- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650
2.3.1. Quan hệ thương mạ
Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tháng 4/1994, đến nay đã tiến hành được 7 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại,
quân sự, an ninh…, đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.
Hơn nữa, hàng năm hai bên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế với nhau qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Diễn đàn gần đây nhất, là vào ngày 28/2/2007, tại Thủ đô Phnôm Pênh với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao hai nước là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Hun Sen. Tại đây đó có nhiều bản hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp hai bên như Hợp đồng về cung cấp thiết bị điện với tổng giá trị 5 triệu USD giữa Công ty Alphanam của Việt Nam và Công ty thang máy Amatak Angkor của Campuchia. Cũng tại chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia, doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp máy biến thế và thiết bị điện cho Công ty điện lực Campuchia.
Trên lĩnh vực kinh tế và thương mại, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, hợp tác trong việc xúc tiến thương mại và xây dựng thêm các chợ biên giới nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại và dịch vụ ở khu vực biên giới hai nước tăng trưởng nhanh và mạnh; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, hàng, tiền giả qua biên giới hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, dầu khí, trồng cây cao su, du lịch.
Hiện nay, Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 3 của Cămpuchia trong khối ASEAN (Sau Thái Lan và Trung Quốc) và là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong số các nước có quan hệ buôn bán với Cămpuchia, chiếm trên 10% tổng buôn bán chính ngạch của Cămpuchia.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua quan hệ trao đổi hàng hoá trên tuyến biên giới Việt Nam và Campuchia diễn ra rất sôi động. Kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu tăng nhanh qua các năm. Năm 2000 đạt 178,9 triệu USD, Năm 2001 đạt 168,8 triệu USD, năm 2002 đạt 243,8 triệu USD,
năm 2003 đạt 362 triệu USD, 2004: 515 triệu USD, 2005: 692.6 triệu USD, 2006: 721.5 triệu USD; 2007: 932 triệu USD. Mức tăng trưởng hàng năm khoảng 30%/năm. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng 31%, nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia tăng 45%. Mậu dịch biên giới hai nước chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam–Cămpuchia (2000-2007)
Đơn vị: Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Việt Nam Xuất Việt Nam Nhập
2000 178,9 141,6 37,3 2001 184 146,0 38,0 2002 243,8 178,4 65,4 2003 362 267,3 94,7 2004 515 384,6 130,4 2005 692,6 356 156,6 2006 712,5 552,8 168,7 2007 932 711,5 218,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Cămpuchia (2000-2007)
Chúng ta thấy, từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Cămpuchia luôn tăng lên khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2000, sau một loạt chuyến thăm của lãnh đạo hai nước quan hệ thương mại được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu.
Về kim ngạch xuất khẩu chúng ta thấy tăng lên dẫn từ năn 2000 đến 2004 là 384,6 (triệu USD), nhưng năm 2005 lại giảm còn 356 (triệu USD) là do sự kiện Cămpuchia gia nhập WTO, và từ năm 2006 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bắt đầu tăng lên rất nhanh là 552,8 (triệu USD) và 711,5 (triệu USD) năm 2007.
Về mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu chênh lệch nhau rất lớn, xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu rất nhiều chẳng hạn năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 711,5 (triệu USD) lớn hơn 3 lần so với kim ngạch nhập khẩu là 218,5(triệu USD).
Để có thể có một cái nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy so sánh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực theo bảng sau, (Bảng 2.8).
Bảng 2.8:Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực giai đoạn (2004-2006)
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Nước Xingapo Thái Lan Cămpuchia ASEAN Xuất khẩu 2004 1370,0 491,0 384,6 3860,1 2005 1808,5 779,7 356 5558,4 2006 2195,2 1322,1 552,8 6831,7 Nhập khẩu 2004 3618,5 1858,1 130,4 7760,0 2005 4597,6 2393,5 156,6 9459,6 2006 5577,9 2983,5 168,7 11390,7 Cán cân 2004 -2248,5 -1367,1 +254,2 -3899,9 2005 -2789,1 -1613,8 +199,4 -3901,2 2006 -3382,7 -1661,4 +384,1 -4559,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo bảng 2.8 trên, Việt Nam chỉ thực hiện xuất siêu sang Cămpuchia còn các nước khác đều cán cân âm. Tốc độ tăng thị phần thị trưởng Cămpuchia luôn luôn cao hơn tốc độ tăng thị phần của ASEAN nói chung. Rõ ràng Cămpuchia là một thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng của Việt Nam.