- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam sang Cămpuchia
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cămpuchia chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia, Việt Nam là nước bạn xuất khẩu lớn thứ ba sang Cămpuchia sau khi Thái Lan và Tung Quốc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia tăng lên qua các năm chẳng hạn năm 2000 đạt 141,6 triệu USD và tăng đến 711,5 triệu USD năm 2007.
Nếu so với các nước Việt Nam xuất khẩu thì chúng ta thấy rằng Việt Nam xuất siêu sang Cămpuchia.
- Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia
Về mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng, phong phú và chủ yêu là mặt hàng Việt Nam có thể mạnh.
Mặt hàng nhập khẩu là toàn mặt hàng Cămpuchia có lợi thế. Từ các bảng thống kê trên đây, có thể thấy Việt Nam luôn đạt thặng dư cán cân buôn bán với Cămpuchia. Do nhiều điểm tương đồng về văn hoá, tâm lí nên mặt hàng Việt Nam dễ dàng được chấp nhận tại Cămpuchia. Thị trường Cămpuchia chấp nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tức là sản phẩm nào đúng tiêu chuẩn Việt Nam đều có thể đi vào thị trường Cămpuchia.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Cămpuchia
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia còn nhỏ bè, chưa tương xứng với tiêm năng của hai nước. Chẳng hạn tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia bằng 218,5 triệu USD năm 2007 và tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt 62,68 tỷ USD.
So sánh tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Cămpuchia, rõ ràng các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho tầng lớp thu
nhập thấp của Cămpuchia. Trong khi sức mua của lớp "nhà giàu" rất lớn thì lại chưa tranh thủ được.
- Mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia
Về mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia còn có hạn chế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, quản lý xuất nhập khẩu.
Việt Nam không chú ý xây dựng thương hiệu tại thị trường này, trong khi người Cămpuchia rất quan tâm đến vấn đề mẫu mã, thương hiệu và hàng hoá của các nước như Thái Lan hay Singapore khi tràn qua Cămpuchia thường đi đôi với những chương trình quảng bá sản phẩm rầm rộ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng đến thị trường Cămpuchia nhưng không hề theo dõi việc phân phối, đối tượng tiêu thụ…xảy ra như thế nào. Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Việt Nam vẫn còn ẩn danh dưới nhãn hiệu của các nhà sản xuất nước khác, và ngược lại, nhiều hàng giả gắn mác Việt Nam bán ở Cămpuchia cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt Nam.
- Phương thức thành toán
Về phương thức thành toán rất hạn chế về L/C. Trong quan hệ buôn bán thông thường, hai bên có thể thanh toán một cách đơn giản bằng tín dụng thư, bằng các công cụ hiện đại của ngân hàng, được bảo vệ bằng mọi qui định luật pháp quốc tế. Nhưng với buôn bán biên mậu, những phương tiện đó được sử dụng rất hạn chế.
Đến nay, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia vẫn chưa được thanh toán bằng tiền đồng, nếu thanh toán bằng USD phải có giấy phép thanh toán ngoại tệ. Việt Nam hiện nay cũng chưa có ngân hàng tại Cămpuchia cũng khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước để thanh toán tiền hàng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy về buôn bán, đầu tư. Hình thức mở L/C trong thanh toán không phổ biến vì lãi suất và phí mở L/C tại Campuchia khá tốn kém. Do đó, buôn bán giữa hai nước đều không thông qua quan hệ ngân hàng mà chỉ trao đổi bằng đồng tiền tự do (Người mua thường thanh toán bằng 3 loại tiền: Việt, Riel và USD. Nếu là tiền riel thì đổi ở các điểm đổi tiền trong chợ Xuân Tô, Khánh Bình) .
Hoạt động của hệ thống cơ sở bán buôn ở Cămpuchia còn hạn chế, hàng hoá nhập khẩu trên thị trường này chủ yếu vẫn đang được phân phối trong phạm vi hẹp. Mặt khác, do có một tỷ lệ hàng hoá không nhỏ xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia, đặc biệt là xuất theo đường tiểu ngạch, không có thương hiệu, nên nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa khẳng định uy tín với phần đông người tiêu dùng Cămpuchia, đang bị các mặt hàng cùng loại từ Thái Lan, Trung quốc “qua mặt”.