễn ra trong các bộ phận cấu thành của TCC

Hoạt động quản lý các đối tượng quản lý trong từng lĩnh vực cấu thành củatài chính công chính là các nội dung chủ yếu của quản lý TCC

Các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp và công cụ quản lýkhác nhau để quản lý Các phương pháp thường được sử dụng, như phương pháp tổchức, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế

Trang 24

Các công cụ thường được sử dụng, bao gồm công cụ pháp luật, các chínhsách công và chính sách tài chính công, các đòn bẩy kinh tế, tài chính, các công cụkiểm tra, thanh tra, giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TCC

2.1.2 Đặc điểm của quản lý TCC

Về đối tượng của quản lý TCC Đối tượng của quản lý TCNN là các hoạt

động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của TCC Các hoạt động của TCC lại luôngắn liền với các cơ quan nhà nước - các chủ thể của TCC Các cơ quan này vừa làngười thụ hưởng nguồn kinh phí của TCC, vừa là người tổ chức các hoạt động củaTCC Do đó, vừa là chủ thể, vừa trở thành đối tượng của quản lý TCC Vì vậy, sựkết hợp chặt chẽ giữa quản lý con người với quản lý hoạt động tài chính là đặc điểmquan trọng của quản lý TCC

Về sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý TCC Trong quản lý

TCC có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính,kinh tế) và nhiều công cụ quản lý khác nhau (pháp luật, chính sách công, các đònbảy kinh tế, thanh tra, kiểm tra, đánh giá ) Mỗi phương pháp, công cụ có đặc điểmriêng, có cách thức tác động riêng và có các ưu, nhược điểm riêng

Nếu như phương pháp tổ chức, hành chính có ưu điểm là đảm bảo được tínhtập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có nhược điểm

là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan tổ chức hoạt động TCC.Ngược lại, các phương pháp kinh tế có ưu điểm là phát huy được tính chủ động,sáng tạo nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tính tập trung, thống nhất trong việc tổchức các hoạt động TCC theo cùng một hướng Do vậy, trong quản lý TCC thườngphải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các phương pháp và công cụ quản lý.Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động TCC là luôn gắn liền với quyền lựccủa nhà nước, nên trong quản lý TCC phải đặc biệt chú trọng tới các phương pháp,công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung, thống nhất Đó

là các phương pháp tổ chức - hành chính và các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểmtra Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của quản lý TCC

Về đặc điểm quản lý nội dung TCC Nội dung vật chất của TCC là các

nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu nhà nước mà nhà nước có thể chi phối

và sử dụng trong một thời kỳ nhất định Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dướidạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặtgiá trị, là đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của các nguồn tài chính phải

ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đốicủa nền kinh tế Điều đó càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính

mà Nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn

xã hội

Trong quản lý TCC không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại

cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vậnđộng của tổng nguồn lực TCC - sự vận động về mặt giá trị, trên cơ sở tính toán đểđảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động - sựvận động về mặt giá trị sử dụng, trong đời sống thực tiễn Kết hợp quản lý, đảm bảo

Trang 25

tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị, giá trị và giá trị sử dụng cũng là một đặcđiểm quan trọng của quản lý TCC.

2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Quản lý TCC có nội dụng đa dạng và phức tạp Xét theo các bộ phận cấuthành các quỹ, thì nội dung chủ yếu của quản lý TCC bao gồm: quản lý NSNN vàquản lý các quỹ TCC ngoài NSNN

2.2.1 Quản lý NSNN

Quản lý NSNN được thể hiện chủ yếu trên 4 phương diện:

- Quản lý quá trình thu NSNN

- Quản lý quá trình chi NSNN

- Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi NSNN

- Phân cấp quản lý NSNN

1) Quản lý quá trình thu NSNN

Thu NSNN được thực hiện bằng các hình thức: (i) bắt buộc như thuế, phí, lệphí; (ii) bán tài nguyên, tài sản quốc gia; (iii) các khoản thu từ phân phối lợi nhuậntrong các DNNN Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà còn có cáchình thức động viên khác như hình thức trưng thu, trưng mua Quản lý quá trìnhthu NSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó

Yêu cầu cơ bản quản lý quá trình thu NSNN là:

- Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhànước để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà nước trong từng giai đoạnlịch sử

- Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu củaNSNN ngày càng lớn hơn

- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảmbảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩmquyền ban hành

Nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu kể trên, điều quan trọng là cần xáclập được cách thức quản lý và sử dụng các công cụ quản lý thích hợp Trong thực tế

có nhiều cách thức, phương pháp quản lý thu NSNN Song cách thức, phương phápquản lý thu NSNN phổ biến hiện nay là:

- Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng củanền kinh tế

- Trên cơ sở chính sách, chế độ thu, gắn với diễn biến của quá trình hoạtđộng kinh tế, hoạch định kế hoạch thu sát, đúng, phù hợp với diễn biến thực tếkhách quan của tình hình kinh tế hàng năm

- Xác lập các biện pháp tổ chức thu phù hợp với từng khoản thu cụ thể củaNSNN Ở đây cần phải tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (i) xây dựng quy trình thu

Trang 26

cho từng loại cụ thể; (ii) tổ chức bộ máy thu gọn nhẹ, hợp lý đạt hiệu quả cao, đặcbiệt là xây dựng đội ngũ cán bộ thu có đầy đủ năng lực, trình độ và phẩm chất.

2) Quản lý quá trình chi NSNN

Chi NSNN có quy mô và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, ở nhiềuđịa phương, ở tất cả các cơ quan công quyền Trong điều kiện kinh tế thị trường, chiNSNN vừa mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, vừa có tính chất hoàn trả trựctiếp

Trong quản lý các khoản chi của NSNN phải đảm bảo các yêu cầu cơ bảnsau đây:

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyền thực hiệncác nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước

- Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả

- Gắn nội dung quản lý các khoản chi NSNN với nội dung quản lý các mụctiêu của kinh tế vĩ mô

Để thực hiện các yêu cầu trên, điều quan trọng là phải tìm ra những biệnpháp quản lý chi thích hợp đối với từng khoản chi cụ thể ở những hoàn cảnh cụ thể.Trong thực tiễn, đối với từng khoản chi có nhiều biện pháp quản lý khác nhau Songbiện pháp quản lý chi NSNN chung nhất là:

o Thiết lập các định mức chi;

o Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cầnthiết đối với từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triểnkinh tế, xã hội, về việc thực hiện các chức năng của cơ quancông quyền

o Xây dựng dự toán chi, bao gồm lập, thẩm định, thảo luận, quyếtđịnh, công bố và giao dự toán ngân sách các cấp

o Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lýnhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấpphát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơquan có thẩm quyền

o Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngănchặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phícủa Nhà nước Qua thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán pháthiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện

bổ sung chính sách, chế độ

3) Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi NSNN

Cân đối thu chi NSNN là một mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân,vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của các mặt cân đối khác trong nền kinh tế quốcdân Trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt độngthu, chi NSNN không phải lúc nào cũng được cân đối (ngang bằng thu, chi)

Tuỳ theo cách tiếp cận nguyên nhân của sự mất cân đối mà có các phươngpháp giải quyết khác nhau Tuy nhiên, phương pháp phổ biến hiện nay là vay nợtrong và ngoài nước, hình thành quỹ dự trữ, quỹ dự phòng tài chính

Trang 27

Tư tưởng chỉ đạo trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN (2002) làphân định rành mạch nhiệm vụ thu chi của từng cấp; tập trung đại bộ phận nguồnthu lớn, ổn định cho NSTW, đồng thời, tạo cho NSĐP có quyền chủ động, linh hoạttrong huy động nguồn thu, quyết định nhiệm vụ chi gắn với địa bàn.

2.2.2 Quản lý các quỹ TCC ngoài NSNN

Các quỹ TCC ngoài NSNN có nhiều loại khác nhau, đảm nhận các chứcnăng khác nhau và có mục đích sử dụng cụ thể khác nhau

Đối với các quỹ TCC ngoài NSNN đảm nhận chức năng dự trữ, dự phòngnguồn tài chính trích từ NSNN thì việc quản lý chủ yếu là: (i) xác lập các định mứctrích hợp lý; (ii) xây dựng quy chế sử dụng quỹ phù hợp với mục đích cụ thể củaquỹ; (iii) kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tạo lập và sử dụng quỹ theo đúng quyđịnh

Đối với loại quỹ đảm nhận chức năng hỗ trợ cho quá trình phát triển và tăngtrưởng kinh tế, có khả năng thu hồi vốn, nguồn tài chính của quỹ chủ yếu là huyđộng từ nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức xã hội và các tầng lớpdân cư thì nội dung chủ yếu của quản lý quỹ là: (i) xác định nhu cầu nguồn tài chínhcần thiết phải hỗ trợ để thực hiện việc huy động; (ii) xác định các phương thức huyđộng hợp lý và các kênh huy động có hiệu quả; (iii) tính toán khả năng hoàn trả;(iv) xây dựng quy chế phân phối, sử dụng nguồn tài chính hợp lý theo mục tiêu củaquỹ; (v) thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo lập và sử dụng quỹnhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của quỹ

2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

2.3.1 Căn cứ và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC

Căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý TCC gồm:

Một là, căn cứ vào sự hình thành hệ thống các cấp chính quyền và quá trình

thực hiện phân cấp quản lý kinh tế, xã hội cho các cấp chính quyền, các cơ quanquản lý nhà nước

Hai là, căn cứ vào đặc điểm, nội dung hoạt động của từng khâu trong chu

trình quản lý TCC

Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC gồm:

Một là, quán triệt nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ trong tổ chức

bộ máy quản lý TCC

Trang 28

Hai là, thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo

địa phương và vùng lãnh thổ trong tổ chức bộ máy quản lý TCC

Ba là, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong tổ chức bộ máy

quản lý TCNN

2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TCC

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TCC ở nước ta hiện nay gồm hệ thống cơquan quyền lực nhà nước và hệ thống các cơ quan chấp hành của các cơ quanquyền lực nhà nước

1) Các cơ quan quyền lực nhà nước

Các cơ quan quyền lực nhà nước trong hệ thống nhà nước Việt Nam gồmQuốc hội và các cơ quan dân cử ở địa phương là HĐND các cấp tỉnh, huyện, xã.Trong quản lý TCC, các cơ quan quyền lực nhà nước giữ quyền quyết địnhcao nhất, đồng thời cũng chịu trách nhiệm cao nhất Thẩm quyền của cơ quanquyền lực nhà nước được ghi trong Hiến pháp và Luật NSNN gồm:

- Thảo luận và quyết định dự toán NSNN;

- Kiểm tra, giám sát trong quá trình chấp hành NSNN;

- Phê chuẩn quyết toán NSNN

2) Các cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước

Hệ thống các cơ quan chấp hành của các cơ quan quyền lực nhà nước, baogồm Chính phủ và các cơ quan giúp việc Chính phủ; UBND và các cơ quan giúpviệc UBND các cấp

Các cơ quan chấp hành có trách nhiệm và quyền hạn về quản lý TCC nhưsau:

o Lập, trình dự toán ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nướccấp trên tổng hợp và cơ quan quyền lực nhà nước đồng cấp xétduyệt, quyết định;

o Tổ chức chấp hành dự toán ngân sách đã được cơ quan quyềnlực nhà nước quyết định;

o Lập, trình quyết toán ngân sách cho cơ quan hành chính nhànước cấp trên tổng hợp và cơ quan quyền lực nhà nước đồngcấp phê chuẩn

Trong hoạt động thực tiễn, phần lớn các nhiệm vụ về tài chính của các cơquan chấp hành lại được giao phó cho các cơ quan chức năng về quản lý TCC đảmnhận Chính phủ cũng đã phân định cho cơ quan tài chính đảm nhận nhiều nhiệm

vụ về quản lý TCC, cụ thể là:

a) Đối với Bộ Tài chính

Dưới góc độ cơ quan quản lý vĩ mô về tài chính – ngân sách, Bộ Tài chính

có những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây

Trang 29

1 Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, các dự án khác về lĩnh vực tài chính ngân sách và xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoàinước trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tàichính - ngân sách theo thẩm quyền;

-2 Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

cơ quan khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng các định mức phân

bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, chế độ kế toán, quyết toán, chế

độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy địnhtheo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước;

3 Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

cơ quan khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh lập dự toán NSNN và phương án phân

bổ NSTW; tổ chức thực hiện NSNN; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thuthuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chứcthực hiện chi NSNN theo đúng dự toán được giao; lập quyết toán NSTW; tổng hợp,lập quyết toán NSNN trình Chính phủ; tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tàisản của Nhà nước;

4 Kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang

bộ, HĐND, UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các vănbản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của

Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, cóquyền kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hànhhoặc bãi bỏ đối với những quy định của bộ, cơ quan ngang bộ; kiến nghị Thủ tướngChính phủ đình chỉ việc thi hành đối với những nghị quyết của HĐND cấp tỉnh;đình chỉ việc thi hành hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với nhữngquy định của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

5 Thống nhất QLNN về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ củaquốc gia;

6 Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp cóthẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản

lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính,đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp NSNN và sử dụng NSNN;

7 Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nướctheo quy định của pháp luật

b) Đối với Kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

(i) Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ NSNN,các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyềncủa KBNN và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướngdẫn về nghiệp vụ hoạt động của KBNN

(ii) Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước khác

(iii) Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân KBNN

Trang 30

(iv) Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chínhtheo quy định của pháp luật.

(v) Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo quy định hoặc được uỷthác

(vi) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý hệ thống thông tintrong toàn bộ hệ thống KBNN

c) Đối với Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lýnhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thukhác của NSNN (gọi chung là thuế) theo quy định của pháp luật

Tổng cục Thuế có các nhiệm sau đây:

(i) Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu thuế và

tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước

(ii) Lập dự toán thu thuế hàng năm

(iii) Hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai, tính thuế, phát hành thông báothuế và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước

(iv) Tuyên truyền, giáo dục, vận động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa

vụ nộp thuế theo quy định và thực hiện các hoạt động hỗ trợ chocác tổ chức, cá nhân nộp thuế

(v) Đề nghị hoặc được quyết định theo thẩm quyền việc miễn, giảm,hoàn thuế, trưng thu thuế, ấn định thuế, cưỡng chế thi hành phápluật về thuế theo quy định

(vi) Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễngiảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành pháp luật thuếđối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức cá nhân quản lý thuthuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

(vii) Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế và chế độ báocáo tài chính theo quy định

(viii) Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế, lưu giữ các tài liệu liên quanđến công tác thu thuế của các đối tượng nộp thuế

d) Đối với Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng BộTài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thipháp luật hải quan trong phạm vi cả nước

Tổng cục Hải quan có các nhiệm vụ sau đây:

(i) Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuấtkhẩu, nhập khẩu quá cảnh

(ii) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biêngiới

Trang 31

(iii) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

(iv) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu

e) Đối với Cục Dự trữ quốc gia

Cục Dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữquốc gia theo quy định của pháp luật

f) Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu tráchnhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềchứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt độngchứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứngkhoán và TTCK theo quy định của pháp luật

g) Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chứcnăng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lýBHXH theo quy định của pháp luật

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:

(i) Tổ chức thực hiện chính sách chế độ BHXH, thu các khoản đóngBHXH bắt buộc và tự nguyện

(ii) Quản lý quỹ BHXH và tổ chức việc chi trả BHXH cho ngườitham gia BHXH được đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn

(iii) Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án và biện pháp để bảo tồn giátrị và tăng trưởng quỹ BHXH

(iv) Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan vềviệc sửa đổi, bổ sung các chính sách, cơ chế quản lý quỹ, cơ chếquản lý tài chính (kể cả chi phí quản lý bộ máy của BHXH) chế

độ BHXH

(v) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến quá trình hoạt độngcủa BHXH (như cấp sổ BHXH, lưu giữ hồ sơ, thực hiện thống kê,

kế toán, kiểm tra thực hiện các chế độ, giải quyết khiếu nại )

h) Đối với NHNN Việt Nam

NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lýnhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; và là Ngân hàng Trung ương của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thựchiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nướctrong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật

Trang 32

2.4 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Các công cụ quản lý của quản lý tài chính công bao gồm các công cụ pháp

lý tài chính công

Bên cạnh các công cụ pháp lý, quản lý tài chính công sử dụng các công cụmang tính chất nghiệp vụ kinh tế, tài chính như: PT&DB kinh tế tài chính; Kếhoạch tài chính và chi tiêu trung hạn; Dự toán và Quyết toán ngân sách; Thống kê,

Kế toán, Kiểm tra, Giám sát về TCC

Trang 33

Chương 3 KẾ TOÁN CÔNG3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CÔNG

3.1.1 Những khái niệm cơ bản.

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động

Kế toán công là khoa học trong ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt độngcủa chủ thể Nhà nước và trình bày kết quả các hoạt động nhằm cung cấp các thôngtin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quảhoạt động của Nhà nước

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụngthông tin của đơn vị kế toán

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn

vị kế toán

Đơn vị kế toán Nhà nước là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổchức có sử dụng kinh phí NSNN, gồm: Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chiNSNN các cấp; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chínhphủ; Toà án nhân dân các cấp;Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Đơn vị vũ trangnhân dân, kể cả Toà án quân sự và Viện kiểm sát quân sự; Đơn vị quản lý quỹ dựtrữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhànước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân các cấp; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị

- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinhphí NSNN; Đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinhphí; Tổ chức quản lý tài sản quốc gia; Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phíNSNN; Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được NSNN hỗ trợ mộtphần kinh phí hoạt động Và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phíNSNN, gồm: Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi; Đơn vị sự nghiệp ngoài cônglập; Tổ chức phi chính phủ; Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi; Tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự thu, tự chi; Tổ chức khác không sửdụng kinh phí NSNN

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng,giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán

Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo

kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liênquan đến kế toán

Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầughi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báocáo tài chính

Trang 34

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnhvực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổchức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành

Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sựtrung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán

Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ vàmối liên quan giữa các sổ kế toán

Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nộidung công việc kế toán

3.1.2 Đặc điểm của kế toán công

Kế toán công có những đặc điểm chủ yếu như sau:

1 Gắn với chủ thể là nhà nước: Kế toán công phục vụ các hoạt động củanhà nước gắn với mục đích công cộng

2 Không vì mục tiêu lợi nhuận: Khác với chủ thể doanh nghiệp, chủ thể làNhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, các hoạt động kinh tế tài chínhcủa phát sinh của chủ thể Nhà nước phục vụ các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nướcphải thực thi, các hoạt động cảu Nhà nước thuộc kinh tế công cộng, phục vụ lợi íchchung của cộng đồng, không hạch toán lãi lỗ

3 Tuân thủ luật kế toán và luật ngân sách: Kế toán công chịu sự chi phốicủa cơ chế tài chính của nhà nước, do vậy kế toán Nhà nước không những phải tuânthủ luật kế toán mà còn phải tuân thủ, phù hợp với các chính sách kinh tế, tài chínhcủa nhà nước và kế toán Nhà nước thay đổi cùng với sự thay đổi của chính sáchkinh tế, tài chính của Nhà nước

4 Ghi theo mục lục Ngân sách: Phục vụ cho công tác quản lý tài chính Nhànước, do vậy ngoài ghi chép thông thường theo các phương pháp tài khoản, sổ kếtoán và bóa cáo kế toán, kế toán công còn thực hiện phản ánh theo đúng mục lụcNSNN, nhằm quản lý tập trung, thống nhất của tài chính NN

3.1.3 Nhiệm vụ của kế toán công

Kế toán công có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

1 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

2 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

3 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục

vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

4 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Trang 35

3.1.4 Đối tượng kế toán công

Căn cứ vào loại hình đơn vị kế toán của chủ thể Nhà nước, thì đối tượng kếtoán của mỗi loại đơn vị là khác nhau; cụ thể:

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN, bao gồm:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Nguồn kinh phí, quỹ;

3 Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

4 Thu, chi NSNN các cấp;

5 Kết dư NSNN các cấp;

6 Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

7 Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;

8 Tài sản quốc gia;

9 Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN, bao gồm:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Vật tư và tài sản cố định;

3 Nguồn kinh phí, quỹ;

4 Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

5 Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

6 Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

7 Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN, gồm:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền;

2 Vật tư và tài sản cố định;

3 Nguồn kinh phí, quỹ;

4 Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

5 Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

6 Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán

3.2 CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA KẾ TOÁN CÔNG

Quản lý và sử dụng tài chính công do nhiều đơn vị của nhà nước với cácchức năng, nhiệm vụ khác nhau thực hiện gồm: Hệ thống cơ quan tài chính baogồm: Bộ tài chính – Sở tài chính – phòng tài chính – Tài chính, ngân sách Xã,Phường; Hệ thống KBNN bao gồm: KBNNTW, KB tỉnh, KB huyện; Cơ quan thuế

Trang 36

bao gồm: Tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế, đội thuế xã phường; Cơ quan hảiquan bao gồm: Tổng cục Hải quan, cụ hải quan, chi cục hải quan; Hải quan cửakhẩu; Hệ thống đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và không sử dụng kinh phí NSNN;Bảo hiểm xã hội; Cục dự trữ quốc gia Mỗi đơn vị có các nghiệp vụ đặc thù riêng,

có các đối tượng kế toán riêng, do vậy, cần thiết phải có sự ghi chép theo nhữnghình thức riêng biệt

Hệ thống CQTC có nhiệm vụ quản lý và điều hành tài chính công, ban hành

cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý, sử dụng, tổ chức kế toán, quyết toán cácnguồn lực tài chính công Trong hệ thống đó, các cơ quan tài chính như Bộ Tàichính – Sở tài chính – Phòng Tài chính (đến cấp huyện) không trực tiếp ghi chép kếtoán Việc ghi chép và tổ chức ké toán được trao cho KBNN đảm nhiệm Tuynhiên, đến cấp xã, phường lại có những đặc thù riêng Ngân sách xã là một cấp đặcthù, vừa là cơ quan quản lý, vừa trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính công như mộtđơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN Do vậy, NSX cũng thực hiện ghi chép như đơn

vị sử dụng kinh phí NSNN

Để quản lý, kiểm tra, kiểm soát nguồn tài chính tại các đơn vị sử dụng kinhphí NSNN, phải thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và báo cáo chocác cơ quan quản lý tài chính công như CQTC, KBNN Chế độ kế toán tại các đơn

vị này do Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày30/3/2006

Các đơn vị quản lý thu NSNN như cơ quan thuế, cơ quan hải quan chỉ theodõi số phải thu, số đã thu, số đã nộp, số phải hoàn, số đã hoàn về thuế, phí lệ phí vàcác khoản thu khác của NSNN, phản ánh mối quan hệ kinh tế với người nộp, cơquan tài chính, KBNN mà không theo dõi việc sử dụng NSNN Do đó, hệ thống

cơ quan thu NSNN cần sử dụng chế độ kế toán đặc thù Cơ quan Thuế chỉ thực hiệnghi đơn trên các sổ chi tiết Cơ quan Hải quan thực hiện ghi đơn và ghi kép Chế độ

kế tóan do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 32/2005/QĐ-BTC

Đối với hệ thống các đơn vị đặc thù như Bảo hiểm xã hội, Cục dự trữ quốcgia, cơ quan Đảng Các cơ quan này thực hiện ghi chép kế toán theo các chế độ kếtoán đặc thù do Bộ Tài chính quy định cụ thể Tại các cấp chính quyền cơ sở xã, kể

cả cấp huyện, thì cán bộ quản lý tài chính ngân sách cần thiết phải hiểu, nắm rõ cácchế độ kế toán, bao gồm: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Chế độ kế toánNSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc; Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.Chính vì những đặc điểm nêu trên, các bộ phận cấu thành kế toán côngđược phân chia thành các loại chủ yếu sau: (i) Kế toán HCSN; (ii) Kế toán NSNN;(iii) Kế toán tài chính và ngân sách xã; và (iv) Kế toán ở một số đơn vị đặc thù

Trang 37

Đơn vị HCSN là đơn vị do nhà nước quyết định thành lập và giao thực hiệnquản lý nhà nước hay nghiệp vụ chuyên môn nhất định.

Nguồn vốn để đơn vị HCSN hoạt động được gọi là nguồn kinh phí, nguồnkinh phí của đơn vị HCSN được hình thành từ nhiều nguồn bao gồm nguồn từ tàichính công, và nguồn khác không từ tài chính công, trong đó nguồn NSNN lànguồn cơ bản, chi phối

Nhằm đảm bảo quản lý tài chính công một cách tiết kiệm, hiệu quả; đơn vịHCSN được chia theo các cấp đơn vị dự toán, thông thường một ngành thuộc ngânsách của một cấp được chia thành ba đơn vị dự toán, bao gồm đơn vị dự toán cấp I,đơn vị dự toán cấp II, đơn vị dự toán cấp III Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toánnhận kinh phí trực tiếp từ cơ quan giao dự toán (Chính phủ, UBND các cấp) vàphân bổ dự toán cho đơn vị cấp II và cấp III trực thuộc; đơn vị dự toán cấp II là đơn

vị nhận dự toán từ đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị cấp III; đơn

vị dự toán cấp III là đơn vị nhận dự toán từ đơn vị dự toán cấp I hay cấp III và trựctiếp sử dụng kinh phí theo dự toán được giao để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

mà Nhà nước đã giao phó Việc phân chia thàn các đơn vị dự toán có ý nghĩa tươngđối, trên thực tế một đơn vị khó có thể tách bạch thành một cấp nào

Kế toán HCSN được phân thành hai cấp đó là kế toán cấp đơn vị dự toáncấp trên (Đơn vị dự toán cấp I, II) và đơn kế toán đơn vị dự toán cấp dưới (Đơn vị

dự toán cấp III) Kế toán HCSN được quy định cụ thể tại quyết định số19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng bộ tài chính, đượcchính thức áp dụng từ quý II năm 2006 Quyết định gồm 4 phần cơ bản: Hệ thốngchứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính

3.2.2 Kế toán NSNN

Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trước đây do 2 bộ phận (VụNSNN và KBNN - Bộ Tài chính) cùng thực hiện Vụ NSNN thực hiện kế toánNSNN KBNN thực hiện kế toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN Tuy nhiên, hoạtđộng kế toán các nghiệp vụ KBNN chính là kế toán các hoạt động thu, chi NSNNđược thực hiện qua KBNN Do vậy, công việc kế toán được thực hiện trùng lắpnhưng lại không có sự khớp đúng về thời gian và số tiền, phản ánh sai lệch thực tếthu, chi và tồn quỹ NSNN Đồng thời, tăng khối lượng công việc một cách khôngcần thiết cho các cơ quan quản lý tài chính Chính vì vậy, Luật NSNN 2002 đã quyđịnh thống nhất về một mối là KBNN là cơ quan duy nhất thực hiện kế toán NSNN

và kế toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN, có thể gọi chung là kế toán NSNN.KBNN có trách nhiệm ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh trong hoạt động quản lý NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc theo chế

độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN

KBNN các cấp tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán theo quy địnhcủa Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, Luật Kế toán số03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và các quy định của Chế độ kế toán NSNN và hoạtđộng nghiệp vụ KBNN

Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:

1- Tiền và các khoản tương đương tiền;

Trang 38

2- Quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước khác;

3- Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

4- Tiền gửi các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;

5- Kết dư NSNN các cấp;

6- Các khoản tín dụng nhà nước;

7- Các khoản đầu tư tài chính nhà nước;

8- Các tài sản nhà nước được quản lý tại KBNN

Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN được Bộ Tài chính quy địnhtại Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 6/4/2006 bao gồm các nội dung chính:Phần 1: Quy định chung

Phần 2: Hệ thống Chứng từ kế toán

Phần 3: Hệ thống Tài khoản kế toán

Phần 4: Hệ thống Sổ kế toán

Phần 5: Hệ thống báo cáo kế toán

3.2.3 Kế toán tài chính và ngân sách xã

NSNN được chia thành NS trung ương và NS địa phương, NS địa phương(tỉnh, huyện, xã) Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN

Việc ghi chép số liệu NSNN được thực hiện bởi cơ quan kho bạc Song do

NS xã có nét đặc trưng khác với các cấp NS huyện, tỉnh ở chỗ ngân sách xã là mộtcấp vừa thực hiện quản lý NS xã vừa thực hiện chi tiêu trực tiếp như một đơn vịHCSN Do vậy NSX cần thực hiện ghi chép thu chi như một đơn vị HCSN Haynói cách khác, NSX có hai đơn vị cùng ghi chép đó là KBNN huyện và tài chínhxã

3.2.4 Kế toán ở một số đơn vị đặc thù

Trong các đơn vị HCSN, có một số đơn vị đặc thù quản lý các quỹ ngoàingân sách như quỹ BHXH, quỹ dự trữ quốc gia, cơ quan Đảng Kinh phí và cơ chếtài chính cho các đơn vị này không giống như cơ chế tài chính ở các đơn vị HCSNđơn thuần, đối tượng kế toán ở đơn vị đặc thù chế độ kế toán HCSN không phảnánh hết Do đó, sau kihi đã thỏa thuận với Bộ tài chính, ngoài việc vận dụng chế độ

kế toán HCSN, các đơn vị này còn được sử dụng các phần hành kế toán đặc thù chophù hợp với các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Trang 39

Phần 2 PHÂN TÍCH VÀ D Ự BÁO KINH T Ế

TÀI CHÍNH

Trang 40

Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN

TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ, TÀI CHÍNH

TẾ, TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái quát về PT&DB

PT&DB được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Tronglĩnh vực chính trị, xã hội, có thể dự báo về kết quả bầu cử, mức độ đói nghèo, thờitiết, dân số, lao động, bệnh dịch và nhiều hiện tượng khác Trong lĩnh vực kinh tế,PT&DB có thể thực hiện cho một lĩnh vực, một ngành, liên ngành, một địa phươnghay toàn bộ nền kinh tế, thậm chí một phạm vi nhỏ như từng sản phẩm, nhóm sảnphẩm

PT&DB kinh tế là một phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàndiện, theo nhiều góc cạnh, sự biến đổi, vận động và nguyên nhân vận động của cáchiện tượng kinh tế, đồng thời, đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi, vận độngcủa các hiện tượng kinh tế dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quankhác nhau

PT&DB cần phải mang tính liên tục, biện chứng, kế thừa xuyên suốt quákhứ, hiện tại và tương lai Bên cạnh các dự báo về những hiện tượng kinh tế, cũng

có các dự báo về nhân khẩu học, dự báo về chính trị, khí tượng, thiên văn, và nhiềuhiện tượng khác như dự báo về thu nhập quốc nội và các thành phần của nó, dân số,kết quả bầu cử, thời tiết

PT&DB là việc thu thập thông tin, dữ liệu bao gồm các thông tin địnhlượng, các nhận định, đánh giá, các thông tin mang tính lý thuyết, xu thế (thông tinđịnh tính) theo từng nội dung cụ thể hoặc tổng thể để xác định các mối quan hệ,phân tích và đánh giá, dự báo các xu thế trong tương lai và các nhân tố ảnh hưởng(tích cực và tiêu cực) nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp

PT&DB là hoạt động phân tích quá khứ, dự đoán tương lai bằng nhữngphương pháp khác nhau dựa trên những thông tin, dữ kiện và các giả định tronghiện tại, quá khứ Các dự đoán thường được thực hiện cho một giai đoạn nhất địnhtrong tương lai

PT&DB bao gồm hai nội dung và là hai quá trình nghiên cứu đi liền vớinhau, nhưng vẫn có sự độc lập tương đối: PT&DB Phân tích là việc nghiên cứu,tìm hiểu đánh giá các nhân tố trực tiếp, gián tiếp, khách quan và chủ quan đã vàđang tác động đến sự tồn tại và phát triển của hiện tượng kinh tế, tài chính, qua đó

sẽ tìm ra được tính quy luật, tính xu hướng về sự tồn tại, vận động và phát triển củahiện tượng kinh tế trong quá khứ và hiện tại

Dự báo là hoạt động tiếp theo của phân tích Dự báo là quá trình tìm kiếmcác xu thế vận động, phát triển của các hiện tượng kinh tế, tài chính trong tương laidưới tác động của những nhân tố mới Đó chính là sự khái quát hóa xu thế, để nhậnđịnh và dự đoán sự phát triển của các hiện tượng kinh tế, tài chính theo tác động củacác yếu tố mới xuất hiện trong tương lai Muốn dự báo được phải có phân tích vềquá khứ, hiện tại và tương lai Vì vậy, cũng có thể hiểu, dự báo kinh tế là một quá

Ngày đăng: 05/05/2014, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. GS.TS. Trần Ngọc Hiên, Kỷ yếu hội thảo “Quản lý tài chính công lý luận và thực tiễn” do Học viện hành chính quốc gia tổ chức tháng 6-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính công lý luậnvà thực tiễn
6. GS. TS. Lê Sỹ Thiệp, Kỷ yếu hội thảo “Quản lý tài chính công lý luận và thực tiễn” do Học viện hành chính quốc gia tổ chức tháng 6-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính công lý luận vàthực tiễn
10. Kỷ yếu hội thảo “Quản lý Tài chính công : Lý luận và thực tiễn”, do Học viện Hành chính quốc gia tổ chức tại Hà Nội tháng 6-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Tài chính công : Lý luận và thực tiễn
20. Nhóm PT&DB, “Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế: kết quả bước đầu”, Tạp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế: kết quả bước đầu
21. PGS.TS. Bạch Thị Minh Huyền, Kỷ yếu hội thảo “Quản lý tài chính công lý luận và thực tiễn” do Học viện hành chính quốc gia tổ chức tháng 6- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính cônglý luận và thực tiễn
26. Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã
38. TS. Lê Việt Đức, “Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng theo quý để PT&DB tiến triển ngắn hạn của kinh tế quốc dân”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng theo quýđể PT&DB tiến triển ngắn hạn của kinh tế quốc dân
43. TS. Quách Đức Pháp, Kỷ yếu hội thảo “Quản lý tài chính công lý luận và thực tiễn” do Học viện hành chính quốc gia tổ chức tháng 6-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính công lý luận vàthực tiễn
44. TS. Bùi Đường Nghiêu (2004), “Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn”, Tạp chí Tài chính, 7/2004, tr.26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ragắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Tác giả: TS. Bùi Đường Nghiêu
Năm: 2004
45. TS. Bui Duong Nghieu (2002), "Some issues in financial relations between central and local levels", Vietnam Economic Review, 92, p.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some issues in financial relations betweencentral and local levels
Tác giả: TS. Bui Duong Nghieu
Năm: 2002
46. TS. Bùi Đường Nghiêu, “Luận cứ xác định tỷ lệ huy động nguồn thu từ nền kinh tế vào NSNN trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 313, p.3, Hanoi, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ xác định tỷ lệ huy động nguồn thu từnền kinh tế vào NSNN trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 ở Việt Nam
48. TS. Bùi Đường Nghiêu, "Ngân sách nhà nước Việt Nam 2006 và những xu hướng nổi bật trong năm 2007", Kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2006-2007, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân sách nhà nước Việt Nam 2006 và nhữngxu hướng nổi bật trong năm 2007
1. Dự án Việt Nam, Canada, Những bài giảng về kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính, 2001 Khác
2. Dự án Việt Nam, Canada, Những bài giảng về phân tích dự báo tài chính, NXB Tài chính, 2001 Khác
7. Kinh tế học công cộng, Joseph E.Stinglitz, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1995 Khác
11. Laferrère A., (2000), Finances Publiques, La documentation francaise, Paris Khác
12. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước Khác
13. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội Khác
14. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 của Quốc hội 15. M. Bouvier, M. C. Esclassan, J.P. Lassale (1998), Finances Publiques, 4eEdition, Librairie Générale de Droit et de Juriprudences, E.J.A, Paris Khác
16. Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w