Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào
Trang 1Trong quá trình xây dựng vừa qua, Nhà nước đã chú trọng huy độngcác nguồn vốn đầu tư trong đó NSNN chiếm tỷ trọng lớn Đến nay nhiều côngtrình đã phát huy tác dụng có hiệu quả cao và góp phần làm cho nền kinh tếngày càng phát triển một cách vững chắc.
Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới và tăng cường quản lývốn đầu tư xây cơ bản nói chung và vốn từ NSNN nói riêng nhằm nâng caohiệu quả đầu tư Tuy nhiên, về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn cònnhiều vấn đề đang được đặt ra cần phải giải quyết Nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả sử dụng vốn cũng như đạt được các mục tiêu đề ra, tôi chọn vấn đề
“Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào ” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2 Phạm vi xử lý của đề tài
Chủ yếu nghiên cứu về hoạt động xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngânsách Nhà Nước trên địa bàn tỉnh Salavan CHDCND Lào Số liệu thu thậptrong giai đoạn 2006 – 2008
3 Vấn đề chính cần giải quyết
Trang 2Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản, qua đó đề xuất mô hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNSNN tại tỉnh Salavan.
4 Cách giải quyết vấn đề
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát thực tế
5 Kết quả dự kiến đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa cớ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cây dựng cơ bản từ NSNNPhân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnhSalava CHDCND Lào
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ NSNN
6 Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì kết cấu của chuyên đề gồm cácchương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Chương II: Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Salavan CHDCND Lào
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN
I Khái niệm chung
1 Đầu tư xây dựng cơ bản
1.1 Đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư
Theo nghĩa rộng đầu tư có thể hiểu là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền,nguồn lực, công nghệ để đạt được một hay nhiều mục tiêu đã định trước màcác mục tiêu đó có thể là chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội hay chỉ là mục tiêu
về nhân đạo đơn thuần
Theo nghĩa hẹp, đầu tư được hiểu cụ thể hơn và mang bản chất kinh tếhoạt động đầu tư mang mục đích kiếm lời, tính sinh lời là đặc trưng cơ bản vàchủ yếu của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tế Hoạt động đầu tư khácvới mua sắm, cất giữ hay nhằm mục đích tiêu dùng, cũng phân biệt hoạt độngđầu tư với hoạt động bỏ vốn nhằm duy trì sự hoạt động thường xuyên của các
tổ chức hoặc đảm bảo cho quá trình sản xuất được duy trì, mà hoạt động đó cóthể gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng khái niệm đầu tư cóthể hiểu là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ranăng lực sản phẩm mới và các yếu tố cơ bản cho quá trình phát triển sản xuấtkinh doanh Đấy là hoạt động mang tính chất thường xuyên của mọi nền kinh
tế và là nền tảng của sự phát triển của xã hội
Hoạt động đầu tư nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn và thông quanhiều nguồn vốn mà trong đó nguồn vốn tích luỹ của quá trình phát triển kinh
tế - xã hội là đặc biệt hết sức quan trọng
Trang 4Với cách hiểu trên đây, ngày nay nhiều nước đang đứng trước nhữngthách thức gay gắt cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc tích luỹ cònquá thấp Đối với nước CHDCND Lào đang bước vào thời kỳ phát triển kinh
tế thị trường nhiều thành phần nên đòi hỏi phải có một khối lượng vốn rất lớn,nhất là vốn để đầu tư xây dựng cơ bản Nhưng với đồng vốn trong nước cònquá hạn hẹp cho nên rất cần sự huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho nhucầu đầu tư phát triển Về vấn đề này, đang đặt ra cho nước CHDCND Làocũng như các nước đang phát triển đều dựa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư
và phát triển nhằm mục đích đem lại tiềm lực và vận hội mới để hòa nhập vớicác khu vực và thế giới, với nguyên tắc đảm bảo được kinh tế Nhà nước và trảđược vốn vay
1.1.2 Phương thức đầu tư:
1.1.2.1 Đầu tư gián tiếp
Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế và người sử dụng vốn khôngphải là một chủ thể mà người bỏ vốn đó không trực tiếp tham gia vào điềuhành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư Loại hìnhthức này người bỏ vốn không cần biết mục tiêu cụ thể của hoạt động đầu tư
mà họ chỉ cần biết là vốn của họ được sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào vàmục tiêu hoạt động đầu tư ra sao
Loại hình thức hoạt động đầu tư này được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: việc mua chứng chỉ, đơn giá, trái phiếu, tín phiếu, cổphiếu, phiếu tín dụng
Hiện nay loại hình thức đầu tư gián tiếp là loại hình thức đầu tư kháphát triển, và nó có đặc điểm là gặp rủi ro, mà sự rủi ro đó nằm ngay trongquá trình đầu tư và nó không cảm nhận được nên người đầu tư cảm thấy yên
Trang 51.1.2.2 Đầu tư trực tiếp
Là loại hình thức hoạt động đầu tư mà người có vốn trực tiếp tham giaquản lý thực hiện đầu tư Nghĩa là người bỏ vốn và người sử dụng vốn là cùngmột chủ thể Loại hoạt động đầu tư này được người đầu tư chủ động quyếtđịnh mục tiêu cụ thể Các hình thức hoạt động đầu tư này được biểu hiện ởcác nội dung như: Hợp đồng liên doanh, các công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn
Trong đầu tư trực tiếp có thể chia thành 2 nhóm như: Đầu tư chuyểndịch và đầu tư phát triển
a Đầu tư chuyển dịch
Là sự chuyển dịch vốn từ nguồn này sang nguồn khác thông qua việcmua bán cổ phiếu Nhằm tăng tỷ trọng vốn để nắm quyền chi phối và quản trịhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc chuyển dịch sở hữucác cổ phần trong doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi vốn của doanh nghiệp.Nhưng nó lại có khi có khả năng tạo ra năng lực quản lý và năng lực sản xuấtkinh doanh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
Với hình thức đầu tư này người mua lại có mong muốn hoạt động củadoanh nghiệp có hiệu quả cao hơn Nên có thể tạo ra những phương thức quản
lý mới và tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp
b Đầu tư phát triển
Đây là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu nhất, chủ sở hữu vốn đầu
tư gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư Hình thức đầu tư nàynhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có để tạo ra năng lực sản xuất mới vềchất lượng Đầu tư phát triển chính là hình thức đầu tư tái sản xuất mở rộng.Nghĩa là quyết định đem lại việc mới để tạo ra sản phẩm mới và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
Trang 6Xét trên quan điểm tổng thể nền kinh tế thì đầu tư gián tiếp hoặc đầu tưchuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại lâu dài nếu không có đầu tư pháttriển Ngược lại đầu tư phát triển có thể đạt được trên quy mô lớn nếu có sựđóng góp tích cực của các loại hình đầu tư khác.
Một số trường hợp người ta phân loại đầu tư thành 2 nhóm: đó là đầu tưmang tính cưỡng bức và đầu tư tự chủ
- Đầu tư mang tính cưỡng bức là loại đầu tư sản xuất nhận được thôngtin chính xác về khả năng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của họ trên thị trường
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng, các nhà sản xuấtquyết định tiếp tục đầu tư để tăng năng lực sản xuất của mình nhằm tăng khốilượng sản phẩm
- Đầu tư tự chủ: Loại đầu tư này thường xảy ra khi các nhà sản xuấtquyết định đưa ra một dây chuyền công nghệ sản xuất mới vào hoạt động,thay thế cho dây chuyền cũ với mục tiêu là nhằm giảm chi phí sản xuất, tăngchất lượng sản phẩm, tạo cơ hội cho sản phẩm của họ trên thị trường và tiếpcận với thị trường mới Loại hoạt động đầu tư này thường gắn liền với việcđổi mới công nghệ và thường là đầu tư theo chiều sâu
Nhà nước thường thực hiện những biện pháp can thiệp để đảm bảo chothị trường vốn đầu tư phát triển phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế cũng như
tỷ lệ điều tiết, tỷ lệ lãi suất và xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tưvào các lĩnh vực khác nhau cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và ổn địnhnền kinh tế
Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực của hoạt động đầu tư có tácđộng rất quan trọng đối với nền kinh tế và nó góp phần hình thành cơ cấu kinh
tế hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo nhịp độ tăngtrưởng kinh tế nhanh và ổn định để nâng cao sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân Mặt khác, nó là một trong những nhân tố cơ bản có vai trò tạo nên
Trang 7Đầu tư xây dựng cơ bản có đặc điểm là mang lại hiệu quả cho tương lai
mà nó thể hiện trên 2 mặt sau:
Một là: Hiệu quả trực tiếp đem lại lợi ích cho người bỏ vốn đầu tư của
nền kinh tế, trong từng ngành, từng vùng
Hai là: Hiệu quả gián tiếp được đánh giá khi xem xét phạm vi chung.
Với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng XHCN, vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản càng có ýnghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển và tăngsức cạnh tranh trên thị trường Nhà nước thể hiện vai trò quản lý bằng việcđiều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mụctiêu cần đạt được về kinh tế - xã hội
1.2 Vốn đầu tư
1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư
Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư,nếu quy đổi thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí hoạt động đầu tư
1.2.2 Phân loại vốn đầu tư
1.2.2.1 Theo tính chất có các loại
a Vốn đầu tư tiền lệ
Bao gồm các loại tiền tệ trong nước và ngoại tệ mà nó chỉ biến thànhvốn khi sử dụng nó vào mục đích đầu tư
b Vốn đầu tư hữu hình
Là loại vốn không thể hiện bằng tiền mà còn thể hiện dưới dạng tiềmnăng và lợi thế, mà cụ thể hơn người là hình dung có các loại vốn này như sau:vốn tài chính, vốn nhân lực, vốn tài nguyên thiên nhiên
c Vốn đầu tư vô hình
Loại vốn này nó thể hiện qua công nghệ như các phát minh khoa học côngnghệ, uy tín nhãn hiệu, bí quyết công nghệ
Trang 81.2.2.2 Theo nguồn vốn đầu tư
a Vốn tín dụng trong và ngoài nước
Vốn tín dụng trong nước bao gồm: trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, tiếtkiệm kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn nói chung vốn tín dụng trong nước lànguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế được huy động dưới nhiều hìnhthức khác nhau
Vốn tín dụng đầu tư xây dựng nước ngoài: là nguồn vốn do tổ chức cánhân ở nước ngoài cho Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước vay như:của ngân hàng thế giới WB, ADB, đầu tư cho phát triển kinh tế hoặc đầu tưcho các chương trình khác như phục vụ về mục tiêu y tế, giáo dục, vệ sinhmôi trường, phòng chống thiên tai, xoá đói giảm nghèo vốn tín dụng nướcngoài có nhiều hình thức cho vay như: cho vay dài hạn, ngắn hạn, trung hạnhoặc cho vay khoảng một thời gian mới trả lãi
b Vốn đầu tư từ NSNN và vốn viên trợ
Vốn đầu tư từ NSNN và vốn viện trợ thường được tách riêng cho từngcông trình, từng dự án đầu tư Nhưng trong thực tế một dự án cũng có thể có
cả phần NSNN và phần vốn viện trợ mà phần vốn viện trợ cũng được Nhànước quản lý theo luật định giống như vốn NSNN
Vốn viện trợ thường rất ít, loại vốn này chỉ dành cho những đầu tư nhânđạo như : rừng phòng hộ, trường đại học, trạm xá hoặc giao thông miền núi
c Vốn đầu tư tích lũy của doanh nghiệp
Đầu tư do vốn tích lũy của doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển thì do chủ dự án đầu tư định đoạt mà Nhà nước chỉ quản
lý bằng giải pháp thuế
d Vốn đầu tư từ nguồn tiết kiệm của tầng lớp dân cư
Vốn loại này được hình thành từ nhiều hoạt động khai thác khác nhau:như là tiết kiệm ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, trái phiếu Nhà nước, trái phiếu
Trang 91.3 Đầu tư XDCB và vai trò của vốn đầu tư XDCB
1.3.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.2.1 Đảm bảo sự phát triển cân đối nền kinh tế
Trong cân đối nền kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêngthì vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có tầm quan trọng hếtsức đặc biệt Vì nó là đòn bẩy của nền kinh tế Mặt khác, do cạnh tranh nênmột số ngành kinh tế sẽ phát triển mất cân đối nhất là ngành sản xuất kinhdoanh (SXKD) phục vụ nhu cầu của quần chúng nhân dân; những lĩnh vựcnày NSNN phải đầu tư cho thoả đáng ví dụ: như đầu tư qua các doanh nghiệpcông ích
1.3.2.2 Thực hiện chính sách xã hội
Trong bất kỳ xã hội nào đều có sự phân hoá về mức sống và điều kiệnsinh hoạt, vậy để giám sát sự chênh lệch đó NSNN phải có đầu tư nhất định
Vì trong việc thực hiện các chính sách xã hội thì vai trò vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ NSNN giữ vai trò quan trọng bậc nhất và chủ động nhất để xâydựng công trình phúc lợi xã hội
Để thực hiện tốt các chính sách xã hội thì NSNN phải đầu tư vào cáclĩnh vực sau:
- Đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm chocác đối tượng nghèo đói hoặc là đối tượng chính sách xã hội
Trang 10- Đầu tư cho các chương trình khác như cho các đối tượng chính sách xã hội.
1.3.2.3 Định hướng phát triển kinh tế
Trong việc định hướng phát triển nền kinh tế, ngân sách Nhà nước cóvai trò hết sức quan trọng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nềnkinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân,
và có mối quan hệ với tất cả các khâu trong hệ thống tài chính NSNN khôngthể tách rời với Nhà nước và Nhà nước quản lý, sử dụng ngân sách để thựchiện chức năng và nhiệm vụ của mình
2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.1 Khái niệm
Quản lý vốn đầu tư từ NSNN là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự chủtrương tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sảnphẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định
2.2 Tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Trong các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồnvốn từ NSNN là quan trọng nhất và có tỷ trọng lớn nhất hiện nay của nền kinh
tế quốc gia vì nó là nguồn vốn được quản lý theo pháp luật Nhà nước mộtcách chặt chẽ Do đó việc quản lý nguồn vốn này là rất quan trọng và cầnthiết Hơn nữa một thực tế hiện nay tại nước Lào nói chung và tại các sở nóiriêng là tình trạng thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư XDCB từ nguồn NSNNđang diễn ra hết sức mạnh mẽ Không ít những cán bộ quản lý dựa vào quyềnhạn của mình để tham ô nguồn vốn hoặc quản lý không chặt chẽ, phí phạmcho những việc làm không thật sự cần thiết hoặc năng lực kém dẫn đến cách quản
lý không hiệu quả Chính vì vậy mà việc quản lý nguồn vốn XDCB từ NSNN làkhông thể thiếu được, nó có vai trò cực kỳ to lớn nếu như muốn xây dựng một đất
Trang 11II Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1 Cơ chế quản lý chung
1.1 Cơ chế chung
Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước phải vận động qua các quan hệ nhưsau:
* Quan hệ 1: Nhà nước quyết định và cấp phát vốn NSNN cho các dự
án đầu tư, và nhà nước thực hiện quản lý theo 2 khâu:
- Khâu thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu tư
Vốn đầu tư từ NSNN chỉ cấp cho các dự án, công trình phục vụ mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà Nhà nước quyết định cho các dự án thuộccác nhóm:
+ Các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: dự án giao thôngthủy lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, trại thú y, nghiêncứu giống mới, các công trình văn hóa, xã hội, thể dục - thể thao, dự án về khoahọc kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, dự án an ninh quốc phòng
+ Dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích
+ Dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.Những dự án đó phải thể hiện trong kế hoạch hàng năm để được duyệt
và Nhà nước cấp vốn
Điều kiện để dự án được cấp vốn NSNN
+ Có đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng
+ Được ghi kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định
+ Quyết định thành lập ban quản lý dự án, bổ nhiệm trưởng ban, kế toántrưởng, chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp phát vốn tại Tổng cục Đầu tư Pháttriển
Trang 12+ Tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị theoquy định.
+ Có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện được cấpvốn và thanh toán
- Cơ chế cấp phát vốn:
Nhà nước quy định chi tiết việc cấp phát vốn khi tiến hành thực hiện:+ Quy định đối tượng như: điều kiện được cấp phát tạm ứng, mức tạmứng thu hồi tạm ứng
+ Quy định cấp phát theo khối lượng công việc
+ Quy định chế độ báo cáo, quyết toán, kiểm tra
- Quy trình cấp phát được thực hiện
+ Theo kế hoạch Nhà nước cấp phát cho chủ đầu tư
+ Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo của đơn vị thi công được chủ đầu
tư xác nhận để chuyển số vốn cho đơn vị thi công Đây là sự phối hợp giữa cơquan quản lý và chủ đầu tư trong việc cấp phát vốn để nhằm đảm bảo cho tiến
độ thi công liên tục, không thiếu vốn
* Quan hệ 2: Quá trình đấu thầu để lựa chọn đơn vị thi công:
Theo quy chế đấu thầu được quy định trong Nghị định số 43/CP ngày16/7/1996
- Trong đấu thầu điều quan trọng là có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽchống các tiêu cực, gian lận trong đấu thầu, hậu quả nó sẽ dẫn đến thamnhũng tiêu cực về tài chính, gây thất thoát tài sản, nguồn vốn NN
* Quan hệ 3: Công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn đầu tư:
Đây là công việc rất quan trọng bảo đảm chất lượng công trình, hiệuquả và hiệu lực vốn đầu tư: trong giai đoạn này cần thực hiện: giám sát, kiểmtra, theo dõi quá trình thi công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình,
Trang 13* Quan hệ 4: Tổ chức quản lý vốn đầu tư từ NSNN:
Thông tư số 63/TC-ĐTPT ngày 2/11/1996 quy định bộ máy thực hiệnquản lý vốn đầu tư từ NSNN bao gồm:
- Cơ quan quản lý Nhà nước có các Bộ, UBND các cấp
- Cơ quan quản lý đầu tư có Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước
- Chủ đầu tư
Trách nhiệm của các cơ quan này như sau:
Một là: chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến
độ và đảm bảo chất lượng theo quy định
+ Cung cấp hồ sơ; tài liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và cấp phát vốn.+ Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành quy định củapháp luật
+ Báo cáo quyết toán theo quy định
+ Yêu cầu cấp vốn, thanh toán và yêu cầu cơ quan đầu tư phát triển giảithích những điểm chưa thoả đáng trong việc thanh toán
Hai là: các Bộ và UBND các cấp có trách nhiệm:
+ Thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao của Chính phủ.+ Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư thực hiện kế hoạch tiếp nhận và sửdụng vốn đúng mục đích
+ Báo cáo tiến trình theo quy định
Ba là: Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
+ Có trách nhiệm kiểm tra và cấp vốn thanh toán đầy đủ và kịp thời.+ Yêu cầu chủ đầu tư cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác quản lý vàthanh toán
Trang 14+ Nếu chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng thìđược phép tạm ngừng cấp vốn.
+ Được cấp bổ sung các khoản đã đủ điều kiện cấp vốn mà chưa cấphoặc cấp chưa đủ
+ Thực hiện quyết toán và báo cáo theo quy định
Cơ quan đầu tư phát triển có trách nhiệm tổ chức công tác quản lý vàcấp phát thanh toán vốn theo đúng quy trình và đảm bảo quản lý chặt chẽ, cấpvốn thanh toán kịp thời, đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn NSNN để cấp phát chochủ đầu tư theo luật NSNN Ngoài ra, còn báo cáo và quyết toán vốn theo quyđịnh của luật NSNN
1.2 Nguyên tắc và phạm vi sử dụng vốn đầu tư XDCB
1.2.1 Nguyên tắc
Nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư cơ bản theo đúng kế hoạch, trình tự: Đây lànguyên tắc tiên quyết, bởi nguồn vốn có hạn và các công việc liên quanphải làm thì đã được chỉ rõ trong kế hoạch Do vậy, việc quản lý sử dụngvốn phải được làm theo đúng kế hoạch đã đề ra, phải tuân theo đúng trình
tự của kế hoạch để đạt hiệu quả tối ưu nhất
Nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư XDCB một cách hợp lý: Khi sử dụng vốnmột cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm hơn do không phải đầu
tư vào những mục không cần thiết Do vậy, đây cũng là nguyên tắc quantrọng trong sử dụng vốn đầu tư XDCB
Trang 151.3 Yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.3.1 Vốn từ NSNN được đầu tư một cách hợp lý
điều này có nghĩa là vốn phải được đầu tư vào đúng các dự án, đúng cácchương trình được ghi vào kế hoạch kinh tế quốc dân hàng năm Phải đúngquy mô của công trình, nghĩa là công trình cần bao nhiêu vốn để đảm bảo chấtlượng thì mới được đầu tư vào cho đầy đủ
1.3.2 Vốn từ NSNN được đầu tư hiệu quả
vốn từ NSNN được quản lý một cách có hiệu quả, nghĩa là phải đảmbảo phát huy được hết hiệu quả đồng vốn NSNN Ở đây cơ quan quản lý vốnphải xem xét, phân tích, đánh giá tính hiệu quả các công trình, các dự án trướckhi bỏ vốn vào đầu tư công việc nào đó Để đảm bảo yêu cầu tính hiệu quảđồng vốn đầu tư từ NSNN, các cơ quan quản lý vốn đầu tư cần phải phân tíchtính khả thi cho thật kỹ và tập trung đầu tư vào các công trình, các dự án cótính khả thi Ngược lại, cần phải loại bỏ các công trình, dự án mà tính khả thicủa thị trường còn thấp và chưa chắc chắn
1.3.3 Vốn từ NSNN được đầu tư một cách tiết kiệm
: tiết kiệm là quốc sách, đồng thời với tiết kiệm là chống tiêu cực, chốngtham nhũng Trong thực tế thì người ta rất lãng phí mà lãng phí nhất là trongxây dựng cơ bản Vì vậy, đòi hỏi phải tiết kiệm mà tiết kiệm đó phải thực hiệnngay ở mỗi khâu của quá trình xây dựng cơ bản:
+ Tiết kiệm khi lập dự án ở khâu này rất quan trọng vì nếu định hướngđầu tư đúng thì công trình sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại
+ Tiết kiệm trong khâu cấp phát và quản lý:
Ở khâu này cần phải được quan tâm nhiều hơn vì ở đây phát sinh việccho vốn NSNN nhưng thực thiện nay các khâu cả lập dự án và quản lý dự áncũng không thể tiết kiệm được mà luật pháp chưa đầy đủ và còn có nhiều kẽ
hở nên chưa thể tiết kiệm được một cách có hiệu quả
Trang 16Để đảm bảo các yêu cầu quản lý vốn đầu tư từ NSNN phải đúng mụctiêu đúng đối tượng Đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả vốn NSNN trong đầu
tư phát triển đất nước
2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
2.1 Giải ngân hết vốn đầu tư:
Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được đánh giá mức độhiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn vốn vào đầu tư, nếu quản lý vốnvới hiệu quả tốt thì lượng vốn được cấp sẽ được sử dụng hết cho những dự
án xây dựng phục vụ đời sống nhân dân Tuy nhiên việc giải ngân NSNNphải được thực hiện đúng mục đích phát triển kinh tế của tỉnh
2.2 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo đúng kế hoạch:
Quản lý vốn đầu tư phải phù hợp từng bước của quá trình đầu tư, hạn chếbội chi hoặc chi không hết Tránh việc chi chồng chéo không theo bản kếhoạch chi tiêu về ngân sách của nguồn vốn
2.3 Tạo sự minh bạch trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Có những giấy tờ liên quan đến việc sử dụng các khoản chi tiêu vào nhữngcông việc cụ thể, điều đó thể hiện không có sự tham ô thất thoát vốn,chứng tỏ nguồn vốn được sử dụng hết cho đầu tư phát triển kinh tế củatỉnh Vì tình trạng tham ô hiện nay là một vấn đề bức xúc, những người cóthẩm quyền dựa vào chức vụ của mình đã dùng của công để sử dụng vàomục đích riêng Tình trạng thất thoát do cán bộ quản lý thiếu năng lực,hoặc có những người đủ năng lực quản lý nhưng trách nhiệm công việckhông cao nên đã không kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn cũnggây nên những thất thoát nghiêm trọng, các sai pham thường xuyên diễn ra
do không nắm rõ nội quy, yêu cầu trong quá trình sử dụng vốn XDCB từNSNN
Trang 17III Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở một số nước
1 Canada
1.1 Cơ chế quản lý vốn đầu tư Ngân sách Nhà Nước cấp Trung Ương
Việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước hàng năm Bộ tài chính phốihợp với các Bộ, Ngành khác cùng xác định chỉ tiêu đầu tư, trên cơ sở các Bộ
đề xuất các dự án và vốn đầu tư trình lên Bộ tài chính và Chính phủ mà đồngthời Bộ, Ngành phải giải trình và bảo vệ ý kiến của mình trước Bộ tài chính.Sau đó Bộ tài chính kết hợp với Chính phủ tính toán chi đầu tư cho toàn quốc
Bộ ngành vốn từ NSNN đó là: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Theo cơ chế quản lý tam quyền, Quốc hội có quyền đề xuất ngân sách,nhưng Quốc hội có quyền chấp nhận và thông qua các kế hoạch ngân sách củaChính phủ Để đảm bảo việc đó Chính phủ và Quốc hội phải thảo luận vớinhau nhiều lần Nếu Quốc hội không thông qua thì thể hiện Chính phủ yếukém, không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành đất nước
1.2 Cơ chế quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách cấp cơ sở
Ở Canada, Nhà nước được tổ chức theo chế độ liên bang vì vậy quản lýngân sách cũng như quản lý vốn NSNN ở mỗi địa phương khác nhau cũngphụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó Vốn đầu tưNSNN chủ yếu tập trung vào:
Trang 18+ Bảo dưỡng đường sá, cầu, cống, phục vụ chiếu sáng.
+ Cấp thoát nước, đặc biệt là xử lý tuyết trên các đường phố trong mùa đông.Việc xác định dự án đầu tư cấp địa phương hàng năm tương đối đơngiản và việc xác định án đầu tư được thực hiện như sau:
Các khoản đầu tư theo dự án lớn của địa phương là do Chính phủ tínhtoán và quyết định, Chính phủ can thiệp, giúp địa phương và tài trợ kinh phí
để địa phương thực hiện các dự án Đối với các địa phương lớn cơ chế hoạtđộng như các Bộ, tức là Bộ tài chính, Hội đồng ngân khố và Chính phủ phêduyệt và quyết định các dự án Còn ở địa phương nhỏ, Bộ sẽ phối hợp địaphương và giúp địa phương tính toán, chi phí dự án đầu tư
Hàng năm chính quyền địa phương căn cứ vào các điều kiện yếu tố củađịa phương xây dựng kế hoạch NSNN, nó thể hiện rõ: ở phần chi thườngxuyên và chi đầu tư phát triển
Kế hoạch mà chính quyền địa phương xây dựng thường là 5 năm, 3năm: trong kế hoạch dự án đầu tư phải công khai cho mọi công dân biết Sau
đó, trình lên Hội đồng tỉnh xem xét và phê duyệt Việc quản lý vốn đầu tư từNSNN ở địa phương tuyệt đối phải đảm bảo nguyên tắc công khai trước đểlấy ý kiến của dân về dự thảo ngân sách, nhờ đó mới đảm bảo được sự giámsát của dân Trong đầu tư ở địa phương vấn đề hay phát sinh là ở nguồn vốn
mà chính quyền địa phương vay nợ
Đối với các dự án đầu tư bằng vốn đi vay, chính quyền địa phương phảichịu sự kiểm soát chặt chẽ từ 2 phía: đó là từ công dân và từ Bộ các công việcchính quyền địa phương
Phải được sự đồng ý thoả thuận của 2 phía đó thì dự án mới được thựchiện nghĩa là chính quyền địa phương mới được phép đi vay
Trang 19Còn các chính sách xã hội hoá về giáo dục, y tế, ở địa phương do Chínhphủ quyết định toàn diện tức là Chính phủ quyết định các khoản chi cho đầu
tư y tế, và giáo dục Hàng năm Chính phủ phải chi cho việc đầu tư đồng thờiphải trả các khoản lãi suất được vay cho các án này
- Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích,đúng kế hoạch
- Cấp phát vốn phải thực hiện theo mức độ hoàn thành kế hoạch, trongphạm vi giá dự toán được duyệt
- Cấp phát vốn phải thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sửdụng đúng mục đích, có hiệu quả đầu tư của
2.2 Cơ chế quản lý cấp phát vốn
Điều kiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải có đầy đủ thủ tụcđầu tư và xây dựng, các dự án phải được ghi vào kế hoạch vốn đầu tư xâydựng cơ bản hàng năm của Nhà nước, phải có ban hành quản lý dự án đượcthành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền Các dự án đã tổ chức đấuthầu tuyển chọn tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp theo đúng quy chếđấu thầu Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được cấp phát khi có khốilượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn hoặc đủ điềukiện được cấp phát vốn tạm ứng
Trang 20- Những căn cứ để cấp phát: nó phụ thuộc vào các loại dự án thì cónhững căn cứ khác nhau Chẳng hạn đối với dự án quy hoạch, lãnh thổ, quyhoạch xây dựng đô thị, nông thôn phải có căn cứ.
+ Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác quy hoạch.+ Dự tính chi phí do cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Quyết định thành lập ban dự án
+ Có hợp đồng của đơn vị đầu tư và đơn vị nhận thầu
+ Kế hoạch đầu tư phải cấp có thẩm quyền giao
+ Phải có kế hoạch cấp phát vốn
- Lập thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Lập và kiểm tra kế hoạch hàng năm
+ Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tháng, quý
- Cấp phát và thu hồi tạm ứng
Mục đích là nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị thi công thực hiện thicông xây lắp, mua sắm thiết bị, vật tư, thuê tư vấn, đền bù giải phóng mặtbằng và tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện được kế hoạch đầu tư xâydựng cơ bản và hoàn thành dự án đúng kỳ hạn, việc cấp và thu hồi vốn tạmứng được thực hiện theo hàng năm
- Cấp phát cho khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành
Trong khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành có 3 loại đó là khốilượng xây lắp và khối lượng thiết bị Để tiến hành cấp phát cơ quan đầu tưphát triển phải căn cứ vào đề nghị của chủ đầu tư và các hồ sơ của chủ đầu tưgửi tới để tiến hành kiểm tra và cấp vốn cho chủ đầu tư Đồng thời tiến hànhthu hồi số vốn đã tạm ứng
Trang 21- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện hàng năm và khi dự ánhoàn thành, để nhằm xác định số vốn đầu tư cấp phát trong năm Đối với dự
án kéo dài nhiều năm, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặtbằng giá trị tại thời điểm bàn giao để tài sản cố định mới giao Sau khi kết thúcnăm kế hoạch chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện nămtrước gần tới cơ quan cấp phát chậm nhất là một năm Khi dự án hoàn thànhđưa vào vận hành thì chủ đầu tư cũng phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốngửi tới cơ quan cấp phát vốn chậm nhất không quá 6 tháng
3 Trung Quốc
3.1 Đối tượng sử dụng vốn
Vốn của NSNN chi tiêu cấp phát cho các dự án đầu tư theo quy địnhcủa luật NSNN và điều lệ quản lý đầu tư xây dựng, cụ thể chỉ được cấp phátcho các đối tượng sau:
+ Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.+ Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
3.2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn
+ Dự án phải có quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền
+ Phải có thiết kế, tổng dự toán, dự toán hạng mục được phê duyệt.+ Có quyết định thành lập ban quản lý dự án, bổ nhiệm trưởng ban, bổnhiệm kế toán trưởng và mở tài khoản thanh toán tại cơ quan cấp phát
+ Có quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu của cấp thẩm quyền vàhợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu
Trang 22+ Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
+ Có kế hoạch đầu tư đã được thông báo (kế hoạch khối lượng, kếhoạch vốn)
+ Có khối lượng thực hiện được nghiệm thu, được chủ đầu tư chấp nhận
và đề nghị thanh toán
3.3 Quy trình kiểm tra phiếu giá thanh toán vốn
Theo qui trình kiểm tra, thanh tra phiếu giá thanh toán vốn đầu tưXDCB có 4 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ cấp phát vốn đầu tư: Trước khi kiểm tra phiếu
giá thanh toán cần kiểm tra hồ sơ cấp phát vốn đầu tư Kiểm tra hồ sơ cấp phátvốn đầu tư là để xác định cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư, thụ lý hồ sơ
có đảm bảo về mặt pháp lý hay không ? Tính pháp lý của hồ sơ theo quy địnhthể hiện ở những nội dung :
+ Số lượng hồ sơ theo qui định có đúng, có đủ hay không ?
+ Trình tự, cơ quan thẩm quyền, người có thẩm quyền có đúng hay không ?+ Thời gian còn hiệu lực của các văn bản, hồ sơ được cấp thẩm quyền,người có thẩm quyền phê duyệt
Bước 2 : Kiểm tra hồ sơ phiếu giá: Khi kiểm tra hồ sơ phiếu giá cần
xem xét các nội dung:
+ Kiểm tra qui trình luân chuyển phiếu giá xác định từ khi phiếu chuyểnđến cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư phải qua văn thư để vào sổ văn thư
+ Phiếu giá gửi đến cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư có kèm theobiên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện, biên bản nghiệm thu có xác nhận
và chữ ký
Trang 23+ Kiểm tra bản kê khối lượng chi tiết kèm theo biên bản nghiệm thu mà
cơ quan cấp phát cho vốn đã chấp nhận hoặc từ chối thanh toán, khi kiểm trakhối lượng thực hiện này phải so sánh, đối chiếu với: khối lượng tiên lượngbóc trong hồ sơ thiết kế, ghi trong tổng dự toán, dự toán hạng mục của dự án,các định mức qui định cho từng loại công tác, các tiêu chuẩn, qui phạm của cơquan có thẩm quyền
+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ phiếu giá thanh toán là kiểm tra đểxác minh đúng qui định của cơ quan thẩm quyền, cấp thẩm quyền và người cóthẩm quyền cũng như thời gian hiệu lực ghi trên phiếu giá đề nghị thanh toán
Bước 3: Kiểm tra nội dung và kết quả thẩm tra phiếu giá thanh toán của
cơ quan cấp phát, cho vốn đầu tư: Trước khi giải quyết cụ thể số vốn đầu tưđược cấp phát, thủ trưởng cơ quan cấp phát và cho vốn đầu tư phải căn cứ vàokết quả thẩm tra phiếu giá của cán bộ chuyên quản do phòng chức năng trìnhduyệt, kết quả thẩm định phiếu giá phải làm rõ các nội dung:
+ Giá trị khối lượng thực hiện được chấp nhận thanh toán
+ Giá trị khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán
Bước 4: Kết luận và đánh giá: Sau khi kiểm tra, xem xét trên các mặt về
công tác thẩm tra, phiếu giá thanh toán của cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu
tư, tổ chức kiểm tra, kiểm soát, rút ra kết quả và nhận xét theo các nội dung:
+ Qui trình luân chuyển phiếu giá và công tác tổ chức thẩm tra thẩmđịnh phiếu giá của các đơn vị
+ Công tác quản lý nghiệp vụ cấp phát cho vốn của đơn vị, trách nhiệmcác phòng, ban nghiệp vụ và các cá nhân có liên quan
+ Trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên quản, cán bộ lãnh đạo củaphòng, ban nghiệp vụ chức năng
Trang 24+ Đánh giá những kết luận về công tác thẩm tra của từng phiếu giá theocác chỉ tiêu
+ Kết luận về trách nhiệm sai phạm
4 Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Thông qua việc tìm hiểu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở một
số nước, tỉnh Salavan rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan có chức năng, kiểm tra giámsát lẫn nhau trong quá trình sử dụng vốn
- Có sự giúp đỡ của Chính Phủ tới địa phương Không chỉ dừng ở việccung cấp nguồn vốn mà các địa phượng cần có sự giúp đỡ về cách thức quản
lý và sử dụng vốn hiệu quả
- Việc cấp phát vốn phải công khai, minh bạch tới từng người dân để họtham gia kiểm soát việc thực hiện các công trình có liên quan đến cuộc sốngcủa họ Nếu làm được tốt điều này thì hiệu quả sử dụng vốn là rất lớn, giảmthiểu tình trạng thất thoát vốn đầu tư
- Các dự án phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, hạch toán chính xác, tránhviệc cấp vốn quá nhiều hoặc quá ít
- Công tác quyết toán vốn đầu tư phải được thực hiện hàng năm và cóquy trình kiểm tra phiếu đánh giá thanh toán vốn đầu tư XDCB
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NSNN TỈNH SALAVAN CHDCND LÀO
I Các quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của CHDCND Lào
1 Các văn bản pháp quy quy định việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của CHDCND Lào
+ Ngày 25 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 118/TTg về bổ nhiệm Ban quản lý vốn đầu tư trong nước và vốn hợptác với nước ngoài
+ Ngày 22 tháng 5 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 58/TTg về quản lý vốn đầu tư của Nhà nước
+ Ngày 16 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số50TTg về tổ chức Và hoạt động của Ủy ban kế hoạch và hợp tác đầu tư
+ Ngày 23 tháng 4 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số64/TTg về phân công trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và chức năng của Banquản lý vốn đầu tư hợp tác với nước ngoài và vốn trong nước giữa cấp trungương và địa phương
+ Ngày 17 tháng 6 năm 2008 Uỷ ban Kế hoạch và hợp tác đầu tư đã banhành điều lệ số 918/UBKH-HT tổ chức thực hiện Nghị định số 58/TTg củaThủ tướng Chính phủ
+ Ngày 19 tháng 5 năm 2006 Uỷ ban Kế hoạch và hợp tác đầu tư đã banhành thêm Điều lệ số 804/UBKH-HT về tổ chức thực hiện Nghị định của Thủtướng Chính phủ số 64/TTg ngày 23 tháng 4 năm 2006
+ Ngày 6 tháng 10 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ra Nghịđịnh số 157/ TTg về ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và NSNN trong năm 2006-2007
Trang 26+ Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Uỷ ban Kế hoạch và đầu tư đã ban hànhChỉ thị số 1134/KH - ĐT về việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinhtế- xã hội trong năm 2005-2006.
Ngoài ra trong đầu năm tài chính, Thủ tướng Chính phủ còn ban hànhcác nghị định về sử dụng và quản lý vốn NSNN hằng năm như:
2 Cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB của CHDCND Lào
Mô hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước
- Đầu tư
- QĐ phê duyệt thiết kế tổng dự đoán, dự đoán
- KH đầu tư hang năm
- QĐ trúng thầu
Kế hoạch cấp phát vốn các ngành thuộc tỉnh
Cơ quan chủ quản
( Ban quan lý vốn
đầu tư của tỉnh )
Sở kế hoạch và đầu tư,
sở tài chính
Cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư XDCB
Chủ đầu tư
Khối
( 7 ) phiếu giá
( 2 )
( 3 ) ( 1)
Trang 27- Căn cứ cơ chế ban hành theo Nghị định số 22/2006/ TT- VP ngày28/6/2006 Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sự dụng vốn ngân sáchNhà nước:
a Uỷ ban nhân dân tỉnh (ban quản lý tỉnh) quyết định các dự án đầu tư
đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển ngànhđược duyệt hoặc đã có chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩmquyền, sau khi được Thủ tướng chính phủ cho phép đầu tư như sau:
+ Nhóm A: các dự án Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thuỷ lợi, giaothông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng, thiết bị y tế, sản xuất vật liệu, xâydựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị, trị giá 20 tỷkíp trở lên
+ Nhóm B: các dự án văn hoá, giáo dục, kho tàng, du lịch thể dục thểthao, trị giá 10 tỷ kíp trợ lên
b Sở kế hoạch - đầu tư và cơ quan quản lý tài chính thuộc tỉnh quyếtđịnh đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B,C phù hợp vớiquy hoạch được duyệt của Uỷ ban tỉnh (Ban quan lý dự án tỉnh) như sau:
+ Nhóm B: các dự án công nghiệp nhẹ, vườn công viên, khu bảo tồnthiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biếnnông, lâm sản, trị giá 5 tỷ kíp trở lên
+ Nhóm C: các dự án giao thông : đường, cầu phát triển nông thôn,vùng sâu - vùng xa, các trường phổ thông nằm trong quy hoạch, y tế, văn hóa,sản xuất nông - lâm nghiệp … trị giá tỷ kíp trở lên
c Chủ đầu tư (cơ quan cấp phát cho vay vốn đầu tư) trực tiếp quản lýthực hiện dự án có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, thực hiện đầy
đủ các nội dung quy định về quản lý tài chính : phải bồi thường thiệt hại vậtchất nếu gây lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật
Trang 28d Nhà thầu có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp vớiyêu cầu của dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật và chất lượngsản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.
II Giới thiệu khái quát về bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB của
- Phía Bắc giáp với tỉnh SaVănNaKhêt có ranh giới chung nhau 275km
- Phía Nam giáp với tỉnh XeKong có ranh giới chung nhau 200km
- Phía Tây giáp với tỉnh Chăm Pa Sắc có ranh giới dài 175km và UBônNước Thái Lan 90km
- Phía Đông giáp với 2 tỉnh của nước CHXHCN Việt Nam, đó là tỉnhThừa Thiên-Huế, tỉnh Quảng trị, có chung đường biên giới dài tới 80km
Tổng diện tích toàn tỉnh là 10.691 km2 chiếm tới 4,5% của tổng diệntích cả nước Diện tích toàn tỉnh được chia cắt thành 3 vùng rõ rệt, mỗi vùng
+ Vùng đồng bằng: có diện tích 468,3 km2, chiếm 40% diện tích cả tỉnh,vùng này nằm dọc bờ sông Xê Đôn, thích hợp với việc sản xuất lúa, trồng cây
Trang 29- Do điều kiện địa hình như trên cho nên khí hậu của tỉnh SaLaVănđược chia làm 2 vùng khác nhau: ở huyện SaMụi và huyện Lầu Ngam thì khíhậu gần rét quanh năm Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26-290c nhiệt độtrung bình thấp nhất là 7-80c, nhiệt độ trung bình cao nhất là 33-350c, lượngmưa ở 2 huyện này là 2.500-3.000mm/năm Còn 6 huyện như : SaLaVăn,VaPi, KhongXeĐôn, LaKhonPheng, TụmLan, TaỘi, khí hậu tương đối nóng,nhiệt độ trung bình hàng năm là 29-300c, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 8-90c, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38-400c, lượng mưa 1.500-2.000mm/năm Tỉnh SaLaVăn có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, trong đó mùamưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Trong năm và mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 5 năm sau Độ ẩm trung bình hàng năm là 75 - 80%
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1 Về văn hóa xã hội
Tỉnh SaLaVăn có 8 huyện: là huyện SaLaVăn, huyện Lâu Ngam, huyệnKhongXeĐôn, huyện LaKhonPheng, huyện VaPi, huyện TụmLan, huyệnTaỘi, huyện SaMụi có 724 bản, có 54.048 hộ gia đình, tổng số dân toàn tỉnh
là 322.000 người, trong đó có 160.000 nữ Mật độ dân số là 33 người/ l km2,
so với toàn quốc là 22 người/ 1km2, mức tăng trưởng của dân số là 3%/ 1năm.Toàn tỉnh có 13.615 hộ gia đình còn thiếu ăn, trong đó có 3.789 hộ gia đìnhlàm nương rẫy là chủ yếu
Về giáo dục trong thời gian qua việc giáo dục đã có nhiều thay đổi, hệthống giáo dục đã phát triển đến vùng sâu, vùng xa Theo số liệu năm học
2001 - 2005 toàn tỉnh có 21 trường mẫu giáo, có 499 trường cấp I, có 29trường cấp II và 8 trường cấp III Trong năm học 2005-2006 có học sinh cấp I
là 48.391 người, trong đó nữ: 21.243 người, trẻ em từ 6 - 10 tuổi là 45.256người Trong đó nữ là 19.354 người mà trong số đó được đi học là 29.733người, nữ 15.672 người, chiếm khoảng 65,6% tổng số trẻ em toàn tỉnh Hiệnnay cả tỉnh có 4.500 người mù chữ
Trang 30Về y tế cũng có nhiều thay đổi, đến nay đã mở rộng hệ thống y tế đếntận cơ sở địa phương, chất lượng chữa trị của bệnh viện cũng được nâng cao,công tác dịch vụ y tế đã có sự tiến bộ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹngày càng giảm.
1.2.2 Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua cũng chưa thay đổinhiều Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp còn các lĩnh vực khácchỉ mới là bước đầu Về vốn đầu tư trong thời gian qua chủ yếu là dựa vàovốn ngân sách Nhà nước, còn nguồn khác thì có nhưng rất ít
Sau 5 năm phấn đấu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng và thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (2001-2005) lần thứ V vừa qua GDP
toàn tỉnh tăng lên đạt được 7- 8%/ l năm.
Biểu 1 Nhịp độ tăng trưởng GDP trong 5 năm qua (2006-2008)
USD
367USD
388USD
Biểu 2 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế các ngành của tỉnh Salavăn
trong 3 năm qua
Trang 31Qua đó: ta thấy được các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển đúnghướng và tạo ra chỗ đứng trong thị trường Giá trị tổng sản lượng nông nghiệpgiảm tương đối.
Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên hàng năm Đối với ngànhcông nghiệp năm 2006 là 14% và đến năm 2008 đạt được 15% trong ngànhcông nghiệp cũng có sự tăng dần nhưng quá chậm Còn ngành dịch vụ trongnăm 2006 đạt 21% đến năm 2008 đạt 22,5% Ở đây cho ta thấy được ngànhdịch vụ của tỉnh SaLaVăn đã từng bước thay đổi phát triển đi lên theo đúnghướng tương đối nhanh Riêng ngành nông - lâm nghiệp đã giảm dần từ 65%năm 2006, mà chỉ còn 62% năm 2008 Điều này cho thấy nhịp độ giảm dần củangành này là làm cho cơ cấu kinh tế bị thay đổi theo hướng cơ chế thị trường
Kết quả tổng hợp nhất là nhờ có chủ trương phát triển kinh tế - xã hội,đầu tư xây dựng cơ bản đúng đắn mà vị thế của tỉnh đã nâng lên, đời sống vậtchất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng cơ bản
2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Salavan
2.1 Nhân tố về tự nhiên
Với những điều kiện vị trí, địa lý địa hình phức tạp và điều kiện về khíhậu ở tỉnh SaLaVăn CHDCND Lào đã có ảnh hưởng rất nhiều đến việc xâydựng cơ bản, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đường giao thôngvận tải từ trung tâm tỉnh đi đến các huyện miền núi (diện tích toàn tỉnh vùngmiền núi chiếm tới 40%), lượng mưa nhiều và kéo dài vị trí như huyện LầuNgam, SaMụi, lượng mưa hàng năm 2.500mm/năm
Chính vì có điều kiện tự nhiên khá phức tạp nên việc đầu tư vốn vào đã
là một khó khăn, nhưng việc quản lý vốn còn khó khăn hơn do có nhiềunhững yếu tố phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng, người quản lý vốn vàngười sử dụng vốn nếu không tính toán cụ thể sẽ khó biết được nguồn vốnchính xác cần thiết để đạt được hiệu quả của dự án được đầu tư Tác đông củarủi ro địa hình, khí hậu ảnh hưởng rất lớn
Trang 322.2 Nhân tố về xã hội
Do mức độ tăng trưởng của dân số tương đối cao 3%/ năm nhưng mức
độ phát triển về kinh tế xã hội của tỉnh lại ở mức độ thấp, kế hoạch phát triểnnguồn nhân lực còn chậm hoặc phát triển không đúng mục tiêu, các ngànhgiáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá các địa phương chưa được triển khai trongtừng giai đoạn Nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp xúc và nóichuyện được bằng tiếng Lào Lùm Họ chỉ biết nói bằng tiếng dân tộc cho nêntrong việc phát triển kinh tế- xã hội rất khó khăn
Về lao động phần lớn là lao động nông nghiệp, trình độ tay nghề không
có và văn hoá lại thấp
Vấn đề xã hội cũng tác đồng rất lớn đến công tác đầu tư và quản lý đầu
tư Khi đầu tư một công trình chúng ta phải biết được công trình đó sẽ mang lạilợi ích gì cho người dân, văn hóa phong tục vùng được đầu tư có bị ảnh hưởnghay không Chúng ta chỉ có thể biết được điều đó nếu chúng ta tiếp cận tốt vớingười dân, người dân cũng phải có trình độ nhất định, ít nhất là trong giao tiếp,
họ cũng phải là người nhận ra và nói lên được nhu cầu của mình trong việcnâng cao đời sống của chính bản thân họ Nhưng ở nhiều nơi, đặc biệt nhữngvùng núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chính ở những nơi đó càng cầnđược phát triển hơn thì do trình độ dân trí quá thấp đã làm hạn chế hiệu quả vốnđầu tư, việc đầu tư vào những vùng này luôn phải cân nhắc sự phù hợp vớingười dân hay không, tránh những lãng phí sau khi đầu tư vào Do vậy công tácquản lý nguồn vốn đầu tư tại các vùng này cũng gặp không ít khó khăn
2.3 Nhân tố về kinh tế
Tỉnh SaLaVăn là tỉnh đồng bằng, diện tích sản xuất rộng rãi, phần lớn làtrồng lúa, trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, diện tích để khai hoangkhông còn nhiều Phương thức sản xuất bằng công cụ thủ công và sản xuất
Trang 33- Đường giao thông chưa thuận lợi, nó tác động đến công việc vậnchuyển hàng hoá đi các vùng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trongmùa mưa (mùa sản xuất).
- Tỉnh SaLaVăn là tỉnh có nhiều bộ tộc chung sống với nhau và cáchsống, phong tục tập quán của họ lại khác nhau, nhân dân phần lớn chỉ thóiquen với việc làm ruộng và làm nương rẫy, do vậy để giải quyết vấn đề bứcxúc như việc xoá đói giảm nghèo và chấm dứt nạn phát rừng làm nương rẫyhết sức khó khăn và Nhà nước phải đầu tư vào công việc này một khối lượngvốn rất lớn
- Nền kinh tế hàng hoá của tỉnh mới chỉ là bắt đầu ở 5 huyện SaLaVăn,LầuNgam, KhongXeĐôn, LaKhonPhêng, VaPi Còn 3 huyện TụmLan,TaỘi và SaTụi vẫn là nền kinh tế tự nhiên, sản xuất chưa đủ ăn
2.4 Nhân tố về vốn đầu tư
Về tích luỹ vốn đầu tư chưa thực hiện được và vốn đầu tư của nướcngoài còn thấp
Vốn ngân sách Nhà nước còn ít nhưng lại gây ra thất thoát, lãng phítrong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại Về mặt quản lý vốn lại khôngchấp hành đúng quy trình xây dựng cơ bản và còn thiếu thống kê cẩn thận
2.5 Nhân tố về bộ máy quản lý và nguồn lực
Bộ máy tổ chức cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập, côngtác quản lý chất lượng công trình còn nhiều thiết sót, cán bộ chủ chốt trình độchuyên môn thành thạo còn rất ít nhưng lại tập trung ở cấp tỉnh, còn cấp huyệnthì hầu như chưa có nếu có thì một vài người lại có trình độ trung cấp
2.6 Nhân tố về cơ chế chính sách
Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vừa quan trọng,vừa khó khăn và bức xúc Nhưng các chính sách chưa đồng bộ, vẫn còn có
Trang 34mâu thuẫn nảy sinh và cần được khắc phục như chồng chéo trong sự phâncông quản lý, cơ chế đấu thầu lỏng lẻo, quá trình phân công phân cấp chưa rõràng tức là các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nướcchưa được hoàn chỉnh Vì vậy, cần phải tiếp tục đổi mới và nghiên cứu môhình hợp lý hơn trong lĩnh vực này.
Tóm lại, chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang
cơ cấu kinh tế thị trường hàng hoá, thúc đẩy sản xuất bằng cách phát huy thếmạnh trong nước và phát triển kinh tế gia đình chưa được khuyến khích vàchưa được cổ vũ bằng chính sách biện pháp tổ chức thực hiện một cách đồng
bộ Còn các chính sách lấy công nghiệp và dịch vụ gắn liền với nông - lâmnghiệp chưa hoàn chỉnh cũng như phương pháp phát triển công nghiệp trongnhững năm trước mắt và lâu dài, phương pháp khuyến khích và phát triển thủcông nghiệp chưa được triển khai, chưa trở thành kế hoạch tổ chức thực hiệnsát với thực tế
Tóm lại: Những nhân tố tác động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việcquản lý vốn đầu tư XDCB, chủ yếu là tác động không tốt, gây khó khăn chocông tác quản lý vốn Cần phải có biện pháp để thay đổi dần những nhân tốchúng ta có thể tác động đến được, đặc biệt là nhân tố về con người
III Thực trạng về quản lý vốn đầu tư XDCB tại tỉnh Salavan Lào giai
đoạn 2006 – 2008
1 Tình hình phân bố và sử dụng vốn đầu tư XDCB tại tỉnh Salavan Lào 1.1 Tình hình phân bổ
Trang 35Biểu 3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua ở tỉnh
- Văn hoá thông tin 21,00 17,80 3,20 32,00 18,00 14,00
- Thương binh xã hội 1,68 1,00 0,68 11,68 10,00 1,68
Hàng năm UBND tỉnh có chính sách cụ thể để khuyến khích các doanhnghiệp tăng thu ngân sách và cấp đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp mở rộngquy mô sản xuất kinh doanh
Trang 36Tổng vốn đầu tư= I+II+III
- Qua biểu 4: cho ta thấy được quá trình sử dụng vốn NSNN tập trungvào các ngành mũi nhọn như: nông - lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thôngvận tải, các chính sách xã hội như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin
Đối với nguồn vốn từ NSNN đã tập trung chi vào các lĩnh vực chủ yếutrọng tâm của tỉnh như tham gia vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ưu tiên chongành mũi nhọn Còn đối với nguồn vốn huy động từ nước ngoài thì dành ưutiên cho những công trình để tạo ra được bước nhảy vọt cho kinh tế của tỉnh,
sử dụng đúng mục đích tiết kiệm và có hiệu quả cao Đầu tư từ NSNN tỉnhSaLaVăn chọn những trọng tâm chính để đầu tư như đối với nông nghiệp tập
Trang 37Về thú y thì tập trung vào để phòng bệnh dịch Về thuỷ lợi, là mở rộngnâng cấp hồ đập giữ nguồn nước, cải tạo hệ thống tưới tiêu, để nâng diện tíchtưới lên từng bước Trong thời gian 3 năm qua trong ngành nông - lâm nghiệpvốn đầu tư từ NSNN là 20,00 tỷ kíp với 35 dự án, số vốn đầu tư hàng nămgiảm dần Đến năm 2008 vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào ngành này chỉ
là 22,50 tỷ kíp
Đối với ngành giao thông vận tải thì vốn ngân sách Nhà nước tập trungvào cải tạo lại kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường từtrung tâm Tỉnh đi các huyện miền núi hoặc là giao thông ở vùng nông thôn ởtỉnh SaLaVăn hiện nay, từ trung tâm tỉnh đi các huyện đều đã có đường ô tônhưng đường đó chưa được rải nhựa và chưa đi được cả năm Điều đó, nó khôngthuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế hàng hoá, mà nhất là 3 huyện nhưTụmLan, TaỘi và SaMụi, chỉ đi được mùa khô và chỉ có huyện SaLaVăn,LầuNgam, KhôngXeĐôn, LaKhonPheng,VaPi, là huyện trọng tâm sản xuất hànghoá là có đường ô tô đi đến tất cả các bản trong 543 bản toàn huyện
Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục là một nội dung đầu tư cóhiệu quả lâu dài nhất Trong những năm qua NSNN đã tập trung đầu tư xâydựng trường học cho học sinh, xây dựng phòng thí nghiệm Nhất là các trườnghọc cấp I (từ lớp 1 đến lớp 3) cho các em ở vùng nông thôn miền núi Tínhđến năm 2008 toàn tỉnh học sinh đến trường học là 61.448 người, trong thihọc kỳ I năm 2008 vừa qua có 61.134 học sinh thi đạt yêu cầu Về đầu tư chocác ngành y tế, văn hoá, tuy chưa nhiều nhưng hệ thống văn hoá y tế coi nhưđược cải tạo lại từ đầu ở các vùng thành thị mà đến nay toàn tỉnh có 8 bệnhviện, có 28 trạm xá và có 3 trạm phát thanh truyền hình
Tóm lại, vốn đầu tư từ NSNN phần lớn là tập trung vào các ngành kinh
tế mũi nhọn như nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải Còn đầu tư vào cáclĩnh vực văn hoá - xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết xoá đóigiảm nghèo có nhưng rất ít
Trang 382 Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan
2.1 Bộ máy quản lý Nhà Nước
2.1.1 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và đầu tư: có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự
án bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN (kể cả cấp Trung ương và địaphương) cho các công trình Nhưng đôi khi lại có dự án đã được Sở kế hoạch -đầu tư thẩm định xong và trình lên UBND cấp tỉnh phê duyệt nhưng khôngthuyết minh được hiệu quả kinh tế và thị trường đầu vào, đầu ra
2.1.2 Ủy Ban nhân dân các huyện
UBND các huyện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các dự ánthuộc phạm vi của huyện quản lý, nhưng các bộ máy ở đây chưa đầy đủ nănglực để hoàn thành nhiệm vụ bởi vì ở cấp huyện có cán bộ rất ít Nhất là cán bộ
về xây dựng thì chưa có, nếu có chỉ là có trình độ trung cấp Vậy nếu thànhlập bộ máy quản lý dự án thường kiểm nhiệm không đúng theo chuyên môn
2.1.3 Sở giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải: nghiên cứu về các cơ chế chính sách xây dựng,làm các nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và dự toán công trình, thẩm định thiết kếtổng dự toán và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trên thực tế ở khâu này chưa thật sự chuẩn mực nên còn có một số dựtoán công trình xây dựng dưới mức được duyệt
2.1.4 Sở tài chính
Sở tài chính là cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ NSNN ở địa phương, thống nhất khoản vốn vay, vốn viện trợ của tỉnh đểdành cho đầu tư phát triển
Trang 392.1.5 Kho bạc Nhà Nước
Kho bạc Nhà nước tham gia vào công việc thẩm định cấp phát và quản lýtất cả các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước hoặc là nguồn vốn đượccoi như là NSNN, đó là khoản đóng góp, viện trợ không hoàn lại vốn
2.2 Năng lực đội ngũ cán bộ
Về bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnNSNN của các ngành, các ban chức năng phần lớn đã được đào tạo cơ bản, cónhững người do nhiều năm làm việc này, dày dạng kinh nghiệm và được đàotạo một cách có hệ thống, cho nên nhìn chung về việc quản lý quá trình đầu tưxây dựng cơ bản từ khâu lập thẩm định dự án cho đến nghiệm thu bàn giaocông trình đưa vào sử dụng đều thực hiện tốt
Nhưng điều cần lưu ý là về sự phân công trách nhiệm quản lý giữa cácngành, các sở, các ban thì chưa được chặt chẽ lắm hoặc là bị chồng chéolên nhau hoặc có khi lại có khe hở; đôi khi bỏ trống, qua loa Sự phân côngtrách nhiệm giữa các cơ quan đầu tư - tài chính - kho bạc Nhà nước việcthẩm định các dự án có tính hình thức dẫn đến việc quản lý các dự ánkhông hiệu quả
2.3 Quy trình phân bố và quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Salavan
Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện qua dự
án đầu tư
Về lập dự án và duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản: ở tỉnh SaLaVăn đãgiao quyền hạn cho các ngành có chức năng, UBND các huyện, lập các dự ánđầu tư và khai thác khả năng tiềm tàng ở từng địa phương như nguồn vốn, laođộng, tài nguyên
Sau khi dự án được lập, để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấpđảm bảo sâu sát và thiết thực