1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình

56 581 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 617 KB

Nội dung

Luận văn : Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 2

1 Quá trình ra đời và phát triển của nhà máy da giầy Thái Bình 2

2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy da giầy Thái Bình 3

3 Các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của nhà máy 5

3.1 Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy 5

3.2 Đặc điểm về tình hình lao động tại nhà máy 7

3.3 Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị 9

3.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị 9

3.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 11

3.4 Đặc điểm về quản lý vật tư, cung ứng nguyên vật liệu 13

3.5 Đặc điểm về tình hình tài chính nhà máy da giầy Thái Bình 14

4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP, QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 19

1 Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy 19

1.1 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại nhà máy 21

1.1.1 Yêu cầu, vai trò cung ứng nguyên vật liệu 21

1.1.2 Hoạt động sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy 22

1.2 Tình hình chi phí nhân công lao động 26

1.2.1 Hình thức trả lương tại nhà máy 26

1.2.2 Chi phí sử dụng lao động 29

1.2.3 Các chi phí khác 34

1.2.3.1 Chi phí khấu hao tài sản cố định 34

1.2.3.2 Chi phí nguyên vật liệu phụ 35

1.2.3.3 Các chi phí khác còn lại của nhà máy 36

Trang 2

1.2.4 Tổng hợp chi phí toàn nhà máy 38

2 Đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành và hiệu quả kinh doanh của nhà máy 41

2.1 Đánh giá chung về công tác tính và sử dụng chi phí tại nhà máy 41

2.2 Tính giá thành tại nhà máy 42

2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất 43

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ KINH DOANH TRONG NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 45

1 Đối với sử dụng nguồn nhân lực 45

2 Đối với sử dụng nguyên, nhiên vật liệu 48

3 Sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định 49

4 Sử dụng các chi phí khác 50

5 Kiến nghị 52

KẾT LUẬN 54

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của quản trị sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp Việctạo ra vốn để sản xuất đã khó, khi có vốn để sử dụng còn là nhiệm vụ khókhăn hơn rất nhiều Sử dụng có hiệu quả chi phí để hạ thấp giá thành và tạo

ra lợi thế cạnh tranh to lớn về giá cho doanh nghiệp Đối với nhiều doanhnghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng hay có chăng thì cũng mới chỉquan tâm ở mức đơn giản đến vấn đề này mà họ chưa quan tâm sâu sắc thực

sự Điều này khiến cho chi phí, giá thành sản xuất ở các doanh nghiệp ViệtNam so với nước ngoài vẫn rất cao và sức cạnh tranh thấp kém hơn nhiều.Điều này càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết khi nền kinh tế Việt Namđứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá

Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại nhà máy da giầy Thái Bình( chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long ) em quyết định đi sâunghiên cứu về lĩnh vực này nhằm tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng về việc

sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh tại nhà máy nói riêng và ngành da giầycũng như các ngành kinh tế nói chung, đồng thời nhằm tìm ra những biệnpháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh với đề tài: “Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình”

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH

1 Quá trình ra đời và phát triển của nhà máy da giầy Thái Bình.

Xí nghiệp giầy Thái Bình có tiền thân là nhà máy thuộc da Thái Bình , xínghiệp được thành lập theo quyết định số 30/QĐ – UB ngày 10/5/1978 của

uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1992 thực hiện quyết định 388/HĐBTcủa hội đồng bộ trưởng , nay là chính phủ và theo thông báo số 839 TB –BCN của bộ công nghiệp nhẹ ngày 19/10/1992 , và quyết định số 391/QĐ –

UB ngày 3/1/1992 của uỷ ban nhân tỉnh Thái Bình , nhà máy được đổi tênthành nhà máy da giầy Thái Bình Đến năm 1995 , do sự phát triển của nhàmáy về quy mô sản xuất đã xin đổi tên thành công ty da giầy xuất khẩu TháiBình Theo xu hướng hội nhập với công ty lớn , và theo ý kiến chỉ đạo củachính phủ , của bộ công nghiệp , ngày 31/12/1999 công ty xuất khẩu giầy daThái Bình được chuyển giao sát nhập với công ty giầy Thăng Long thuộc bộcông nghiệp bằng quyết định số 162/1999/QĐ – UB của uỷ ban nhân dântỉnh Thái Bình và lấy tên là xí nghiệp giầy da Thái Bình Ngày 14/10/2005 ,công ty giầy Thăng Long chuyển đổi thành công ty cổ phần giầy ThăngLong , nhà máy giầy Thái Bình là chi nhánh nên cũng tiến hành cổ phần hoátheo công ty mẹ

Việc thành lập nhà máy đã thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượnglao động dư thừa trong ngành nông nghiệp, từng bước thực hiện CNH – HĐHnông thôn theo đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước Ngành nghề kinhdoanh chính của nhà máy là sản xuất giầy vải và giầy thể thao và may giacông thuê khi có đơn đặt hàng

Trang 5

Trụ sở hoạt động của nhà máy tại Km 4+500 đường 10, phường PhúKhánh , thành phố Thái Bình với tổng diện tích khoảng 15000m2.

Số điện thoại: 036838542, Fax: 036838704

2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy da giầy Thái Bình.

Bộ máy quản trị của nhà máy được phân chia thành các phòng ban chứcnăng qua bảng sơ đồ hình 1.1

Đứng đầu trong bộ máy ban lãnh đạo là giám đốc , sau là các phó giámđốc chỉ đạo theo hướng từ trên xuống dưới , cơ cấu tổ chức quản lý của xínghiệp được thiết lập thêo mô hình kiểu trực tuyến

+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất tại nhà máy , đối với banquản trị , hội đồng cổ đông của công ty cổ phần giầy Thăng Long

+ Một phó giám đốc : Là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật chấtlượng sản phẩm , quy trình công nghệ sản xuất giầy

+ Một phó giám đốc : Là người chịu trách nhiệm về công tác sản xuất , cânđối kế hoạch , lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch tiêu thụ , kế hoạch nguyên vậtliệu đầu vào

*Dưới các phó giám đốc là các phòng ban chức năng :

+ Phòng tài vụ - tổ chức công tác hoạch toán kế toán đảm bảo đúng pháplệnh kế toán thống kê tham mưu giúp ban giám đốc kiểm tra , giám sát vàquản lý chặt chẽ về vật tư , tiền vốn , lao động một cách có hiệu quả nhất.+ Phòng tổ chức hành chính - bảo vệ :

- Tổ chức mọi hoạt động về công tác hành chính như : Khánh tiết , tiếpdân , tổ chức các chuyến đi công tác của giám đốc , phó giám đốc và cán bộcông nhân viên

- Tổ chức công tác văn thư , bảo mật tài liệu đi , đến Tiếp nhận và lưugiữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy

- Bảo vệ an toàn về con người và tài sản cho nhà máy

Trang 6

- Chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như : nhà ăn , y tế , vệ sinhcông nghiệp

Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình.

+ Phòng kỹ thuật :

- Tham mưu giúp giám đốc về kỹ thuật và công nghệ , thiết kế mẫu mãsản phẩm

- Chế tạo ra sản phẩm mới để chào hàng , để làm mẫu đối

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật , nhằm quản lý vật tư nguyên vật liệu

- Quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng sản phẩm đến tay ngườitiêu dùng

Phó giám đốc sản xuất

Phó giám đốc

kỹ thuậtGiám đốc

Phòng

TCHC -

BV

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán tài chính

Phòng kỹ thuật

Phân xưởng may 1

Phân xưởng cao su

Phân xưởng giầy 1

Phân xưởng

cơ điện

Phân xưởng giầy 2

Trang 7

* Từng phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ của mình và tạo thành một êkíp dây chuyền sau :

+ Phân xưởng chuẩn bị sản xuất có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện vậtliệu , bán thành phẩm cho các phân xưởng như gò , may

+ Hai phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết của đôi giầy màphân xưởng chuẩn bị sản xuất đã chặt dao cho ra thành đôi giầy

+ Phân xưởng cao su có nhiệm vụ đảm bảo phần đế giầy , các pooc sinhcho đôi giầy thêm cứng cáp

+ Hai phân xưởng giầy hoàn thành bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn

bị sản xuất và phân xưởng may lắp ráp với nhau sau đó đưa lên dàn sấy hoànchỉnh vệ sinh và đóng gói

Nhìn chung với bộ máy cơ cấu tổ chức như vậy ở nhà máy giầy Thái Bình

là khá hoàn chỉnh về hình thức bởi nhà máy chỉ là một chi nhánh của công ty

cổ phần giầy Thăng Long , và được kế thừa từ trước khi cổ phần hoá

3 Các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của nhà máy.

3.1 Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy.

Sản phẩm của nhà máy chủ yếu bao gồm 2 loại giầy đó là giầy vải và giầythể thao Nhà máy chủ yếu sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng vìthế mà nhà máy không lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm Việc sảnxuất hàng ngày sẽ dựa trên khối lượng công việc để triển khai Sản phẩm củanhà máy chủ yếu là hàng xuất khẩu , thị trường chủ yếu là xuất khẩu sang cácnước Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật , Mỹ và các nước EU Doanh thu hàngnăm của nhà máy thì hàng xuất khẩu chiếm đến 80% doanh thu của nhà máy

Trang 8

Bảng 1.2 Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu.

Tổng doanh thu

( 1.000 ) 15.986.000 25.986.000 37.436.013 51.246.352 65.843.236Tốc độ tăng tổng

DT hàng xuất

khẩu ( 1.000 ) 12.831.962 20.399.010 29.817.281 41.740.154 53.991.454Tốc độ tăng DT

Đây là ngành cũng mang tính đặc thù , cho lên sản phẩm cũng mang tínhmùa vụ Thông thường vào các quý 1 và quý 4 thì công việc sản xuất và tiêuthụ diễn ra cao hơn do khách hàng đặt nhiều đơn hàng vào mùa rét , còn vàocác quý 2 và 3 là mùa nóng nên có ít hợp đồng hơn Đây cũng là bài toán lớnđặt ra cho ban quản trị nhà máy vì vào vụ sản xuất chính nhiều công việc, hợpđồng mà có khi nhà máy không đáp ứng nổi , lúc thì lo ngại giải quyết việclàm và dư thừa công suất máy móc

Qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng của doanh thu hàng xuất khẩu đồngthời tương ứng với tốc độ tăng tổng doanh thu của nhà máy Chỉ 2 năm gầnđây cơ cấu tăng đó có chút thay đổi Tốc độ tăng của doanh thu hàng xuấtkhẩu thay đổi theo chiều hướng tăng nhanh hơn tổng doanh thu

3.2 Đặc điểm về tình hình lao động tại nhà máy.

Trang 9

Bắt đầu từ ngày thành lập đến nay , nhà máy đã trải qua nhiều biến đổi tolớn Những ngày đầu thành lập , nhà máy chỉ có 120 cán bộ công nhân viênvào năm 1978 Số lượng cán bộ công nhân viên dần tăng lên cùng với sự lớnlên của nhà máy , mở rộng sản xuất Cho đến năm 2005 , nhà máy đã có tất

cả hơn 1000 cán bộ công nhân viên , tuy nhiên đến cuối năm 2005 do sự cổphần hoá và đổi mới , cùng với công ty giầy Thăng Long , chi nhánh tại nhàmáy giầy Thái Bình cũng tiến hành đổi mới và cắt giảm lao động trong nhàmáy , những lao động dôi dư được nhà máy giải quyết thoả đáng theo nghịđịnh 41/2002/NĐ – CP và theo bộ luật lao động

Hiện nay lực lượng nhân lực của nhà máy là 580 người và được bố trí như sau:+ Cán bộ quản lý : 15 người

+ Lao động phụ trợ, lái xe, thủ kho: 22 người

+ Công nhân trực tiếp sản xuất: 543 người

Bảng 1.3 Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất.

Đơn vị: Người

Lĩnh vực phân công sản xuất Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6

Trang 10

bộ nhân lực trong nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hoátrung bình Chỉ cán bộ quản lý và những nhân viên kỹ thuật là đã qua qua đàotạo cơ bản tại trường đại học và cao đẳng Toàn bộ nhân lực bao gồm: Sốngười qua đại học và cao đẳng là 17 người, trung cấp 21 người, lớp 12/12 là

220 người, lớp 9/12 là 322 người Lao động chủ yếu được đào tạo tại nhà máyqua một thời gian ngắn và làm việc ngay vì đối tượng lao động này không yêucầu quá cao, công việc cũng không quá phức tạp, công việc được chia thànhnhiều khâu, nhiều công việc và những người lao động chỉ đảm nhiệm mộtcông việc chuyên môn cụ thể và hoàn thành tốt công việc đó là được

Cán bộ ở các phòng ban tổ chức và lãnh đạo sau cổ phần hoá gần như đềuđược giữ nguyên mà không có gì thay đổi, trong đó bà Lương Thị Bắc giữcương vị là giám đốc và bà Nguyễn Thị Châm là phó giám đốc kế hoạch vàsản xuất đồng thời là những cổ đông sáng lập của công ty cổ phần giầyThăng Long

Chi phí cho nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trịchi phí Đối với ngành da giầy nói chung và nhà máy da giầy Thái Bình nóiriêng thì chi phí nhân lực lại có vai trò càng quan trọng, đặc biệt là chi phígiành cho nhân công trực tiếp sản xuất vì lực lượng lao động này chiếm tỷ lệrất lớn trong nhà máy Tuy nhiên trong nhà máy, số lượng công nhân bậc 1

và bậc 2 chiếm đến 70% số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Điều đó cónghĩa phần lớn lao động trong nhà máy trình độ là thấp kém, phổ thông, họđược đào tạo thiếu cơ bản Điều này sẽ khiến cho năng suất lao động kémhiệu quả, hơn nữa nhà máy phải bỏ ra chi phí không phải là nhỏ để đào tạo

số lượng công nhân này chưa được qua đào tạo Đối với đội ngũ cán bộ nhânviên, chủ yếu là là những người cũ, ít cán bộ trẻ, chủ yếu họ cũng được đàotạo không chính quy cho lên năng lực lãnh đạo của các cán bộ không cao, ít

Trang 11

sáng tạo Việc điều hành sản xuất của nhà máy dựa trên những gì đã có sẵn

mà ít đổi mới, sáng tạo, điều này ảnh hưởng to lớn đến khả năng phát triểncủa nhà máy

3.3 Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị.

3.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị.

Máy móc và thiết bị của ngành giầy mang tính chuyên dùng cao , khác vớinhiều ngành công nghiệp khác , các máy dùng trong ngành giầy chỉ đảmnhiệm được một nhiệm vụ sản xuất ra một yếu tố , bộ phận nào đó trên chiếcgiầy Do đặc điểm của xí nghiệp chuyên sản xuất 2 loại giầy là giầy vải vàgiầy thể thao nên thiết bị cũng là những thiết bị chuyên dùng cho ngành giầy

và sản xuất 2 loại giầy này Thiết bị chủ yếu được nhập của Hàn Quốc , ĐàiLoan , Italia , Đức , Mỹ Nhà máy hiện nay có 2 dây chuyền sản xuất giầy vải

và 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao Thiết bị máy móc đã giảm nhẹ rấtnhiều lao động thủ công , tạo ra năng suất ngày càng cao , do đó nhà máy phảiluôn quan tâm đến công tác quản lý , giám sát rất chặt chẽ quá trình sử dụng

và sản xuất

Nhà máy có tất cả đến 26 loại máy móc thiết bị , trong đó các loại máynhư : máy may bàn , máy may trụ , máy may ziczăc , máy dập ôdê , máy bồivải , máy chặt , máy cán , máy dẫy da , máy đùn bím , máy cắt , máy gò ,máy ép là những loại máy có yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất củanhà máy

Bảng 1.4 Bảng thống kê thiết bị máy móc đang sử dụng của nhà máy.

Giá trịcòn lại

Trang 12

Tổng giá trị thiết bị tài sản

Máy may bàn 1 kim ( Đài Loan )

Máy may bàn 2 kim ( Hàn Quốc )

Máy may bàn 1 kim ( Hàn Quốc )

Máy may trụ 1 kim ( Hàn Quốc )

Máy may trụ 1 kim ( Nhật )

Máy may trụ 2 kim ( Nhật )

Máy may trụ 2kim ( Hàn Quốc )

Máy may ziczăc ( Hàn Quốc )

Máy dập ôdê (Đài Loan )

Máy bồi vải (Đài Loan )

Máy chặt vải ( Hàn Quốc )

Máy chặt JY ( Đài Loan )

Máy dẫy da ( Nhật )

Máy cán cao su ( Trung Quốc )

Máy chặt đế nhiệt ( Đài Loan )

Máy đùn bím 3 mầu ( Hàn Quốc )

Máy cắt vỉa IR ( Đài Loan )

Máy gò mũi ( Đài Loan )

Máy gò gót ( Đài Loan )

Máy gò mang ( Đài Loan )

Máy ép đế ( Đài Loan )

Máy ép bím ( Đài Loan )

Máy vệ sinh giầy ( Việt Nam )

Máy quét keo chân gò ( Hàn Quốc )

Hệ thống băng truyền sản xuất giầy

Nồi hấp giầy 5800C ( Việt Nam )

1585362121102417122111222222212

6.448.000

90.0001.020.000389.000320.00038.00016.000127.00018.000126.000352.000401.00056.00037.000381.00087.000166.00056.000497.000195.00060.000103.000134.0004.00054.0001.508.000362.000

4.530.000

60.000752.000290.000225.00035.0007.00090.00013.00092.000253.000259.00041.00023.000271.00059.000123.00033.000395.000152.00047.00079.000103.0002.00035.000907.000126.000

Máy móc thiết bị là tài sản lớn, công việc chọn mua và sử dụng nhữngmáy móc nào cho thích hợp với điều kiện kinh doanh của nhà máy, điều kiệncho sản xuất có vai trò rất quan trọng, vì máy móc là nhân tố ảnh hưởng rấtlớn tới kết quả sản xuất kinh doanh Nhìn chung ở nhà máy hầu hết các máymóc thiết bị mua về là những công nghệ hoặc đã qua sử dụng hoặc có muamới thì cũng là những công nghệ đã lạc hậu cho lên năng lực sản xuất không

Trang 13

cao, chi phí cho sửa chữa cũng khá tốn kém, việc tính cho khấu hao cũng trởlên phức tạp.

3.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sơ đồ hình 1.5 là quy trình sản xuất sản phẩm của nhà máy Quy trình sảnxuất bắt đầu từ khi có đơn hàng , ban giám đốc lên kế hoạch sản xuất , sau đólệnh sản xuất được đưa đến các phân xưởng Các phân xưởng có nhiệm vụthực hiện các công việc của mình theo các kế hoạch đã được bàn giao

Phân xưởng chuẩn bị sản xuất có nhiệm vụ chặt da , vải , xốp thành cácchi tiết theo mẫu đã được thiết kế tuỳ theo từng mã hàng Sau đó giao chophân xưởng may mũ giầy Ngoài ra còn phải in ấn các cỡ số , biểu tượng temchất liệu trang trí trên đôi giầy theo yêu cầu của khách hàng

Hai phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết của đôi giầy mà phânxưởng chuẩn bị sản xuất đã chặt giao cho ra thành đôi mũ giầy

Phân xưởng cao su có nhiệm vụ đảm bảo phần đế giầy , các pooc sinh chođôi giầy thêm cứng cáp

Hai phân xưởng giầy hoàn thành nhận bán thành phẩm của phân xưởngchuẩn bị sản xuất và xưởng may lắp ráp với nhau , sau đó sản phẩm đượcchuyển sang phân xưởng cơ điện Ở đây những đôi giầy được đưa lên dànsấy , hoàn chỉnh vệ sinh và đóng gói , và kết thúc một quá trình sản xuất Tuy nhiên cần bố trí sao cho giữa các bộ phận , phân xưởng sản xuất cần

có sự nhịp nhàng đồng bộ , tránh sự ùn tắc , không đồng đều giữa các bộ phậnvới nhau, và cần xắp xếp 1 cách thuận lợi để tạo ra năng suất cao nhất

Hình 1.5 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm.

Kho nguyên liệu phần mũ giầy

Chặt + cắtCán , bồi vải

Kho nguyên liệu

phần đế

Mẫu đối (đơn hàng)

Gò ráp mũ với đế giầy

Kế hoạch (lệnh sản xuất)

Vệ sinh + KCS

Máy mũ giầy

Trang 14

3.4 Đặc điểm về quản lý vật tư, cung ứng nguyên vật liệu

Trang 15

Doanh nghiệp làm tốt công tác định mức tiêu dùng vật liệu là cơ sở để lập

kế hoạch cung ứng vật tư , dự trữ vật tư , từ đó sử dụng có hiệu quả vật tư ,tiết kiệm vật tư để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên đối với nhà máy giầyThái Bình chủ yếu là sản xuất theo các hợp đồng kinh tế mà công ty cổ phầngiầy Thăng Long đã ký kết , và các hợp đồng chủ yếu là gia công cho nênnguồn nguyên vật liệu chủ yếu cũng được cấp phát là chính , và do chínhkhách hàng cung cấp mà nhà máy chỉ việc sử dụng vào sản trong xuất Ngoài

ra nhà máy có thể chủ động thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầusản xuất của mình , cho những hợp đồng mà tự nhà máy ký kết được và phảichuẩn bị thu mua cả nguyên vật liệu đầu vào

Hàng tháng , căn cứ vào nhu cầu vật tư cần giải quyết của nhà máy , nhucầu của khách hàng mà phòng kế hoạch vật tư thu vật tư về nhập kho Ngay

từ khi nhận được bản thiết kế mẫu đơn hàng do khách hàng giao cho , bộ phậnthiết kế , kỹ thuật , cùng với bộ phận vật tư phải nghiên cứu để đưa ra đượchạn mức vật tư cho sản phẩm sao cho phù hợp

Mức tiêu dùng vật tư được xác định qua các bước như sau :

+ Bước 1 : Cán bộ phòng kế hoạch vật tư phải nghiên cứu bản vẽ thiết kếmẫu sản phẩm

+ Bước 2 : Xác định trọng lượng của tinh sản phẩm

+ Bước 3 : Phòng kế hoạch tiến hành xác định mức cho các bước côngnghệ ( các chi tiết trong sản phẩm )

+ Bước 4 : Xác định kích thước sản phẩm , kết hợp với tỷ lệ hao hụt , hưhỏng trong quản lý

Từ đó xác định được mức vật tư cần tiêu thụ trong 1 đơn hàng cụ thể làbao nhiêu và có kế hoạch cung cấp cụ thể như thế nào

Hàng năm , cứ 6 tháng nhà máy lại tiến hành kiểm kê kho hàng , vật tưđược bố trí sắp xếp theo từng loại và khu vực , các loại vật liệu chính và vậtliệu phụ Kho vật tư được chia thành nhiều khu vực , mỗi khu vực sắp xếp

Trang 16

một loại vật tư và được bố trí khá hợp lý : vật tư hay sử dụng để bên ngoài ,loại nào ít sử dụng để bên trong , loại có giá trị cao để bên dưới , loại có giátrị thấp để bên trên

Tuy nhiên nhìn chung nhà máy chỉ chủ động thu mua những nguyên vậtliệu phụ, ít giá trị, còn những nguyên vật liệu chính chủ yếu là do chính kháchhàng cung cấp Vì vậy công tác thu mua và tính toán chi phí nguyên vật liệucủa nhà máy không quá phức tạp

3.5 Đặc điểm về tình hình tài chính nhà máy da giầy Thái Bình

Khi nhà máy giầy Thái Bình là một doanh nghiệp nhà nước độc lập thì vốngóp ban đầu chính là vốn nhà nước Sau đó liên kết với công ty giầy ThăngLong và là một nhà máy trực thuộc của công ty giầy Thăng Long Ngày14/10/2005 , công ty giầy Thăng Long chuyển đổi cổ phần hoá thì nhà máygiầy Thái Bình cũng tiến hành cổ phần hoá và vốn do các cổ đông đóng góp

là yếu tố quyết định để hình thành công ty Khi cổ phần hoá thì nhà máy giầyThái Bình chính thức là một chi nhánh của công ty cổ phần giầy Thăng Long ,

do vậy mà nguồn tài chính hay tất cả các nghiệp vụ kinh tế của nhà máy đềudưới sự kiểm soát của cơ quan chủ quản là công ty giầy Thăng Long Mọi thuchi của nhà máy đều thông qua công ty cổ phần giầy giầy Thăng Long : khi

có kế hoạch thu hay chi , ban giám đốc báo cáo lên công ty mẹ và chờ phêduyệt Nhưng nhà máy cũng có thể tự chủ động hợp tác , ký kết hợp đồng vớicác bạn hàng mà có thể thông qua sự chấp nhận của công ty mệ Nhà máy tựchủ trong việc thu chi , tuy nhiên tất cả đều phải thông qua ban lãnh đạo củacông ty cổ phần giầy Thăng Long Sự phụ thuộc ấy được thể hiện qua sơ đồhình 1.6

Hình 1.6 Sơ đồ thông tin, báo cáo của nhà máy.

Trang 17

Báo cáo, kiến nghị

Quyết định, phê duyệt

Không chỉ lĩnh vực tài chính mà tất cả các vấn đề của nhà máy đều đượcthể hiện thông qua sơ đồ này Mọi quyết định đều phải thông qua báo cáovới công ty mẹ , và được sự quyết định của ban lãnh đạo công ty giầyThăng Long

Nguồn vốn của nhà máy bao gồm các bộ phận chủ yếu :

Đối với các khoản nợ của nhà máy luôn duy trì ở mức cao :

Kế hoạch của nhà

máy giầy Thái Bình

Quyết định của công

ty giầy Thăng Long

Trang 18

Có thể thấy ngay tỷ lệ giữa các loại nợ và nguồn vốn của nhà máy chênhlệch với nhau rất cao , điều này có thể nhà máy chiếm dụng được vốn cao ,tuy nhiên sẽ rủi ro rất cao nếu các khoản nợ này không thể chiếm dụng đượcnữa , và nhà máy luôn phải chịu một chi phí rất cao cho các khoản nợ này Hơn nữa đối với nợ ngắn hạn luôn duy trì ở mức cao hơn rất nhiều so với nợdài hạn , điều này khiến cho tình hình tài chính của nhà máy luôn ở tình trạngkhó khăn , và thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn về tài chính , vềnhững khoản nợ đến hạn phải trả Nguyên nhân chính của vấn đề này là dokhi nhà máy kí hợp đồng với các đối tác thì sau khi nhà máy sản xuất và bánhàng mới trả tiền cho khách hàng , hay sau một thời gian nào đó theo kí kếtchứ ít khi phải trả ngay cho khách hàng Riêng đối với năm 2005, nguồn vốnchủ sở hữu là thấp nhất trong 5 năm trở lại đây , nguyên nhân của vấn đề nàychính là do sự thay đổi cổ phần hoá của nhà máy và nó được tính dựa trên vốnđiều lệ ban đầu của các cổ đông

Hình 1.7 Bảng tổng nợ của nhà máy qua một số năm:

Chỉ tiêu Đơn

vị 2003 2004 2005 2006 2007

Nợ ngắn hạn 1.000 57.485.000 61.769.000 61.008.000 61.543.001 47.273.000 Tốc độ tăng NGH % 7,45 - 1,13 0,88 - 23,19

Nợ dài hạn 1.000 18.265.001 16.372.000 17.552.000 17.564.001 16.122.000 Tốc độ tăng NDH % - 10,36 7,21 0,1 - 8,21 Nguồn vốn CSH 1.000 4.247.000 5.785.000 983.000 1.630.000 3.907.000 Tốc độ tăng NV

CSH % 36,21 - 83 65,82 139,69Tổng nợ/ NV

CSH lần 17,84 13,5 83,75 48,53 16,23

Tổng nợ của nhà máy lúc nào cũng trên 70 tỷ đồng , riêng năm 2007 con

số có vẻ khả quan hơn Tuy nhiên đó vẫn là mức nợ rất cao , hàng năm nhà

Trang 19

máy vẫn phải bỏ ra mức chi phí cho các khoản nợ này là rất cao Và điều này

có thể khiến cho nhà máy sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn Năm 2007,khoản nợ ngắn hạn đã giảm 23,19% và nợ dài hạn đã giảm 8,21% trong khinguồn vốn chủ sở hữu tăng 139,69% Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì đây lànhững con số còn thấp mà nợ lại cao

4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Trong 5 năm trở lại đây, năm nào giá trị sản lượng sản xuất của nhà máycũng đều tăng, riêng với năm 2006 và 2007, sản lượng của nhà máy đã tănglên rất đáng kể

Hình 1.8 Một số chỉ tiêu sản xuất của nhà máy.

Giá trị SX 1000 16.946.000 27.966000 38.652.884 52.556.632 66.758.423Doanh thu 1000 15.986.000 25.986.000 37.436.013 51.246.352 65.843.236Tổng chi phí 1000 15.941.000 25.916.000 36.578.265 50.265.942 60.724.561Lợi nhuận 1000 55.000 70.000 857.748 980.410 1.518.675Nộpngân

Thu nhập bq đ/ng/thg 450.000 560.000 700.000 1.000.000 1.125.000

Có thể thấy trong 2 năm trở lại đây sản lượng cũng như các chỉ tiêu chothấy nhà máy đã có sự phát triển vượt bậc Tuy vậy lợi nhuận hàng năm củanhà máy vẫn không cao. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do chi phí vẫnquá cao Chí phí cho các đầu vào là rất cao, điều này là do nhà máy sản xuấtgiầy xuất khẩu, đòi hỏi chất lượng cao, cho lên chi phí cho nguyên liệu đầuvào cũng cao Hơn nữa có thể thấy riêng năm 2007, lợi nhuận của nhà máycao hơn những năm trước rất nhiều Điều này là do chính sách của nhà nướckhi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại WTO, đã giảm bớt được rấtnhiều thuế xuất nhập khẩu, hàng năm nhà máy đã phải chi phí cho vấn đề này

Trang 20

rất lớn vì sản phẩm của nhà máy chủ yếu là xuất khẩu sang nước ngoài, vànguyên vật liệu thì lại chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài về.

Nộp ngân sách hàng năm của nhà máy cũng gia tăng nhưng thấp, điềunày cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của nhà máy chưa cao, chưa xứng vớitiềm năng có thể đạt được Qua bảng trên có thể thấy được các chỉ số : lợinhuận/doanh thu, lợi nhuận/ chi phí hay doanh thu/ chi phí là rất thấp Điềunày lại khẳng định rằng hiệu quả kinh doanh của nhà máy là rất thấp Điểmmấu chốt vẫn chính là chí phí của nhà máy quá lớn so với doanh thu

Có thể thấy đời sống của cán bộ công nhân viên cũng đã được thay đổi,cải thiện qua mức thu nhập bình quân của 1 người lao động Nhưng so với cácngành khác thì đây vẫn là mức thu nhập rất thấp, đời sống của người lao độngvẫn chưa được đảm bảo Thu nhập lúc cao, lúc thấp, điều này do tính mùa vụ,

về vụ sản xuất chính thì nhiều việc, phải làm thêm ca, còn về mùa vụ có ítđơn đặt hàng thì người lao động lại nhàn rỗi nhưng đồng nghĩa với việc không

có lương

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP, QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH

1 Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy

Chi phí sản xuất ( hay còn gọi là chi phí kinh doanh, chi phí sản xuất kinhdoanh ) là tất cả những gì mà doanh nghiệp phải bỏ ra: Tiền vốn, trí tuệ, nhânlực, vật lực để phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và để tạo ra sản phẩmcuối cùng và tiêu thụ Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiềuloại với nội dung kinh tế khác nhau, vào những thời điểm, địa điểm khác nhaunhất định Tuy nhiên cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ vàmang ba đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ.Thứ hai, sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền với kết quả Thứ ba,những vật phẩm và dịch vụ hao phí phải được đánh giá

Tính chi phí kinh doanh có nhiệm vụ: Tạo ra cơ sở cần thiết để ra quyếtđịnh kinh doanh phù hợp từ dài hạn đến trung hạn và ngắn hạn Muốn vậy,phải dựa trên cơ sở các nhu cầu cụ thể về thông tin cho các loại quyết địnhkhác nhau mà tổ chức tính toán và cung cấp số liệu về chi phí kinh doanh phùhợp, và tiến hành không chỉ ở giác độ tính toán các số liệu thực tế đã phátsinh trong quá khứ, hiện tại mà phải phân tích, tính toán trên cả giác độ kếhoạch, dự báo

Làm cơ sở để tính giá thành và cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng

và đánh giá chính sách giá cả Thông tin chi phí kinh doanh cho biết trong cácđiều kiện thị trường xác định mức giá cả tối thiểu phải là bao nhiêu nếu doanhnghiệp không muốn bị lỗ vốn và có thể chấp nhận được hay không? Đồngthời xác định giới hạn trên của giá mua vào sao cho giảm thiểu chi phí kinhdoanh khi sử dụng các yếu tố đầu vào, cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra

Trang 22

chính sách giá mua đầu vào, giá tính toán cho bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, công cụ tự chế, đây là cơ sở để lựa chọn quyết định tự sản xuất hay muangoài,

Làm cơ sở để kiểm tra tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanhnghiệp, của từng bộ phận và cá nhân Qua đó tìm cách phát triển, nâng caochất lượng của hoạt đọng sản xuất ở từng điểm chi phí

Người ta có thể sử dụng nhiều cách phân loại và tính chi phí kinh doanhcho doanh nghiệp của mình: Tính theo hao phí tự nhiên, theo phương pháptính, theo mức độ hoạt động, theo thời gian, để phù hợp với mục đích vàthuận tiện cho việc phân loại, tập hợp và tính toán của doanh nghiệp Tuynhiên, ở nhà máy da giầy Thái Bình cũng như hầu hết các doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đều tính chi phí kinh doanhcủa doanh nghiệp mình bằng cách phân chia các loại chi phí kinh doanh phátsinh trong doanh nghiệp thành ba nội dung chính hình thành lên giá thành sảnphẩm đó là:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Tuy nhiên đối với phần nguyên vật liệu trực tiếp không được tính vào giáthành sản phẩm của nhà máy, vì thực tế nhà máy hầu như không có quá trìnhthu mua, cung ứng nguyên vật liệu, mà nguyên vật liệu được nhận, cấp phát,

do đối tác trực tiếp cung ứng Vì vậy trong phần này em xin chỉ trình bày vềthực trạng tình hình sử dụng và cách tính Và do một số đặc điểm của nhàmáy, em sẽ chia các nội dung tính và sử dụng chi phí của nhà máy thành cácnội dung như sau :

+ Sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân lực

+ Các chi phí khác

Trang 23

Nguyên nhân em muốn phân chia nội dung tính chi phí thành chi phí nhânlực và các chi phí còn lại khác là vì để tiện cho việc xem xét hiệu quả của việc

sử dụng các nội dung chi phí vào các đối tượng có liên quan cụ thể Bởi vì đốivới chi phí nhân lực còn có nhiều các loại chi phí có liên quan ngoài chi phícho nhân công trực tiếp sản xuất Và các chi phí khác lại bao gồm cả một sốnhững chi phí về nguyên vật liệu phụ nhà máy vẫn phải sử dụng mà đáng lẽphải tính ở nội dụng của tính chi phí nguyên vật liệu trong bài lại không thểtrình bày

1.1 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại nhà máy.

1.1.1 Yêu cầu, vai trò cung ứng nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các đối tượng lao động được tác độngvào để biến thành sản phẩm ( dịch vụ ) Nguyên vật liệu là một trong các yếu

tố sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm Hoạtđộng cung ứng nguyên vật liệu ở mọi doanh nghiệp đều bao gồm ba nội dungchủ yếu là mua sắm, vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu ( hàng hoá )trong kho Đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu là nhiều chủng loại tham giavào sản xuất với số lượng rất khác nhau Đối với ngành sản xuất da giầy thìđiều này lại càng đúng hơn vì để phục vụ cho sản xuất, các doanh nghiệp dagiầy phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu hơn cả nhiều lĩnh vực kinhdoanh khác Chính vì thế việc quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong cácdoanh nghiệp da giầy có vị quan trọng, hơn nữa trong xu thế cạnh tranh về cảcác nguồn lực khan hiếm thì nó trở lên quan trọng hơn bao giờ hết Donguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành cho lên hoạt độngcung ứng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần rất quan trọng vào tănghiệu quả kinh doanh Vì vậy hoạt động cung ứng nguyên vật liệu phải luônđảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng các loại

Trang 24

nguyên vật liệu ( hàng hoá ) cần thiết cho quá trình sản xuất ( tiêu thụ ) vớichi phí kinh doanh tối thiểu và làm thế nào để có thể dự trữ mọi loại nguyênvật liệu cần thiết cho sản phẩm ở mức dự trữ tối ưu.

1.1.2 Hoạt động sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy.

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thường chủ yếusản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu và gia công, có thể nhận nguồn cungứng nguyên vật liệu từ chính bạn hàng cung cấp, từ công ty cổ phần giầyThăng Long cấp phát và nhà máy tự chủ thu mua Tuy nhiên, chỉ ít những đơnhàng sản xuất mà nhà máy phải cung ứng nguyên vật liệu, mà thường thìkhách hàng sẽ tự bỏ nguyên vật liệu ra, còn nhà máy chỉ cung ứng một sốnguyên vật liệu phụ, dễ thu mua Do vậy hoạt động quản trị cung ứng nguyênvật liệu của nhà máy cũng không quá phức tạp mà đơn giản hơn rất nhiều sovới các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Thường thì mỗi khi có đơn hàngnhà máy mới tiến hành thu mua nguyên vật liệu về sản xuất chứ không có dựtrữ, bởi nhà máy chỉ sản xuất theo đơn hàng, sản xuất xong là xuất cho kháchhàng ngay Vì thế, trong phần này, em chỉ trình bày cách tính và sử dụngnguyên vật liệu của nhà máy để phục vụ cho sản xuất chứ không trình bày vềchi phí Bởi thực tế, hầu hết các đơn hàng sản xuất của nhà máy thì nguyênvật liệu chính để sản xuất đều do chính khách hàng cung cấp và trực tiếp quản

lý, giám sát cho lên trong giá thành mà nhà máy được tính không bao gồmnhững chi phí nguyên vật liệu đó Nhà máy chỉ phải chi phí những nguyên vậtliệu phụ, nhiên liệu, bao bì và cao su là chính

Nguyên vật liệu để dùng cho sản xuất tại nhà máy gồm rất nhiềuchủng loại:

+ Nguyên vật liệu chính: Vải các loại, cao su, dây giầy, chỉ,

Trang 25

+ Nguyên vật liệu phụ: Tem, bìa, giấy nhét mũ, giấy bọc giầy, băng dính,mác các loại,

+ Nhiên liệu: Xăng dầu, kẽm, bột nhẹ,

+ Phụ tùng thay thế: Ống hơi cao su, khoá hơi đồng, xích tải,

+ Bao bì: Thùng, hộp, túi nilon,

Quy trình tiếp nhận và cấp phát vật tư được tiến hành như sau:

* Nhập kho vật tư:

Khi vật tư về tới nơi, thủ kho tiến hành kiểm tra toàn bộ lượng hàng baogồm các công việc: Kiểm tra danh mục vật tư, kiểm nhận chất lượng vật tưhàng hoá, xác định công dụng ghi trong hoá đơn, sau đó ghi danh mục cácloại vật tư, quy cách và phiếu kiểm nghiệm vật tư đó Vật tư nhập kho phảicăn cứ vào số lượng thực tế, thủ kho lên kế hoạch và chuyển giấy tờ cần thiếtcho các bộ phận liên quan Quy trình nhập kho vật tư vào kho bao gồm cáccông đoạn và các việc cần làm :

+ Chuẩn bị nơi chứa vật tư cho phù hợp với từng loại vật tư hàng hoácần nhập

+ Chuẩn bị nhân lực bốc dỡ

+ Chuẩn bị kiểm nghiệm, kiểm nhận đảm bảo vật tư

+ Chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ cần thiết

+ Tổ chức bố trí nơi giao nhận hàng một cách hợp lý

* Cấp phát vật tư:

Vật tư trước khi xuất kho phải tiến hành kiểm tra phiếu lĩnh vật tư để biếttrước số lượng, chủng loại vật tư cấp phát cho các phân xưởng và phải căn cứvào định mức và hạn mức theo kế hoạch đã định Đầu kỳ hàng tháng phải đốichiếu song song giữa thủ kho và kế toán Thủ kho trực tiếp phát theo yêu cầusản xuất cho từng phân xưởng

Trang 26

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp vật tư của đơn hàng Pan sawoo K70042 – B

Đơn hàng: Pan Sanwoo K70042 – B Lệnh sản xuất: 3/7/2007

cỡ 41

Số lượngtheo KH

Số lượngthực tế1

K1.2K1.1mK1.1*2,1K1,55*0,93

mmmmmmmmmtấmtấm

0,0880,0650,0210,1530,1800,0120,0360,0220,0520,0260,034

1.273,89940,943042214,832605,68173,71521,14318,47752,75376,38492,18

127494130422152606174521318753376492

Trang 27

Phin đen ( viền lắc, viền pho )

Vải bồi 2 lớp ( pho mũi )

2000m/c2000m/c

mm

chiếcchiếccuộncuộnđôi

0,120,0470,02220,0080,0091

1848680,37289,5230.80030.800123,2138,615.400

184868029030.80030.80012313915.400

Trang 28

Mức tiêu dùng vật tư được xác định như sau: Trước hết cán bộ phòng kếhoạch vật tư phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, sau đó xác địnhlượng tinh của sản phẩm, phòng kế hoạch vật tư tiến hành xác định định mứccho các bước công nghệ, xác định kích thước, trọng lượng sản phẩm, kết hợpvới tỷ lệ hao hụt, hư hỏng trong quá trình sản xuất.

Để tính cho các loại chi phí nguyên vật liệu em xin lấy một đơn hàng Pansanwoo K70042 – B, kiểu giầy 203919T ( Lệnh sản xuất ngày 3/7/2007 ) củanhà máy để tính và tập hợp, các loại vật liệu chính cần phải tính qua bảng 2.1.Tổng nhu cầu định mức nguyên vật liệu cho một lô hàng sản xuất dựa trên

cơ sở đã phân tích kỹ thuật, kích thước sản phẩm và xác định đước định mứctiêu hao cần thiết của từng loại nguyên vật liệu cho một đôi giầy và nhân với sốlượng giầy cần sản xuất ra trong lô hàng Việc tính định mức tiêu hao nguyênvật liệu phải tính ngay ban đầu khi có đơn hàng bởi vì khi ký hợp đồng sảnxuất với khách hàng, nhà máy cũng phải ký lượng nguyên vật liệu cần thiết đểsản xuất dựa trên đơn hàng Và dựa trên kế hoạch sản xuất đã xác lập mà nhàmáy và khách hàng giao nhận nguyên vật liệu theo kế hoạch đã đề ra

Vì vậy công tác xác định mức tiêu dùng vật tư sản xuất có ý nghĩa rất quantrọng ngay từ ban đầu Nếu tính toán không chi tiết, chính xác nhà máy có thểdẫn đến hậu quả không thể lường được đó là thiếu vật tư sản xuất do lãng phíhay do công tác tính định mức thấp hơn so với sử dụng thực tế để sản xuất mànhà máy ký hợp đồng cung cấp vật tư với khách hàng thấp hơn nhu cầu sảnxuất thực tế, lúc đó nhà máy sẽ phải tự cung ứng hoặc chịu bồi thường

1.2 Tình hình chi phí nhân công lao động.

1.2.1 Hình thức trả lương tại nhà máy.

Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con ngườihay nguồn nhân lực của nó Hơn nữa, nhân công lao động là những người trựctiếp tạo ra sản phẩm, do đó việc bố trí lao động trong doanh nghiệp sao chophù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra năngsuất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng

Ngày đăng: 20/12/2012, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình (Trang 6)
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy giầy Thái Bình (Trang 6)
Bảng 1.2. Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 1.2. Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu (Trang 8)
Bảng 1.2. Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 1.2. Bảng tỷ lệ doanh thu của hàng xuất khẩu (Trang 8)
Bảng 1.3. Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 1.3. Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất (Trang 9)
Bảng 1.3. Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 1.3. Cơ cấu và cấp bậc nhân công trực tiếp sản xuất (Trang 9)
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 14)
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 14)
Hình 1.6. Sơ đồ thông tin, báo cáo của nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.6. Sơ đồ thông tin, báo cáo của nhà máy (Trang 17)
Hình 1.6. Sơ đồ thông tin, báo cáo của nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.6. Sơ đồ thông tin, báo cáo của nhà máy (Trang 17)
Hình 1.7. Bảng tổng nợ của nhà máy qua một số năm: - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.7. Bảng tổng nợ của nhà máy qua một số năm: (Trang 18)
Hình 1.7. Bảng tổng nợ của nhà máy qua một số năm: - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.7. Bảng tổng nợ của nhà máy qua một số năm: (Trang 18)
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy (Trang 19)
Hình 1.8. Một số chỉ tiêu sản xuất của nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Hình 1.8. Một số chỉ tiêu sản xuất của nhà máy (Trang 19)
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp vật tư của đơn hàng Pan sawoo K70042 B - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp vật tư của đơn hàng Pan sawoo K70042 B (Trang 26)
Bảng 2.2. Hệ số thang lương ( 6 bậc ) trong nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.2. Hệ số thang lương ( 6 bậc ) trong nhà máy (Trang 30)
Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây (Trang 31)
Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây (Trang 31)
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động. Chỉ tiêu chi phí  - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động. Chỉ tiêu chi phí (Trang 32)
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động (Trang 32)
Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng (Trang 35)
Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng (Trang 35)
Bảng 2.6. Chi phí khấu hao của nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.6. Chi phí khấu hao của nhà máy (Trang 37)
Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ (Trang 38)
Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ (Trang 38)
Bảng 2.8. Tổng hợp các chi phí khác còn lại trong nhà máy. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.8. Tổng hợp các chi phí khác còn lại trong nhà máy (Trang 38)
Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh (Trang 41)
Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh (Trang 41)
Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí (Trang 45)
Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí. - Một số biện pháp làm giảm CPSX kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w