Công tác tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng trong thương mại dịch vụ và vai trò của nó trong thúc đẩy kinh doanh (Trang 27 - 32)

II. Tình hình thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam:

1. Công tác tổ chức thực hiện.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá IX , kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 23/12/1992 giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm việc áp dụng thuế giá trị gia tăng để rút kinh nghiệm xây dựng dự án luật thuế này, Bộ Tài chính đã được Chính phủ giao cho triển khai thực hiện thí điểm thuế giá trị gia tăng.

1.1. Tình hình thực hiện thí điểm :

Trước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (1/1/1999), Bộ Tài chính đã cùng các doanh nghiệp tiến hành hai đợt tính thử thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp lớn. Đợt 1 được tiến hành vào tháng 1/1998, tuy nhiên các số liệu tính toán trong đợt này chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tính, phương pháp xác định thuế đầu vào, thuế đầu ra, giá bán chưa có thuế…ở một số doanh nghiệp còn chưa chính xác, cho nên khó có thể đánh giá đúng những tác động của hai luật thuế tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, 8/1998, đợt tính thử nghiệm lần hai được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia Bộ Tài chính nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của các Tổng công ty khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng .

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đã tiến hành tính thử số thuế giá trị gia tăng phỉa nộp so với thuế doanh thu và dự đoán những tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Có hai xu hướng đánh giá trái ngược nhau:

- Những doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng phải nộp thấp hơn so với thuế doanh thu: trong nhóm này chỉ bao gồm một số nghành nghề đang áp dụng thuế doanh thu với thuế suất cao như điện (8%), xi măng (10%), da giày (6%), một sản phẩm công nghiệp thực phẩm (6%), xổ số kiến thiết (20 – 30%)… và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp này khi áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất không cao hơn nhiều so với thuế doanh thu, đồng thời phần thuế đã nộp ở đầu vào khấu trừ lớn, những doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế đầu ra, đồng thời lại được hoàn thuế đầu vào, do vậy số thuế giá trị gia tăng phải nộp giảm nhiều so với thuế doanh thu.

Một số tổng công ty có số thuế giá trị gia tăng phải nộp giảm so với thuế doanh thu.

Thuế GTGT giảm so với thuế DT Phải nộp Được hoàn

TCT lương thực miền nam 143.872 0 162.290 143.872 TCT cà phê 31.626 0 2.260 31.626 TCT gia giày 2.932 0 22.249 2.932 TCT khoáng sản 2.708 0 7.300 2.708 TCT cao su 20.921 4.903 16.018 TCT sữa 68.100 61.200 6.900 TCT xi măng 520.948 220.678 300.270 TCT bưu chính viễn thông 638.739 501.981 136.758 TCT điện lực 1.171.321 188.600 982.721 ( Nguồn : Bộ tài chính )

- Những doanh nghiệp gặp khó khăn: nhóm này gồm các doanh nghiệp hiện đang nộp thuế doanh thu với thuế suất thấp hoặc kinh doanh những mặt hàng có chi phí ít, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ:

+ Sản phẩm cơ khí với thuế suất thuế doanh thu 1 –2%, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10% , thì số thuế giá trị gia tăng phỉa nộp tăng gấp 3 lần so với thuế doanh thu.

+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất 20%, mức thuế cao nhất trong biểu thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu 10% cũng được kiến nghị là quá cao. Kết quả tính thử số thuế phải nộp trong 6 tháng đầu năm theo luật giá trị gia tăng so với thuế doanh thu nộp ở 40 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dulịch, khách sạn cho thấy: đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, số thuế phải nộp tăng gấp 2 lần; còn đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, mức thuế tăng từ 1,6 – 1,8 lần.

+ Đối với nghành điện tử, tin học: mức thuế doanh thu của nghành điện tử là 4% và tin học là 1%. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng , thuế suất 10%. Theo tính toán của Tổng công ty điện tử – tin học, số thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ tăng lên 2 lần so với thuế doanh thu nếu như mọi điều kiện khác không thay đổi. Theo số liệu tính thử cho năm 1999, số thuế giá trị gia tăng mà tổng công ty này phải nộp là 32,4 tỷ đồng, so với thuế doanh thu là 17,2 tỷ.

Bảng một số Tổng công ty có số thuế giá trị gia tăng phải nộp tăng so với thuế doanh thu .

(Đơn vị : triệu đồng)

Tên đơn vị Thuế doanh

thu Thuế GTGT Chênh lệch TCT Vật tư nông nghiệp 6.342 79.456 73.114

TCT xăng dầu 508.176 1.156.188 648.012

Liên hiệp đường sắt Việt Nam 46.756 70.787 24.031

TCT tầu thuỷ 76.000 85.000 9.000

TCT hàng hải 120.000 158.000 38.000

( Nguồn: Bộ Tài chính)

Việc chuyển từ thuế doanh thu với 11mức thuế suất (từ 0% - 30%)sang thuế giá trị gia tăng với 4 mức thuế suất (0%, 5%, 10%, 20%) tất yếu dẫn đến tình trạng có mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng cao hơn thuế doanh thu, có mặt hàng được hưởng thuế suất thấp hơn, do đó số thuế doanh nghiệp phải nộp cũng thay đổi. Nhiều trường hợp được nộp thuế thấp hơn nên rất phấn khởi trong việc thực hiện luật thuế mới. Ngược lại, có không ít nghành phải nộp thuế cao hơn so với thuế doanh thu nên rất băn khăn lo lắng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh phải đương đầu với bao thách thức, khó khăn như nghành cơ khí, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống, bảo hiểm, tư vấn, vì được khấu trừ thuế đầu vào không đáng kể.

1.2. Tổ chức thực hiện:

*Tổ chức bộ máy chỉ đạo triển khai thực hiện:

Chấp hành chỉ thị số 44CT/TƯ ngày 4/11/1998 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết số 18 năm 1998/QH ngày 25/11/1998 của Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 208/1998/QĐ-TTg ngày 26/10/1998 về việc thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ do một phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng Cục thuế. Bộ phận thường trực của ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ được đặt tại Bộ Tài chính. Tiếp

theo, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 41/CT-TTg ngày7/2/1999 về việc tổ chức thực hiện các luật thuế mới. Căn cứ vào chỉ thị số 41/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới do một đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các sở, nghành có liên quan.

Các ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới đều có chương trình hành động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận để chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thựchiện các luật thuế mới, chỉ đạo quản lý thị trường, giá cả, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế mới.

* Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Sau khi Quốc hội thông qua các luật thuế mới, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, các ban soạn thảo đã tích cực chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế mới và các luật có liên quan như: Luật ngân sách, luật khuyến khích đầu tư trong nước…

Đến ngày31/12/1998 đã có trên 70 văn bản mang tính pháp quy về cơ bản đã đủ để hướng dẫn thi hành các luật thuế mới; Các văn bản hướng dẫn đã bảo đảm

đúng luật, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

* Tổ chức công tác hướng dẫn, tuyên truyền.

Đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tác dụng và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành, địa phương, cho cán bộ nghành tài chính và ngành thuế, cho các doanh nghiệp quốc

doanh, việc tuyên truyền về thuế đã được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức: Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài báo trung ương, đài báo địa phương, hệ thống thông tin phường, xã…), in sách, phát hành tờ rơi, xây dựng phim truyện, hội thảo.

Ban tư tưởng văn hoá TW đã có văn bản hướng dẫn thục hiện chỉ thị số 41CT/TW của Bộ Chính trị, tổ chức tập huấn về thuế cho các tổng biên tập báo, cho ban tuyên huấn của các bộ, địa phương để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phối hợp với Bộ tài chính soạn thảo thông tin vắn tắt về thuế để làm tài liệu sinh hoạt trong công tác chi bộ Đảng.

* Tổ chức bộ máy, nghiệp vụ quản lý thuế.

Cấp mã số cho đối tượng nộp thuế: Việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế nhằm mục đích quản lý số lượng đối tượng nộp thuế và là khâu đầu trong công tác đưa tin học vào quản lý thuế. Đến hết quý I/1999 đã cấp mã số thuế cho 985.194 cơ sở kinh doanh, trong đó có 485.517 cơ sở kinh doanh được phép thành lập và có đăng ký kinh doanh, số còn lại chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn cấp mã số để quản lý thu thuế.

Về hoá đơn, chứng từ: Hoá đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để thực hiện tính thuế, kê khai thuế, nhất là trong việc tính thuế giá trị gia tăng. Bộ tài chính đã in và cung cấp đủ hoá đơn cho các địa phương, các cơ sở kinh doanh. Đến hết tháng 3/1999 số lượng hoá đơn đã phát hành là 636.315 quyển (trong đó có 434.400 quyển hoá đơn giá trị gia tăng; 201.915 quyển hoá đơn thông thường) và cho gần 700 cơ sở kinh doanh tự in và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng. So với năm 1998, viêc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp tăng lên nhiều .

Về công tác tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế : Việc đưa tin học vào công tác quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế . Ngay từ khi các luật thuế mới được thông qua , nghành thuế đã tiến hành xây dựng chương trình quản lý thuế bằng máy vi tính đến ngày 17/1/1999 , các cục thuế đã được trang bị đầy đủ máy tính cần thiết phục vụ cho đối tượng nộp thuế , nhập tờ khai , kiểm tờ khai, in thông báo thuế , lưu trữ dữ liệu về thuế. Ngành thuế cũng đã tổ chức lại bộ máy quản lý thuế ở cục thuế, chi cục thuế để phù hợp với nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý các loại các loại thuế mới. Đã thành lập phòng thuế quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ ở các cục. Các chi cục thuế chỉ quản lý các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Việc thay đổi tổ chức bộ máy quản lý thuế đã giúp cho nghành thuế nắm chắc trên

90% số thu ở cục thuế, đồng thời tạo điều kiện từng bước đưa công tác tin học vào quản lý thuế.

Ngoài ra, nghành còn xây dựng quy trình quản lý các loại thuế mới, quy trình quản lý thuế đối với cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Nghành hải quan cũng đã xây dựng quy trình tự kê khai, tự tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.

Nhìn chung, do có sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, đã cùng với các bộ, nghành, địa phương chuẩn bị thực hiện các luật thuế mới tương đối cụ thể, đồng bộ từ khâu chuẩn bị tổ chức bộ máy chỉ đạo, xây dựng văn bản, hướng dẫn, tuyên truyền về thuế đến khâu tổ chức quản lý thuế.

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng trong thương mại dịch vụ và vai trò của nó trong thúc đẩy kinh doanh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w