- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650
2007 711,5Triệu USD 218,5 Triệu USD 932 Triệu USD
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Tham gia đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng: Cămpuchia là nước đang có các khoản viện trợ nước ngoài khá lớn và nhiều nước mới đầu tư vào thị trường này. Các công ty Việt Nam có thể tham gia đấu thầu để nhận tái thiết
các cơ sở hạ tầng, từ đó đưa máy móc sang thi công, cung ứng nguyên vật liệu mà Việt Nam sẵn có như ống nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và Việt Nam có thể chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia, công nhân có tay nghề cao, nhưng chi phí lại có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và sẽ kéo theo nhiều hàng tiêu dùng cùng các dịch vụ đi kèm khác.
Vừa qua, Bộ Công thương Cămpuchia cũng đã đề ra giải pháp thông qua các cơ chế ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu các dự án xây dựng ở Campuchia, từ đó đưa nguyên liệu vật liệu xây dựng và hàng hoá khác vào Campuchia thông qua các chương trình dự án. Hàng hoá đi qua con đường này sẽ được giảm thuế, đồng thời tiêu thụ được khối lượng lớn, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cho các doanh nghiệp. Song các dự án này đòi hỏi vốn lớn, nên Nhà nước cần có các chế độ ưu đãi để thực hiện các công trình thắng thầu ở Cămpuchia.
Chính phủ cần chủ động đưa các giải pháp có tính hệ thống nhằm chuyển hướng Campuchia từ thị trường tiêu thụ hàng hoá sang thị trường đầu tư, mở ra lộ trình mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trước xu thế hội nhập. Điều đó đòi hỏi phía Chính phủ phải có những phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, quyết đoán, nếu không thì sẽ mất cơ hội, mất thị trường đầu tư mà Việt nam đang có những lợi thế, tiềm năng nhất định.
- Thông qua Kiều bào Việt Nam tại Cămpuchia làm trung gian xuất khẩu: Kiều bào Việt Nam tại Campuchia có một số lượng khá lớn làm nghề buôn bán. Họ thông thạo tiếng Khmer, nắm chắc nhu cầu, sở thích, tâm lý tiêu dùng của người Cămpuchia. Đây là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt nam thâm nhập vào Cămpuchia. Các doanh nghiệp Việt nam cần tạo mối quan hệ và hợp tác kinh doanh với các thương nhân, thương lái người Việt kiều và người Việt gốc Hoa tại Phnompenh và thông qua họ đưa hàng hóa sang Cămpuchia.
- Tái chế, tái xuất: Cămpuchia là nước có nhiều sản phẩm thô chưa tái chế như mủ cao su, đậu tương, hạt sen, đá quý…nên chăng các doanh nghiệp
Việt Nam mua về tái chế, nâng cao phẩm cấp, hoàn thiện bao bì, nhãn mác để rồi tái xuất.
- Liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ: Các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với doanh nghiệp Cămpuchia hoặc với doanh nghiệp nước ngoài mở công xưởng sản xuất, chế biến để bán tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Tận dụng vị thế mới của bạn, đầu tư thay thế xuất khẩu sang nước thứ ba: Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mũi nhọn, Việt Nam có thể tận dụng vị thế mới của Campuchia bằng cách đầu tư vào nước này như một hình thức thay thế xuất khẩu chính ngạch, tránh rủi ro và bất trắc. Việt Nam có thể tận dụng Campuchia như một địa bàn lấy xuất xứ hàng hoá, tranh thủ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh qua đường Campuchia. Hiện nay Cămpuchia đang được hưởng nhiều ưu đãi về các mặt hàng nông sản, dệt may, giày da qua các hiệp định với Mỹ và Châu Âu. Trong lúc đó thì các ngành hàng Việt Nam có khả năng đầu tư tại Campuchia là mỳ ăn liền, nhựa, giày dép, chế biến gỗ, hạt điều. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt nam cần nắm bắt thời cơ này, tranh thủ đầu tư sản xuất các mặt hàng truyền thống của mình tại Cămpuchia một cách hợp lý.
KẾT LUẬN
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử, hai nước vẫn giữ vững được mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ III ngày 27 /7/2003, Chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba đảng, do ngài Hun Sen, phó chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia làm thủ tướng tiếp tục đưa đất nước Campuchia ổn định và phát triển, quan hệ với Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh đó, những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện về nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại. Hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác của nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba của Campuchia sau Thái Lan và Singapore và đứng thứ sáu trong các nước buôn bán với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia với kim ngạch năm 2007 là 932 triệu USD. Cămpuchia đã chính thực gia nhập WTO 13/10/2004 (thành viên thứ 148) là một thắng lợi của Campuchia, vừa đặt ra những thách thức, vừa mở ra những cơ hội đối với Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ thông tin và vấn đề toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức cùng với thương mại điện tử đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Cămpuchia, trong đó có thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là một yếu tố khách quan và vô cùng quan trọng. Nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tận dụng những thời cơ, lợi thế, tiềm năng nhiều mặt, khắc phục những khó khăn tạm thời, Việt Nam nhất định sẽ tìm được những cơ hội mới mẻ, những giải pháp thích hợp để mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại với nước bạn Cămpuchia lên một tầm cao mới.
MỤC LỤC
Trang
Thể chế chính trị và đối nội...31