Tình hình sử dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 36 - 38)

III Các lĩnh vực khác 26,00 23,15 2,85 46,95 42,00 4,

1.2. Tình hình sử dụng

Biểu 4. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN hàng năm (2006-2008)

TT Các ngành, lĩnh vực 2006 2007 2008

Tổng vốn đầu tư 117,35 124,65 154,40

I Lĩnh vực kinh tế 65,00 68,13 85,00

- Nông-Lâm nghiệp 20,00 20,18 22,50

- Công nghiệp 15,00 15,20 18,76

- Giao thông vận tải 25,00 26,00 34,00

- Thương mại dịch vụ 5,00 6,75 9,74

II Lĩnh vực xã hội 39,13 40,00 51,00

- Giáo dục đào tạo 12,46 12,50 15,61

- Y tế 11,64 11,21 14,50

- Văn hoá thông tin 8,42 9,00 12,39

- Thương binh xã hội 6,61 7,29 8,50

III Các lĩnh vực khác 13,22 16,52 18,40

Tổng vốn đầu tư= I+II+III

- Qua biểu 4: cho ta thấy được quá trình sử dụng vốn NSNN tập trung vào các ngành mũi nhọn như: nông - lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, các chính sách xã hội như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin.

Đối với nguồn vốn từ NSNN đã tập trung chi vào các lĩnh vực chủ yếu trọng tâm của tỉnh như tham gia vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ưu tiên cho ngành mũi nhọn. Còn đối với nguồn vốn huy động từ nước ngoài thì dành ưu tiên cho những công trình để tạo ra được bước nhảy vọt cho kinh tế của tỉnh, sử dụng đúng mục đích tiết kiệm và có hiệu quả cao. Đầu tư từ NSNN tỉnh SaLaVăn chọn những trọng tâm chính để đầu tư như đối với nông nghiệp tập trung vào chọn giống mới và đổi mới cơ cấu mùa vụ. Trong lâm nghiệp thì tập

Về thú y thì tập trung vào để phòng bệnh dịch. Về thuỷ lợi, là mở rộng nâng cấp hồ đập giữ nguồn nước, cải tạo hệ thống tưới tiêu, để nâng diện tích tưới lên từng bước. Trong thời gian 3 năm qua trong ngành nông - lâm nghiệp vốn đầu tư từ NSNN là 20,00 tỷ kíp với 35 dự án, số vốn đầu tư hàng năm giảm dần. Đến năm 2008 vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào ngành này chỉ là 22,50 tỷ kíp.

Đối với ngành giao thông vận tải thì vốn ngân sách Nhà nước tập trung vào cải tạo lại kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm. Tỉnh đi các huyện miền núi hoặc là giao thông ở vùng nông thôn ở tỉnh SaLaVăn hiện nay, từ trung tâm tỉnh đi các huyện đều đã có đường ô tô nhưng đường đó chưa được rải nhựa và chưa đi được cả năm. Điều đó, nó không thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế hàng hoá, mà nhất là 3 huyện như TụmLan, TaỘi và SaMụi, chỉ đi được mùa khô và chỉ có huyện SaLaVăn, LầuNgam, KhôngXeĐôn, LaKhonPheng,VaPi, là huyện trọng tâm sản xuất hàng hoá là có đường ô tô đi đến tất cả các bản trong 543 bản toàn huyện.

Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục là một nội dung đầu tư có hiệu quả lâu dài nhất. Trong những năm qua NSNN đã tập trung đầu tư xây dựng trường học cho học sinh, xây dựng phòng thí nghiệm. Nhất là các trường học cấp I (từ lớp 1 đến lớp 3) cho các em ở vùng nông thôn miền núi. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh học sinh đến trường học là 61.448 người, trong thi học kỳ I năm 2008 vừa qua có 61.134 học sinh thi đạt yêu cầu. Về đầu tư cho các ngành y tế, văn hoá, tuy chưa nhiều nhưng hệ thống văn hoá y tế coi như được cải tạo lại từ đầu ở các vùng thành thị mà đến nay toàn tỉnh có 8 bệnh viện, có 28 trạm xá và có 3 trạm phát thanh truyền hình.

Tóm lại, vốn đầu tư từ NSNN phần lớn là tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn như nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải. Còn đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết xoá đói giảm nghèo có nhưng rất ít.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 36 - 38)