Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 61 - 64)

- Tân dược và nguyên phụ liệu dược Triệu USD 495 650

2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia

2.3.3.1. Kim ngạch nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Tổng kim nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia(2000-2007) (Đơn vị: Triệu USD)

Năm Kim ngạch Nhập khẩu

2000 37,3 2001 38,0 2002 65,4 2003 94,7 2004 130,4 2005 156,6 2006 168,7 2007 218,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia luôn luôn tăng khá nhanh năm 2001 cao hơn năm 2000 là 0,7 (triệu USD) nhưng đến năm 2002 lại tăng 2 lần so với năm 2001 và tăng lên rất nhanh cho đến năm 2007 đặt 218,5 (triệu USD). Tốc độ tăng nhanh này do Cămpuchia gia nhập WTO, các doanh nghiệp Cămpuchia đã nắm bắt chắc chắn tình hình về xúc tiến thương mại.

2.3.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Bảng 2.12: Cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia

(Đơn vị: Triệu USD)

Các mặt hàng 2000 2001 2005 Cao su 15 20 30 Gỗ chế biến 2.5 3 5 Thiết bị phụ tùng 2 2.5 4 Nông sản 1 1.5 3 May mặc, phụ liệu 0.5 0.7 1 Thuốc lá 0.3 0.4 0.7 Điện tử 0.1 0.2 0.3 Hải sản 0.5 0.5 0.2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cămpuchia là nước xuất khẩu thứ 25 vào Việt Nam, những mặt hàng xuất khẩu chính của Cămpuchia sang Việt Nam bao gồm các sản phẩm gỗ, cao su tự nhiên, máy móc thiết bị và dệt may. Những mặt hàng mặt hàng lâm sản là mặt hàng lợi thế của Cămpuchia vì đất nước Cămpuchia có diện tích rừng rộng và khí hậu rất thuận lợi cho ngành lâm nghiệp. Ngoài ra, chi phí nhân công cũng thấp vì thế các mặt hàng trên có giá thành dễ chấp nhận. Tuy nhiên, những mặt hàng này sẽ dần biến mất trong cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng chung của nền sản xuất hiện đại là ngày càng phụ thuộc ít hơn vào sản phẩm tự nhiên. Hơn nữa, đây toàn là mặt hàng mà Việt Nam có thể tự đáp ứng. Hiện tại, Việt Nam vẫn nhập khẩu một số lượng lớn hàng nông sản như mủ cao su, hạt điều thô, hải sản, gia súc…về chế biến tại Việt Nam. Nếu hàng nhập khẩu từ Cămpuchia vào Việt Nam quá khó khăn do các thủ tục hải quan và thuế suất cao, thì phía Cămpuchia cũng sẽ áp dụng những thủ tục tương tự gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần chuyển hướng, tính toán tranh thủ đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến nông lâm, thủy hải sản tại Cămpuchia để vừa có thể bán được các dịch vụ tăng năng suất (như giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi trồng…) và sau đó tận dụng cơ hội

xuất khẩu sang nước thứ ba theo quy chế WTO thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rộng đường làm ăn hơn.

Có thể thấy một điểm chú ý là trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia có khá nhiều các mặt hàng công nghiệp, thậm chí là những mặt hàng đòi hỏi trình độ sản xuất cao như máy tính, ô tô, xe máy trong khi Cămpuchia lại một nước kém phát triển. Trên thực tế, các mặt hàng này hầu hết không có nguồn gốc xuất xứ từ Cămpuchia mà là từ Thái Lan. Khi Cămpuchia gia nhập WTO, hàng hóa sẽ tràn vào đây với giá rẻ do được giảm thuế nhập khẩu và con đường xâm nhập qua biên giới Việt Nam sẽ càng thêm rộng mở.

Dưới đây là một số mặt hàng Cămpuchia xuất khẩu sang Việt Nam:

Hàng gỗ cao su: 8 tháng đầu năm 2007, Cămpuchia tiếp tục là thị

trường cung cấp gỗ cao su nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 184 nghìn m3 gỗ, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ 2006. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia trung bình từ đầu năm 2007 đến nay trung bình ở mức 230 USD/m3-DAF, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2006 khoảng 10%. Nhìn chung, giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia từ đầu năm 2007 đến nay vẫn ổn định trong khoảng 220-240 USD/m3 – DAF. Đây là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn với giá khá ổn định. Hiện nay đã có những Công ty cao su thuê đất của Lào và Cămpuchia để trồng cây cao su lấy mủ cũng như gỗ nguyên liệu. Trong thời gian tới, đây sẽ là nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ từ gỗ cao su.

Hàng nông sản: Hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia hưởng thuế

suất 0% . Hàng nông sản nhập khẩu chưa qua chế biến do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ bằng hình thức bỏ vốn trực tiếp hoặc tự trồng tại các tỉnh của Cămpuchia giáp biên giới VN, sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Riêng đối với mặt hàng lúa gạo và thuốc lá được quy định miễn thuế theo số lượng, cụ thể: năm 2006 sẽ miễn thuế nhập khẩu 30.000 tấn gạo; năm

2007: 100.000 tấn; năm 2008 và các năm tiếp theo sẽ được thỏa thuận sau. Số lượng lá thuốc lá được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam bằng 0% cho năm 2006 là 1.000 tấn; năm 2007: 3.000 tấn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w