Nên trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất Bia phát triển rất nhanh, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại, để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , và đáp ứng được nhu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
CÔNG TY TNHH BIA VIỆT NAM
Trang 2CHƯƠNG 1: Mở Đầu
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
I ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN
II CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI ÁP DỤNG SXSH
III PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH
IV CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.Giảm chất thải tại nguồn
2.Tuần hoàn
3.Cải tiến sản phẩm
V CÁC LỢI ÍCH TỪ VIỆC THỰC HIỆN SHXH
VI CÁC RÀO CẢN TRONG SXSH
1.Về nhận thức của các doanh nghiệp
2.Về phía tổ chức-quản lý của các cơ quan nhà nước
3.Về kỹ thuật
VII TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH.
1.Trên thế giới
2.Ở Việt Nam
VIII NHỮNG YÊU CẦU CHUNG THÚC ĐẨY SXSH
CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY BIA TNHH VIỆT NAM.
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀI PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.Giới thiệu về công ty
2.Quá trình hình thành và pháp triển
II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.Hoạt động của công ty
2.Nguyên liệu
3.Sản phẩm
4.Các chỉ tiêu chất lượng đạt được
III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1.Nguyên liệu
2.Quy trình sản xuất
2.1.Quy trình nhập MALT
2.2.Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia
2.3.Sơ đồ lên men bia2.4.Sơ đồ quy trình chiết lon
2.5.Quy trình chiết chai
3.Các bộ phận phụ trợ
3.1 Vệ sinh3.2.Quá trình cung cấp hơi
Trang 33.3.Quá trình cung cấp lạnh cho sản xuất.
3.4.Quá trình cung cấp khí nén
3.5.Quá trình thu hồi và sự dụng CO2
CHƯƠNG 4 : SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Tiêu thụ nguyên, nhiên liệu
4.1.1 Malt và nguyên liệu thay thế
CHƯƠNG 5 : CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN
5.1 Cơ hội sản xuất sạch hơn liên quan tới khu vực nhà nấu.
5.1.1 Lựa chọn thiết bị nghiền và lọc
5.1.2 Thu hồi dịch nha loãng
5.1.3 Tách dịch nha khỏi cặn lắng
5.1.4 Thu hồi hơi từ nồi nấu hơi
5.2.Cơ Hội SXSH Tại Khu Vực Lên Men, Hoàn Thiện Sản Phẩm
5.2.1 Thu hồi nấm men
5.2.2 Thu hồi bia tổn thất theo nấm men
5.2.3 Giảm tiêu hao bột trợ lọc
5.2.4 Giảm thiểu lượng bia dư
5.3 Các Cơ Hội SXSH Liên Quan Đến Khu Vực Chiết Chai
5.3.1 Tiết kiệm nước trong rửa chai, két
5.3.2 Thiết bị thanh trùng kiểu tuy nen
5.4 Các Cơ Hội SXSH Liên Quan Đến Bộ Phận Phụ Trợ
5.4.1 Thu hồi nước làm mát từ quá trình lạnh nhanh
5.4.2 Thu hồi nước ngưng
5.4.3 Bảo ôn
Trang 45.4.4 Tiết kiệm nước và hóa chất vệ sinh
5.4.5 Tiết kiệm điện
5.4.6 Duy trì bảo trì
5.4.7 Tránh rò rỉ khí nén
5.4.8 Kiểm soát nhiệt độ bốc hơi của hệ thống máy lạnh
5.4.9 Giảm áp máy khí nén
5.4.10 Thu hồi nhiệt từ hệ máy nén
5.4.11 Lắp đặt thiết bị làm nóng nước cấp cho nồi hơi
5.4.12 Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn thân thiện môi trường để khử trùng thiết bị thay vì dùng hơi nóng
5.4.13 Kết hợp cung cấp nhiệt và phát điện (CHP)
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Trang 5CHƯƠNG 1
Mở đầu
I.Đặt vấn đề
Chúng ta đã biết Bia là một loại thức uống có độ cồn thấp, bổ mát, có bọt mịn xốp
và có hương vị đặc trưng Ngày nay Bia có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những nhà hàng sang trọng, quán Bar, cho đến những khu lao động, Bia góp phần trong các bữa tiệc, những buổi liên hoan, họp mặt…
Hương và vị của Bia là do các hợp chất chiết từ nguyên liệu, cồn, CO2 và các thành phần lên men khác tạo nên Đặc biệt CO2 bão hòa trong Bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống Nhờ những ưu điểm này, Bia được sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới, và sản lượng tiêu thụ Bia ngày càng tăng
Nên trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất Bia phát triển rất nhanh, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại, để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
Một trong những công ty có thể đạt được chỉ tiêu về số lượng lẫn chất lượng chính
là CÔNG TY TNHH BIA VIỆT NAM , công ty vẫn luôn phát triển, nâng cao chấtlượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định nhãn hiệu của chính mình
Công ty đã góp phần phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho người laođộng
II.Nội Dung Nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam thông qua SXSH nhằm mục tiêu:
Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đem lại lợi ích kinh tế, uy tín cho công ty
Trang 6 Giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty
Góp phần bảo vệ môi trường chung cho toàn xã hội
1 Đối Tượng Nghiên Cứu: Áp dụng SXSH tại công ty chủ yếu tập trung vào đánh giá:
Tiềm năng tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất bia (nước, đại mạch (Malt), hoa Houblon…)
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành sản xuất bia
Tiềm năng tiết kiệm nước tại các phân xưởng sản xuất của công ty
Trang 7CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN I.ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN:
Theo UNEP, “SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp
về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm giảm nguyên liệu và năng lượngtrong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm; loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải
Đối với sản phẩm: SXSH nhằm giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường, sức khỏe và sự an toàn:
Trong suốt vòng đời của sản phẩm
Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu thải
bỏ cuối cùng của sản phẩm.Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế và cung cấp dịch vụ
II.CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI ÁP DỤNG SXSH
Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự tự nguyệân và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kết nàythể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói
Có sự tham gia của công nhân vận hành: Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH Công nhân vận hành
là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH
Làm việc theo nhóm: Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành độc lập,
mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH
Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả, cần phải áp dụng
và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH
III.PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH :
Trang 8Đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước cơ bản được minh họa trong hình 1 dưới đây.
Bước 1 Khởi động ( Getting Stared) gồm 3 nhiệm vụ :
Thành lập đội SXSH (Designate CP team)
Liệt kê các bước công nghệ (List of process step)
Xác định và lựa chọn các công nghệ gây lãng phí
(Indentify and select wasteful unit operation)
Bước 2 Phân tích các bước công nghệ (Analysis of process step )
Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết (Process flow chart )ä
Cân bằng vật liệu – năng lượng (Make meterial - Enerygy balance)
Tính toán chi phí theo dòng thải (Assign cost to waste streams)
Phân tích nguyên nhân gây dòng thải (Cause analysis)
Bước 3 Đề xuất các cơ hội SXSH (Development of CP Oppertunities):
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả các cơ hội/ giải pháp SXSH có thể làm được
Xây dựng các cơ hội SXSH (Generating CP options)
Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất (Selec workable Opportunities)
Bước 1 Khởi động
B c 3 ước 3 Phát tri n các c h i ển các cơ hội ơ hội ội SXSH
Bước 2 Phân tích các công đoạn sản xuất
Hình 2 Sơ đồ các bước thực hiện SXSH
Trang 9Bước 4 Lựa chọn các giải pháp SXSH ( Selection of CP options )
Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật (Technical Feasibility )
Đánh giá tính khả thi về kinh tế (Financial Viability )
Đánh giá tính khả thi về môi trường (Environmental Feasibility )
Lựa chọn các giải pháp để thực hiện (Select Solutions for Implementation)
Bước 5 Thực hiện các giải pháp SXSH (Implaementation of CP options)
Chuẩn bị thực hiện (Prepare for Implementation )
Thực hiện các giải pháp SXSH (Implement CP Options)
Quan trắc và đánh giá kết quả (Monitor and Evaluate results )
Bước 6 Duy trì SXSH ( Sustainining CP )
Duy trì các giải pháp SXSH ( Sustain CP )
Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá (Select new focus area for next CPA).(Tiếp theo đến nhiệm vụ 3 của bước 1)
IV.CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thayđổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp Các giải pháp SXSH có thểđược chia thành 3
nhóm sau:
Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá trình tốt
Công nghệ sản xuất mới
Thay đổi nguyên liệu
Cải tiến thiết bị
Thay đổi bao bì
PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Hình 3 Sơ đồ phân bố các giải pháp SXSH
Trang 101 Giảm Chất Thải Tại Nguồn
Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH.
Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khixác định được các giải pháp
Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các đều kiện sản xuất
được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải Cácthông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…, cần đượcgiám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt
Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử
dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường Thay đổi nguyên liệucòn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sửdụng cao hơn
Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu
tổn thất ít hơn.Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưukích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiệncác bộ phận cần thiết trong thiết bị
Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu
quả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác.Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với cácgiải pháp khác
1 Tuần Hoàn
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử
dụng lại cho quá trình sản xuất
Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải
để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuất khác
Trang 113 Cải Tiến Sản Phẩm
Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và các
yêu cầu đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm Cải thiện thiết kế sản phẩm cóthể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hoá chất độc hại sử dụng
Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng,
đồng thời bảo vệ được sản phẩm Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụngbìa carton cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ
V.CÁC LỢI ÍCH TỪ VIỆC THỰC HIỆN SXSH
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể qui mô lớn hay nhỏ.SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất Các lợi ích này có thểtóm tắt như sau:
Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyênvật liệu, năng lượng trong qui trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vậtliệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn
Ngoài ra áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sửdụng các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý
Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệuthất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảmkhối lượng và tốc độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quanđến xử lý chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của công ty cũng được cảithiện
Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về các vấn đề môi trườngcủa người tiêu dùng ngày càng tăng về các vấn đề môi trường, tạo nên nhu cầu vềcác sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế Điều này mở ra một cơ hội thị trườngmới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếutập trung nỗ lực vào SXSH
Trang 12 SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trường mới và khảnăng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanhnghiệp Một doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được xã hội và các cơ quan chứcnăng có cái nhìn thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường
Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồmcác thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường Đây là cơ sở cho việctiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường Các cơ quan tàichính quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đềnghị vay vốn từ góc độ môi trường
Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường,SXSH còn cải thiện các điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên.Các điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâmkiểm soát chất thải tránh lãng phí, gây ô nhiễm làm mất mỹ quan ảnh hưởng đếnsức khoẻ người sản xuất
Tuân thủ các qui định, luật môi trường tốt hơn: SXSH giúp việc xử lý chấtthải hiệu quả và rẻ tiền hơn do lưu lượng và tải lượng các chất thải giảm hoặc loại
bỏ nguyên nhân gây ra các chất thải Điều này có ý nghĩa đối với môi trường đồngthời dễ dàng đáp ứng, thoả mãn các tiêu chuẩn, qui định của luật môi trường đãban hành
VI.CÁC RÀO CẢN TRONG SXSH
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiệnmôi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên trong quá trình
áp dụng lại phát sinh các rào cản sau:
1 Về Nhận Thức Của Các Doanh Nghiệp:
Trang 13Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, nghĩ SXSH làviệc rất khó thực hiện, áp dụng tốn kém nhiều.
Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất
Hồ sơ ghi chép về sản xuất còn nghèo nàn
Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống
Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên
Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền
hà, rắc rối
Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thựchiện liên tục của công ty
2 Về Phía Tổ Chức – Quản Lý Của Các Cơ Quan Nhà Nước
Thiếu hệ thống qui định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việcBVMT nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng SXSH nói riêng
Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển côngnghiệp và thương mại
Chưa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiển hoạt động công nghiệp
Luật MT chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện luật môitrường chưa chặt chẽ Các qui định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuốiđường ống
Trang 141 Trên Thế Giới
Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa rasáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào vàđộng viên các đối tác quãng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới
Năm 1990 tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng cáchướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “ Côngnghệ và Môi trường “
Năm 1994, có hơn 32 Trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có ViệtNam
Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên
bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH
SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Lithuania, Trung Quốc,
Ấn Độ, Cộng Hoà Séc, Tanzania, Mêhico,….Và đang được công nhận là một cáchtiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp
Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các công ty triển khai SXSH,con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1990
chất thải công nghiệ phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấnchất thải nguy hại Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm Lợi ích kinh tế ước tínhkhoảng 24 tỷ USD/năm
Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000USD/năm (ở nhà máy ximăng) Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH khôngđến một năm Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngànhcông nghiệp đã cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quảgấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống
Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như hai công ty:công ty liên doanh HERO HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật:45%) và công ty
Trang 15Tehri Pulp and Perper Limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đãgiảm hơn giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thu, giảm 10%lượng hơi tiêu thụ….Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000USD.
Bảng 1 Kết quả áp dụng SXSH của một số nước trên thế giới
Tiết kiệm chi phí : 51.000 USD Trong đó :
- Giảm lượng nước thải và COD:
Tiết kiệm hằng năm : 117.000 USD
Giảm chi phí:
- Nước sử dụng : 22.000 USD
- Hóa chất sử dụng : 13.000USD
- Thải bỏ bùn cặn và chất thảiđộc hại : 28.000 USD
- Thu nhập từ bán kim loại họi
Trang 16< 3tháng
Nguồn : Sản Xuất Sạch Hơn trên thế giới (Cleaner Production Worldwide),
UNEP, 1995
2 Ở Việt Nam
SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO và UNEP Trung tâm Sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/09/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN
& MT đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững hai năm sau (11-1998) khái niệm SXSH Việt Nam ra đời
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ môi trường có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hoá chất
và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim,… đã được thông báo về chương trình này Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH chỉ khoảng 199 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành (danh sách 199 doanh nghiệp đã triển khai áp dụng SXSH ở Việt Nam được đính kèm phụ lục 1), con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta, Trong khi tiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn Hầu hết các doanh
nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm được từ 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2-3 tỷ đổng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50% lượng nước thải và hoá chất Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 2
Trang 17Bảng 2 Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành cơng nghiệp ở Việt Nam
Tiết kiệm 115.000 USD, giảm tới 14%ƠNKK, 14% các khí gây hiệu ứng nhà kính(GHG), 20% sử dụng hĩa chất, 14% điện và
Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới 13% ƠNKK,78% (GHG), 34% chất thải rắn,40% hĩa chất
sử dụng, 78% tiêu thụ điện và 13% tiêu thụ
Lượng nước cần cho một tấn sản phẩm giảm từ
6-8 m3 xuống cịn 3-4 m3; giảm 700-800 m3 nướccần phải xử lí trong ngày, lượng dầu FO sử dụnggiảm khoảng 1-1,5 tấn/ngày nên lượng ơ nhiễm
khí thải ra môi trường cũng giảm
Kim loại
2 Nam Định,Hải Phịng nhiễm khơng khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụTiết kiệm được 357.000 USD, giảm 15% ơ
điện, 15% tiêu thụ than
3
Phú Thọ,thành phố
Hồ Chí Minh
Tiết kiệm 334.000 USD, giảm tới 35% ơ nhiễmkhơng khí, gĩp phần vào việc giảm phát thải 950tấn CO2/năm, giảm 20% thất thốt sơ sợi, 30%nước thải, 20% tiêu thụ điện và than…
Bột
Phú Thọ,Hịa Bình,Tp.HCM
Tiết kiệm 370.000 USD, giảm tới 42% nước
thải, 70% tải lượng ƠN COD
Giấy 1 Cơng ty giấyViệt trì Phú
thọ
Tiết kiệm 2.226 triệu đồng/năm, giảm 6% lượngbột giấy, 29% hĩa chất tẩy, 15% nước sử dụnggiảm 550.000 m3 nước thải, 30% tải lượng hữu
cơ
Trang 18Cao su
1
Cơ sở chếbiến cao suTấn Thành
Giảm lượng nước thải phải xử lý ở khâu tách tạpchất và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là23.5 m3/ngày, tương đuơng 86.950 VND/ngày vàlượng nước tiêu thụ giảm 20%, tiết kiệm chi phícho điện năng 900.000 VND/tháng
Tiết kiệm 252 tấn amiăng /năm, 350 tấnximăng/năm; giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ1% - 0.3%, giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượngthấp từ 5% - 3%; tiết kiệm 247.000 USD/
trừ sâu Cần Thơ Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1.684 kg),các lợi ích khác chưa được đánh giá
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam
VIII.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG ĐỂ THÚC ĐẨY SXSH
Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn, cần có những yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH, các yêu cầu đó bao gồm:
Trang 19 Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát triển quốc gia: Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng phải được lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và các chính sách phát triển quốc gia Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH cho các ngành cụ thể.
Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH: Để tạo sự hiểu biết rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành rộng rãi các chương trình truyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá những thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua Đồng thời thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH trên qui mô lớn
Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH: Đây là những yêu cầu quan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quan đào tạo
á nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế
Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích: Để SXSH được thúc đẩy một cách có hiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh
tế và các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH Một mô hình rất đáng được xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để thực hiện các dự án SXSH
CHƯƠNG 3 Tổng quan về công ty TNHH bia Việt Nam
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Trang 201 Giới Thiệu Về Công Ty
- Công ty TNHH nhà máy Bia Việt Nam là một công ty liên doanh với nước ngoài, là liên doanh giữa công ty Fraser & Neave với Satra ( tổng công ty Thương Mại Sài Gòn) có trụ sở chính đặt tại lầu số 15 tòa nhà MeLinh Point- số 2 đường Ngô Đức Kế- Quận 1- TP HCM- Việt Nam
- Nhà máy bia Việt Nam được khởi công vào ngày 9/12/1991 và được khánh thành vào ngày 19/10/1993 với công suất ban đầu là 500.000 HL/năm
- Công ty có 4 nhà máy đặt tại phường Thới An Quận 12 ( TP HCM ), Tiền Giang, Đà nẵng và Quảng Nam
- Nhà máy Bia ở phường Thới An- Quận 12 là một trong những nhà máy biahiện đại nhất Đông Nam Á , nhà máy nằm gần thành phố, thuận tiện trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa
NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH VỀ CÔNG TYLogo Công Ty TNHH Nhà Máy Việt Nam
Trang 21Địa chỉ Số 02 Ngô Đức Kế, Lầu 15, Quận 1, Tp.HCM
o Chính sách quản lý chất lượng :ISO 9001 :2000
o Chính sách quản lý An Toàn Thực Phẩm :HACCP
o Chính sách quản lý Vệ sinh, Sức khỏe, An Toàn : GMP
o Chính sách quản lý Môi trường : ISO 14001 :1996
Thị trường : 100% cả nước và là Nhà Máy Bia lớn nhất hàng
đầu tại Việt Nam
Thương hiệu: Được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 9/12/1991
với Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam là đơn vị liên doanhgiữa Tổng Công Ty Thương mại Sài Gòn và Tập đoàn Asia PacificBreweries Ltd., ( APBL - có trụ sở tại Singapore ) với đơn vị liênkết là tập đoàn Heineken N.V – Hà Lan
Trang 222 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
1863 : Gerard Adriaan Heineken mua lại nhà máy Bia De Hoolberg ( The Hay Stack ) ở Amsterdam- Hà Lan
1869 : Gerard Adriaan Heineken đi du lịch vòng quanh Châu âu để tìm nguồn nguyên liệu tốt nhất làm ra bia, tại Đức Gerard Adriaan Heineken đã nhận ra tại đây người ta thay đổi tập quán ủ bia Gerard Adriaan Heineken hiểu được tầm quan trọng khi thay đổi cách “ ủ men bia trên” thay vì “ủ men bia dưới” Gerard Adriaan Heineken đem sự khám phá này trở về Amsterdam và cách thay đổi của Gerard Adriaan Heineken tạo ra sự ảnh hưởng to lớn đến việc cải tiến chất lượng các loại bia khác cùng thời
1870 : Lần đầu tiên loại bia được chế biến mang tên Heinaken
1873 : Thương hiệu Heineken chính thức ra đời khi Gerard Adriaan
Heineken thành lập nên Heineken & Co
1887: Khi doanh thu tăng cao, nhà máy bia ở Amsterdam quá chật hẹp, Ôngbắt đầu xây dựng một nhà máy bia Heineken khác ở ngoại ô thuộc vùng Stadhouder Skade
1912 : Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ I và sự suy thoái kinh
tế, lượng bia bán ra trong nước giảm mạnh, nên Heineken đã phải tìm cách đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất khẩu sang Bỉ ,Anh Quốc, Tây Phi, Ấn Độ và các vùng lân cận
1930 : Công ty Heineken liên doanh với Frase & Neave của Singapore và tạo ra dòng sản phẩm mới là bia Tiger
1942 : Alfred Heineken, cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập và biến
Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng Chính Alfred là người đã đưa ra chủ trương xuất khẩu bia
ra toàn thế giới, khởi đầu cho việc mở rộng của Heineken trên toàn thế giới.Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Heineken được xuất khẩu sang Pháp, Bỉ, Anh, Tây Phi và Indonesia
Trang 23 1961: Heineken bước vào thị trường Anh , khi ký hợp đồng hợp tác với tập đoàn sản xuất bia Anh Whitbread & Co.
1969 : Hãng cấp giấy phép chế biến bia Heineken ngay tại Anh, vì vào thời điểm ấy, người Anh chuộng bia nhẹ hơn là bia lager Heineke đã tạo ra một loại bia mới nhẹ hơn so với bia Heineken thông thường và đặt tên là
Heineken Cold Filtered Loại bia này có bao bì khác so với bia Heineken truyền thống và được bán với giá thấp hơn để khách hàng không bị lầm lẫn
9.12.1991 : Lễ khởi công Tổng Công Ty Bia Việt Nam do công ty Frase & Neave của Singapore liên doanh với tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), thành lập Tổng Công Ty Bia Việt Nam với diện tích là 12 ha đặt tạiQuận 12- TPHCM
19.11.1993 : Công ty chính thức thành lập sau 2 năm hoạt động, với công suất là 500.000 HL/ năm
8.1.1997 : Hoàn thành công suất lần I là 1.500.000 HL/năm
8.6.2006 : Hoàn thành công suất lần II là 2.300.000 HL/năm
Do nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng, hiện này diện tích công ty đã là 14ha, và công suất hiện tại là 4.500.000 HL/năm
II HOẠT DỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1 Hoạt Động Của Công Ty
Công ty sản xuất ra các loại bia như Heineken, Tiger, BGI, Bivina,
Foster… Theo công nghệ và quy trình khép kín của Heineken
Công ty có 9 nhãn hiệu, 8 sản phẩm, sản phẩm chủ lực là bia Heineken, Tiger và Bivina
+ 10/1993 Công ty sản xuất bia Tiger + 7/1994 Công ty sản xuất bia Heineken+ 10/1997 Công ty sản xuất bia Bivina
Trong quá trình hoạt động sản xuất nhà máy đã mở rộng sản xuất 2 lần : lần
1 vào ngày 18/7/1997 với năng suất 150 triệu lit/năm, lần 2 vào ngày
8/6/2006 với năng suất 230 triệu lit/năm
Trang 24 Công ty nhập nguyên liện sản xuất từ nước ngoài về như : Malt, hoa
houblon, và men Heineken A
Công ty thu mua gạo ở các tỉnh miền tây, chủ yếu là Tiền Giang
Công ty đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lượng bia trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài
Sản phẩm của công ty được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua
hệ thống phân phối rộng, với 3 phòng tiêu thụ tại Nha Trang, Đà Nẵng, CầnThơ, và một tổng kho tại TPHCM với hơn 100 đại lý phân phối chính thức
Nước được công ty sử dụng là nước giếng khoan đã qua xử lý và kiểm định
Ngoài ra để sản xuất ra bia Tiger và bia Vina, công ty sử dụng một lượng gạo mua trong nước để thay thế cho Malt, để hạ giá thành sản phẩm
3 Sản Phẩm
Trang 26 Sản phẩm của công ty là các loại bia , công ty có 8 sản phẩm và 9 nhãn hiệu
Sản phẩm của chủ lực của công ty là bia Heineken, Tiger
Bivina là bia được sản xuất cho người lao động có thu nhập trung bình
Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như bia Foster, lauger, coor light…
Bia Heineken:
Được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam Năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken đượccông ty VietNam Brewery Limited (VBL) sản xuất ngay tại Việt Nam VBL là liên doanhgiữa Công ty Thương mại SaiGon (SATRA), Công ty Asia Pacific Breweries Ltd có trụ
sở tại Singapore (APB) và Heineken N.V tại Hà Lan
mô được biết đến với tên gọi Brasseries Et Glacieres De Lindochine
Bia Foster's:
Bia Foster’s à loại bia gốc của Úc và được tung ra bởi anh em nhà Foster vào năm
1887 Đặc điểm giàu mạch nha trộn lẫn với sự mền mượt tinh tế và sảng khoái, tạonên sự cân bằng hoàn hảo cho bia, làm tăng cực đại sự thích thú và dễ chịu Ngàynay, Foster’s được sản xuất trên 4 châu lục tại 20 nhà máy và được thưởng thứckhắp 150 quốc gia
Bia BGI:
Trang 271991 BGI mở chi nhánh đầu tiên ở Tiền Giang Thành lập và vận hành vào ngày10/04/1993 Sau vài năm thì BGI quyết định bán hết cho Foster’s và từ ngày23/09/1997 Foster’s đã chính thức tiếp quản tất cả tài sản của BGI
Bia Bivina:
Để đáp ứng nhu cầu của khách hang trong nước, công ty đã sản xuất ra một loạibia có chất lượng tốt và ổn định, giá thành thấp hơn so với Heineken, để phục vụnhu cầu của người lao động trong nước, vào tháng 10/1997 NMBVN đã giới thiệuvới thị trường nhãn bia nội địa đầu tiên của công ty: Bivina, một loại bia được sảnxuất theo khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam bằng công nghệ quốc tế
Bia Larger:
Ra mắt đầu tiên năm 2002, Larger được phân phối tại thị trường Đà Nẵng vàQuảng Nam và nhận được chứng nhận sản phẩm mới chất lượng cao tại Đà Nẵng.Năm 2003, Larger mở rộng tới cả 2 thị trường Nam Bắc, cùng với sự ủng hộ từchính quyền Quảng Nam và đạt được nhiều thành tựu lớn
4 Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Đã Đạt Được
Trang 28- Nước thải của công ty, sau khi đã qua hệ thống xử lý nước thải thì loại được 98% các chất thải Tại đoạn cuối của hệ thống xử lý nước thải, nước
đã đảm bảo được tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bằng chứng là nước sau khi xử lý được đưa vào hồ nuôi cá bên trong khuôn viên nhà máy
- 2005 : giải Tiger Quality Awards
- Giải thưởng quốc tế về chất lượng ( Heineken Quality Awards ) năm
2007,2008,2009
- Giải Heineken Brewery
- 2007 : Giải thưởng Heineken Sales & Distribution Award
- 2007 : Cúp vàng ISO
- 2007 : Cúp Rồng vàng
- 2007 : Cúp Bảo vệ môi trường
- 2008 : Cúp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
- 2009 : Cúp Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Việt Nam
III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1 NGUYÊN LIỆU
Trang 291.1 MALT (Đại Mạch)
Đại mạch được chia ra làm 2 nhóm :
mùa đông và mùa xuân, có chu kỳ sinh
trưởng 100-120 ngày Trong đó :
+ Đại mạch 6 hàng : đa số được
dùng trong sản xuất thức ăn gia
súc
ĐẠI MẠCH
Malt là hạt đại mạch được nảy mầm trong điều kiện nhân tạo Hạt đại mạch được ngâm trong nước , sau đó được tạo môi trường ẩm để thích hợp cho việc nảy mầm.Quá trình nẩy mầm, một lượng lớn các enzyme xuất hiện và tích tụ trong hạt đại mạch như : enzyme amylaza, enzyme proteaza Các enzyme này là những nhân tố thực hiện việc chuyển các chất trong thành phần hạt đại mạch thành nguyên liệu
mà nấm men có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm là bia, khi hạt đại mạch đã nảy mầm, người ta đem sấy khô ở nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn, tùy theo nhiệt độ sấy mà ta thu được những loại malt khác nhau
+ Malt vàng : sấy ở nhiệt độ 800C+ Malt socola : sấy ở nhiệt độ 1000C
Trang 30MALT
Phải chọn đại mạch chứa ít protein, làm ướt đến 42-48%, nảy mầm ở nhiệt
độ tương đối ( 13-180C) và phải thông gió tốt Trong điều kiện đó, hạt sẽ
Trang 31tích tụ nhiều enzyme, tiêu hao đạm và polysaccharit, đường cũng tích tụ với
số lượng vừa đủ
Quá trình sấy thực hiện nhanh trong 24 giờ Sau đó loại bỏ mầm vì mầm có thể mang lại cho bia vị không bình thường Không thể dùng malt vừa sấy xong để làm bia mà phải qua quá trình bảo quản , vì trong quá trình bảo quản malt sẽ hút ẩm từ không khí, độ ẩm dần dần tăng lên, trong malt lúc này xuất hiện một số hiện tượng hóa lý ngược với lúc sấy khô Tất cả những thay đổi dẫn đến một sản phẩm hoàn chỉnh đó là malt chín tới
Thành phần hóa học của malt (tính theo % chất thô )
Trang 32+ Chất hòa tan không chứa N2 : 28%
Chất đắng : là thành phần thiết yếu và đặc trưng của hoa Houblon, gồm acid đắng và nhựa đắng Trung bình trong hoa Houblon có chức 16-19% chất đắng, acid đắng chiếm 9-11%, nhựa đắng chiếm 7-8%
Lupulin và các đồng phân của nó : tạo ra 85-95% chất đắng trong bia, có tính tạo bọt và giữ bọt
Tanin (chất chát ) : C25H24O4 làm kết tủa các protid kém bền vững, tăng tính
ổn định trong bia Thông thường trong bia có khoảng 0,012-0,02% tannin
Tinh dầu : có màu vàng sánh, trong, mùi thơm mạnh Tinh dầu quyết định mùi thơm đặc trưng của bia
Trang 33 Hoa Houblon được tinh chế thành dạng cao để bảo quản cho tốt hơn Houblon sau khi vừa sấy xong sẽ được ngâm ngay vào trong cồn 96% để trích ly, rồi sau đó cô đặc dịch trích ly thành cao
Hoa houblon được bảo quản ở nhiệt độ 0,5-200C Nhiệt độ cao, không khí
ẩm sẽ làm giảm phẩm chất của hoa Hàm lượng α- acid có trong hoa ở dạng cao là 30%, ở dạng viên là 8-10%
Trên thị trường hiện nay có 3 loại phổ biến
Trang 341.3 NƯỚC
NƯỚC
Nước là nguyên liệu cơ bản nhất, không gì có thể thay thế được nước trong quá trình sản xuất bia Nước chiếm từ 80-89% trọng lượng bia thành phẩm Ngoài tham gia vào thành phần bia, nước còn góp mặt trong quá trình nấu, làm nguội dịch đường, làm nóng, làm lạnh…
Thành phần của nước ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng của bia, vì vậy nguồn nước sử dụng trong sản xuất bia đòi hỏi phải có chất lượng cao hơn nước uống
Trang 35 Men bia được sử dụng trong qui trình này là men Heineken A
Năm 1886, Dr Eilon, học trò củaLouis Pasteur phát triển thành công Heineken “A-yeast” - men bia đặc trưng của Heineken vẫn còn được ứng dụng trong công nghệ sản xuất bia ngày nay của Heineken và giúp mang lại cho các sản phẩm của Heineken một hương vị riêng độc đáo