II. Tình hình thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam:
2. Kết quả sau thời gian thựchiện thuế giá trị gia tăng.
2.3. Không gây biến động về giá và lạm phát.
Thông thường giá cả và lạm phát tăng hay giảm do nhiều yếu tố tác động , cả về kinh tế và xã hội .Trong cơ chế thị trường , quy luật cung cầu , quy luật giá trị cũng có tác động rất lớn dến giá cả và lạm phát . Trước khi áp dụng thuế giá trị gia tăng , có người cho rằng , việc ban hành thuế giá trị gia tăng sẽ làm tăng giá cả và tăng lạm phát . Tuy nhiên , ở nhiều nước , trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đối với giá cả , lạm phát , người ta đi đến kết đến nay , chưa có căn cứ khoa học nào để khẳng định rằng bản thân thuế giá trị gia tăng có thể gây lạm phát . Nếu có ảnh hưởng nào đó đến giá cả, thì những ảnh hưởng này sẽ chỉ là một phần, chứ không thể là tất cả. Để có được kết luận trên, các nhà kinh tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu bằng thực nghiệm những thay đổi chỉ số giá tiêu dùng, tín dụng và tiền lương ở 35 nước trong vòng 2 năm, cả trước và sau ngày ban hành thuế giá trị gia tăng. Kết quả cho thấy có 22 nước ( 63% số nước được nghiên cứu ) gần như không có hoặc có rất ít ảnh hưởng của việc ban hành thuế giá trị gia tăng đến chỉ số giá tiêu dùng. Có 8
nước có sự tăng giá là do bị ảnh hưởng đáng kể bởi thuế giá trị gia tăng như : Đan Mạch, Pháp, NiuDiLân, NaUy, Tây Ban Nha , Ecuađo, Panama,
thuế khác, tăng lãi xuất tín dụng, tiền lương, tình trạng cung cầu hàng hoá, khả năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, tính độc quyền, tâm lý của các tầng lớp dân cư trước những điều chỉnh về chính sách kinh tế – xã hội …
Về lý thuyết, thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá. Vì vậy, việc ban hành thuế giá trị gia tăng có liên quan và tác động trực tiếp đến giá cả là tất nhiên, không thể phủ nhận. Vấn đề là đối với từng ngành nghề, từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, cũng như trên toàn cục của nền kinh tế, việc ban hành ảnh hưởng đến giá cả trong phạm vi hẹp hay rộng, còn tuỳ thuộc vào kết cấu hệ thống thuế suất, nội dung và tổ chức thực
hiện có phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, với trình độ dân trí và khả năng đóng góp của tầng lớp dân cư hay không. Về nguyên tắc, khi thay thế thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng với mức động viên cuối cùng như nhau thì ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng ngang với ảnh hưởng của thuế doanh thu đối với giá. Tuy nhiên, nếu nhà nước không có biện pháp quản lý, kiểm tra giá cả, để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng, vịn vào lý do có thuế giá trị gia tăng để tăng giá thì vô hình trung, giá cả sẽ có tác động xấu.
Tình hình lạm phát ở từng nước xảy ra thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khá quan trọng về sự phát triển chậm hay giảm sút về kinh tế, do chính sách vĩ mô, điều hành của Nhà nước, do thu không đáp ứng nhu cầu chi, không cân đối được thu chi ngân sách, do tác động của giá cả, vì giá cả vừa là tác nhân, nhưng cũng là hậu quả của sự lạm phát. Vì vậy, không thể xem xét, đánh giá tác động cụ thể của chính sách thuế giá trị gia tăng một cách riêng rẽ, cách biệt. Tuy nhiên, phải khẳng đrằng nếu việc cải cách chính sách thuế nói chung, thuế giá trị gia tăng nói riêng với quy luật và sự phát triển kinh tế thị trường sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, bảo đảm nguồn thu ngân sách, do đó sẽ có tác động tốt, ngăn chặn hay hạn chế lạm phát. Ngược lại, nếu đưa mức thuế quá cao, hoặc quá thấp sẽ có ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách và lạm phát.
Thực tế ở nước ta, trong 2 tháng đầu áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, giá một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, dược phẩm… nhích lên so với tháng 12/1998. Nhưng do Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp : miễn thuế đối với hoạt động buôn chuyển lương thực, thực phẩm, tăng
cường quản lý thị trường, gián tem hàng hoá, chống buôn lậu, chống hàng giả, thực hiện niêm yết giá… nên giá cả trở nên ổn định. Trong thời gian qua, giá cả không có biến động nhiều. Cụ thể như năm 1999, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 0,1%, năm 2000 tăng khoảng 1%…