Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 61 - 62)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2.3.Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

2.3.Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn

Hiện nay, có nhiều loại vốn đầu tư được huy động vào tỉnh SaLaVăn nhưng việc quản lý các nguồn nói này chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc quản lý và phân phối nên còn gây lãng phí kém hiệu quả. Vậy trong những năm tới UBND tỉnh phải quy định rõ chức năng của các cơ quan chuyên môn:

+ Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban Đối ngoại phải có nhiệm vụ đàm phán và tìm kiếm các nguồn vốn. Ngoài ra, Sở Kế hoạch - đầu tư phải tổng hợp các nguồn vốn của tỉnh để cân đối và lồng ghép giữa các nguồn và đề ra các phương án sử dụng vốn trong từng năm. Và có kế hoạch đến năm 2015 để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Quỹ hỗ trợ phát triển quản lý toàn bộ tất cả nguồn vốn tín dụng đầu tư kể cả vốn vay, vốn vay thương mại.

+ Sở tài chính quản lý các nguồn thuộc ngân sách Nhà nước, kể cả vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

+ Nếu NSNN cấp huyện dành cho đầu tư thì UBND cung cấp đó chỉ đạo và giao cho ngành tài chính cung cấp quản lý, UBND tỉnh phân cấp và phê duyệt.

+ Khi xác định được nhu cầu vốn và nguồn vốn thì UBND tỉnh phải phối hợp với các ngành có chức năng phân phối và phê duyệt dự án.

Trên cơ sở phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng ngành, từng cấp nhưng Nhà nước cũng cần tạo ra cho họ một cơ chế vận hành hợp lý.

Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN được thực hiện thông qua Luật NSNN số 05/94/QH ngày 18 tháng 7 năm 2006 và điều lệ quản lý đầu tư từ NSNN số 918/UBKHĐT ngày 17 tháng 6 năm 2007. Cơ quan trực tiếp quản lý bao gồm:

+ Sở Kế hoạch đầu tư. + Sở Tài chính.

+ Cơ quan dự toán (chủ đầu tư)

Các cơ quan quản lý phải vận hành theo cơ chế thích hợp như sau:

Phải tổ chức lại quy trình kỹ thuật, thủ tục thực hiện cấp phát vốn theo hướng đơn giản và thuận lợi. Vốn sẽ được cấp phát trực tiếp từ nguồn đầu tư đến đơn vị thực hiện dự án thông qua khối lượng hoàn thành được xác nhận.

Việc quản lý các dự án đầu tư được phân công rõ ràng cho các cơ quan chức năng trên nguyên tắc đảm bảo trình tự xây dựng cơ bản đã được quy định của Nhà nước (theo Nghị định số 64/TTg ngày 23 tháng 4 năm 2005). Không trùng lặp, không để sót, xoá bỏ những tồn tại trước đây như việc : thẩm tra khối lượng hoàn thành để cấp phát vốn vừa đúng mức.

Trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN quan trọng nhất là cơ chế quản lý khâu cấp phát, cho nên việc quản lý vốn cấp phát phải thể hiện qua các nội dung :

- Phải xác định nguồn hình thành và đối tượng sử dụng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.

- Phải tuân theo nguyên tắc quản lý cấp phát vốn. - Phải thực hiện đúng cơ chế quản lý cấp phát vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 61 - 62)