- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650
2007 711,5Triệu USD 218,5 Triệu USD 932 Triệu USD
3.2.4. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Cămpuchia
Mặc dù dân số không nhiều, nhưng Campuchia là thị trường nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi những điểm tương đồng trong thói
quen tiêu dùng của người dân hai nước. Tuy nhiên, hiện nay, tại thị trường Cămpuchia, hàng Việt Nam mới chiếm khoảng rất lớn , hầu hết là đồ nhựa, đồ gia dụng, thực phẩm. Rất nhiều mặt hàng khác, kể cả giày dép của Biti’s vẫn còn đang chật vật tìm chỗ đứng vững chắc tại đây do vậy phải có sự cạnh tranh rất mạnh của các mặt hàng cùng chủng loại có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hàng Việt Nam xuất hiện tại thị trường Phnom Penh rất nhiều nhưng hàng giả, hàng nhái cũng không ít. Muốn đứng được tại thị trường này thì cần thiết phải dành lại thương hiệu Việt nam, phải cho người tiêu dùng thấy rằng hàng Việt Nam chính hiệu chất lượng cao chứ không phải nhái hiệu của ai hết. Bên cạnh đó, chưa nhiều người dân ở Phnom Penh quen với hàng Việt Nam do họ chưa tiếp cận được với các mặt hàng này. Không sợ sản phẩm khó thâm nhập thị trường mà khó ở chỗ làm cách nào để người tiêu dùng dễ tiếp cận với sản phẩm. Tại siêu thị Anana, 1 trong 8 siêu thị lớn bày bán sản phẩm cà phê An Thái, khách mua hàng chủ yếu là người Khmer, nhưng rất ít người Khmer biết tiếng Anh và tiếng Việt. Do vậy, nhiều người đó không chọn mua cà phê An Thái, vì họ không đọc được chính những dòng chữ được in trên bao bì của sản phẩm.
Có lẽ, sản phẩm mang thương hiệu Việt nam được tiêu thụ mạnh nhất ở Phnompenh là sữa Vinamilk. Mỗi tháng, chỉ riêng mạng lưới phân phối tới các nhà bán lẻ khắp Phnom Penh cũng đã tiêu thụ lượng sữa trị giá khoảng 25.000 USD nhập khẩu từ Việt Nam. Trong thời gian tới, có thể thị phần của mặt hàng này sẽ tăng lên do hiệu quả quảng cáo trên truyền hình của Cămpuchia.
Không nhiều sản phẩm, thương hiệu Việt Nam có “cái nhìn chiến lược” qua hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền hình của Cămpuchia như Công ty sữa Vinamilk. Mở kênh truyền hình Apsara TV vào lúc 11h30 trưa và 7h30 tối hàng ngày, quảng cáo sữa Vinamilk được phát đi, phát lại bằng tiếng Khmer. Đây chính là con đường ngắn và nhanh nhất để người tiêu dùng Cămpuchia biết, tin tưởng vào mặt hàng này. Tuy nhiên, rất ít hoạt động
quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamik tại Phnompenh. Do có những đặc thù riêng về chính trị - xã hội, nên việc phát tờ rơi quảng cáo của các nhà bán lẻ bị hạn chế. Giá quảng cáo trên Balo, áp phích ngoài đường phố có giá không “mềm”, mỗi tháng 50 USD cho 1 tấm quảng cáo có diện tích 2 mét vuông. Ngoài lý do về chi phí quảng cáo, nhiều nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng thị trường Cămpuchia, nên chưa có một chiến lược dài hơi để quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Người tiêu dùng Cămpuchia sẽ dễ tiếp cận với hàng hoá Việt Nam hơn, nếu thực sự họ biết trên bao bì sản phẩm đưa ra các thông số gì về sản phẩm. Bài học kinh nghiệm từ các sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan cho thấy, hầu hết sản phẩm của Thái Lan đều có những hướng dẫn viết bằng chữ Khmer, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Vì vậy, các nhà sản xuất nên dán thêm đề can bằng tiếng Khmer lên bao bì của tất cả các sản phẩm Việt Nam được tiêu thụ tại Cămpuchia.