Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 70 - 75)

- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650

3.1.2. Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam

3.1.2.1. Các lĩnh vực đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam - Kiến trúc, xây dựng, dịch vụ kỹ thuật

Sau hơn 25 năm chiến tranh ác liệt, Cămpuchia đang bắt đầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị tàn phá, chủ yếu là nhờ vào sự trợ giúp quốc tế, do đó việc cải tạo, xây dựng mạng lưới đường bộ cũng như các dịch vụ kỹ thuật là

yêu cầu hết sức cấp thiết. Có thể so sánh tốc độ xây dựng ở Phnom Pênh và các thành phố lớn của Cămpuchia cũng như ở Hà Nội, Hải phòng, Đà nẵng… của Việt Nam vậy, giống một công trường khổng lồ. Ở Phnom Pênh , ngành công nghiệp xây dựng hiện thu hút rất nhiều vốn đầu tư của nước ngoài. Rất nhiều công ty cung cấp vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, sơn... đang làm ăn khá thành công tại Cămpuchia.

Tạo việc làm và giao thông công cộng là ưu tiên của Chính phủ Cămpuchia và các nhà tài trợ. Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đang đẩy mạnh việc xây dựng đường bộ tại Cămpuchia. Ngoài ra, Chính phủ Cămpuchia cũng đề nghị một số công ty nước ngoài tham gia khôi phục hệ thống đường quốc lộ dưới hình thức BOT. Chính phủ Cămpuchia muốn nâng cấp các sân bay địa phương nhưng vì không có ngân sách nên cũng kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nâng cấp các sân bay theo hình thức BOT.

Ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng đã phát triển nhanh chóng ở Cămpuchia với thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu lên tới 50 triệu USD/năm. Sắt thép và vật liệu xây dựng chiếm tới hơn 40% thị phần tại Cămpuchia. Con số này trên thực tế còn lớn hơn nhiều vì chưa tính đến các hoạt động nhập lậu. Nguồn vật liệu xây dựng chủ yếu là từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được đối tác, ký được hợp đồng, trúng thầu xây lắp, cung cấp vật liệu, trang thiết bị cho Cămpuchia như công ty vật liệu xây dựng Đức Hạnh đã tìm được đối tác và trúng thầu khai thác cát trên sông Mekong, Công ty xuất nhập khẩu nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đã giành được hợp đồng cung cấp các ống nhựa PVC cho các công trình xây dựng, Công ty vật tư Bưu điện 2 đã liên hệ với các đối tác bưu điện và cử các chuyên viên sang để trao đổi thêm về chuyên môn, dự kiến thành lập văn phòng đại diện tại Phnom Pênh để tiến hành hợp đồng thiết lập các đường dây từ các tỉnh, huyện, xuống tới xã; Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn đã ký hợp đồng xây dựng trị giá 17,35 triệu USD…

Với mật độ dân cư thưa thớt và diện tích đất đai canh tác rộng lớn, từ xưa tới nay nguồn lợi chủ yếu của Cămpuchia nhờ vào lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 77% dân số Cămpuchia làm nông. Chính phủ Cămpuchia có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nhưng Chính phủ thiếu ngân sách để xúc tiến các hoạt động trên phạm vi rộng lớn như vậy. Hầu hết các nhu cầu về thiết bị cho nông nghiệp như máy bơm nước, máy khoan, máy cày, máy xới đất, máy xay lúa, máy sấy lúa, bao bì, phân bón, thuốc trừ sâu, giống… hiện đều được hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân.

Cămpuchia còn có thể mở rộng thêm việc sản xuất lúa ở các vùng cao, tăng vụ, và một số dự án đầu tư dầu cọ, sắn, cao su, bông, điều. Việc tăng số lượng các cây trồng kéo theo những nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp ra đời làm tăng kim ngạch xuất khẩu và sự tiêu dùng trong nước. Giá một số sản phẩm nông nghiệp của Cămpuchia đang giảm trên thị trường thế giới như cao su - một mặt hàng đã được đầu tư và khuyến khích như một sự thay đổi sản phẩm nông nghiệp.

- Thiết bị và sản phẩm tiêu dựng

Người dân Cămpuchia có mức sống thấp vì vậy những mặt hàng có giá cả hợp lý sẽ được tiêu thụ rộng rãi hơn. Nhiều loại thực phẩm, hàng tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần khá lớn chiếm 45%. COPACO, DACCO, Nhựa Hiệp Thành, Bình Minh, dầu Tường An, Mỹ phẩm Sài gòn, Hoá mỹ phẩm Phương Đông, Giấy Vĩnh Tiến, Bút bi Thiên Long, Nệm Kymdan, mì ăn liền Miliket do công ty Fosoca và Miliket hợp tác với công ty Samceun Cămpuchia sản xuất và cung ứng…ngoài ra Công ty Cơ khí Lữ Gia đã tặng 70 bộ đốn Magic Light và 21 bộ đốn đường cho thành phố Phnom Penh và đã bán hàng qua Cămpuchia 3 đợt với tổng giá trị 1,4 tỷ đồng.

- Y tế

Ngành y tế Cămpuchia đang rất lạc hậu và thiếu thốn cả nhân lực và vật lực. Do vậy, đầu tư vào lĩnh vực này đang được Chính phủ Cămpuchia ưu tiên và khuyến khích. Dược phẩm và thiết bị y tế chủ yếu được nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ nên giá cả cao không phù hợp với mức sống của phần lớn người dân Cămpuchia, bên cạnh đó đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn đang thiếu thốn trầm trọng và ít được đào tạo cơ bản.

Cămpuchia rất tín nhiệm các bác sỹ Việt Nam. Hiện nay, trung tâm Medic của Việt Nam đã mở rộng thành một trung tâm chẩn đoán y khoa tại Phnom Pênh và đang trên đà phát triển, trong thời gian tới sẽ nâng cấp thành bệnh viện đa khoa tại đây. Ngoài xét nghiệm và huấn luyện nguồn lực y tế cho phía Cămpuchia, trung tâm còn trực tiếp điều trị nội ngoại trú và kết hợp cơ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh để đưa cán bộ và đồng bào Cămpuchia sang khám chữa bệnh.

- Du lịch

Ba nước Đông dương Việt Nam - Lào - Cămpuchia rất có tiềm năng về du lịch. Cả ba nước đang đang nỗ lực xây dựng hệ thống du lịch của vùng thành một thể thống nhất. Sẽ thật tuyệt vời nếu du khách có thể tham quan cả Hà Nội, TP.HCM, Phnom Pênh, Vientian... chỉ trong một tour. Một vấn đề quan trọng đang đặt ra là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bởi nếu không có những tuyến giao thông tốt thì chúng ta chẳng thể bán bất cứ hàng hóa nào. Phải coi du lịch thực sự là một loại hàng hóa, trong đó chất lượng dịch vụ là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.

Nói riêng về du lịch Việt Nam - Cămpuchia, là hai nước láng giềng và đều có tiềm năng trong lĩnh vực du lịch nên việc hợp tác là rất thuận lợi nhưng giao thông vẫn còn khó khăn: đường bộ còn xấu, vé lại đắt và ít chuyến đi, đường thủy vẫn chưa thông dụng, đường hàng không còn ít chuyến bay trực tiếp. Ngoài ra, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đại diện du lịch trên đất Cămpuchia trong khi các nước xa hơn như Nhật, Thuỵ Sĩ….thì đã có văn phòng.

- Năng lượng

Những ngành dịch vụ công cộng của Cămpuchia không đáng tin cậy, đắt đỏ và chỉ cung cấp được cho các thành phố. Giá điện ở các tỉnh lẻ cao hơn mức giá 0,30USD/ kwh ở Phnom Pênh. Ở các vùng nông thôn, điện được cung cấp bởi bình ắc quy ô tô nạp lại, hoặc máy phát điện xách tay nhỏ. Ở Cămpuchia, nhu cầu về máy phát điện chạy bằng dầu diezel là rất lớn với mục đích là cung cấp nguồn năng lượng dự phòng, hoặc là nguồn điện cho các khu công nghiệp và các vùng chưa có điện lưới.

Bộ Công nghiệp và năng lượng Cămpuchia đã chuẩn bị một dự án phát triển năng lượng chi tiết bao gồm việc xây dựng một số nhà máy nhiệt điện. Cũng như các lĩnh vực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, Chính phủ Cămpuchia không có ngân sách để thực hiện, nhưng các nhà đầu tư có thể tìm kiếm trong trang web của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á để tìm kiếm những dự án mới về ngành điện. Chính phủ Cămpuchia cam kết có trách nhiệm đối với sự sở hữu cả nhân và tài chính của các nhà máy năng lượng. Tuy nhiên việc được Chính phủ chấp nhận đối với các dự án này đang có nhiều khó khăn.

3.1.2.2. Các mặt hàng đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam

- Xăng dầu các loại

Xăng dầu các loại nhập vào Cămpuchia theo hình thức chủ yếu là quá cảnh và tạm nhập, tái xuất, thanh toán trả chậm cho các công ty Việt Nam. Đây là mặt hàng có giá trị lớn để tăng kim ngạch nhưng đối với các mặt hàng này các công ty ở Cămpuchia còn nợ rất nhiều các công ty Việt Nam. Thời gian tới, cần chấn chỉnh, xem xét kĩ các đầu mối được cấp quota cũng như tạm nhập tái xuất… tránh để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, gian lận thương mại, rút ruột hàng triệu USD bán tại Việt Nam hoặc bị các doanh nghiệp Cămpuchia lợi dụng vốn, không thanh toán…

- Nguyên phụ liệu cho dệt may

Nguyên phụ liệu cho dệt may chiếm khoảng từ 600-650 triệu USD trong tổng nhập khẩu của Cămpuchia mà Cămpuchia hoàn toàn phải nhập vì

chưa sản xuất được. Hiện nay, các công ty Việt Nam đã xuất sang Cămpuchia một số nguyên phụ liệu như tấm bông PE, các loại Mex, phéc-mơ-tuya và khuy nút nhựa, chỉ thêu, chỉ khêu. Ngoài ra, các sản phẩm mà Việt Nam cũng sản xuất được như chăn, màn, gối, và hàng may mặc cũng có thể xuất sang thị trường này. Năm 2005, Cămpuchia đã nhập từ Việt Nam 0,3 triệu USD các sản phẩm nguyên phụ liệu và dệt may. Tuy nhiên, hàng dệt may của Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với hàng của Thái Lan và Trung Quốc.

- Nhóm hàng hải sản

Khá nhiều loại hải sản và sản phẩm nước mắm của Việt nam rất được Cămpuchia ưa chuộng. Năm 2004, ta cũng xuất được 16 triệu USD và đến năm 2005 lại giảm còn 8 triệu USD.

- Gạo

Năm 2004, gạo của Việt Nam xuất sang Cămpuchia đạt gần 0,4 triệu USD, chủ yếu là cung cấp cho các tỉnh biên giới. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu là gạo Thái Lan.

- Nhóm hàng công nghệ cao

Mặc dù nhóm hàng điện máy và công nghiệp với công nghệ cao là độc quyền của các công ty lớn, nổi tiếng thuộc các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc..nhưng Việt Nam đã có hai mặt hàng chen chân được vào thị trường Cămpuchia là dây điện, cáp điện. Năm 2005, Việt nam đã xuất khẩu hai mặt hàng này sang Cămpuchia được 5,1 triệu USD.. Những mặt hàng này còn hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w