hoàn thiện thuế giá trị gia tăng .
1. Phương hướng phát triển ngành Thương mại dịch vụ.
Trong 10 năm tới ( 2001 – 2010 ) phương hướng mục tiêu cơ bảncủa chiến lược phát triển thương mại nước ta là “Nỗ lực gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá và hoạt động thương mại, dịch vụ trong nước cũng như thương mại quốc tế; Bảo đảm nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước với mức độ phát triển ngày càng cao; Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá lưu thông nội địa và xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chế biến, hàng hoá có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; Đa dạng hoá, đa phương hoá trong hoạt động thương mại. Đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại; Hoàn thiện cơ chế quản lý thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế”.
Từ mục tiêu chủ yếu nêu trên, phương hướng và một số nội dung cụ thể của chiến lược thương mại nước ta giai đoạn 2001 – 2010 như sau:
Đối với thương mại nội địa: Phát triển mạnh mẽ thương mại nội địa, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị
trường nông thôn, thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mại Nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11 – 14%/năm.
Đối với xuất khẩu, nhập khẩu. Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu; đảm bảo nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng cho các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở thêm các thị trường mới. Xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng bình quân 15%/năm.
- Trong thời kỳ 2001 – 2005 xuất khẩu tăng bình quân 16%/năm. - Thời kỳ 2006 – 2010 xuất khẩu tăng bình quân 14%/năm.
Về giá trị xuất khẩu tăng từ khoảng 15,5 tỷ USD năm 2000 lên 62,7 tỷ USD năm 2010 tức là gấp 4 lần.
Nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng bình quân 14%/năm, trong đó tăng 15%/năm trong thời kỳ 2001 – 2005 và tăng khoảng 13%/năm thời kỳ 2006 – 2010. Giảm dần nhập siêu.
Đối với thương mại dịch vụ: Đa dạng hoá các nghành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng bình quân là 15%/năm và về giá trị đạt khoảng 8,1 tỷ USD năm 2010.
Để đạt được phương hướng chiến lược trên đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực cố gắng của toàn nghành thương mại.
2. Sự cần thiết hoàn thiện thuế giá trị gia tăng:
Chúng ta biết rằng quan điểm cơ bản của chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2001 – 2010 là tiếp tục thực hiện các mục tiêu của cải cách thuế bước II. Việc động viên qua thuế và phí vào ngân sách nhà nước phải vừa giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính để nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng. Cùng với phương hướng phát triển thương mại dịch vụ mục tiêu yêu cầu cải cách thuế trong giai đoạn 2001 – 2010 là:
- Thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mức độ huy động 20% - 21% /GDP.
- Thuế góp phần điều chỉnh các cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu, phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại để tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích hoạt động chế biến nông sản để sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thuế đảm bảo bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo tính rõ ràng ổn định.
- Thuế đảm bảo với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hội nhập kinh tế thế giới.
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thuế và thủ tục hành chính về thuế cho phù hợp với các yêu cầu của giai đoạn này nhằm tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế.
Muốn đạt được mục tiêu dài hạn thì trước mắt nghành thuế phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tăng cường công tác quản lý thuế phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2004.
- Tiếp tục cải cách hành chính thuế, cải cách nhiệm vụ hành thu theo hướng đơn giản, rõ ràng công khai, thực hiện máy tính hoá.
- Riêng đối với thuế giá trị gia tăng, sắp tới đây nghành thuế sẽ trình Quốc hội dự thảo sửa đổi bổ sung luật thuê giá trị gia tăng.
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển và hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Do đó tiến hành cải cách, đổi mới về cơ bản hệ thống thuế hiện hành để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế là điều tất yếu. Những quan điểm mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng không những phải phù hợp với thực tiễn trong nước mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình hội nhập. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đặt ra cho hệ thống chính sách thuế nước ta những vấn đề sau đây: - Trong từng sắc thuế phải đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau. Một trong những nguyên tắc quan trọng và bao trim nhất của tổ chức thương mại thế giới mà được áp dụng như một nguyên tắc cơ bản trong mậu dịch khu vực và các hiệp định thương mại song phương là không
phân biệt đối xử, Do vậy đòi hỏi các nước phải sửa đổi hệ thống chính sách thuế của mình sao cho không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nước và
hàng hoá nước ngoài thông qua các loại thuế và phí nội địa nhằm xác định tính chuẩn mực công bằng giữa các loại thuế khác nhau.
- Hệ thống chính sách thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm tính tương thích với hệ thống thuế các nước trên thế giới. Một nguyên tắc khác trong hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi chính sách ban hành trong lĩnh vực thương mại của mỗi nước đều phải bảo đảm tính hợp lý để giảm thiểu sự tuỳ tiện và tránh tham nhũng. Các nước thành viên phải đưa ra những chính sách công khai minh bach, giảm bớt các luật lệ và các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình tự do hoá thương mại.
Thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở Việt Nam trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được, thì luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất hợp lý. Căn cứ vào những bất cập từ việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng trong thời gian qua. Dưới đây là một số biện pháp để hoàn thiện với hy vọng góp phần hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng hiên nay.