Những điểm tồn tại và khó khăn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 66 - 68)

- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650

2.4.2.Những điểm tồn tại và khó khăn

Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Cămpuchia trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc:

- Cămpuchia còn thất thường, tệ tham nhũng phổ biến, nhất là trong lực lượng hải quan, công an và thuế vụ. Có những mặt hàng xuất nhập khẩu không phải đóng thuế nhưng một số nhân viên của những lực lượng này vẫn gây khó khăn để ăn đút lót mới cho hàng đi.

- Vấn đề đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở của các khu vực kinh doanh biên giới hiện nay rất yếu kém. Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ qua biên giới rất khó khăn do nhiều tuyến đường bộ từ cửa khẩu vào nội địa Cămpuchia quá kém. Ví như đường quốc lộ Xà Xía đi Campốt đang xuống cấp nghiêm trọng, xe tải không đi được. Đường bộ từ cửa khẩu Mộc Bài đi Phnom Pênh vẫn rất xấu, gây phí vận chuyển quá cao làm gia tăng giá hàng hóa và mùa mưa không đi được. Thủ tục xây dựng khu kinh tế cửa khẩu còn quá nhiều khó khăn, thời gian chậm chạp, có khi phải xin phê duyệt quy hoạch xong cũng mất 3-4 năm.

- Một mối lo ngại khác là nạn buôn lậu qua miền biên giới Tây Nam. Rạch ròi thì có đường biển, cửa khẩu, nhưng lại không có núi cao vực thẳm, lại ruộng liền bờ, sông tiếp sông, cho nên mùa khô cửu vạn, xe đạp, thuyền ghe dễ dàng ngang tắt, còn mùa mưa nước ngập mênh mang kiểm soát chẳng dễ chút nào. Vì vậy, các hiện tượng buôn bán hàng cấm, hàng giả vào Việt Nam và tuồn những hàng hóa Việt Nam cấm xuất khẩu ra nước ngoài cùng các hành vi gian lận thương mại khác rất phổ biến. Chúng ta hy vọng rằng khi buôn bán chính thống được rộng mở thì sẽ có thể lấn lướt tình trạng buôn lậu mà thôi.

- Một vấn đề tồn tại khác là hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cămpuchia còn khá ít. Trong khi Thái Lan đang tăng cường đầu tư vào thị trường này và các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ… đều có chiến lược đầu tư tại Cămpuchia. Đặc biệt là trong bối cảnh đã là thành viên của WTO, Cămpuchia sẽ trở thành một thị trường đầu tư rất hấp dẫn.

- Sức mua của người dân Campuchia còn quá thấp, vì tỷ lệ người nghèo còn quá cao.

- Trong khi ta muốn đưa thật nhiều hàng hoá vào thị trường Cămpuchia thì các nước có biên giới và có tiềm lực mạnh hơn ta cũng tìm mọi cách thúc đẩy hàng hoá vào thị trường Cămpuchia. Hệ thống thuế VAT, xuất nhập khẩu còn quá chênh lệch giữa hai nước, do vậy Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng lậu của Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 66 - 68)