- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Chúng ta thấy về cơ cấu xuất khẩu giữa Việt Nam và Cămpuchia có sự phát triển rất nhanh.
Bảng 2.9: Tổng kim ngạch xuất Việt Nam sang Cămpuchia(2000-2007) (Đơn vị: Triệu USD)
Năm Việt Nam Xuất khẩu
2000 141,6 2001 146,0 2002 178,4 2003 267,3 2004 384,6 2005 356 2006 552,8 2007 711,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Từ bảng 2.9, chúng ta thấy từ năm 2000 đến năm 2004, kim ngạch xuất của Việt Nam sang Cămpuchia nhìn chung có bước tăng đáng kể. Nhưng năm 2005 kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống so với năm trước là 356 (triệu USD) và 384,6 (triệu USD) năm 2004, điều này là do Cămpuchia vừa gia nhập thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 13/10/2004 (thành viên thứ 148), nền kinh tế của Cămpuchia mở cửa. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đi và do Việt Nam chưa có biện pháp mới đối với Cămpuchia sau khi gia nhập WTO. Khi Cămpuchia gia nhập WTO, hàng Việt Nam đã phải cạnh tranh với hàng hoá của Thái Lan, Trung Quốc tràn vào Cămpuchia với sự ưu đãi về thuế của các nước WTO.
Đến năm 2006, kim ngạch xuất của Việt Nam sang Cămpuchia lại tăng lên rất nhanh đặt 552,8 (triệu USD) và tăng dẫn đến năm 2007 đặt 711,5 (triệu USD) bằng 2 lần so với năm 2005.
Trong khối ASEAN, Cămpuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 vào Cămpuchia (sau Thái Lan và Trung Quốc). Hợp tác thương mại giữa hai nước liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức cao.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cămpuchia được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia (2001-2005)
(Đơn vị: Triệu USD)
Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005
Xăng dầu 85 68,7 96,1 100 100
Mỳ gói ăn liền 4,0 -- 14,0 -- 23
Thủy sản 5,8 4,8 3,7 16,3 8,0 Rau quả 2,8 5,5 5,3 -- 2,1 Dây, Cáp điện 0,1 1,1 0,9 1,0 2,1 Cao su 0,6 0,4 0,6 2,1 1,5 Sản phẩm Gỗ 0,2 0,3 0,8 1,2 1,2 Giầy dép 0,4 0,0 0,0 0,4 0,5
Linh kiện điện tử 0,1 0,2 1,5 0,3 0,5
Hàng dệt may 0,6 1,7 5,2 16,9 0,3
Gạo 3,2 4 1,36 0,4 --
Sản phẩm nhựa 3,7 6,4 19,0 -- --
Note: “--”: Không thu thập được số liệu (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Cămpuchia (sau Hoa Kỳ và EU), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cămpuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2006, đạt trên 30%/năm, với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nghiêng mạnh về nhóm hàng nhiên liệu và các sản phẩm công nghiệp. Nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm chỉ chiếm khoảng 8,2%, nhóm hàng khoáng sản nhiên liệu chiếm khoảng 41,5%, nhóm hàng các sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 50,3%. Kim ngạch vượt trội đạt trên 100 triệu USD là xăng dầu và sắt thép. Một số mặt hàng khác của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đáng kể sang Campuchia như mỳ ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa.
Trong hoạt động biên mậu, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Cămpuchia có thể chia thành 3 nhóm chính gồm: các mặt hàng tiêu dùng, dệt may, giày dép do Việt Nam sản xuất, xuất khẩu sang Cămpuchia.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Campuchia theo đường chính ngạch và tiểu ngạch qua các cửa khẩu ở khu vực phía Nam, Tây Ninh và An Giang. Theo Bộ Thương mại doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào Campuchia những mặt hàng sau:
Mì ăn liền: Xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam tăng trưởng mạnh vào
Campuchia với mức trung bình là 62%/năm từ 4 triệu USD năm 2001 tăng lên 23 triệu USD năm 2005 và chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của vương quốc này. Những công ty Việt Nam như Miliket, An Thái, Vissan, Vifon, Acecook... chiếm giữ thị phần đáng kể ở Campuchia sau khi phát triển mạnh các mạng lưới bán lẻ và cửa hàng tại các chợ, siêu thị.
Kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam thấp hơn mì ăn liền khoảng 1,86 triệu USD năm 2005 và chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của Campuchia nhưng sản phẩm này có thể gia tăng thị phần vì nhu cầu của người tiêu dung ngày càng cao khi thu nhập của người dân Campuchia được cải thiện nhiều năm qua.
Hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hóa mỹ phẩm là 30% nhưng nhóm hàng này của Việt Nam bị cạnh tranh bởi hàng của Thái Lan hiện đang chiếm khoảng 42% thị phần, gần gấp đôi thị phần của Việt Nam.
Song điều này không có nghĩa hàng Việt Nam không cạnh tranh được với Thái Lan khi trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng mỗi năm của hóa mỹ phẩm Việt Nam tăng 50% so với năm trước trong khi Thái Lan tăng chỉ 18% so với năm trước.
Nhựa và cao su: Hàng nhựa Việt Nam chiếm khoảng 64,6% tổng kim
lượng không bằng hàng của Thái Lan. Nếu tiếp tục duy trì giá cả này hàng nhựa Việt Nam sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn trong thời gian tới. Mặt hàng săm lốp có kim ngạch xuất khẩu 3-4 triệu USD mỗi năm. Dự báo loại sản phẩm này trong thời gian tới sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ vì phương tiện vận chuyển ở Cămpuchia phát triển khá mạnh.
Thiết bị điện, máy móc: Campuchia là nước còn kém phát triển nên
nhiều khu vực người dân phải sử dụng máy phát điện hoặc ắc qui. Việt Nam chiếm thị phần ít hơn Thái Lan và Trung Quốc nhưng với tỷ lệ chênh lệch không lớn, lần lượt là 21%, 31% và 25%. Nếu nâng cao chất lượng và giá cả cạnh tranh hàng Việt Nam có thể chia sẻ thị phần của Thái Lan và Trung Quốc.
Xi măng, sắt thép và nhiên liệu: Dự báo đến 2012 Campuchia nhập khẩu các mặt hàng này khoảng 2,7 tỷ USD. Doanh nghiệp Việt Nam nên thâm nhập vào thị trường của người dân có thu nhập thấp và trung bình theo ba hướng đi như xây dựng quan hệ với các cơ quan chức năng để tham gia đấu thầu, liên kết với các công ty xây dựng Việt Nam và xây dựng kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
Sắt thép Việt Nam có thị phần khá tốt ở Campuchia 27% so với 22% của Trung Quốc và Thái Lan 29%. Xăng dầu Việt Nam chiếm khoảng 56% thị trường Campuchia, trong khi nhu cầu khí hóa lỏng Campuchia tăng 13% hàng năm.
Bên cạnh những hàng hóa trên, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu vì thị trường còn lớn doanh nghiệp trong nước còn có những cơ hội đối với hàng dệt may, giày dép, giấy, đồ điện, điện tử gia dụng, phương tiện vận chuyển cũng như gỗ, thủy sản, lúa gạo...
Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm cả xăng dầu tái xuất của Việt Nam vào Campuchia năm 2006 khoảng 770 triệu USD và dự đoán năm sẽ là 930 triệu USD. Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn
thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ tư vào Campuchia sau Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông.