Giới thiệu chung về Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 29 - 42)

Việt Nam, tên đầy đủ là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với nước Trung Quốc ở phía Bắc, nước Lào và nước Campuchia ở phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam và biển Đông ở phía Đông và phía Nam. Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, hơn 4.000 hòn đảo, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km2). Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền nhưng một số nước láng giềng khác cũng khẳng định chủ quyền toàn bộ hay từng phần các quần đảo này.

Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Cămpuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Về khí hậu: Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền

khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, và miền khí hậu biển Đông.

 Miền khí hậu phía Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định với thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

 Miền khí hậu phía Nam gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

 Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên. Miền này lại có thể chia làm hai vùng.

 Miền khí hậu biển Đông Biển Đông Việt Nam mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.

Về dân số, ngôn ngữ và tôn giáo: Theo thống kê năm 2006 tỷ lệ dân

số là 84.115,8 nghìn người. Có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 13% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển.

Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là ngôn ngữ Tiếng Việt.

Tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo đại thừa, Khổng giáo, và Đạo giáo (được gọi là tam giáo). Có một số nhóm tín đồ nhỏ thuộc các giáo phái khác như Cơ đốc giáo La Mã, Cao Đài, và Hoà Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Tin lành, Hồi giáo, và Phật giáo tiểu thừa.

Đa số người dân Việt Nam tự coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các đền chùa tôn giáo mỗi năm vài lần. Thái độ và cách ứng xử hàng ngày của họ là kết quả của sự tổng họp các triết lý có nguồn gốc từ nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo. Các tôn giáo này đã cùng tồn tại trên đất nước Việt Nam trong nhiều thế kỉ và đã hòa trộn một cách hoàn hảo với tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc của

người Việt. Sự hòa trộn đặc biệt này giải thích tại sao người dân Việt Nam khó có thể xác định chính xác mình thuộc về tôn giáo nào.

2.1.1.1.Chính trị

Thể chế chính trị và đối nội

Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thập niên 1970, hệ thống chính trị đó thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng phái chính trị lãnh đạo (là Đảng Cộng sản Việt Nam), Chính phủ Việt Nam quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế những người dẫn đầu Chính Phủ và Quốc Hội đều là đảng viên kỳ cựu và được giới thiệu bởi Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam. Người đứng đầu là Tổng bí thư.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Bộ Chính trị. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là Ông Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Bộ Chính trị. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đề nghị Quốc hội bầu hoặc miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay là ông Nguyễn Minh Triết

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Bộ Chính trị để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ hiện nay là Ông Nguyễn Tấn Dũng.

Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các viên chức này đều do Trung ương Đảng quản lý.

Chính phủ Việt Nam có 20 bộ và 6 cơ quan ngang bộ. Chính phủ còn quản lý 13 cơ quan trực thuộc như Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê.

Những vị lãnh đạo đất nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cũng như các bộ trưởng hay các vị trí quản lý chủ chốt trong bộ máy Nhà nước và Chính phủ đều do đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhiệm dù rằng Hiến pháp không qui định.

Đối ngoại

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đó được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và Châu Phi năm 2003, Hội nghị cấp cao ASEM-5 năm 2004

Năm 2006, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, nhóm các nước châu Á tại Liên Hiệp Quốc đó nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất cho ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dành cho Châu Á nhiệm kỳ 2008-2009.

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thưong mại thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

2.1.1.2. Kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam là một quốc gia nghèo và đang dần phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Sau hơn 20 năm, với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mặc dù Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước giàu có, song với sự điều hành hợp lý của chính phủ Việt Nam, đầu tư nước

ngoài ngày càng tăng, và các yếu tố thuận lợi khác trong nước đang giúp cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển và đất nước trở lên giàu hơn.

Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ hai châu Á). Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam tăng lên một cách tương đối chẳng hạn năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP là 6,79%, năm 2001 là 6,90%, năm 2002 là 7,08%, năm 2003 là 7,34%, năm 2004 là 7,79% và tăng lên nhanh năm 2005 là 8,44% và năm 2006 lại giảm còn 8,17% đến năm 2007 tăng lên 8,48%. (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Năm (2002-2007)

Chỉ tiêu 200 2 200 3 200 4 2005 2006 200 7 Tăng trưởng GDP(%) 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 Trong đó:

Khu vực nông,lâm,ngư nghiệp(%) 5,0 4,9 4,4 4,0 3,4 3,5

Khu vực công nghiệp và xây dựng(%) 14,4 10,3 10,2 10,6 10,3 10,6

Khu vực dịch vụ (%) 6,7 7,3 7,3 8,5 8,2 8,7

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Năm (2000-2007)

Về nông, lâm, ngư nghiệp: Việt Nam là nước nông nghiệp sản phẩm

chủ yếu là gạo, ngô, khoai tây, cao su, đỗ tương, cà phê, chè, chuối, gà, lợn, cá. Giá trị giá tăng của ngành nông nghiệp là 3,5% (GDP) năm 2007 cao hơn

năm 2006 là 3,4% (GDP) và thấp hơn so với năm 2004 và 2005. Do sự phát triển của ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thiên tai và dịch họa (dịch lở mồm long móng, dịch cúm gà, dịch rầy và vàng lùn xoắn lá, bão lũ lớn…)

Về công nghiệp và xây dựng: Việt Nam đã tìm cách tăng cường sản

lượng sản phẩm công nghiệp. Giá trị giá tăng của ngành công nghiệp và xây dựng là 10,6% (GDP) năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là 10,3% (GDP). Tuy nhiên, đa số các ngành công nghiệp nặng – xi măng, phosphate, thép– đều ở tình trạng trì trệ hay thụt lùi. Tuy vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – đa số tập trung vào các vùng công nghiệp mới ở phía nam – dù sao đã cho thấy một số bước hướng về việc chuyển đổi sang một nền kinh tế công nghiệp.

Ngoài ra, Việt Nam đã có được một số thành công trong tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng cần nhiều nhân công trong những năm gần đây.

Mỏ là một lĩnh vực công nghiệp quan trọng ở Việt Nam. Than là một mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước. Các xí nghiệp hoá chất tại Việt Nam đang dần phát triển. Đóng góp vào việc cải thiện tổng thể nền kinh tế.

Về dịch vụ : Ngành du lịch và dịch vụ có những bước phát triển mới

trên cả khía cạnh nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển mạnh các dịch vụ mới. Tính chung cả năm 2007, giá trị giá tăng của khu vực dịch vụ tăng 8,7% (GDP) so với năm 2006 là 8,2% (GDP). Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10 năm từ 1996 - 2006. Năm 2006, có khoảng 3,56 triệu lượt khách quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ khoảng 3,2 tỉ USD.Khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam có: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đèo Hải Vân, Huế-Đà Nẵng và Đại Nội Huế…

Về đầu tư: Năm 2007, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

đạt kết quả cao trên cả ba kênh FDI, ODA và FPI. Kênh đầu tư trực tiếp (FDI) đạt được thành tựu ấn tượng, với mức thu hút vốn liên tục tăng cao sau các tháng. Dự kiến vốn FDI thu hút năm 2007 sẽ vượt kế hoạch (12 tỷ USD) đạt khoảng 16 tỷ USD.

Đến hết tháng 12/2007, vốn FDI thu hút đạt 15 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (13 tỷ USD) và lượng vốn FDI thu hút của cả năm 2006 (10,2 tỷ USD). Trong số này có 1.283 dự án cấp mới với 13,4 tỷ USD (tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước) và 314 dự án xin tăng vốn, đạt 1,67 tỷ USD. Công nghiệp vẫn là nhóm ngành dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài với trên 7,55 tỷ USD (chiếm 56,4 % tổng vốn FDI), tiếp sau là dịch vụ với 5,65 tỷ USD (42,2 % tổng vốn đầu tư đăng ký).

Dẫn đầu 50 quốc gia đầu tư vào Việt Nam là Hàn Quốc (3,68 tỷ USD, chiếm 28% tổng số vốn đăng ký), tiếp theo British Virgin Islands và Xingapo (tương ứng 3,5 tỷ USD và 1,55 tỷ USD chiếm 17,8% và 13,3%). Trong 50 địa phương thu hút được dự án FDI, dẫn đầu là Bà Rịa – Vũng Tàu (1,06 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đăng ký), tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tương ứng là 1 tỷ USD và 0,9 tỷ USD chiếm 10% và 9,1%).

Năm 2007, FDI thu hút vào Việt Nam không những chỉ gia tăng về số lượng mà còn có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu, đó là:

Thứ nhất, số lượng dự án có quy mô lớn tăng. Trong tổng số dự án FDI tính đến tháng 12/2007, số dự án có quy mô lớn chiếm 55% (tăng 50% so với cùng kỳ). Quy mô trung bình của một dự án đạt 8,5 triệu USD/dự án (so với 6,7 triệu USD/dự án năm 2006).

Thứ hai, có sự chuyển dịch bước đầu địa bàn đầu tư. Trong danh sách các địa phương có dự án đầu tư lớn, đã xuất hiện thêm nhiều địa phương mới như Hà Nam, Hà Giang, Cao Bằng. Nhiều địa phương có sự bứt phá vươn lên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 29 - 42)