La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.

Một phần của tài liệu hoat dong ngoai gio len lop khoi 8 dong thap (Trang 31 - 33)

- Là tổ chức hoạt động theo đường lối chủ trương của Đảng

1. La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.

phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.

Ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam), được kết nạp Đảng Cộng sản năm 1950.

Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1948 đến năm 1952, ông tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng năm 1949), ông đã cùng đồng đội xung phong, một mình bắn chết lính pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe dùng súng trên xe diệt thêm 10 tên lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông bị thương gẫy nát cánh tay, và đã nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch.

Tên ông được đặt cho một con đường tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

2. Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Nam. Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.

Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ

mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều

Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh .. vì Đảng… vì dân”

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, bộ đội Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ điểm tháng 4/2011: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC UNESCO

SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG 30/4I. Mục tiêu I. Mục tiêu

- Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu của tổ chức UNESCO – tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học văn hoá.

- Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO

- Có thái độ ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.

- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi các anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc, ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống của dân tộc ta.

- Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về UNESCO

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về mục đích, chức năng của tổ chức UNESCO - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực của các bạn tìm hiểu về UNESCO - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ

- Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện văn nghệ mừngngày 30/4

- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ.

III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Trò chơi giáo dục.

- Động não (Hỏi đáp, hái hoa dân chủ) - Văn nghệ

- Trò chơi ô chữ - Trình bày

IV. Tài liệu và phương tiện

- Tư liệu về tổ chức UNESCO - Tư liệu về lịch sử ngày 30/4 - Ô chữ

- Một số bài hát, bài thơ phục vụ cho hoạt động văn nghệ - Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trãi bàn.

Một phần của tài liệu hoat dong ngoai gio len lop khoi 8 dong thap (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w